Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Tranh vui thời đại !



Quan và dân thời đổi mới
 

Ảnh K5

Gửi Vinh và Thắng k5 hai chiếc ảnh nhờ tôi "chỉnh sửa", nay đã hoàn chỉnh gửi lên anh em xem luôn một thể, k5 gặp nhau vui phết nhẩy!


Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

Đây là ai?

Đây là hai bức ảnh anh em K5. Cũng chỉ mới cách đây khoảng 45 năm thôi nhưng cũng chẳng nhớ ai với ai cả. Thôi thì nhờ anh em có trong ảnh hay không có trong ảnh nếu còn nhớ giới thiệu giúp bối cảnh chụp, xuất xứ của tấm ảnh, trung đội mấy, tiểu đội mấy, nhận mặt chỉ tên để hồi nhớ lại những ngày niên thiếu không thể nào quên và thử so sánh với các khuôn mặt hiện nay để xem còn giữ lại những nét gì giống nhau không? ( Ảnh đen trắng do Mai Lâm K5 cung cấp )





Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

Hạnh phúc là hành trình

Chúng em sẽ cố gắng hết sức để làm những gì có thể, hạnh phúc là hành trình chứ không phải đích đến, sau này chắc sẽ không có gì nuối tiếc :)

Trích email Đài Trang (Hoangsa.org)

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Bom... đào

Bom đào một phát. Không phải bom xuyên/phá/bi/mảnh/cháy,... hay mới nhất là bom thư. Để Tk5 khỏi tưởng thế gian đã hết đào :-)
Cành đào Mẫu Sơn này tới hôm qua mới được đưa vào nhà, nó nở muộn sau tháng Tết. Không biết vì được ở ngoài trời suốt, hay vì sao, mà nó có vẻ thắm hơn.
Thiếu sáng một chút (đèn mờ) lại còn thắm nữa :-)
Vẫn nhiều nụ, chắc sẽ còn nở suốt tuần này. Đây là những bông đào quả vốn ở trên sườn núi Mẫu Sơn.
Đích thị như 3Chai nói "giống đào dại đẹp đến não lòng". Các em miền ngược xuống phố chẳng đã trúng nhiều giải hoa hậu đó sao :-)
Đào trên núi rét này vẫn còn chúm chím lắm. Chờ trời khô, tháng nữa lên ngắm đào vẫn chưa muộn.
Lại thương cho những cành đào bị chặt về phố!
(Bom, nổ to cả lời lẫn ảnh nhé)

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

Xuân vẫn còn rất Xuân

Dù đã một tháng mùa xuân rồi, vậy mà hôm nay nhà tôi vẫn còn Xuân.
Cành Đào này đích thị Nhật Tân, có cải tiến, chứ không phải Đào Pháp, Mẫu Sơn hay Đào Lai Châu.


Chương trình văn nghệ đầu tuần: Thơ! thơ! thơ

Mời các bạn đọc Thơ, chúc một ngày đầu tuần vui vẻ.

"....Một biến cố lớn trong đời đã khiến một chàng trai vừa qua tuổi mười bảy trở thành quân nhân, những năm tháng chiến tranh, gian khổ, thiếu thốn tưởng như khiến cho tôi- chàng trai ấy, bị mài mòn trong xơ cứng. Vấp váp đầu đời, tâm hồn bị thiêu cháy trong lửa đạn, chừng đó đã quá đủ để một người nhạy cảm trở thành chai sạn.
 Một ngày, sự phiêu bạt đời lính đưa bước chân lẻ loi của tôi về vùng trung du cằn cỗi ấy, vượt qua khu rừng âm u mà phía sau nó là một không gian u tối, chứa đầy tội lỗi. Đường tìm về đơn vị trải trước mắt tôi một vùng đồi hoang vắng cằn khô trong nắng thu tàn. Tất cả chìm trong hoang vắng dữ dội, hoang vắng và hoang vắng, không một bóng người, không một mái tranh, tất cả có vẻ chìm khuất sau những lượn sóng của dãy đồi mọc đầy hoa sim dại và cây cỏ may. Tôi bước đi vô định trong một nỗi cô đơn thấm đẫm trong mỗi tế bào cơ thể, trước mắt tôi là bóng tối, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, với một nỗi buồn mênh mông.
 Đột nhiên, trước mặt tôi xuất hiện một cô gái. Tôi không thể tin vào mắt mình, bởi nàng hiện ra quá thực sau một tán cây rực sắc tím hoa sim. Cô gái rảo bước trên con đường mòn về phía tôi, chiếc nón nghiêng nghiêng che ánh nắng chiều làm khuôn mặt nàng như được bao bọc trong một vầng sáng trắng, làm tôn thêm vẻ đẹp thơ ngây của người thôn nữ. Làn da trắng, vài sợi tóc mai phất phơ bay trong gió, khuôn mặt ngượng ngùng khi bất chợt gặp một chàng trai lạ. Nàng bẽn lẽn chào, rất nhẹ, như gió thoảng, còn tôi đứng như một kẻ ngớ ngẩn bên con đường mòn, dẫu rất muốn nói một điều gì đó nhưng miệng chỉ ú ớ không nói được câu gì ra hồn.
 Trong lòng tôi đột nhiên trào dâng một tình cảm khó nói được thành lời, đó là lần đầu tiên tôi thấy xúc động lạ trước một người con gái. Rất khó hiểu, bởi còn đọng lại trong tôi là một nỗi nhớ day dứt, một sự hối tiếc hay một sự trách móc vu vơ, bởi tôi đã đành lòng để nàng bước đi, mà trước mắt là con đường vắng vẻ đến rợn người, nàng sẽ đi đâu, về đâu, trong chiều tàn nắng ấy? Tại sao tôi không mời cô gái dừng chân, chuyện trò, ít nhất là để được ngắm thêm dung nhan của nàng, cái điều mà tôi đang ấp ủ trong lòng, với một sự thuần khiết lớn nhất có thể của một người lính trẻ, và điều cuối cùng là làm một anh chàng Lục Vân Tiên hào hiệp, đưa em về đến nơi an toàn hơn trong màn đêm sắp buông xuống ấy.
 Những suy tư của tôi dừng lại khi bóng hình người con gái ấy đột nhiên biến mất về phía một khu đầm nước, mà do ráng chiều phản chiếu nên tôi không nhìn thấy, có thể ở đó là nơi nàng đến, và tôi yên tâm bước đi trong một tình cảm còn kéo dài đến vài chục sau, để sự nuối tiếc biến thành bài thơ này, như một kỷ niệm thời trai trẻ đã quá xa xôi, nhưng cái đẹp thì sẽ gần mãi, gần mãi, cho lòng ta lắng dịu- trước hỗn mang sự đời."

*

Anh hằng mơ, một lần thôi, tìm lại
Dải đồi hoang, biêng biếc sắc sim mua.
Nơi có một ngày, chống chếnh buổi chớm thu
bất chợt gặp em,
đường ngập nắng,
nhuộm má em, bừng đỏ.
Anh ngẩn ngơ: sao chiều vi vút gió
quá nhiều, quá nhiều, cho những sợi tóc em bay
Sơn nữ ơi!
Anh đã đi tìm
suốt cả một đời trai
Chỉ để gặp lại thoáng em- một chiều tàn nắng ấy.
Một chiều hoàng hôn – một chiều hoang dại.
Một chiều trung du, con đường nhỏ quanh co.
Sao em một mình, chiều muộn, đường xa.
Để kỉ niệm vỡ òa- đêm rực đèn đô thị
Để tiếc nuối đến từng chiều mộng mị

Lặng lẽ, lặng lẽ đi tìm, ngày ấy, trung du...


(Đăng lại từ Blog TQtrung)

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012

Sức khỏe bạn Phạm Hữu Phùng K5

Chiều hôm qua 15/02/2012 nhóm bạn Trỗi K5 đã tiếp bạn Phạm Hữu Phùng tại nhà hàng Bia Lan Chín Tăng Bạt Hổ Hà Nội. Bạn Phùng từ Đà Nẵng ra, đang nằm ở Viện 108 để kiểm tra và nâng thể lực. Thế là đã ngót hai năm bạn Phùng mổ và điều trị bệnh. Hiện bạn không dùng thuốc Tây đặc trị nữa mà chuyển sang dùng thuốc Nam, bệnh có chiều hướng thuyên giảm. Bạn luôn tin tưởng vào việc trị bệnh, xác định có bệnh thì chữa, tất cả là bình thường, không có gì phải lo nghĩ cả. Đây chính là một trong những liều thuốc giúp bạn chiến thắng bệnh tật. Chúng ta cầu mong bạn Phùng chóng chữa khỏi bệnh .

Lễ hội làng Cưỡng Chế

Có người thả thư sau đây vào hòm thư 3Chai. Xin gửi lại các bác để tham khảo thôi, nghiêm cấm sao chép lưu truyền.
 Vùng đất này nguyên trước đây có tên là Cống Rộc, thuộc xã Vinh Quang huyện Tiên Lãng, Hải phòng, vốn là một bãi biển hoang không một mái nhà. Các cụ cao niên kể lại rằng sau đó có một người tên là Đoàn Văn Vươn đã khai hoang lấn biển, làm nhà sinh sống tại đây, và từ đó về sau người dân theo ông làm nhà, lập ấp, lâu dần tạo nên một vùng dân... cư trù phú như ngày nay. Người dân vì thế thường gọi ông là Kỳ tài Đoàn Văn Vươn.
Lịch sử cũng ghi lại vào năm thứ hai triều nhà Nguyễn Phú, bọn cường hào ác bá lập mưu cướp đất khai hoang của những người dân nơi đây khởi đầu là việc cưỡng chế đất khai hoang của Kỳ tài Đoàn Văn Vươn, như là trường hợp răn đe điển hình. Nhưng không chịu khuất phục, người nông dân hiền lành này đã dám đứng lên cùng với các anh em họ hàng của mình tổ chức chống lại bọn tham quan bằng mìn tự chế và súng hoa cải. Việc tuy không thành, nhưng tin tức cũng đã đến tai triều đình, và nhờ đó những người dân đã giữ lại được đất đai của mình.
Sau này, khi Kỳ tài Đoàn Văn Vươn mất, người dân đã tôn vinh làm thành hoàng làng, và đặt tên làng là làng Cưỡng Chế, để các thế hệ sau đời đời ghi nhớ ơn công khai phá và bảo vệ đất đai của ông. Một ngôi đình làng to đẹp cũng được dựng lên trên nền đất cũ của gia đình ông, nơi vốn trước đây là chỗ căn nhà bị bọn tham quan giật phá.
Theo tục lệ từ đó, hàng năm cứ nhằm ngày mùng 5 tháng 1 hàng năm, dân làng mở hội để tưởng nhớ thành hoàng làng, ngày khai hội cũng chính là ngày thành hoàng nổ mìn và bắn súng hoa cải chống lại bọn tham quan cưỡng chế. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày.
Ngày khai hội, sau nghi lễ tế thành hoàng, dân làng cũng tổ chức nghi lễ nổ mìn và bắn súng hoa cải để diễn lại tích truyện thành hoàng giữ đất trước đây. Theo tục lệ, mỗi xóm phải làm một quả mìn tự chế, đến giờ đẹp mang ra cánh đồng trước đình cho nổ thi, xóm nào nổ to nhất sẽ được nhiều may mắn, nếu mìn không nổ thì sẽ xui xẻo cả năm. Các xóm cũng cử ra một người bắn súng hoa cải giỏi nhất để thi bắn, ai bắn giỏi sẽ được nhận một phần thưởng của các bô lão trong làng. Người được chọn ra thi bắn phải là người không có tang trở, vợ chồng song toàn, con cái có nếp có tẻ, làm ăn phát đạt.
Ngoài ra dân làng còn tổ chức các trò diễn như hôi cá, giật nhà để nhớ về việc ngôi nhà và đầm thủy sản của thành hoàng bị phá trước đây. Trong trò diễn, hành trăm máy xúc được trang trí bằng các hình vẽ graffiti bắt mắt, cùng xông vào ngôi nhà được dân làng dựng sẵn trước đó và kéo sập trong tiếng hò reo cổ vũ của dân làng. Sau khi căn nhà bị san phẳng, hàng trăm nam thanh, nữ tú trong làng thi nhau nhảy xuống đầm nước trước của đình bắt cá. Theo người dân trong làng, người nào càng bắt được nhiều cá thì sẽ càng gặp nhiều may mắn trong năm.
Lễ hội làng Cưỡng chế là một nét đẹp văn hóa của người dân vùng biển Tiên Lãng, nêu cao truyền thống khai hoang lấn biển và bảo vệ đất đai của cư dân nơi đây.

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2012

Chào các bạn!

Tôi Ngô Thế Vinh, xin chào và chúc một ngày mới tốt lành đến các bạn của tôi, những anh chị em khóa 5 và các khóa trường Trỗi. Chúc một năm mới An khang, Thịnh vượng. Rất vui khi được cùng tham gia với các bạn trên hệ thống Blog Trường Trỗi thân yêu.

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

Chúcmừng Valentine

Cả TG đang hân hoan mừng ngày lễ tình yêu, nước ta thời gian qua cũng được thế giới hoá, nhất là lớp trẻ như học sinh cấp 3, sinh viên các loại trường.
Thôi thì chúc mừng ngày lễ tình yêu mọi người, nhưng không phải chỉ có con người thôi đâu nhé.



Thật là vui vẻ với mọi sinh vật trên trái đất này, phải không các bạn.

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012

Whitney Houston, Diva bạc mệnh

(Dân trí) - Nữ ca sĩ sở hữu giọng ca vàng và gắn liền với nhiều tình khúc bất tử như I will always love you, When you believe.. đã qua đời vào rạng sáng ngày 12/2 (giờ Việt Nam) ở tuổi 48. Khi còn sống, Whitney từng “vật lộn” với chứng nghiện ma túy, rượu…
 Người đại diện của Whitney đã xác nhận với kênh truyền hình ABC thông tin về cái chết của cô. Tuy nhiên, cho tới hiện tại, nguyên nhân và địa điểm Whitney trút hơi thở cuối đời vẫn chưa được công bố. 6 cảnh sát đã có mặt tại cổng khách sạn Beverly Hilton, nơi nữ ca sĩ đoản mệnh này “nhắm mắt xuôi tay”, vào sáng nay 12/2. Đọc tin trên báo Dân trí, và nghe lại những bài hát Diva da mầu này tại đây
http://youtu.be/oyQdCJwJZck

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012

Rõ chán! cứ định hướng niềm tin nơi quan trường, nào ngờ ngài TT bảo chúng nó sai.

Mấy hôm rồi thấy ban Lãnh đạo thành phố HP hùng hồn tuyên bố vụ Tiên Lãng Chính quyền  làm đúng luật, các cán bộ TW và Hưu trí chả biết gì cứ nói bừa. Tôi những mong là thế, ai dè hôm nay ngài TT tuyên bố:
Chính quyền sai, xử trảm mấy tay CB làm ăn bố láo, trái luật. Thôi rồi Lượm ơi! Hoá ra minh sai. Chán thật:

Quyết định thu hồi đất của huyện Tiên Lãng là trái luật
Ngày 10/2, sau cuộc họp với các bộ ngành, Thủ tướng kết luận quyết định thu hồi và cưỡng chế thu hồi 19,3 ha đầm tôm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang (Tiên Lãng, TP Hải Phòng) đều trái luật.
17h chiều 10/2, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đã thông báo kết quả cuộc họp của Thủ tướng với các bộ ngành và TP Hải Phòng.Theo ông Đam, Thủ tướng cảm ơn báo chí đã đưa thông tin nhanh, đa chiều về vụ Tiên Lãng. TP Hải Phòng đã có báo cáo trả lời tập trung vào 3 vấn đề Thủ tướng đã nêu. Sau khi nghe ý kiến các bộ ngành, Thủ tướng kết luận, đây là vụ việc đáng tiếc, có vấn đề yếu kém của chính quyền huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang trong quản lý đất đai.
Huyện Tiên Lãng có 2 quyết định giao đất cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Quyết định thứ nhất giao 22 ha đất là đúng, nhưng quyết định thứ hai giao thêm 19,3 ha đất chưa đúng với quy định Luật đất đai, trái pháp luật.
Quyết định thu hồi đất của ông Vươn là trái luật. Luật đất đai quy định 5 trường hợp thu hồi đất, nhưng gia đình ông Vươn không nằm trong 5 trường hợp trên. Theo Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, do quyết định thu hồi trái luật nên quyết định cưỡng chế thu hồi cũng trái luật.
Mặt khác, quyết định cưỡng chế của UBND huyện Tiên Lãng không xác định ranh giới, kiểm kê tài sản... Công tác tổ chức thực hiện quyết định cũng có nhiều sai phạm, gây thương vong cho lực lượng tham gia.
Về vấn đề có hay không chủ trương phá nhà ông Vươn, Thủ tướng khẳng định việc phá nhà có sự chỉ đạo của một số lãng đạo địa phương và yêu cầu khởi tố điều tra làm rõ, xét xử nghiêm minh. Hải Phòng phải làm các thủ tục cần thiết theo đúng quy định để ông Vươn được sử dụng đất được giao.
Chết cha chúng mày chưa. Mấy thằng ăn lương nhà nước mà tâm địa ác chuyên muốn hại dân. May mà ngài TT của tao dạo này tiến bộ, thấy dân tình bất bình nên phải ra tay, hoan hô ngài TT lần này.

Toàn văn

THÔNG BÁO

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ

Về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng

Ngày 10 tháng 2 năm 2012 tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì họp về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất trên địa bàn xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thông tin và Truyền thông, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Hội Nông dân Việt Nam, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng và Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng.

Sau khi nghe báo cáo tổng hợp chung của Văn phòng Chính phủ và các ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến kết luận như sau:

I. Những năm qua, chính sách pháp luật về đất đai có rất nhiều thay đổi. Từ năm 1987 đến nay, Luật Đất đai đã được ban hành mới 3 lần (1987, 1993, 2003) và sửa đổi 2 lần (1998, 2001). Hàng trăm văn bản dưới luật cũng được ban hành, sửa đổi nhưng vẫn còn không ít vấn đề chưa đủ rõ, thậm chí trùng chéo, mâu thuẫn.

Trình độ, năng lực cán bộ quản lý đất đai, nhất là ở cơ sở còn nhiều hạn chế trong khi đất đai đang biến động rất nhanh, văn bản pháp luật về đất đai lại rất nhiều và phức tạp, nên công tác quản lý đất đai trong cả nước còn nhiều bất cập. Nhiều vấn đề phát sinh trong quản lý và sử dụng đất đai chưa được điều chỉnh và xử lý kịp thời; khiếu kiện về đất đai chiếm trên 70% tổng số vụ khiếu kiện và có nhiều vụ việc kéo dài.

Trong những năm qua, cấp uỷ, Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã quan tâm lãnh đạo chỉ đạo thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai, không ngừng nâng cao hiệu qủa sử dụng đất nói chung và đất bồi ven biển nói riêng, góp phần phát triển KTXH khá nhanh và toàn diện, bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Đối với ông Đoàn Văn Vươn chính quyền địa phương đã giao đất, kể cả giao bổ sung phần đất lấn chiếm sau khi đã xử phạt hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho ông Vươn đầu tư tôn tạo, nuôi trồng thủy sản trên diện tích đất được giao.

Tuy nhiên, UBND huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã có những sai phạm trong giao đất, thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất đã giao cho ông Đoàn Văn Vươn như sau:

1. Việc giao đất, thu hồi đất

- Quyết định số 447/QĐ-UB ngày 4 tháng 10 năm 1993 của Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Lãng giao 21 ha đất cho ông Đoàn Văn Vươn là phù hợp với quy định của pháp luật đất đai tại thời điểm ban hành.

Quyết định số 220/QĐ-UB ngày 9 tháng 4 năm 1997 của Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Lãng giao bổ sung 19,3 ha đất cho ông Đoàn Văn Vươn vào mục đích nuôi trồng thuỷ sản với thời hạn 14 năm, tính từ ngày 4 tháng 10 năm 1993 là đúng thẩm quyền và phù hợp với thực tế sử dụng đất. Tuy nhiên quyết định này không đúng với quy định của pháp luật đất đai về giao đất, cho thuê đất; về thời hạn giao đất và thời điểm tính thời hạn giao đất.

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

Tát nước theo TT,HP bỗng nhiên kỷ luật cán bộ của mình.

Đang khẳng định vụ Tiên lãng làm đúng luật,nghe TT vào chấp chính vụ việcvào ngày mai10/2, bỗng nhiên HP quay ngoắt 180 độ, kỷ luật luôn 7 CB ưu tú của mình.
Chẳng biết vụ này kết cục ra sao, nhưng có tia sáng khi dân lành chịu khai nhận thành tích phá nhà anh vươn. Mời ACE xem và bình luận tiếp ai đúng, ai sai.

'Chúng tôi được chính quyền thuê phá nhà ông Vươn'
Một số người dân tố cáo chính lãnh đạo huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang thuê họ lái máy xúc phá nhà ông Vươn với giá 1,5 triệu đồng dù chính quyền địa phương khẳng định không biết ai phá.
Ngôi nhà 2 tầng của ông Đoàn Văn Vươn (cho em trai là Đoàn Văn Quý ở) nằm ngoài diện tích bị cưỡng chế thu hồi đất. Nhưng sáng 6/1, một ngày sau vụ nổ súng chống đối cưỡng chế, ngôi nhà 2 tầng này đã bị máy xúc san phẳng. Vết bánh xích xe còn hằn trên con đường dẫn vào ngôi nhà một tuần sau đó.
Chiều 7/2, một tháng sau vụ phá sập nhà ông Vươn, ông Vũ Văn Kết (42 tuổi), ông Đỗ Văn Đoàn (44 tuổi) và anh Đặng Văn Tài đã có cuộc gặp gỡ báo chí. Thông tin họ đưa ra hoàn toàn trái ngược với phát ngôn của lãnh đạo địa phương.

Theo ông Kết, 14h ngày 5/1, ông Phạm Đình Hoan, Bí thư xã Vinh Quang đã điện thoại, nói ra Tổng hội Thanh niên xung phong gặp Ban cưỡng chế. Khoảng 14h30 ông Kết có mặt và gặp ông Nguyễn Văn Khanh, Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, Trưởng ban cưỡng chế; ông Phạm Đăng Hoan, Bí thư xã Vinh Quang và ông Lê Thanh Liêm, Chủ tịch xã Vinh Quang cùng nhiều người trong Ban cưỡng chế.
"Anh Khanh, anh Hoan và anh Liêm nhờ tôi gọi hộ một máy xúc để cho ban cưỡng chế giải tỏa mặt bằng. Tôi nhận lời và điện thoại cho anh Thái (chủ máy xúc ở xã Hồng Thắng) nhưng do anh Thái bận nên tôi gọi cho chủ máy xúc khác là anh Đỗ Văn Đoàn (xã Tiên Hưng)", ông Kết kể.
Theo ông Đỗ Văn Đoàn, sáng 6/1, ông nhận được thông tin của ông Kết, nói ban cưỡng chế thuê một máy cẩu ra đầm ông Vươn. "Chúng tôi đồng ý làm với giá 500.000 đồng một giờ. Tôi có điều cháu ruột là Đặng Văn Tài (lái máy cẩu) ra gặp anh Khanh, Hoan, Liêm và chỉ làm theo yêu cầu của các anh ấy", ông Đoàn nói.
Anh Đặng Văn Tài cũng cho hay, sáng 6/1, anh được ông Đoàn ủy quyền, giao lái xe xúc cưỡng chế khu vực đầm nhà ông Vươn lúc 7h sáng. 8h ông Hoan, ông Liêm và nhiều người trong ban cưỡng chế có mặt tại khu vực đầm nhà ông Vươn.
"Tôi làm theo sự chỉ đạo của ban cưỡng chế mà trực tiếp là ông Hoan, ông Liêm. Đến 11h thì xong, tôi đưa đề nghị thanh toán cho ông Hoan, với tiền công 1,5 triệu đồng cho 3 giờ", anh Tài kể.
Trước đó, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang Lê Thanh Liêm khẳng định, nhà ông Đoàn Văn Vươn nằm ngoài diện tích cưỡng chế và việc ngôi nhà 2 tầng bị phá sập thì "phải hỏi huyện, xã không nắm được". Còn Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng Ngô Ngọc Khánh khẳng định, đoàn cưỡng chế không có lệnh nào và không có ai tham gia phá nhà dân.
 Vậy theo bạn, ai nói đúng ai nói sai ?
Một bên là CQ địa phương, hẳn hoi ngài Đỗ Trung Thoại- PCT tỉnh,  và ngài CT huyện tiên Lãng.
Còn một bên là đầu nậu, dân làm ăn chính chủ.
Tôi thì tôi tin bên tay Đỗ trung Thoại- PCT tỉnh, và tay CT huyện hơn, vì bọn hắn có ăn, có học, được theo chân Bác học đủ và dư thừa các nghị quyết, đường lối của đảng, bọn  hắn có quyền cao chức trọng, chẳng nhẽ hắn nói láo như đít vịt để dân chê cười cho à !!!
Ngược lại mấy tay anh chị, đầu nậu và cánh lái xe xúc, chuyên trị chỉ biết tiền và rượu, ai chỉ đâu bảo làm sao miễn có tiền là được,dù có ủi phá cả căn cứ CM chúng cũng không từ, cốt chỉ có tiền. Mấy tay này tôi không thể tin được.
Còn anh chị em ta, theo ACE, nên tin ai bây giờ ???
                                                    Vì ai mà lá cờ TQ lại treo nơi này ???



Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

Những lễ hội ' tháo khoán' độc đáo của người Việt

"Tháng Giêng là tháng ăn chơi, tháng Hai cờ bạc, tháng ba Hội hè" Các cụ ngày xưa bảo thế, từ đó sinh ra nhiều lễ hội, mà có lẽ những lễ hội dưới đây là một trong những bản sắc độc đáo của Người Việt nói chung, không riêng gì một tộc người nào trên dải đất hình chữ S này.
 Gần đây, được sự cổ vũ động viên của các cấp chính quyền, những phong tục, những lễ hội tưởng đã mai một thì nay được phục hiện khắp nơi, mời các bạn đón xem một vài lễ hội đặc sắc trong số đó
Trong tiếng hò reo 'Roa lữ Giàng ơi' (sướng quá, vui quá trời ơi), người Ma Coong được tự do tìm nơi tình tự. Tại lễ hội Trò Trám ở Phú Thọ, sau 3 lần linh vật nam đâm vào linh vật nữ, mọi người được 'tháo khoán'.
Tháng Giêng là mùa của lễ hội. Thời điểm này, người dân trên khắp cả nước đều rộn ràng với những nét văn hóa truyền thống của làng, xã. Một trong những lễ hội độc đáo, bí ẩn, thú vị trong tháng này chính là lễ hội về tình yêu, về sự nguyên thủy của con người, sự sinh sôi nảy nở... Xin điểm một số lễ hội diễn ra tại Việt Nam, mà trong đó, người dân được tự do yêu đương, hẹn hò, tình tự mà không bị ghen tuông, ràng buộc, thậm chí còn nhận được sự ủng hộ của thần linh, đất trời.
Chợ tình Khâu Vai - Hà Giang
Vào tối 26/3 âm lịch hàng năm, người dân vùng cao ở huyện Mèo Vạc, Hà Giang lại đổ về xã Khâu Vai để tham gia chợ tình. Đây được xem là một trong những lễ hội lớn nhất của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch trong và ngoài nước.
Truyện kể rằng, ngày xưa có một đôi trai gái thuộc hai bộ lạc khác nhau nhưng họ lại yêu nhau. Một ngày kia, khi người con trai đang ngồi với người yêu của mình trên núi thì nhìn thấy cảnh tượng hai bộ lạc đang đánh nhau quyết liệt. Họ biết tình yêu của họ là nguyên nhân chính, nên đã cùng nhau quyết định chấm dứt tình yêu, họ hẹn nhau mỗi năm gặp nhau một lần vào đúng ngày ấy, điểm gặp là chỗ họ vẫn thường hẹn hò: Khâu Vai.
Hàng năm, vào chiều 26, dù ở cách xa 30-40km, dù trèo qua ngọn núi này đến ngọn núi khác, những người yêu nhau vẫn tụ hội về đây để gặp gỡ, yêu đương. Ngày xưa, chợ chỉ dành cho những đôi tình nhân lỡ duyên mỗi năm một lần gặp lại. Có thể cả vợ cùng chồng dắt nhau xuống chợ.  Lúc này họ là vợ chồng, chốc nữa họ bỏ nhau đi tìm người yêu cũ, vì một lý do nào đó mà trước kia họ không lấy được nhau. Sáng mai ra, tan chợ tan tình... họ lại về sống chung dưới một mái nhà đợi đến phiên chợ năm sau. Không ghen tuông, không thù ghét.
 Trong đêm đặc biệt này, những người đã có gia đình được phép hẹn hò với người tình cũ mà không lo bị... đánh ghen.
 Nhưng giờ đây, chợ tình Khâu Vai không còn nét nguyên thủy nữa. Những người tình cũ tìm gặp nhau ít hơn, thay vào đó là những chàng trai, cô gái, những cặp vợ chồng hẹn hò, vui vẻ với nhau.
Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc lễ hội bắt đầu. Ở đâu đó trên đường, bên lùm cây, chàng trai chơi khèn, nhảy múa, hát hò để lấy lòng các cô gái. Từ đó mà họ phải lòng nhau, nên vợ nên chồng. Cũng trong đêm này, những đôi đã yêu nhau thì cũng tình tự, các cặp vợ chồng tìm thấy khoảng bình yên cho mình, chồng cũng có thể "diễn" lại cảnh "tán tỉnh" như ngày xa xưa.
 Sự nhộn nhịp của đêm chợ tình Khâu Vai.
Chợ tình Mộc Châu - Sơn La
Một trong những ngày lễ tình nhân độc đáo khác của người Việt ở vùng núi phía Bắc là chợ tình Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Không còn toàn bộ nét nguyên thủy của một phiên chợ tình xa xưa như chợ tình Khâu Vai, nhưng đến nay, chợ tình Mộc Châu vẫn thu hút rất đông người dân tộc Mông, Lô Lô... ở phía Bắc, ở Nghệ An, Thanh Hóa, thậm chí cả ở Lào, Thái....Đây không chỉ là nơi hẹn hò của những đôi yêu nhau, của những người muốn 'tán tỉnh nhau' mà còn là nơi để những người đã nên vợ nên chồng có thể hẹn gặp người yêu cũ của mình.

 Đêm 1/9 là thời điểm các đôi hẹn hò, tán tỉnh, tình tự.
Chợ tình Mộc Châu diễn ra vào đêm 1/9 và ngày 2/9 dương lịch, khách du lịch đam mê những nét duyên dáng, đậm đà của người dân tộc miền núi phía Bắc đều mong muốn được có mặt trong ngày hội này.
Trong đêm chợ tình, các ngả đường của thị trấn Mộc Châu rực rỡ sắc màu trang phục truyền thống dân tộc. Các cô gái với váy áo xinh tươi, nụ cười chúm chím, mắt một mí lúng liếng, bước chân leng keng tiếng trang sức bạc va vào nhau. Theo sau từng nhóm các thiếu nữ là những chàng trai trẻ, vừa đi, vừa ngại ngần làm quen, bên vỉa hè, trong từng con đường nhỏ là các đôi vợ chồng hoặc người tình cũ gặp lại nhau cùng tâm sự. Với những đôi đã yêu nhau trước đó thì nắm tay nhau đi dạo trên phố, đi mặc cho thời gian trôi, dù lúc đó có thể đã 2-3h sáng.
Buổi sáng ngày 2/9, song song với các hoạt động văn hóa, trên đường ngập tràn những gương mặt rạng ngời hạnh phúc. Và đến buổi chiều, họ trở về với cuộc sống thường nhật của mình.
Niềm hạnh phúc của các đôi trẻ
trong chợ tình Mộc Châu.
Ngày hội đập trống của người Ma Coong - Quảng Bình
Là tộc người thuộc dân tộc Bru - Vân Kiều, người Ma Coong ở xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Tương truyền đêm tình yêu của người Ma Coong bắt nguồn từ Giàng (nghĩa là trời) sau khi đã giúp người dân nơi đây giết được con khỉ quấy rối vụ mùa, gây ra đói nghèo, đã ban cho người Ma Coong một đêm được tự do yêu đương, sống trong hoang sơ mà không phải băn khoăn các gới hạn, luật lệ.
Vào đêm 16 tháng Giêng (lịch âm) hàng năm, người dân tập trung về vùng đất linh thiêng là bản Cà Roòng. Trong đêm hội, khi trăng lên đến đỉnh đầu, già làng đọc lời khấn cầu trời đất phù hộ cuộc sống an lành, mùa màng bội thu và phát lệnh đập trống.
Sau khi đập trống, người Ma Coóng được phép.... ngoại tình. (Ảnh Pháp Luật TP.HCM).
Người dân Ma Coong sẽ đập trống cho vỡ, và trống càng vỡ, họ càng sung sướng, cùng gáo lên: “Roa lữ Giàng ơi!” (Sướng quá, vui quá trời ơi). Cũng trong tiếng hò reo trên, từng đôi lặng lẽ năm tay nhau, tìm cho mình một chỗ để tình tự. Có thể là lên núi, ra suối hoặc bất kỳ một nơi nào đó, có thể là trai chưa vợ, gái chưa chồng, có thể là vợ chồng với nhau và như sự tự do yêu đương mà Giàng đã ban phát, ai đã lập gia đình rồi vẫn được phép hẹn hò nhau trong đêm này. Không có sự ghen tuông, không có rào cản, người đi ngang có thấy cũng xem như đó là điều bình thường, tương tự như chợ tình Khâu Vai hay Mộc Châu.
Và khi đống lửa dần tàn, mặt trời dần nhô lên bên kia ngọn núi, cũng là lúc lễ hội đập trống của người Ma Coong dần khép lại.
Trò Trám - lễ hội phồn thực lớn nhất Việt Nam
Một trong những lễ hội độc nhất vô nhị của người Việt là lễ hội, diễn ra vào đêm 11 rạng sáng 12 tháng Giêng hàng năm. Lễ hội này diễn ra ở thôn Miếu Trò, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Lễ hội nhằm gắn kết con người với cuộc sống lao động, ca ngợi tình yêu hạnh phúc lứa đôi.
Lễ hội phồn thực này thu hút rất đông du khách.
Thời gian diễn ra lễ hội là vào nửa đêm, khoảng 23h, thời điểm giao hòa giữa trời và đất, ngày cũ qua và ngày mới bắt đầu. Sau khúc hát thờ trước điện, đèn tắt, chủ lễ lấy ra cặp dương vật - âm vật bằng gỗ đưa cho một đôi nam nữ. Sau tiếng ho 3 lần 'Linh tinh tình... phộc' của cụ, người nam cầm dương vật gỗ đâm vào lễ âm vật gỗ trên tay người nữ. Trong bóng tối, nếu chàng trai khéo léo đâm trúng cả 3 lần thì năm đó, người dân trong làng cũng sẽ mùa màng tươi tốt, cuộc sống sung túc, một mùa xuân mới tràn đầy sức sống.
Tiếp đến, khi cụ già trong làng hô 'Tháo khoán' thì các chàng trai, cô gái trong làng kéo nhau ra sau miếu để trêu ghẹo, đụng chạm nhau.
3 lần 'Linh tinh tình... phộc' trong lễ hội Trò Trám.
Sau khi có tiếng hô 'Tháo khoán',
mọi người cũng được tự do ... ngoại tình
(ảnh Thể thao Văn hóa).
Lễ hội Trò Trám hàng năm thu hút đông đảo du khách tham gia, bởi đây là một trong những lễ hội với tín ngưỡng phồn thực hiếm hoi còn được gìn giữ và phát huy ở nước ta. Trong đêm tối, khi các đôi tình nhân đang "tháo khoán", mọi người không được phép quay phim, chụp ảnh.
Sưu tầm từ internet

Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2012

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012

QUỐC GIA HƯNG VONG, THẤT PHU HỮU TRÁCH

Chưa hết ngày Mùng Tết Nhâm Thìn, cư dân mạng sôi sùng sục bàn chuyện “trí thức/trí ngủ” nhân việc Ngô Bảo Châu nói anh ấy “không đồng ý với việc coi phản biện xã hội như chỉ tiêu để được phong hàm trí thức” (trả lời PV Báo Tuổi Trẻ). Kẻ bênh vực Châu cũng có, mà kẻ mạt sát còn nhiều hơn. Âu cũng lại một lần nữa ta thấy cái tính xấu của dân Việt mình, ấy là khoái cãi nhau nhưng lại không biết cách chấp nhận sự đa dạng chính kiến, phàm cứ suy nghĩ nào không giống mình thì đều được coi là bỏ đi hết.
Các ý kiến phản đối Ngô Bảo Châu tựu trung khẳng định phàm là trí thức thì phải có chính kiến xã hội và phát biểu ra khi cần. Có quý vị đi xa hơn, còn khẳng định như đinh đóng cột rằng trí thức chỉ mới xuất hiện cỡ đầu thế kỷ trước thôi. Vị ấy viết “thi phong kiến tt nhiên cũng có mt tng lp có hc vn cao. nước ta, h được gi là nho sĩ, nếu ai có thêm nhng phm cht cao quý (liêm chính, thng thn, vô tư…) thì được tôn là sĩ phu… Sĩ phu, dù cương trc đến đâu, mt khi đã nhn quan tước cũng ch di mà “phn bin” vua – s mt đu ngay. Bo gan nht là dám (l phép) can vua; can không được thì phi t li ngay. Nếu thy vua còn gin thì phi kp xin v quê yên phn, tránh hoạ”.
Nếu cứ theo như lời khẳng định nói trên, thì không những văn hào Nguyễn Du ngẩng trời kêu “Thiên hạ hà nhân khốc Tố Như” không được coi là trí thức, mà cả nhà giáo vĩ đại Chu Văn An viết “Thất trảm sớ” từ quan về quê dậy học cũng không phải là trí thức nốt.
***
Theo T đin bách khoa toàn thư Vit Nam, trí thc là tng lp xã hi làm ngh lao đng trí óc, trong đó, b phn ch yếu là nhng người có hc vn cao, hiu biết sâu rng v chuyên môn ca mình, có sáng to và phát minh. Trí thức bao gồm các nhà khoa học, kỹ sư, kỹ thuật viên, thầy giáo, thầy thuốc, luật sư, nhà văn, nghệ sĩ... Trí thức xuất hiện cùng với việc tách lao động trí óc khỏi lao động chân tay, phát triển cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật. Trí thức không phải là một giai cấp riêng vì nó được thu hút từ nhiều giai cấp khác nhau, không có vị trí riêng trong hệ thống sản xuất xã hội. Trí thức nói chung, thường nhạy cảm với cái mới, tiếp thu và truyền bá những tư tưởng cách mạng, tiến bộ trong nhân dân, có vai trò rất lớn đối với sự phát triển lịch sử, nhất là trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật ngày nay… (http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120127/the-nao-la-tri-thuc.aspx)
Theo Wiki tiếng Việt, “ở Việt Nam, đã từ lâu trí thức được hiểu đơn giản hơn là những người lao động trí óc (để phân biệt với lao động chân tay) hay phức tạp hơn một chút là những người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Trí thức không phải là một giai cấp, không chỉ là những người có bằng cấp, càng không phải chỉ gồm những người làm quan. Trí thức trước hết là một con người bình thường, có học, có hiểu biết, có sáng tạo phát minh và đem truyền hiểu biết ấy cho mọi người. Do cách thc đem truyn tâm huyết ca mình mà có nhiu dng trí thc, thông thường h rt say mê, đy nhit huyết và cũng đy trách nhim vi cng đng. H thường nhanh nhy tiếp thu mi biến đi, chn lc và phát trin thành hiu biết ca mình, đến mt lúc nào đó khi tiêu hoá tt nhng vn đ tiếp thu chính h li là người sáng to, phát minh ra nhng cái mi chưa tng có và khi đó h phi đi mt vi nhng bước tiến ca xã hi. Nếu xã hi đng thun tiến thì h được ghi công , nếu xã hi chưa đến mc đ tiếp thu được, nhiu khi h b qut ngã thm chí phi thế c sinh mng ca mình. (http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%AD_th%E1%BB%A9c).
Theo Wiki tiếng Anh (http://en.wikipedia.org/wiki/Intellectual), An intellectual is a person who uses thought and reason, intelligence and critical or analytical reasoning, in either a professional or a personal capacity. "Intellectual" can denote three types of people:
  1. a person involved in, and with, abstract, erudite ideas and theories;
  2. a person whose profession (e.g. philosophy, literary criticism, sociology, law, political analysis, theoretical science, etc.) solely involves the production and dissemination of ideas;[1]
  3. a person of notable cultural and artistic expertise whose knowledge grants him or her intellectual authority in public discourse”.
Tạm dịch: “Trí thức là người sử dụng suy nghĩ, suy luận, hiểu biết, lập luận phê phán hay phân tích trong nghề nghiệp và khả năng cá nhân của mình. “Trí thức” có thể hàm 3 loại người: 1) người tham gia vào các ý tưởng hay lý thuyết trừu tượng, uyên bác; 2) người hành nghề (triết học, phê bình văn học, xã hội học, luật gia, chính trị gia, khoa học lý thuyết v.v...) chuyên sản sinh và truyền bá các ý tưởng; 3) người có chuyên môn văn hóa hay nghệ thuật được xã hội công nhận”.
Như vậy, trong cả 3 tài liệu đã dẫn nói trên, trí thức là một khái niệm mờ, không có một định nghĩa chặt chẽ. Mặc dù cả 3 bài đều nhấn mạnh đến thái độ dấn thân vì xã hội của tầng lớp trí thức, thái độ ấy chỉ là thuộc tính thường thấy, không nhất thiết có ở mọi loại trí thức. Bởi vậy tiếng Việt mới có khái niệm “trí thức trùm chăn”, tức là trí thức mà vô cảm với chuyện quốc gia hưng vong.
***
Theo tôi, câu nói trên của Ngô Bảo Châu không sai về lý, ngược lại, nó chính xác như Toán Học. Ngoài ra, nếu đọc toàn bài của anh còn có nhiều ý khác rất sâu sắc.
Chỉ có điều, anh đã phát biểu như vậy trong không khí thật nóng của Tết Nhâm Thìn. Những chiếc xe máy xe hơi “tự dưng” bốc cháy. Tiếng súng tiếng mìn đâu đó âm vang. Gió lạnh từ lục địa phương Bắc tràn về cùng chuyến thăm của người láng giềng 16 chữ vàng không làm nguội lòng người Việt với Hoàng Sa, Trường Sa. Đến cả những bà lão về hưu cũng phải kêu “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”.
Về lý thì anh đúng. Tôi rất kính phục anh về bức tâm thư boxit anh gửi Quốc Hội, về lề phải dành cho đàn cừu... Nhưng phải nói rằng về tình, với câu nói trên, có lẽ anh đã không đủ nhạy cảm trong cái khí quyển nóng bỏng này.