Việt Nam luôn coi Tết Trung Thu là Tết Thiếu Nhi và vô hình chung Việt Nam có 2 ngày Tết Thiếu Nhi và Tết Thiếu nhi này chỉ riêng có ở Việt Nam.
Người ta thường nói Trung Thu gắn với truyền thuyết chị Hằng, chú Cuội, cáy đa, Hậu Nghệ.. rồi lễ Đoàn Viên - Đó toàn là truyền thuyết ngoại lai. Những câu chuyện cổ tích ấy hợp với thắc mắc và cách giải thích cho Thiếu nhi và được đưa vào Văn học. Thật dễ để tìm ra các cổ tích đó được lấy từ đâu.
Tại sao là Tết Trung Thu? Tết Trung Thu là thế nào? Tại sao lại Tết Thiếu nhi? Tết Trung Thu của người Việt là gì?
Người Việt hay Bách Việt (Nam Trường Giang, Ấn Độ...) có nhiều phong tục, văn hoá,nông lịch liên quan đến chu kì hay pha của Mặt trăng; Người Việt còn có bài hát đồng dao:
'Mồng một lưỡi trai
Mồng hai lá lúa
Mồng ba câu liêm
Mồng bốn lưỡi liềm
Mồng năm liềm giật
Mồng sáu thật trăng
Mười rằm trăng náu
Mười sáu trăng treo
Mười bẩy sẩy giường chiếu
Mười tám rám trấu
Mười chín đụn địn
Hai mươi giấc tốt
Hăm mốt nửa đêm ...'
Bài đồng dao có một số khái niệm phải làm rõ trong ngôn ngữ hiện đại: "thật trăng", "mười rằm", "trăng náu", "trăng treo"...
Thật trăng là đã nhìn rõ mặt trăng dù chưa rõ ràng, ngoài vùng sáng, có một đường viền tròn chứ chưa rõ mặt trăng.
Nếu Rằm là Mười Lăm hâng tháng theo âm lịch. Vậy Mười Rằm là gì?
Mười Rằm không phải là Rằm; nếu là ngày 15 âm lịch mà trăng náu (núp, trốn) thì vô lý. Trăng Náu là mô tả 1 quá trình mặt trăng dần hiện ra, dần tròn, rồi tròn vành vạnh, dần bị che khuất. Đó là một chu kì trăng.
Lịch xưa 1 tuần là 10 ngày, tháng có 3 tuần gồm thượng tuần (1 - 10 âm), trung tuần (11 - 20 âm), hạ tuần (21 - 30 âm) xưa gọi là tuần trăng. Vậy Mười Rằm là chu kì trăng10 ngày của trung tuần âm lịch.
Trăng náu là trăng núp hay trốn, từ 10 âm đến 20 âm lịch, mặt trăng dần hiện ra, dần tròn ra và 'Khuôn Trăng' còn được chỉ khuôn mặt thiếu nữ là thế. Chữ Viên là chỉ cô gái đẹp như trăng Rằm chứ không phải Viên gạch hay Củ Đậu (mặc dù cô gái đẹp cũng có thể choảng Củ Đậu nếu anh chàng nào quá) rồi mặt trăng từ từ núp vào bóng đêm.
Trăng treo là mặt trăng như ngọn đèn treo trên trời, sáng suốt đêm.
Nếu trăng thượng tuần có thể giống câu liêm thì trăng hạ tuần giống khoé miệng mỉm cười.
Người Việt xem trăng chứ không chỉ ngắm trăng:
"Trăng quầng đại hạn, trăng tán trời mưa"
"Mặt trăng má đỏ, trời đã sắp mưa",
"Cày ruộng tháng năm xem trăng Rằm tháng Tám"
Xem trăng để đoán thời vụ 1 năm sau.
Nền văn minh Nông nghiệp trọng Thiên Văn, xem trăng sao để tính trồng cây gì, nuôi con gì? khả năng được mùa đến đâu? Săn bắn, thu hoạch được không?
Hàng năm vào dịp Trung Thu khi vừa thu hoạch vụ trước, người ta xem trăng để tính vụ năm sau. Các bậc trưởng lão hay hệ thống tăng lữ sẽ xem trăng sao đẻ định mùa màng.
Nuôi hay bắt con gì, trồng hay hái lượm hoa quả gì thì cúng loại ấy. Sau này người ta thường dùng bột nặn ra các con vật để thay và đó là sự tích bánh Trung Thu. Người Việt thường cúng bánh dẻo hình con Lợn, con gà, con cá. ... nhưng không nướng, làm bằng bột nếp dẻo, gọi là bánh dẻo, coi là hiến sinh.
Tất nhiên việc xem trăng sao liên tục cả năm nhưng trọng tâm vào Trung Thu khi mùa màng (trước đây) đã xong, các ghi chép đã được hệ thống. Người ta ngờ rằng Trống Đồng chính là Tổng Kết Nông lịch và Chu kì trăng của người Việt cổ.
Người Nam Trung Quốc (Hoa Nam) cúng bánh nướng hình vuông hay hình tròn mà chủ yếu là tròn, tượng trưng cho trăng tròn; đó là sự biến dạng của Văn minh nông nghiệp nhưng không tỉ mỉ và mất dần nghĩa gốc.
Nền văn minh chăn thả gia súc (du mục) không xem trăng; do đó, phía bắc Trường Giang không có Tết Trung Thu. Do ảnh hưởng văn hoá chăn thả gia súc, Hoa Hạ chỉ còn ngắm trăng.
Hàng năm, lễ hội Rằm Trung Thu bắt đầu từ mồng 10 để nhà Vua hay ông chúa trong Mandala dự đoán mùa màng và kết thúc vào 20 âm lịch
Người Việt tổ chức Tết Trung Thu thế nào?
Tết (Hội lớn), bắt đầu từ Mười Một (có thể số đếm cổ của người Việt là Một giống như tháng 11, 12 âm lịch đọc là Một Chạp) cho đến Hai mươi âm lịch hay còn gọi là Mười - Rằm.
Từ các vùng quê xa xôi, các đoàn người nô nức mang theo các sảnvật của vùng quê đến Tết Lễ các ông phìa tạo (chúa Đất), rồi các chúa đất lại lũ lượt về Kinh Thành lễ Nhà Vua.
(Kì tiếp -
Tại sao lại là Tết Thiếu nhi?)
Chắc nhiều người sẽ cười vì thiếu nhi lại là Mùa Thu? Ta
hãy cùng xem lại
Bác Hồ với thiếu nhi.
Ngày 21/9/1941 ( 1/8 âm lịch) khi vừa vượt khỏi nhà tù Quốc Dân Đảng trở về Pác-Bó, trong bài thơ: “Kêu gọi thiếu nhi”, Bác Hồ
viết:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
Chẳng may vận nước gian nan
Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng
... Nhà nghèo lại phải làm công cày bừa…
”Vậy nên trẻ em nước ta
Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh
Người lớn cứu nước đã đành
Trẻ em cũng góp phần mình một tay…
“Bao giờ đuổi hết Nhật, Tây
Trẻ em ta sẽ là bầy con cưng”
Bài viết được kí tên là Nguyễn Ai Quốc.
Ngay sau lễ Tuyên Ngôn Độc lập. ngày 3/9/1945 Trước thềm khai giang năm học mới của nước Việt Nam mới Bác Hồ viết:
"Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không. Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn vào công học tập của các em"
Ngày 17-9-1945 (12/8 âm lịch)
Bác Hồ đã viết một bài báo: “Tết Trung thu (20/9/1945) với nền độc lập” in trên báo Cứu Quốc số 45. Bác viết:
“Cùng các trẻ em yêu quý!
Hôm nay là Tết Trung thu.
Mẹ đã sắm cho các em nào đèn, nào trống, nào pháo, nào hoa và nhiều đồ chơi khác. Các em vui vẻ nhỉ!
Cái cảnh trăng tròn gió mát, hồ lặng trời xanh của Trung thu lại làm cho các em thêm vui cười hớn hở.
Các em vui cười hớn hở, già Hồ cũng vui cười hớn hở với các em. Đố các em biết vì sao? Một là vì già Hồ rất yêu mến các em. Hai là vì Trung thu năm ngoái, nước ta còn bị áp bức, các em còn là bầy nô lệ trẻ em. Trung thu năm nay, nước ta đã được tự do và các em đã thành những người tiểu quốc dân của một nước độc lập.
Hôm nay tha hồ các em vui chơi cho thỏa chí, ngày mai mong các em ra sức học tập, tất cả các em đã biết chữ quốc ngữ chưa? Em nào chưa biết thì phải học cho biết. Phải siêng tập thể thao cho mình mẩy được nở nang. Và ra sức giúp việc cho Nhi đồng cứu vong hội.
Đến Trung thu năm sau, chúng ta sẽ tổ chức một cuộc vui, cả già lẫn trẻ. Các em nghĩ thế nào?
Trung thu năm nay, già Hồ không có gì gửi tặng các em. Chỉ gửi tặng các em một trăm cái hôn thân ái!
Hồ Chí Minh"
Năm ngày sau, ngày 22-9-1945 (17/8 âm lịch) trên báo Cứu Quốc số 49:Bác Hồ lại viết:
“Thư gửi thiếu nhi Việt Nam - Đêm Trung thu đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”.
Các em
Đây là Hồ Chí Minh nói chuyện với các em. Hôm nay các em vui chơi, vui chơi một cách có đoàn kết, có tổ chức. Như thế là tốt lắm. Hôm nay, Tết Trung thu là của các em. Mà cũng là một cuộc biểu tình của các em để tỏ lòng yêu nước và để ủng hộ nền độc lập.
Các em phải ngoan, ở nhà phải nghe lời bố mẹ, đi học phải siêng năng; đối với bầu bạn phải yêu kính. Các em phải thương yêu nước ta. Mong các em mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập tự do.
Các em có hứa với tôi như thế không? Tôi không có gì biếu các em, chỉ có thể đem cho mỗi đoàn các em một cái ảnh, các đại biểu sẽ đưa cho các em.
Cảm ơn các em! Hôn các em nhé!
Trước khi các em đi phá cỗ vui vẻ, chúng ta cùng nhau hô hai khẩu hiệu:
Trẻ em Việt Nam sung sướng!
Việt Nam Độc lập muôn năm!
Chào các em
Hồ Chí Minh
Vào năm 1945 ấy, vị Chủ tịch nước - Bác Hồ của chúng ta đã 55 tuổi - Với người Việt lúc đó đã lên tuổi Lão (quy ước là 40 tuổi), so với các bậc Phụ mẫu chi dân mà dân luôn phải xưng tụng là Cụ, các Cố đạo Tây phải gọi là Cố, các vị Linh mục Việt Nam phải gọi là Cha xưng con và các ông sư phải gọi thảy xưng Con ...' thì Bác Hồ còn cao niên hơn nhưng gọi thiếu nhi Việt Nam lúc đó la "các em" và xưng là Già Hồ hay xưng là Tôi.
Hình như không phải cách nói của ông Vua hay ông lớn nào
Phảng phất như tiếng của cậu Nguyễn Sinh Cung ngày nào nói với người em ruột của mình
Trung thu năm 1946, (10/9 nhằm 15/8 âm lịch) mặc dù bận rộn với những công việc quan trọng của đất nước, Thực dân Pháp đang nhòm ngó nước ta, Bác Hồ vẫn không quên làm thơ gửi Thiếu nhi Việt Nam,
Băt đầu từ Mùa Thu ấy, cho đến khi vĩnh viễn đi xa, năm nào vào Tết Trung Thu, bác cũng viết thư
cho thiếu nhi gọi là các cháu và xưng là Bác.
Suốt 27 năm ấy, thay vì tục hiến sinh và tục xem trăng để dự đoán mùa màng năm sau, người Việt Nam có một Lễ hội lớn của Thiếu nhi chứ không phải là ngày Thiếu nhi Quốc tế chỉ có 1 ngày. Đó là gốc tích Tết Thiếu nhi của Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Đọc kỹ trước khi comment
Bạn Trỗi là những người chính trực, vì vậy bạn cần dùng chính danh để viết nhận xét. Bạn có thể click vào tiêu đề bài viết để xem toàn bài, ô cửa sổ cuối bài là nơi để bạn viết nhận xét của mình. nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa.
Các bạn có thể chèn Ảnh hoặc video clip trực tiếp vào Phần nhận xét bằng cách copy URL ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment