Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

NỮA CÁI BÁNH VẪN GỌI LÀ CÁI BÁNH - NỮA SỰ THẬT KHÔNG PHẢI LÀ SỰ THẬT


Các bạn thân mến Chắc nhờ có vụ TQ đặt giàn khoan vào biển Đông , mà dân ta mới biết được sử ta (tuy rằng chưa lâu lắm đâu )
Trích đăng :
Từ trước đến giờ rất nhiều người tưởng rằng cuộc chiến chống trả quân Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía bắc nước ta chỉ diễn ra từ ngày 17/2/1979 – 18/3/1979, như sự mô tả vắn tắt trong sách giáo khoa lịch sử lớp 12. Sự thật hóa ra hào hùng mà cũng bi thương hơn rất nhiều.
Đại tá Nguyễn Đức Cam - nguyên sư đoàn phó, tham mưu trưởng sư đoàn 356 - đọc lời tri ân các anh hùng liệt sĩ hi sinh tại Vị Xuyên - Ảnh: N.Khánh
Hồ sơ quân sự được mở ra trên các trang thông tin chính thức tại Việt Nam tháng 7.2014 cho thấy, suốt từ đầu năm 1984 – 1988, Trung Quốc lần lượt huy động 17 sư đoàn bộ binh và 5 sư đoàn, lữ đoàn pháo binh tràn sang đánh chiếm và bắn phá các vùng đất biên giới phía bắc của Việt Nam, ác liệt nhất là những trận đánh ở huyện Vị Xuyên, dọc theo cả hai phía đông và tây sông Lô, ở phía bắc suối Thanh Thuỷ. Số đạn pháo mà Trung Quốc đã bắn vào lãnh thổ phía bắc Việt Nam trong hơn năm năm liền là hơn 1,8 triệu quả pháo cối, ngày cao điểm nhất là hơn 60.000 quả! Trong điều kiện địa hình Hà Giang hiểm trở, tiếp tế hậu cần vô cùng khó khăn và tương quan lực lượng chênh lệch, gần 1.200 cán bộ, chiến sĩ của sư đoàn 356 đã hy sinh để góp phần đánh đuổi quân Trung Quốc xâm lược.
Nói đến sự ác liệt và những mất mát đau thương trong suốt 5 năm ấy, người Việt Nam, kể cả những người trẻ đều có thể chia sẻ với mức độ khác nhau. Nhưng điều mà nhiều người không thể hiểu được là vì sao sự thật về những năm tháng hào hùng và bi thương ấy của đất nước lại có thể được “cất kỹ” trong một thời gian dài đến thế?.

Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

NGÀY NHỚ ĐỒNG ĐỘI


ĐỒNG ĐỘI CỦA NHAU - TỪ ẤY BÂY GIỜ
(Tâm sự tại nghĩa trang liệt sỹ )
Đồng đội của anh nay đã quá sáu mươi
Người nào cũng lên chức ông , bà, nội ngoại
Anh vẫn thế , là những chàng lính trẻ
Với mãi ngàn năm tuổi mới đôi mươi
Người lính cũ , cúi đầu lau mắt kính
Lần đọc tên nơi chốn các anh nằm
Thăm thẳm nơi đây nhiều bạn bè anh đó !
Có khi nào các anh lại điểm danh ?
Nhớ anh đôi mắt , nụ cười
Người lính trẻ mừng vui khi thư đến
Nét mặt rất tươi khi nhận thư nhà
và hồi hộp rồi ngất ngây
Ôi giây phút trong tĩnh lặng bỗng vang tiếng hét
"chúng mày ơi - thư bạn gái của tao"
Rồi kể nhau nghe nếu sau này trở lại
Chốn quê nhà xa lắm tại hậu phương
Là vợ là chồng là chăm nựng những đứa con
Là học tiếp là xây nhà cho bố mẹ
Là ... là ...là ... là rất nhiều dự định
Người lính già trầm tư lặng lẽ
Thắp nén nhang trên mộ các anh nằm
Lời thầm thì nhờ gió trên cao ấy
Mang theo cùng lời nói NHỚ CÁC ANH .
NPC - 26/7/2914

Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

Bạn Trỗi K5 thắp hương các Liệt Sỹ, gặp mặt các Thương Binh

Sắp tới ngày 27/07/2014, ngày Thương Binh Liệt Sỹ, hôm nay ngày 24/07/2014, Bạn Trỗi K5 đã đến nhà thắp hương các Liệt Sỹ và gặp mặt các Thương Binh K5 ở Hà Nội. Đây là việc làm tình nghĩa, đến thăm gia đình, tỏ lòng tri ân, tưởng nhớ tới các Liệt Sỹ đã anh dũng hy sinh vì Đất Nước và chúc phúc cho các Thương Binh luôn gặp may mắn, mọi điều tốt đẹp.
Năm nay, Bạn Trỗi K5 đã mời Vũ Tiến Chính, một Thương Binh Thành Cổ Quảng Trị, cùng anh em đến nhà thắp hương các Liệt Sỹ Vũ Kiên Cường ở phố Ngọc Hà, Liệt Sỹ Trịnh Thúc Doanh ở phố Trần Thánh Tông, Liệt Sỹ Nguyễn Lâm ở Khu Trung Tự. Sau đó đến nhà Đỗ Hữu Hạnh, một Thương Binh Mặt trận Quảng Trị, để gặp mặt giao lưu với các Thương Binh K5.

                      Bạn Trỗi K5 thắp hương Liệt Sỹ Vũ Kiên Cường tại 48, ngõ 62, Ngọc Hà.

Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

VỢ CHỒNG BẠN BÙI CHƯƠNG K5 VÀO SÀI GÒN

Các bạn K 5 NVT kính mến , với tôi từ 1969 đến giờ mới gặp lại Bùi Chương và rất bất ngờ là bạn ấy vẫn giống như từ hồi ở Hưng Hóa .
Một số hình ảnh các bạn K5 gặp bạn mình



                                                               Phải hát bài Trường ca chứ


                                Vui bạn cũ nhưng không quên nhiệm vụ vì 30' nữa đi dự đám cưới


                                                                         Đồng môn


                                                                 Những người bạn





                                                   - Anh vẫn còn phải nấu cơm
                                                   - thế cơ à







Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014

Tin vui

Vợ chồng Trần Nguyên bạn Trỗi K5, tổ chức cưới vợ cho con trai, trân trọng kính mời các Bạn Trỗi Khóa 5 trường VHQĐ - TSQ Nguyễn Văn Trỗi đến dự Tiệc Cưới chung vui cùng gia đình vào lúc 11h Chủ Nhật, ngày 20/07/2014 (Tức ngày 24/06 năm Giáp Ngọ), tại Tòa nhà VCCl Trung tâm Thương mại, số 9 phố Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Rất vui mừng được đón tiếp các bạn.
                                                                                Trần Nguyên K5 
                                                                               (ĐT: 0984845338)

Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

Tác dụng của Chùm Cây Ngây (St LuuLinh)

Tác dụng CHÙM CÂY NGÂY (Tên khoa học Moringa Oleifera)
Biệt danh là cây Thần Diệu – có phòng ngừa, điều trị nhiều bệnh kể cả bệnh ung thư
(St LuuLinh)
Cây Chùm Ngây Moringa Oleifera hiện được 80 quốc gia trên thế giới , những quốc gia tiên tiến sử dụng rộng rãi và đa dạng trong công nghệ dược phẩm, mỹ phẩm, nước giải khát dinh dưỡng và thực phẩm chức năng. Các quốc gia đang phát triển sử dụng Moringa như dược liệu kỳ diệu kết hợp chữa những bịnh hiểm nghèo, bệnh thông thường và thực phẩm dinh dưỡng. Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, và là một nguồn cung cấp chất đạm, vitamins, beta-carotene, acid amin và nhiều hợp chất phenolics. Cây Chùm Ngây cung cấp một hỗn hợp pha trộn nhiều hợp chất như zeatin, quercetin, beta-sitosterol caffeoylquinic acid và kaempferol, rất hiếm gặp tại các loài cây khác. tree, Behen, Drumstick Tree, Indian Horseradish, Noix de Bahen
• Tên Khoa học: Moringa oleifera hay M. pterygosperma thuộc
• Tên thông dụng: Chùm ngây (VN), Moringa (international) , Drumstick tree (US), Horseradish họ Moringaceae
• Nhà Phật gọi là cây Độ Sinh (Tree of Life )
Các nhà dược học, các nhà khoa học nghiên cứu thực vật học, dựa vào hàm lượng dinh dưỡng và nguồn dược liệu quí hiếm được kiểm nghiệm, đã không ngần ngại đặt tên cho nó là cây Thần Diệu ( Miracle Tree) . rất nhiều ở cả Châu Á và Châu Phi. Cây Chùm Ngây rất phổ thông ở Ấn Độ và được dân t
Nguồn gốc : Cây xuất xứ từ vùng Nam Á, có lịch sử hơn 4 ngàn năm ,nhưng phổ biến ộc Ấn trân trọng đặt tên là cây Độ Sinh


       Lợi ích và công dụng 

Cây Chùm Ngây Moringa Oleifera hiện được 80 quốc gia trên thế giới , những quốc gia tiên tiến sử dụng rộng rãi và đa dạng trong công nghệ dược phẩm, mỹ phẩm, nước giải khát dinh dưỡng và thực phẩm chức năng. Các quốc gia đang phát triển sử dụng Moringa như dược liệu kỳ diệu kết hợp chữa những bịnh hiểm nghèo, bệnh thông thường và thực phẩm dinh dưỡng. Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, và là một nguồn cung cấp chất đạm, vitamins, beta-carotene, acid amin và nhiều hợp chất phenolics. Cây Chùm Ngây cung cấp một hỗn hợp pha trộn nhiều hợp chất như zeatin, quercetin, beta-sitosterol caffeoylquinic acid và kaempferol, rất hiếm gặp tại các loài cây khác.
Điều Trị :. Các bộ phận của cây như lá, rễ, hạt, vỏ cây, quả và hoa.. có những hoạt tính như kích thích hoạt động của tim và hệ tuần hoàn, hoạt tính chống u-bướu, ung thư, hạ nhiệt, chống kinh phong, chống sưng viêm, trị ung loét, chống co giật, lợi tiểu, hạ huyết áp, hạ cholesterol, chống oxy-hóa, trị tiểu đường, ch Số 21-2007).bảo vệ gan, kháng sinh và chống nấm.. Cây đã được dùng để trị nhiều bệnh trong Y-học dân gian tại nhiều nước trong vùng Nam Á, Đông nam á, Tây á, Đông bắc á, Mỹ và Âu châu …. (Phytotherapy Resear
Dinh Dưỡng: Lá moringa giàu dinh dưỡng hiện được hai tổ chức thế giới WHO và FAO xem như là giải pháp ưu việt cho các bà mẹ thiếu sữa và trẻ em suy dinh dưỡng, và là giải pháp lương thực cho thế giới thứ ba.

• Đối với trẻ em từ 1-3 tuổi, cứ ăn 20gr lá tươi moringa là cung ứng 90% Calcium , 100% Vitamin C, Vitamin A, 15% chat sat, 10% chất đạm cần thiết và hàm luợng Potassium , Đồng, …vàVitamin B bổ sung cần thiết cho trẻ .
• Đối với các bà mẹ đang mang thai và cho con bú, chi cần dùng 100gr lá tươi mỗi ngày là đủ bổ sung Calcium , Vitamin C, VitaminA ,Sắt , Đồng, Magnesium, Sulfur, các vitamin B cần thiết trong ngày. 
Cách dùng  
Rau sống: lá tươi dùng trộn ăn sống như rau xà lách_ Nước sinh tố : xay 20gr lá chung với 2 muỗng cafe sữa, 2 muỗng café đường sữa uống như uống sinh tố_Nấu canh : 100gr lá moringa nấu chung với 50gr thịt bò hoặc heo , hoặc nấu chay với 100gr nấm.
Dưỡng da : tại Mỹ và các nước Âu châu, cây Moringa được sử dụng rộng rãi trong công nghê dưỡng da , mỹ phẩm cao cấp. Cách dùng đơn giản: các bà các cô có thể áp dụng ngay: giã nhuyễn 20gr lá, để không hoăc trộn với dầu lấy từ hat Moringa thoa đắp 2 lần, mỗi lần 7 phút, trong một ngày , trong một tuần sẽ thấy hiệu nghiệm. (kinh nghiệm)
( Lưu ý : không nên ủ đắp trên da mặt quá lâu trên 10 phút )
Lọc nước và khử độc tố : Hạt Chùm Ngây có chứa một số hợp chất “đa điện giải” (polyelectrolytes) tự nhiên có thể dùng làm chất kết tủa để làm trong nước.Kết quả thử nghiệm lọc nước : Nước đục (độ đục 15-25 NTU, chứa các vi khuẩn tạp 280-500 cfu ml(-1), khuẩn coli từ phân 280-500 MPN 100 ml(-1). Dùng hạt Chùm Ngây làm chất tạo trầm lắng và kết tụ, đưa đến kết quả rất tốt (độ đục còn 0.3-1.5 NTU; vi khuẩn tạp còn 5-20 cfu; và khuẩn coli còn 5-10 MPN..) Phương pháp lọc này rất hữu dụng tại các vùng nông thôn của các nước nghèo..và được áp dụng khá rộng rãi tại Ấn độ (Journal of Water and Health Số 3-2005). (St LuuLinh)
(nguồn : http://www.moringatree.co.za/analysis.html)                                                                                              

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

Mong muốn mòn mỏi của quân và dân VN đã được NN quan tâm sâu sắc, dù muộn.


Tay bắt mặt mừng với những người lính đã chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm xưa, người đứng đầu Nhà nước vồn vã nói: “Tôi đã đọc bài phỏng vấn rất xúc động trên báo Tuổi Trẻ về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Vị Xuyên (Hà Giang) của các đồng chí, được biết các đồng chí vừa có chuyến thăm lại chiến trường xưa. Hôm nay gặp nhau đây tôi rất vui mừng”.
Lịch sử dân tộc đã tiếp sức
"Tôi rất mong chúng ta có thể xây được một miếu thờ những anh em liệt sĩ. Miếu thờ không chỉ dành riêng cho các liệt sĩ của sư đoàn 356 mà còn dành cho cả các liệt sĩ đã hi sinh trên mặt trận Vị Xuyên suốt những tháng năm chiến đấu chống quân phương Bắc xâm lược"
Đại tá NGUYỄN VĂN THÀNH 
(nguyên sư đoàn phó hậu cần)
Sau khi ân cần hỏi thăm sức khỏe, hoàn cảnh gia đình của các cựu chiến binh sư đoàn 356, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh trong những ngày này, chúng ta đang hướng tới kỷ niệm Ngày thương binh, liệt sĩ (27-7) để Tổ quốc, nhân dân tri ân những người đã hi sinh xương máu của mình trong công cuộc bảo vệ và xây dựng, phát triển đất nước.
Được biết, sư đoàn 356 đã chọn ngày 12-7 (ngày diễn ra cuộc tấn công tổng lực) làm ngày truyền thống, trong những năm tháng đó nhiều cán bộ, chiến sĩ của sư đoàn đã anh dũng ngã xuống để bảo vệ một dải biên cương.
“Cán bộ, chiến sĩ sư đoàn 356 đã có những sự hi sinh rất lớn lao. Lúc bấy giờ cả nước dồn sức bảo vệ biên giới phía Bắc trong cuộc chiến tranh chính nghĩa thuộc về chúng ta. Do điều kiện lịch sử, do một số địa hình nên cuộc chiến đấu của các đồng chí diễn ra rất khốc liệt. Những người lính sư đoàn 356 đã chiến đấu hết sức ngoan cường, tôi nghĩ rằng trong cuộc chiến đấu đó, lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc đã tiếp sức các đồng chí” - Chủ tịch nước nói.
Trong không khí xúc động, thân mật của cuộc gặp, đại tá Nguyễn Đức Cam - nguyên phó sư đoàn trưởng - nhớ lại: “Năm 1984, do yêu cầu của nhiệm vụ, sư đoàn được điều động sang Hà Giang. Từ năm 1984-1988, sư đoàn 356 chiến đấu để giữ vững từng tấc đất, ngọn cỏ của biên giới Vị Xuyên. Sư đoàn có hai liệt sĩ được phong anh hùng, một tiểu đoàn là anh hùng lực lượng vũ trang”.
Còn với cựu chiến binh Đặng Việt Châu, suốt 30 năm sau trận tấn công tổng lực “cứ nghe thấy tiếng sấm động là nhớ về những ngày hào hùng, đau thương ở chiến trường”.
Ông Châu nói: “Suốt từ tháng 5 đến tháng 12-1984, ngày nào không có tiếng bom đạn, không có đổ máu hi sinh là ngày không bình thường. Lúc bấy giờ, người lính sư đoàn 356 đã khắc trên báng súng những lời thề “Sống bám đá, chết hóa đá, thành bất tử”, “Giặc này phải đánh, không thắng không về” dù chiến đấu ở Vị Xuyên ngày đó là gian nguy, là cái chết cận kề, là những ngày ăn gạo hẩm, nằm hang đá, uống nước suối, gian khó vô cùng”.
 
Giải quyết ngay 3 vấn đề
Đề đạt nguyện vọng với Chủ tịch nước, các cựu chiến binh sư đoàn 356 kiến nghị Đảng, Nhà nước tiếp tục tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ trên địa bàn chiến trường Vị Xuyên, đồng thời tạo điều kiện xây dựng nơi đây một đền thờ để có chỗ thăm viếng, hương khói.
Đại tá Nguyễn Đức Cam cũng cho biết nhiều cán bộ, chiến sĩ của sư đoàn 356 đã gặp khó khăn về thủ tục, giấy tờ khi thực hiện chế độ, chính sách theo quy định.
Chăm chú lắng nghe, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đồng ý với các kiến nghị của đại diện sư đoàn. “Đề nghị văn phòng truyền đạt ý kiến của tôi với tinh thần như vậy cho Bộ Lao động - thương binh và xã hội, Bộ Quốc phòng. Một là vấn đề quy tập hài cốt liệt sĩ. Những đồng đội còn sống ở đây để anh em nằm lại nơi biên cương là không thể ngủ được. Hai là vấn đề giải quyết chế độ, chính sách, nếu vì nhiều lý do không còn giấy tờ cần thiết thì phải tạo điều kiện giải quyết linh hoạt trên cơ sở quy định. Không vì quan liêu mà không làm. Ngay ngày mai ban liên lạc sư đoàn phối hợp với các cơ quan có liên quan bắt tay vào làm sớm, chúng tôi sẽ cùng tham gia. Ba là việc xây dựng nhà thờ tưởng niệm, tôi đồng ý, vấn đề bây giờ là nghiên cứu thiết kế sao cho hợp lý” - Chủ tịch nước nói.
Chủ tịch nước cũng đề nghị các cơ quan chức năng rà soát xem có hay không những trường hợp tương tự như sư đoàn 356 để đề ra lộ trình giải quyết tổng thể.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng dành thời gian tâm sự với những người cựu chiến binh Vị Xuyên. Chủ tịch nước nói còn nhớ trong những năm tháng đó, người dân khắp mọi miền Tổ quốc từ Lạng Sơn, Hà Giang đến thành phố mang tên Bác... đều hướng về biên giới, “tôi nhớ mãi một lần về Cà Mau, mấy bà má hỏi tình hình biên giới phía Bắc, giọng rất sôi sục”.
Chủ tịch nước một lần nữa khẳng định cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc là chính nghĩa, chúng ta chỉ phản kích tự vệ, không tiến đánh ai cả.
“Các đồng chí vừa lên thăm lại chiến trường xưa, đó là chiến trường hoàn toàn nằm trên đất chúng ta, nằm ở phía chúng ta với phân giới cắm mốc rất rõ ràng. Điều đó chứng tỏ chúng ta đã chiến đấu để bảo vệ mảnh đất biên cương của mình, không thể chối cãi được”.
Theo Chủ tịch nước, một ngày nào đó khi các nhà sử học hai bên ngồi lại với nhau, trên cơ sở khách quan, sự thật, chân lý sẽ đều thấy rằng chính nghĩa thuộc về Việt Nam.
Trang sử mới của sư đoàn
Trước khi ra về, đại tá Nguyễn Đức Cam tâm sự ngày 14-7-2014 cũng sẽ được ghi lại trong trang sử của những người lính sư đoàn 356. Bởi vào ngày đó, những người còn sống đã thay mặt những người đã nằm lại ở Vị Xuyên bày tỏ được những trăn trở, nguyện vọng của mình lên Chủ tịch nước.
“Cuộc gặp là một phần thưởng cao quý mà chúng tôi chưa bao giờ nghĩ tới” - đại tá Nguyễn Đức Cam xúc động nói.
“Anh em chúng tôi vui lắm” - cựu chiến binh Nguyễn Đình Thắng, người được đồng đội gọi vui là Thắng “còng”, chia sẻ. Cứ cần hỏi gì về sư đoàn 356, đồng đội cứ chỉ mọi người đến hỏi ông Thắng.
Năm 2005, lần đầu cùng vợ con và đồng đội trở lại Vị Xuyên, có lẽ người cựu chiến binh này cũng không ngờ mình vừa bước vào một cuộc hành trình mới, đó là tìm lại và viết tiếp những trang sử của sư đoàn... Và giờ trước mắt họ sẽ là một chặng đường rất dài để tìm lại các đồng đội cũ đã ngã xuống, đưa họ trở về trong vòng tay gia đình, anh em sau 30 năm nằm lại nơi sương gió biên cương.
Đại tá Nguyễn Đức Cam nói:
                 kế hoạch quy tập hài cốt của những người lính sư đoàn 356 bắt đầu ngay buổi sáng hôm nay 15-7.
 

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

LỜI CẢM ƠN CỦA BẠN TRẦN HÒA BÌNH K5 NVT ĐẾN CÁC BẠN TRƯỜNG TRỖI

Kính gửi các bạn trường Nguyễn Văn Trỗi
Gia đình chúng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn hoc sinh trường Nguyễn Văn Trỗi , các bạn NVT K5.Đã gửi lời chia buồn , động viên an ủi gia đình thân mẫu vợ chồng chúng tôi trên trang BAN NVT ,
Bantroi k5New và đến tiễn đưa cụ bà Vũ thi Đức đến nơi an nghỉ tại Thành phố Hải Dương .
Trong lúc tang gia bối rối , nếu có điều sơ sót trong ứng xử , mong các bạn thông cảm .
Trân trọng kính báo với sự cảm ơn sâu sắc đến các bạn NVT .


Chủ Nhật, 13 tháng 7, 2014

NGÀY 12/7/1984 VÀ ĐẾN BÂY GIỜ


Thưa các bạn NVT
Trong chúng ta nhiều người đã khác áo lính , cầm súng để phụng sự công cuộc thống nhất đất nước ,giữ vẹn toàn độc lập cho tổ quốc .
Và có nhiều chiến sĩ khác chống lại sự xâm lược của bọn ngoại xâm ,giữ vẹn toàn cho non sông Việt Nam
Nhưng xin trích ra đây để các bạn cùng suy nghĩ

  • Mấy năm trước khi ở TQ, hàng vạn bọn lính cực hữu từng tham chiến 1979 tụ tập kỉ niệm cuộc chiến này thì ở ta truyền thông lặng im. Các CCB của F356 năm nào cứ dịp 12/7 lại lên đây thắp hương tưởng nhớ đồng đội đã hy sinh, tróng đó có nhiều LS chưa tìm thấy hài cốt; vậy mà lãnh đạo ta lại im ắng. Nghĩ mà tủi nhục.
  • Thành Tô Đã không nói đến thì thôi, đã nói đến thì sao lại chỉ nhắc F356.Thế còn C1 phòng cảnh sát bảo vệ Lạng Sơn với 200 công an vũ trang tử thủ pháo đài Đồng đăng 7 ngày ròng rã.Đến khi rút về tuyến sau còn lại 6 người. Đến bây giờ mộ các liệt sĩ còn chưa quy tập.Sao không nhắc đến F337 trấn giữ bình độ 400 đánh với trung quốc suốt từ 1979 đến 
    1985.Sao chưa nhắc đến sư đoàn gang thép của khu luyện kim Thái nguyên tri viện cho Tĩnh túc Cao Bằng bị rơi vào ổ phục kích.Sao không đoái hoài gì đến sư đoàn thợ mỏ Quảng ninh, F325B vượt qua sông Ca long đánh vào đất Trung quốc, các tử sĩ chưa được mang về đất mẹ...Năm1979 một số sư đoàn công nhân được thành lập, chế độ với thương binh liệt sĩ thế nào?Cứ nói nhát một để làm gì bác Quốc ạ, chỉ làm đau lòng cho người còn sống thôi.Những con người như Ngụy văn Thà ở trên tuyến biên giới phía Bắc nhiều lắm.Chúng ta mắc nợ với hương hồn các liệt sĩ.Chúng ta làm được gì nào?Chỉ nói thôi chứ làm gì.Năm 1979 em ở F361 sau vể E28 tuyến 2 nhưng có làm việc với cán bộ tuyển quân của F3 nhiều lần, em biết.
    8 giờ · Bỏ thích · 3
  • Hải Phạm Việt Tổ quốc đời đời ghi nhớ công ơn các anh hùng liệt sỹ. Thù này sớm muộn cũng phải thanh toán thôi. Các anh các chị hãy yên nghỉ...
  • Chau Ky Một thời gian dài nó (bọn Trung Quốc) yêu cầu mình không được nhắc đến cuộc chiến xâm lược của chúng để giữ tình hữu hảo kiểu răng cắn vào môi và từ đó những bài hát như: Chúng tôi là đồng đội của Lê Đình Chinh, Lời tạm biệt lúc lên đường (Vũ Trọng Hối), Hãy cho tôi lên đường (Hoàng Hiệp), Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới (Phạm Tuyên) vv..... đã bị cấm tiệt. Còn bây giờ liệu có còn cấm được không?
    7 giờ · Thích · 1
  • Thành Tô Không cấm.nhưng không phổ biến .Cách đây 2 năm nếu truy cập vào các trang veb âm nhạc , các yêu cầu đó thường bị treo.Bây giờ không treo nữa nhưng trên truyền thông chính thống thì không phát.
  • Chau Ky Không cấm nhưng không đâu hát và không đâu nhắc đến cuộc chiến xâm lược của bọn Trung Quốc, toàn nói kiểu vô thưởng vô phạt và toàn quên cái ngày 12 tháng 7 năm ấy. Nói đây là nói các ông Lờ Đờ chứ dân mình thì làm sao mà quên được.
  • Hà Tô Cầu xin linh hồn các Anh an nghỉ và xin các Anh xá tội vì chúng tôi không hề được thông tin!Các Anh hãy phù hộ để chúng ta lại chiến thăng như năm nào!!!
    6 giờ · Bỏ thích · 1
  • Vĩnh Tiến Hà Thế hệ anh em mình thì đúng là "làm sao mà quên được", nhưng bọn trẻ sinh sau cuộc chiến tranh với Tàu này thì có được biết đến đâu mà quên, sách Tàu thâm lắm, đừng chủ quan
  • Can Nguyenphuc