Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Thời đại Công nghệ mới


Máy ảnh điện thoại lấn át thiết bị chuyên dụng
Các hãng sản xuất điện thoại đang chạy đua nâng cấp khả năng chụp ảnh trên các thiết bị của mình. Điều này tạo ra nhiều thế hệ điện thoại có máy ảnh mạnh mẽ và những chiếc điện thoại đa năng này bắt đầu đẩy lùi các dòng máy ảnh truyền thống. Thậm chí giới sử dụng máy ảnh chuyên nghiệp cũng bắt đầu nghĩ đến khả năng chụp ảnh bằng những chiếc điện thoại có máy ảnh độ phân giải cao.
Những chiếc máy ảnh cầm tay truyền thống đang dần bị những chiếc điện thoại có khả năng chụp ảnh cao cấp chiếm thị phần- (Nể chưa !) 
Thời của máy ảnh di động

Quốc Việt K5 (ST) GIỌNG 3 MIỀN VIỆT NAM

Kính gửi anh chi em bantroi 

Nói như Xô – crát (Socrates, 469 – 339 TCN) một nhà triết học Athens cổ đại, nếu bạn cưới được người vợ hoàn mỹ, bạn sẽ trở thành nhà thơ vì cuộc đời của bạn chính là một bài thơ; Còn nếu không, bạn sẽ trở thành nhà lãnh đạo, hoặc chí ít sẽ trở thành nhà dự báo thời tiết bởi vì, sau sấm sét, ắt là có mưa dông, rồi đĩa bay, thậm chí còn hơn... 
Những nhà thơ nổi tiếng của blog như anh Hữu Thành, anh Quang Việt, anh Quang Trung ... chắc có mái ấm như mơ. 
Tất nhiên, cũng có người chẳng thích thơ hay dự báo thời tiết – đó là những nhà kinh doanh, họ là tuýp người thực tế, không thích đùa, thậm chí lạnh như băng. 
Rất thú vị xem các còm, có thể đọc ra từng người. 
Gửi anh chị em bài sưu tầm về:

GIỌNG 3 MIỀN VIỆT NAM
Trần Hiệp Thủy
Giọng Miền Bắc:

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

Điều tra đối tượng được trở thành Đối tượng

Hôm rồi có anh bạn không tin những gì mà báo "Petro Times" nói.
Tôi cũng muốn vậy song lại không phải vậy, khi mà thực tế:

Đã xét xử xong 'người hùng' trong vụ án Năm Cam...

(PetroTimes) – Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang đã mở lại phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 3 cựu sĩ quan Công an tỉnh Tiền Giang về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” sau 3 lần tạm hoãn.
Phiên tòa xét xử Ngô Thanh Phong, nguyên Trưởng phòng Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tiền Giang và đồng bọn bị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Có đáng không ?

Huyết chiến vì một cô gái
Ngày 28/6, TAND tỉnh Hòa Bình xét xử Bùi Văn Thuấn (21 tuổi, ở huyện Tân Lạc) về tội Giết người và Cố ý gây thương tích.
Theo cáo trạng, khoảng 22h ngày 31/10/2012, sau khi ăn cơm Thuấn cùng bạn gái Đinh Thị Nhiên đi bộ về nhà Nhiên ở xã Phú Cường. Trên đường đi, đôi tình nhân gặp Định - người quen của Nhiên.
Sau cuộc gặp này Định đã về nhà Đinh Tiến Mạnh (20 tuổi, bạn trai cũ của Nhiên) khoe gặp Nhiên đi với bạn trai mới. Nổi cơn ghen, Mạnh lấy xe máy rồi cùng đám bạn đi tìm Nhiên.
Thấy Nhiên và Thuấn đang đi bộ, Mạnh lao vào đánh Thuấn tới tấp, đám bạn đi cùng anh ta cũng xông vào. Bị đám thanh niên côn đồ tấn công, Thuấn ngã xuống đường... Chống cự lại, Thuấn rút dao đâm vào bụng Mạnh, sau đó đâm Ượng và Liều.Điều đáng nói là sự việc xẩy ra ở tỉnh Hoà bình, chứng tỏ hoà bình mà chẳng “hoà bình.” Nhất là cô gái này chẳng biết có giỏi giang, học hành tử tế hay không !
Vậy là mất đi sự quan hệ bạn bè trong chốc lát chỉ vì một cô bạn gái mới quen!

Quốc Việt K5 (NC) MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ THƠ

Kính gửi anh chị em bantroi thân mến,

MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ THƠ
Mang tiếng dốt về thơ, nhưng mình mạnh dạn thử nêu với anh chị em bantroi một chút về THƠ MỚI.
Phong trào đổi mới Văn học ở Việt Nam, đặc biệt là phong trào thơ mới (1941), làm tiếng Việt trở nên rõ ràng hơn, trong sáng hơn với các đặc tính riêng trong Thơ Mới:
“(1) Giải phóng triệt để khỏi các phép tắc tu từ, thanh vận chặt chẽ của các thể loại thơ truyền thống, thậm chí có sự xuất hiện và phát triển mạnh của thể loại thơ tự do, thơ không vần, thơ cấu trúc theo bậc thang v.v.
(2)Số lượng câu thường không bị giới hạn như các bài thơ truyền thống.
(3)Ngôn ngữ bình thường trong đời sống hàng ngày được nâng lên thành ngôn từ nghệ thuật trong thơ, không còn câu thúc bởi việc sử dụng điển cố văn học.

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

49 ngày bạn Vũ Lợi





       Nhanh thật, mới ngày nào mà đã đến 49 ngày bạn Vũ Lợi. Chiều hôm qua ngày 26/06/2013 (Tức ngày 19/5 Âm) gia đình đã làm Lễ Cầu Siêu, rước Vong Linh bạn lên Chùa và làm giỗ Chay 49 ngày cho bạn tại Chùa Cót, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
        Chùa Cót là một ngôi Chùa cổ làng Cót ngày xưa. Chùa đã được tôn tạo, diện tích Chùa nay vẫn còn rộng rãi, cách biệt với bên ngoài, có nhiều cây to lâu năm tạo được không gian linh thiêng, tôn nghiêm, yên lặng nơi cửa thiền.
       Cầu mong bạn Siêu thoát về với cõi Tây Phương cực lạc, phù hộ cho gia đình, anh em, bạn bè có nhiều may mắn, an khang thịnh vượng.

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Dư luận Trung Quốc bình luận nóng hai chiến hạm Việt Nam

theo Đất Việt 
Chuyến thăm lịch sử của 2 tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ tới TQ đã trở thành chủ đề chính của dư luận nước này...


Trên trang chinanews đã có bài đưa tin chính thức về hoạt động của 2 chiến tàu hộ vệ tên lửa của Việt Nam, bài viết khẳng định sức mạnh của lớp tàu hộ vệ Gepard mà Việt Nam đang sở hữu có thể bao phủ toàn bộ Biển Đông.

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

Những cuộc tấn công vượt biên giới phía bắc của quân đội Đại Việt

Những cuộc xâm nhập đất Trung Quốc của quân đội Đại Việt
Theo các sử liệu của cả Việt Nam và Trung Quốc, trong hơn 1000 năm, quân đội của người Việt đã hàng chục lần tấn công vào lãnh thổ láng giềng phương Bắc.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư. Mùa xuân năm 542, vua Lương sai quân sang xâm lược nước ta nhưng tướng giặc sợ nên chỉ tiến quân dùng dằng, tốc độ rất chậm. Khi chúng mới kéo đến Hợp Phố (lãnh thổ của giặc) thì Lý Bí (Lý Nam Đế) đã cho quân chủ động tấn công, khiến quân Lương 10 phần chết đến 6,7 phần, phải bỏ mộng xâm lược.

Hình ảnh chân thực và cảm động

Liệt sĩ trở về và chàng "dũng sĩ" cứu 5 bạn nhỏ

Đọc chi tiết tại (Dân trí) 

- Liệt sĩ Phan Hữu Được trở về sau 40 năm lưu lạc ly kỳ trong nghèo đói, cực khổ, mất ký ức và "dũng sĩ nhí" Lê Văn Được một mình cứu 5 bạn nhỏ. Hai người đàn ông tên Được, một già một trẻ, đã làm lay động trái tim triệu độc giả tuần qua.
Sau 40 năm là liệt sĩ, 40 năm được làm giỗ, người lính già Phan Hữu Được (Hải Phòng) bỗng trở về, hé lộ một hành trình lưu lạc quá ly kỳ kéo dài hơn nửa đời người. Trong mớ ký ức hỗn độn nửa tỉnh nửa mê của ông, chỉ những câu chuyện chiến tranh còn liền mạch. Không vợ con, không còn cha mẹ, anh em, cơ thể lạo xạo những mảnh đạn, đầu óc lúc nhớ lúc quên, sự trở về của ông khiến người thân, đồng đội lẫn trong niềm vui mừng là sự xót thương đau đớn. Câu chuyện về cuộc đời ông đã làm lay động trái tim hàng triệu độc giả 
   Chàng "dũng sĩ" Lê Văn Được - học sinh lớp 9B trường THCS Thanh Ngọc, trú xóm Ngọc Hạ, xã Thanh Ngọc, huyện Thanh Chương, Nghệ An, đã dũng cảm xả thân cứu 5 bạn gái nhỏ thoát khỏi miệng “Hà Bá” vào chiều ngày 17/6. Sau khi đưa được cả 5 bạn lên bờ, Được còn nhanh trí cấp cứu cho các nạn nhân trước khi đi gọi người tới giúp. Hành động vô cùng dũng cảm của em đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi thư khen.
 
Cùng mang tên Được, vậy mà có người mất tất, chẳng được cái gì ngoài đau khổ bệnh tật.
Cũng may còn có người tên Được, và được tất thảy mọi thứ, từ danh xưng đến bản lĩnh con người. Dù vậy cả hai con người đều được xã hội quý mến, đó là thông điệp tôi muốn gửi tới các bạn.

Với liệt sỹ Được, rất may mắn gặp được những người nghèo nhưng có trái tim nhân hậu.
                                          Chị Trần Thị Dung cùng chồng- anh Ngô Văn Đào

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Sắc vàng Hoàng Yến

(Lời Biên tập viên: BanTroik5New xin được đưa bài thơ của anh Quang Việt lên trang đầu, vì đây là bài thơ hay, nói lên được tâm tư tình cảm của anh em chúng ta, không những cảm xúc được với những mùa hoa tiếp nối trong thiên nhiên Việt nam nói chung và Hồ Hoàn kiếm nói riêng mà anh QV còn nói lên được tâm sự của chúng ta về cảm xúc bạn bè, tình bạn có được sau gần nửa thế kỷ, điều đó thật đáng trân trọng, có phải vì thế mà buồn, vui, hờn, giận, những lo toan đời thường không còn đáng để tâm nữa, thông điệp của QV rất rõ: Hãy yêu thương thiên nhiên và trên hết, hãy quý trọng tình bạn.
 Tạm đặt tên và trình bày lại cho hợp phong cách Blog, có gì chưa đúng xin tác giả thông báo để bổ khuyết)

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

"Hoa Vàng" Hồ Gươm


       Thấy các anh HT, TQT chả chịu thiệt với ai, bay cao, vươn xa ra mãi tận "Hồ Lớn", "Hồ Lạ" để thưởng ngoạn mà thấy "Thèm" ... Ở đấy có cánh đồng Sen bát ngát, Hoa đua nở tỏa hương thơm ngào ngạt, Lộc Vừng non sung sức Hoa nở rộ trải xuống đỏ cả ven Hồ, người xe đông như kiến cỏ....
       Quẩn quanh bên "Ao Làng" cứ nghĩ, "Ao" nhà mình ngày xưa cũng nhiều Sen lắm xanh rờn cả một khoảng phía bến "Tầu Điện", phía "Bách Hóa Tổng Hợp", sau này người ta nhổ tận gốc, trốc tận rễ vì sợ Sen phủ kín cả "Ao", mà có lẽ đúng thế, nếu để bây giờ Sen còn phủ hết các phố xung quanh "Ao" ấy chứ...
       Lúc này cây Lộc Vừng già bên "Ao Làng" lác đác Hoa, có lẽ đến cuối Thu cây mới khoe hương, khoe sắc. Còn Hoa Phượng Vĩ đỏ thắm, Hoa Bằng Lăng tím biếc sau một hồi nở tưng bừng nay thu mình ẩn sắc vào cây để nhọc nhằn kết trái. Những quả Phượng Vĩ non trên cành lủng lẳng, những quả Bằng Lăng tròn tròn tua tủa trên cây.... Chả biết có Hoa gì để khoe cùng Hồ Lớn, Hồ Lạ....

                                                      Đang đi bỗng chững bước chân,
                                                    Một thoáng vàng rực ở ngay bên Hồ.

Đường lưỡi bò - mưu toan chiếm đoạt lãnh thổ lớn nhất sau CTTG II

  Theo các nhà ngoại giao đã xem tấm bản đồ mới của Nhà Xuất bản Địa đồ Trung Quốc, “đường 9 chín đoạn đứt khúc” (thường được gọi là “đường lưỡi bò”) đã được chính phủ Trung Quốc xác định lại là đường ranh giới quốc gia.

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Quốc Việt K5 (NC) NGƯỜI VIỆT LÀ AI? tiếp phần 1)

Kính gửi anh chị em và bantroi
Cảm ơn anh Hữu Thành động viên, cụ Lảnh và anh Phùng Duy Hưng có lời khen. xin gửi mọi người tiếp bài Người Việt là ai?
Nhà Lê: (1426 - 1789)

Cùng là bộ đội, người bán nước, vá xe,...người đại gia

Nếu vị đại gia phố lính này lập nhiều chiến công hiển hách, giúp đỡ nhiều hoàn cảnh cơ nhỡ, có tấm lòng nhân hậu bao la, tôi đã không nói đến, đằng này...lại thua em chân dài người Hà Giang, bỉ ổi quá!
Bi kịch đại gia Hà thành nuôi ''báo cô'' mỹ nhân
Cặp với đại tá quân đội giàu sang, Hằng được ông này mua nhà ở, bao bọc kinh tế. Nhưng sau 15 năm già nhân ngãi, non vợ chồng, đại gia mới ngã ngửa mình chỉ là "tò vò nuôi nhện".
Từ vụ lừa đảo mua nhà

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

NGƯỜI VIỆT LÀ AI? (phần I)

Quốc Việt K5  (NC) 

Kính gửi anh chị em và bantroi

Chúng ta đã có một cuộc tranh luận sôi nổi, tới 42 các còm với ông khách (Nặc Danh rồi lấy bút danh Hoài Bắc – nghĩa là tưởng mình là người Giang Bắc); Những người được gọi là thông minh (Intelligence Agency) ấy của China, mặc dù cũng được học tiếng Việt ở Quảng Châu (Guǎngzhōu) nhưng vốn liếng thế thôi; “Ông cai bé nhỏ” (Notre petite Regle) là câu nói cửa miệng của người lính Pháp để tỏ ý kính trọng vị Hoàng đế của mình, giống như anh bộ đội Cụ Hồ gọi vị Tổng Tư lệnh của mình là “Anh Văn”. Nhưng thôi, coi đó như lỗi kỹ thuật, ta đi vào vấn đề chính: 

Người Việt là ai?

Tộc Việt hay Bách Việt là tộc người đông đảo sổng ở phía Nam Trường giang xuống tất cả vùng đất phía Nam, kể cả Indonesia, Malaysia, Thailand, nhưng người Việt hay Việt Nam chỉ là cộng đồng người sống tại lãnh thổ nay là Việt Nam.
Họ thế nào? Giống hay khác các tộc người khác, thậm chí với Tộc Việt?
Sau 4 lần biển tiến, 4 lần biển thoái, một số tộc Việt chạy lên phía Bắc tránh nạn, trở thành hàng ngàn Mandala Bách Việt hay còn gọi là Giang Nam. Họ có Gene giống nhau.

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

CÂU CHUYỆN CHÚA XUÂN

Quốc Việt K5 
Kính gửi anh chị em bantroi
Đã lâu lắm rồi, khi thày Chiêu đại đội trưởng tủm tỉm cười, kể cho đại đội mình nghe về QUẢ TRE: “Quả cây tre to như quả cà bát, muối ăn - ngon vô cùng”. Câu chuyện ấy cứ đi theo mình, cho đến một ngày.
Rùng tre biên giới ra Hoa, người ta gọi là Tre Khuy vì có loài chuột thích quả tre ấy lắm, gọi là Chuột Khuy, trông như con Dúi, béo mập.
Hoa tre như Hoa lúa và quả tre bé như hạt thóc - giống hệt; khoảng 50 - 60 năm, tre mới Khuy, sau đó cả rừng tre bạt ngàn lụi hẳn, đợi hạt tre nảy mầm. Hơi thất vọng với QUẢ CÀ TRE, nhưng bài học thì nhớ mãi
Cây tre trồng ở làng bằng đoạn tre bánh tẻ, có mắt hay trồng bằng bui măng chứ không mọc từ hạt như tre rừng.
Gửi anh chị em câu chuyện về Chúa Xuân.

CÂU CHUYỆN CHÚA XUÂN
Qua mùa Đông rét mướt, Hoàng đế muốn ngắm Hoa, lệnh cho muôn hoa phải nở.
Nàng tiên Mùa Xuân về, từ từ - mầu xanh nảy lộc và dần trở thành màu xanh của lá, của cành non đến tận chân trời, núi đá cũng khoác áo màu xanh. 
Hoàng đế thất vọng - "Hoa cơ, sao không có Hoa?"
"Ngài hãy chờ đợi". Hoàng hậu thầm thì.
Rồi Chúa Xuân về, rải thảm Hoa rực rỡ, làm cho đất trời biến đổi, đúng vào lúc giao Mùa, Hoàng đế thấy lòng mình trẻ lại. "Nhưng đâu phải Mùa Xuân?'
Đúng thế, Chúa Xuân chỉ đến vào cuối Xuân và đầu Hạ.
Các cô, các cậu bé con với đôi mắt thiên thần trong veo, ôm chặt gấu áo mẹ, đó là Mùa Xuân nhân loại, còn Nam thanh, Nữ tú mới là Chúa Xuân. Các bạn hãy ngắm xem.Mặc dù đã có Hoa trồng trong lồng kính, nhưng Chúa Hoa đến giữa thiên nhiên, giữa núi rừng, giữa thảo nguyên - kể cả hoa cỏ - mới là tuyệt diệu./

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

Ngẫu hứng Cà phê sáng!

Lại góc phố, sớm mai cùng bè bạn
Ly cà phê ngọt đắng tỏa hương nồng
mấy anh già ngắm gió
thổi qua ...*ông 
em bán thuốc  (lá)
mà thấy lòng trẻ lại!!!

Vào Hạ (tùy bút)

Quốc Việt K5 

Kính gửi các anh chị em Bantroi
Anh Hoàng Giang đã có chùm thơ về mùa hè đầy những kỉ niệm yêu thương và cảm xúc
Sau các bài nghiên cứu, xin gửi các anh chị bài tùy bút:

Vào Hạ (tùy bút)

  Tiếng ve râm ran đến từng con ngõ, từng mái nhà và Phượng vĩ cứ cháy đỏ lứa tuổi học trò, lứa tuổi đôi mươi đầy ước mơ, phiêu du với biển rộng, sông dài và vũ trụ bao la.
Hè như tuổi thanh xuân, cứ chói chang, cứ vần vũ, khốc liệt, dạt dào; Rồi tình yêu mới chớm - đến cứ ngỡ ngàng: Các dự định của lứa đôi, như đôi chim, mới đằm thắm làm sao.
Cuộc sống cứ chảy cuồn cuộn, vũ trụ như chia đôi, một nửa tươi sáng nhưng đầy gian lao và khổ ải, nửa kia tối tăm, nhưng dễ dàng; một thời đầy bâng khuâng, khắc khoải, dằn vặt, níu kéo.  
Những ngày mùa hè năm 1975, theo chân các đoàn quân giải phóng - cậu thanh niên 22 tuổi – ba lô đầy hoài bão trên lưng, khẩu K54 – bất li thân bên hông, lòng phơi phới, giấu thầm bài “Đường chúng ta đi”, “Tiến bước dưới quân kỳ”; Bà má miền Nam không quen, bỏm bẻm nhai trầu, đưa đi khắp nẻo trời Nam: Bà má Quảng Nam năm nào cứ đòi chém mấy thằng Mỹ trong đội tìm hài cốt, xoa đầu khen thằng bé ngoan. Cứ như được tổ tiên phù hộ.
Tuổi trẻ qua nhanh quá, thấm thoát đã lên ông bà; Bạn bè gặp nhau làm sống lại tuổi đôi mươi.  
Chúa Xuân đang về, dịu dàng trên các rặng sấu hai bên đường Hà Nội đợi người đến hái; Bên bát canh cua đồng nóng hổi hay bát nước canh rau muống dầm sấu và quả cà pháo giòn tan, tiếng ru ầu ơ phảng phất.Đất nước thanh bình - thời trai trẻ đã qua.
Mùa hè là tuổi trẻ; Hỡi các bạn trẻ! Hãy ước mơ đi – “Mỗi người lính hãy mang theo mình chiếc gậy của vị Thống chế” (Napoleon); Hãy chuẩn bị về kiến thức và nghệ thuật lãnh đạo - không chỉ là quân sự mà trên mọi lĩnh vực – Tương lai là của các bạn – nhiều việc thế hệ trước chưa kịp làm.
Hỡi các cặp tình nhân, đừng bao giờ giận hờn! Khi giòng máu thanh tân đang trào trong huyết quản, hãy biết trân trọng. Đừng phí hoài.
Giữa tiền bạc, kinh nghiệm nhưng già cả với khó khăn, bồng bột và còn trẻ - Tuổi trẻ là tất cả,

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

Một dấu ấn nơi Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi đóng quân

     Không phải bây giờ, mà từ nhiều năm trước Trung Hà, Hưng Hóa luôn luôn là một trong các địa chỉ ưu tiên lựa chọn của các cựu học sinh Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi trong các chuyến du lịch, dã ngoại để về thăm mảnh đất xưa kia một thời mình đã sinh sống và học tập với những kỷ niệm khó phai mờ. 
       Trong những lần về thăm đó, một số bạn Trỗi K6 luôn luôn đau đáu ấp ủ, thai nghén một ý tưởng làm một cái gì đó có ý nghĩa, để lưu lại thời gian Trường Trỗi đã đóng quân tại đây. Rồi ý tưởng hình thành, dần dần trở thành hiện thực với sự năng nổ, tích cực liên hệ, phối hợp của các bạn Trỗi K6, BTL Công Binh, BLL Trường Trỗi như các anh Vũ Điện Biên Trưởng BLL K6, Trần Đăng Sơn K6 Phó tư lệnh BTL Công binh, Nguyễn Văn Bình K6 Cục trưởng Cục Kỹ thuật BTL Công binh, Bùi Vinh Trưởng BLL nhà Trường... và Trường TCKT Công Binh (Đại tá Nguyễn Văn Xương tham mưu phó BTL Công binh, nguyên Hiệu trưởng nhà Trường), kho K87 BTL Công binh đã hoàn thành một công trình rất có ý nghĩa, ghi lại dấu ấn nơi Trường Trỗi đã đóng quân tại Trung Hà.
       Và hôm nay, ngày 09/06/2013 BLL Khóa 6  phối hợp với BLL nhà Trường, Trường TCKT Công binh  đã tổ chức Lễ khánh thành Bia Đá lưu niệm tại Trường TCKT Công binh ở Trung Hà (Xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội), ghi dấu ấn nơi Trường Trỗi đã đóng quân thời gian 1968 - 1970 tại đây.

                                                                  Chào cờ khai mạc

Quốc Việt K5 (NC) TẠI SAO - TRUNG QUỐC? (Phần 2 - Kết)

Kính gửi anh chị em bantroi thân !

Cảm ơn anh, chị, em và bạn bè đã đọc bài nghiên cứu và cho nhiều ý kiến, phần 1 chưa nói rõ tại sao lại có tên Trung Quốc, Phần Hai này xin có vài điều thử lý giải nguồn gốc tên gọi này.


TẠI SAO - TRUNG QUỐC? (Phần 2 - Kết)
Đi sau những tộc người săn bắn hái lượm, các đội quân du mục (Normad) tràn lên phía Bắc tìm kiếm những cánh đồng cỏ hay bình nguyên rộng lớn, màu mỡ nhưng đầy gian khổ, vũ khí của họ là dao (đao), cung tên, giáo dài, kích ... ngôn ngữ, chữ viết, văn hóa ít phát triển do phải đi theo các đàn thú, khảo cổ ít phát hiện những di chỉ văn hóa ở khu vực này. Cuộc sống khắc nghiệt tạo ra những đặc tính của người Hán (Bắc Trường Giang): Vật nuôi quan trọng hơn mạng người, Lữ Hậu (vợ Lưu Bang) cắt lười, chọc mù mắt, cắt gân ... của tình địch, nuôi ở chuồng lợn, gọi là người lợn. 

CỔ TÍCH DỀNH THÀNG VÀ MÔI TÍM CHÂN TRẦN

Tuần này Môi Tím Chân Trần tạm nghỉ đưa thông báo cập nhật: bếp núc xào nấu CD thì không có mấy chuyện hấp dẫn bạn đọc.
Thay vì thông báo cập nhật, mời các bạn quan tâm đến MTCT đọc bài “Tạm biệt con gái yêu, mẹ đi theo Cơm Có Thịt”   Xem trên DÂN TRÍ  bài của Đỗ Hương Giang, mà trích đoạn đã được đăng lại ngày hôm nay trên chợ KGU, mục “Câu chuyện Dềnh Thàng”.
“Câu chuyện Dềnh Thàng” hôm nay đã dẫn tới bản demo “Cổ Tích Dềnh Thàng”, ca khúc sẽ nằm trong đội hình MTCT. 
 Tại sao lại là cổ tích? Câu chuyện Dềnh Thàng là sự thật, đăng báo Dân Trí cơ mà. Vâng, có thể có thật, nhưng với tôi, nó là một trong những sự thật không thể chấp nhận. Vì vậy tôi viết ca khúc này, những mong sớm đến ngày con cháu chúng ta nhắc lại nó chỉ như một câu chuyện cổ tích chứ không còn là sự thật trên quê hương Việt Nam.   

Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

Tài liệu tham khảo: vài nét về tên gọi Giao Chỉ

Sách Chư phiên chí của Triệu Nhữ Quát đời Nam Tống có ghi:
“Giao Chỉ, xưa là Giao Châu, phía Đông Nam kề gần với biển, tiếp giáp với Chiêm Thành, phía Tây thông với Bạch Y Man, phía Bắc chạm đến Khâm Châu”

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

Khúc tự sự mùa hè

Bá cáo bác Hoàng Giang, hơn một ngày bài thơ của bác đã có  75
người xem và 7 còm, gần đạt kỷ lục, mong bác cho anh em được
 thưởng thức những bài thơ hay nữa Bác HG nhé! BTK5NEW

Gửi các bạn tôi đôi vần thơ tâm sự mùa hè tươi đẹp này .


TÌNH KHÚC MÙA HÈ

Phượng cháy hết mình ,
                    buông cánh trong nhạc ve
Ta xòe tay nâng ,
                    đặt cánh phượng bên hè
Mai mốt tạnh lửa lòng ,
                    thuyền thơ chìm bến cạn
Ngọn bút son nào tiễn ta về hư không !

                    ***
Bảng lảng cánh buồm xoải gió trên sông
Hỏi cầu Long biên , tìm nhành phượng thắm
Chạnh chút tình thơ ngày xưa xa vắng
Cánh hoa hạ nào rụng trong chơi vơi
Đắm đuối hồn thơ ai bổi hổi
Chỉ ta ngẩn ngơ lòng ,
                   ngát dư hương để bối rối tình .

Sen nhà ai nở sớm lúc bình minh
Đẩy nghiêng dáng đôi hàng liễu tuyết
Gương nước Hồ Tây lững lờ mắt biếc
Cho ta nhớ nhung về một thuở mải mê
Cánh én ngày xưa , sao bay mãi không về !

Tiếng sấm rì rầm chân mây chiều mùa hạ
Có nhắn gì cho ai , cho ta !
Ràn rạt cơn mưa phiêu du hối hả
Có giọt nào viết trên lá khúc tình xa !
Đau đáu chờ mong , thổn thức mộng hồn hoa .

Phượng thắm rơi rơi , ru lòng khách du ca
Điệu tơ ngân nga , mây trắng nhạt nhòa
Nắng vẫn đỏ đốt cháy vầng phượng vĩ
Dư quang nào thắp sáng ngọn thơ ta
Hay tô hồng cánh sen ,
                    tiễn tâm linh về cõi Kiết Già !

                    ***
Ta lặng lẽ dấn bước sâu vào hạ
Dưới làn cánh hoa rơi
                    cho mẩy tròn hạt mùa sau
Thương nhớ ấy xin tạ đời nghiệt ngã
Nhịp bước hoa phai tàn ,
                    hồn thơ ta phiêu lãng về đâu ?!

                              Hà nội , tháng 6 / 2013
                                   HOÀNG GIANG

Họa thơ Hoàng Giang


Ôi bạn ta! Sương trắng bạc mái đầu!
Vẫn le lói hồn thơ ngày vào Hạ.
Lắm bâng khuâng và cũng suy tư quá
Bước phiêu du nào, hối hả những nghĩ suy?

Anh lắng nghe tiếng Hạ nói điều gì?
Những khoảnh khắc ve kêu và Phượng tím
Mùa tiếp mùa, như dòng đời luân chuyển
Hạ lại qua cho Thu đốt lòng người

Bằng tiếng của lá vàng rớt xuống phía tim tôi!!!
đang loạn nhịp phều phào ngày nắng nhạt
Những ngày này hãy cất lên tiếng hát
về những khúc ca hào hùng từ năm tháng đã qua.

Để quên hết hôm nay- đầy mưa gió nhạt nhòa
tìm quên lãng trong gió, mây, tửu, sắc!
Để có những đêm nổi điên cất tiếng cười sằng sặc.  
  
mà xót thương cho cay đắng tình đời.

Nắng đang về, đốt nóng đất quê tôi.

TQtrung

Quốc Việt K5 (NC) TẠI SAO - TRUNG QUỐC?.

Kính gửi anh chị em bantroi kính mến,


Khóa 6 tổ chức đại lễ riêng, có các thày cô và Ban Liên lạc nhà trường tham gia, rất đáng mừng khi còn nhiều những tấm lòng nhiệt huyết, mong các bạn có tin về. 
Mặc dù vẫn mệt, bài viết cần rút gọn lại, rất dễ bị đại khái; Tuy nhiên, nghiên cứu là quá trình tiệm cận dần với sự thật thông qua những phát hiện mới nhất của khoa học, do đó mới có các thuyết, học thuyết. Trung Quốc là gì? Tại sao gọi là Trung Quốc? Đó là vấn đề quá lớn mà ngay các học giả Trung Quốc cũng đang mày mò, đầy định kiến và sai lầm, “Không Môn” còn có nghĩa là bỏ qua các định kiến, chấp nhận cái Vô Thường (Không bình thường); Bài viết này phải cực ngắn, không thể đưa dẫn chứng. Mong anh chị em và các bạn thông cảm..
Xin gửi anh chi em và các bantroi bài nghiên cứu:


TẠI SAO - TRUNG QUỐC? (Phần 1).
Câu chuyện dài về Loài người đi chính phục thế giới: Phía Tây chiếm lĩnh Trung Đông, rồi Châu Âu, Châu Phi, Ấn Độ hoặc chinh phục Tân Thế giới về phía Đông. Bài này chỉ đi vào một phần phía đông, Chúng ta ngược thời gian đi về Đông Á...
Người Đông Á là ai?
Wikipedia: “Đại chủng Á (tiếng Anh: Mongoloid) là danh từ để chỉ một trong bốn đại chủng trong nhân chủng học. Đại chủng Á là những người sống ở Đông Á, quần đảo Indonesia cùng các quần đảo khác tại Ấn Độ Dương, và châu Mỹ. Người Hán (tiếng Anh: Han Chinese) là nhóm người lớn nhất thuộc đại chủng này, ngoài ra đại bộ phận dân cư vùng Trung Á và vùng Bắc cực như người Yakut, người Inuit, người Tây Tạng, và tất nhiên là người Mông Cổ nữa. Chiếm gần 40% dân số thế giới. Cách đây 2 vạn năm, vào cuối thời kì băng hà Đệ Tứ, mực nước biển trên thế giới thấp hơn so với hiện nay. Châu Á và Bắc Mĩ được nối với nhau bởi eo đất Bê-rinh. Vì thế, người Mongoloid dễ dàng di cư từ châu Á sang và trở thành cư dân bản địa châu Mỹ. Về sau, do băng tan, châu Á bị ngăn cách với châu Mĩ bởi eo biển Bê-rinh. Từ đó nhánh Mongoloit ở châu Mĩ bị tách biệt với nhánh Mongoloid ở Cựu lục địa. Cư dân vùng Đông Nam Á cũng được coi thuộc Đại chủng Á theo lý thuyết bốn đại chủng ở trên, tuy nhiên, họ rất khác với các cư dân miền bắc Á hoặc Trung Á nên có thể được coi như một chủng tộc riêng biệt. Điều này cũng tương tự như các thổ dân Mỹ Châu”.

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

NHÂN DÂN NGUYỄN TRỌNG TẠO

Người viết được những "Khúc hát sông quê", "Làng quan họ quê tôi"... thì chắc phải là NHÂN DÂN rồi. Người đó là bác Nguyễn Trọng Tạo.

NHÂN DÂN
(Nguyễn Trọng Tạo)
 
Có thể thay quan, không thay được Nhân Dân
Thay tên nước, không thể thay Tổ Quốc
Nhưng sự thật khó tin mà có thật
Không thể thay quan dù quan đã thành sâu!

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

KHÔNG MÔN VÀ CHỮ "KHÔNG" CỦA TRÚC LÂM YÊN TỬ

Trần Quốc Việt K5 (NC)
Anh chị em bantroi thân mến !
Tôi bị ốm nên mấy hôm không tham gia Blog được với các anh em; các cháu học sinh cùng tham gia đóng góp cho trẻ em vùng cao đọc hộ và bình luận, thật thú vị, chúng khen bác Bắc Hải khôn quá, cái học thuyết về Gene của cụ Mendel (bài đậu đỏ đậu vằn), mà học sinh Việt Nam học suốt từ cấp 2, cấp 3, ai cũng tranh thủ gỡ gạc thêm điểm 5 (theo thang điểm Nga – mình cũng vậy), trong khi Liên xô theo học thuyết Mít-xu-rin (tạm gọi là Táo lai Lê) nên cấm Mendel; bác Bắc Hải lấy kiến thức học 2 cấp để dọa cô giáo Nga hay thật. Rồi lại cái hồng ngoại nữa, Bắc Hải đưa miếng thịt chó tẩm riểng mẻ vào, nó sẽ đổ mồ hôi, cháy xèo xèo, thơm điếc mũi và chấm mắm tôm – rất thú vị, nhưng, hình như người ta không gọi đó là mồ hôi, mà là ... mỡ chó.
Vui tí thôi, coi như sai sót kĩ thuật – tiểu thuyết mà.
Bài này mình đã gửi cho một anh bạn rất thân, nhưng vì ốm quá, không viết được nên gửi các anh em cùng thưởng thức:
       KHÔNG MÔN VÀ CHỮ "KHÔNG" CỦA TRÚC LÂM YÊN TỬ

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

Thế này thì...chết mất thôi!

Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng: Tiền tiêu như thế thì chết à?

(ĐVO) - Kết thúc phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại cuộc họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 14/5, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng không giấu quan ngại: ‘Tình hình tài chính thế này là tôi thấy xấu lắm’.
Tại phiên họp chiều 14/5, báo cáo Thẩm tra về giải pháp bảo đảm cân đối ngân sách các cấp năm 2012 Chủ nhiệm Ủy ban tài chính – ngân sách cho biết, ngân sách trung ương tính đến hết năm 2012 còn 5.874,4 tỷ đồng.

Thư của bác Nguyễn Nhã


Sau đây là lá thư mở đầu cho cuộc nói chuyện của ông sẽ diễn ra tại Hội Chuyên Gia Singapore ngày hôm nay 1/6/2013. Xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn.

Ảnh: Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã và những tài liệu của ông về Hoàng Sa, Trường Sa, xuất bản ở Sài Gòn trước 1975.------------------>