Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Quốc Việt K5 (NC) LÀM RÕ HUYỀN THOẠI VÀ CÁCH ĐỌC ĐẠO ĐỨC KINH (Tiếp)

Kính gửi anh chị em bạn Trỗi.
Nhập cuộc với bài Triết học cổ rất mệt mỏi, nhiều người khuyên mình bỏ vào rừng hay hang đá để viết cho tập trung. Nhưng cái ông Lão Tử ấy làm quan coi thư viện cho triều đình nhà Chu kia mà, đâu phải ông ấy sống trong hang đá.
Ta đi vào các giả thuyết và phân tích:
Lão tử sống cách nay 28 thế kỉ, điều đó có ý nghĩa gì?
1) Tần Thuỷ hoàng đế (cách nay 24 thế kỉ, sau Lão Tử 4 thế kỉ), đã ban hành các kí tự để thống nhất toàn bộ đế quốc chỉ gồm dưới 4 ngàn chữ. Vậy nước Sở của Lão tử cách đó 400 năm phải "ít con chữ" hơn, tỷ lệ đó phải lấy đế quốc nhà Tần chia cho nước Sở và giảm đi 2 lần vì cứ 200 năm, ngôn ngữ sẽ biến đổi gấp nhiều lần, với thời cổ đại, có thể gấp đôi (khoảng 2500 từ), bỏ qua các từ về thuế (chiếm 2/3 số tự vựng) sẽ còn khoảng 800 con chữ.
Người TQ dùng chữ "Tự điển" () để dịch chữ Dictionary chưa được sát. Nếu Dictionary có nghĩa là ý nghĩa của từ thì Tự điển có nghĩa là điển tích của con chữ hay câu chuyện về lai lịch của con chữ. Chính vì lý do đó mà nhiều nhà văn hoá hay ngôn ngữ Việt Nam bị nhầm lẫn ngôn ngữ Việt Nam có nguồn gốc Trung Hoa khi phải tìm điển tích các từ vựng Việt Nam. Hiện nay TQ đang sử dụng “Từ điển” () thay cho Tự điển nhưng không ổn vì chữ Từ của TQ có tới 10 nghĩa và không có nghĩa nào như Vocabulary hay Word cả.  
2) Quay lại Lão Tử, chắc chắn vào thời đó, câu văn sẽ rất ngắn và không có kí tự dị nghĩa, các từ vựng cũng phải có ý nghĩa trực tiếp và ít trừu tượng. Đến đời nhà Hán, người ta vẫn "khắc" con chữ bằng dao trên cật tre (chứ không khắc lên ruột tre như công bố của giới khảo cổ Trung Hoa hiện đại) rồi hong khô trên bếp để tạo ra con chữ màu trắng trên nền xanh vàng của thẻ tre. Nhà thư hoạ nổi tiếng Trung Quốc Vương Hy Chi đời Tống nổi tiếng với nét chữ "phi bạch" là thế. Do hoà trộn trong 2000 nền văn hoá khác nhau, thậm chí trái ngược nhau nên một kí tự chữ Hán hiện đại có nhiều nghĩa khác nhau, hay còn gọi là dị nghĩa, ngày nay không thể nói một con chữ mà người TQ có thể hiểu được.
Chữ Kinh () trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử, nguyên gốc là "quyển sách", nay có tới 17 nghĩa gồm cả sách Tôn giáo, sách luật, Kinh tuyến, sợi dọc của tấm lưới, sự việc xảy ra thường xuyên (hiển nhiên), phương hướng (phương Nam Bắc), địa giới, kinh mạch (Y), sửa chữa (kinh lý), kinh doanh, kinh tế, kinh lịch (trải qua), bị thắt cổ (tự kinh), chịu đựng (kinh đắc), tầm thường (hoang đản bất kinh), thông thương (tha kinh thường).... rồi cả kinh nguyệt của con người v.v.. do đó nếu “tầm chương trích cú” sẽ có hàng vạn hay hàng triệu nghĩa khác nhau mà người Việt vẫn hay nói “bọn Tàu nó thâm lắm”, nhưng ngay người Tàu cũng chẳng hiểu được.
Nếu bỏ các dị nghĩa và tìm lại nghĩa đơn giản nhất của con chữ ứng với đời sống xã hội lúc bấy giờ, sẽ ra nghĩa ban đầu của con chữ.
Rồi các con chữ đồng âm nhưng dị tự và nghĩa, tức là cùng phát âm như nhau nhưng viết khác nhau. Ngay chữ Kinh cùng phát âm tiếng Hán giống nhau nhưng có tới 3 con chữ khác nhau (, , ) với hàng chục nghĩa. Chữ Vi còn tệ hơn với 11 con chữ (, , , , , , , , , , ) có nghĩa khác nhau, thậm chí trái ngược. Ngay trong quyển sách đã có 2 chữ Vi (Nhỏ bé: ) và Vi (Tường: ). Chắc chắn người Việt cổ phải đục đẽo 2 chữ gần giống nhau thật khó khăn và dễ nhầm lẫn, thậm chí có thể chúng cùng một gốc tự, cùng một bộ. Đây là ảnh hưởng sự giao thoa ngôn ngữ của 2000 nền văn hóa khác nhau trong gần 3 ngàn năm với ý nghĩa các con chữ hoàn toàn khác. Thời Lão Tử chắc không nhiều con chữ đồng âm, dị tự. Với một dân tộc, một ngôn ngữ, dân tộc đó sẽ bỏ bớt các con chữ đồng âm, dị nghĩa. Trong Đạo Đức Kinh có nhiều từ đồng âm, nên quy về một nghĩa. Như vậy nếu bỏ các từ đồng âm, đồng tự mà dị nghĩa sẽ là con chữ nước Sở cổ.
3) Người Việt thật lạ, đại từ sở hữu thường biến mất khi đã sở hữu vĩnh viễn, ví như nhà tôi, không ai nói nhà "của tôi", rồi làng tôi, đất nước tôi; tuy nhiên người ta sẽ nói "tiền của tôi" vì nó sẽ biến động, có lẽ phù hợp với việc đẽo, khắc, tạc các con chữ trên nền đá, đồng, rất thận trọng khi dùng con chữ. Như vậy, người Việt ít dùng đại từ sở hữu, giới từ và thậm chí một số động từ mang tính giới từ như động từ to be trong tiếng Anh hay étre trong tiếng Pháp.
Lão Tử là người nước Sở, tức là một tộc Việt cổ, chung với chúng ta về ngữ pháp, phát âm, chung nền văn hoá.... chứ không nói ngược như người Hán kiểu "cơm ăn tôi", vì vậy nên đọc sách như người Việt vẫn đọc là hợp lý nhất.
Nếu thế thì cuốn Đạo Đức Kinh còn bao nhiêu từ? Như nước Anh hiện đại với cả thế giới chỉ có 600 từ và Lão Tử chắc chắn phải sử dụng ít hơn 600 con chữ.
Tại sao lại có nhiều từ mới? Đó là các đời sau bổ xung vào. Mình được một ông bạn vong niên người TQ tặng cho một cuốn Đạo Đức Kinh được viết vào đời Nguyên. Nội dung có thay đổi một chút, tuy vậy cũng trước Hegel tới 6 thế kỷ. Do cuốn sách được nhiều đời bổ xung, chỉnh lý cho nên người đọc cũng không nên gò bó bởi trật tự các câu.  
Như vậy Đạo Đức Kinh không phải do một con người viết ra, nó được các thế hệ liên tục bổ xung, chỉnh sửa hàng ngàn năm. Chỉ có thể nắm bắt được nội dung chính của tác phẩm khi người đọc nên bỏ qua các chi tiết bị thêm vào hay những âm tiết bị trùng hoặc quá hiện đại. Triết học đòi hỏi càng đơn giản càng dễ hiểu.
Phải chăng, chính vì lý do đó mà trong khi học nghiên cứu sinh tại Đại học phương Đông, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “C. Mác là nhà triết học vĩ đại của phương Tây, nhưng phương Tây không phải là CẢ THẾ GIỚI”. Điều gì đó khiến ta càng nên nghiên cứu Lão Tử.         
Ta đọc Đạo Đức Kinh như thế nào?
“Cố thường vô dục dĩ quan kỳ diệu; Thường hữu dục dĩ quan kỳ kiếu” - Cụ Lão Tử hóm thật, đọc sách phải từ tốn, phải suy xét, không “nghiến ngấu” như tiểu thuyết được, triết học là phải ngấm, phải “giác ngộ”, mỗi lần một ít thôi. Không nên “tầm chương trích cú”. Triết học là từ cái đơn giản nhất chứ không phải sự hỗn độn.
Hãy tư duy theo kiểu người Việt, theo ngữ pháp người Việt, theo ngôn ngữ Việt và ...thật đơn giản. 

ĐTĐ 2 - Hành trình Cát Bà - "Vẻ đẹp" của Đảo Ngọc trong mưa to, gió lớn.

Cuộc "Họp mặt" của ĐTĐ 2 ở đảo Cát Bà có lẽ đã rất là "Thơ mộng"...., Nào là được tắm biển ở những bãi tắm rất đẹp, cát mịn, nước trong xanh tới tận đáy, trời cũng xanh và sóng vỗ nhịp nhàng...., Nào là "Cưỡi thuyền" du ngoạn biển đảo xa xôi, chiêm ngưỡng những dãy núi kỳ vĩ, những biển trời non nước, những là đảo Khỉ, vịnh Lan Hạ .... có những bãi tắm cát trắng muốt, "Nghe nói" nếu được tắm ở đó thì da, dẻ "Trắng lên" những 10 lần và nào là làng chài Cái Bèo cổ xưa vào loại cổ xưa nhất trong các làng chài cổ xưa ....
Khi hành trình đến Hải Phòng, rồi đến phà Đình Vũ, đến phà Gót và đến được đảo Cát Bà...., thì dần dần cái nhìn về đảo Cát Bà (Đảo Ngọc) được "Đa chiều " hơn. Cái "Vẻ đẹp" hiên ngang của đảo Ngọc trong mưa to, gió lớn, trong cái âm u, mịt mùng, với nước biển một màu nâu nhạt, cùng những con sóng trên bãi biển trắng  xóa ....Nó cũng "Ngang ngửa" với vẻ đẹp của Đảo trong những ngày "Trăng thanh, gió  mát".
"May mắn" là ĐTĐ 2 được "Trải nghiệm" cái hùng vĩ, cái mạnh mẽ, cái gai góc hiên ngang của Đảo Ngọc trong  khó khăn, khốc liệt....

Các bãi tắm Cát Bà nước dâng cao, sóng to không tắm được ....

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Bạn Trỗi (nhóm nhỏ) kỉ niệm 27-7

Bài và ảnh của Nguyễn Văn Lưu (k4)

Bạn Trỗi k5, k4, k7. k8 gặp nhau tại CLBCC nhân ngày 27/7 ảnh : tuổi 60 nhưng vẫn hoành tráng, vẫn trình diễn xà đơn, xà kép, vẫn đàn ca sáo nhị, vẫn trẻ trung yêu đời.









Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Quốc Việt K5 (NC) LÃO TỪ - TỪ HUYỀN THOẠI ĐẾN THỰC TIỄN

Kính gửi anh chị em bantroiK5
Sau khi tốt nghiệp lớp 10, chuẩn bị vào đại học, anh chị em được tuyển thẳng cả, còn mỗi mình và Nam Tiến (Chào Mào) bị tống cổ khỏi quân đội. Nam Tiến suy tim nặng, còn mình 3 lần khám đều không được, áp huyết chỉ có 90/45, cụ Thái thượng Lão Cơ, y sĩ đại đội thủng thẳng: “Bệnh gì cũng vào bộ đội được, trừ bệnh của cậu – đi hành quân mà đói, cậu tụt huyết áp xuống thì đơn vị mất 4 đứa đi khênh cậu – loại ra.” Mình buồn hẳn, chỉ có Lâm Tắc ly là động viên: “Bọn mình đi đánh nhau thì cũng phải có thằng ở nhà chứ, cậu ở nhà để bảo vệ”.
Ông bạn cùng lớp nhưng mình coi như bậc đàn anh gọi mình ra tâm sự: “Cậu học ngành gì thì học, đừng học Triết, cái môn đó chỉ dành cho bọn trộm cắp, lừa đảo, lưu manh thôi,người đứng đắn không nên học”
Thằng bé vào trường Đại học thế nào lại học đúng môn Triết, lòng đầy hoang mang. 
May mắn thế nào khi vào tiếp quản Sài gòn kiếm được cuốn Đạo Đức Kinh của Lão Tử do nhà văn Nguyễn Hiến Lê dịch và chú giải. Thật lạ, đọc theo bản dịch thì mình không hiểu, nhưng đọc bản phiên âm thì hiểu rõ.      
Đạo Đức Kinh (tiếng Trung: 道德經;) truyền thuyết là quyển sách do triết gia Lão Tử - người nước Sở - viết ra vào khoảng năm 600 TCN (trước Tôn Tử và Khổng Tử 200 năm, trước đời Tần và Hàn Phi tử khoảng 400 năm). Chữ Kinh () có tới 11 nghĩa, nhưng nghĩa gốc là cuốn sách học.
Đệ tử của Lão Tử là các danh nhân được xếp vào bậc nhất về lý luận quân sự - chính trị, ví như Tôn Vũ với "Tôn tử Binh pháp" – cuốn binh pháp mà đến nay vẫn được coi là sách gối đầu giường của những tướng soái trên thế giới và Hàn Phi tử với cuốn "Thuyết Nan" – Sách gối đầu giường của những nhà chính trị, ngoại giao, làm luật. 
Sinh thời, Georg Wilhem Friedrich Hegel (1770-1831) nhà triết học vĩ đại người Đức, thày dạy của Karl Mark và Friedrich Engels, nổi tiếng về phép biện chứng đã từng tuyên bố: "Nếu có một người châu Á nào xứng đáng được gọi là nhà Triết học thì đó là Lão Tử". 
Lão Tử chỉ để lại cho đời sau 1 cuốn sách duy nhất mang tên "ĐẠO ĐỨC KINH" với khoảng 5000 từ - Đó là cuốn sách mà Hegel cho rằng đó là cuốn Triết học duy nhất của Châu Á cổ đại. Vậy Đạo Đức Kinh có nghĩa là sách Dạy về Triết học của người cổ đại. 
Nhưng ý kiến sau đây còn lạ hơn: "Karl Mark là nhà triết học vĩ đại của Thế giới phương Tây, nhưng ... phương Tây không phải là toàn bộ thế giới.” - Đó là tuyên bố của Nguyễn Ái Quốc khi anh làm luận án tiến sỹ tại Đại học phương Đông -đối với môn Triết học Mác xít - môn học duy nhất anh bị 3/5 điểm. 
Đạo đức đối với châu Âu là Moral (tiếng Pháp) hoặc Morality (tiếng Anh) chỉ được sử dung trong phạm trù tâm lý, dùng để chỉ hành vi hay suy nghĩ của một con người được xác định là sai hay đúng đối với các giá trị xã hội. 
Hình như "Đạo Đức Hồ Chí Minh" mà ta quen gọi không phải theo nghĩa người Anh hay Pháp dùng, chắc có ý nghĩa Triết học sâu xa hơn mà con cháu lâu nay hiểu sai, muốn dùng khái niệm "Tư tưởng Hồ Chí Minh" cho giống với "Tư tưởng Mao Trạch Đông...
Vậy Đạo Đức - hay Triết học theo tư duy của người Châu Á là gì? 
Mình định viết về đề tài này đã lâu lắm rồi nhưng hội Cafe ra quyết định cấm không được viết. Muốn viết về Triết học thì phải vào rừng sâu, núi thẳm, tĩnh tâm mà viếtm rồi cũng thành kẻ ấm đầu thôi. Hàng tỉ người đã đọc, dịch ra rồi, cậu viết ra sẽ bị ném đá.....
Sách đã dạy: "Người nói thì không biết, kẻ biết thì không nói". Theo anh chị em ta có nên viết ra không? 

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

K5 Hà Nội gặp mặt, giao lưu cùng Lê Hồng Tân

Lê Hồng Tân ở TP HCM, hiện đang có chương trình du lịch Miền Bắc. Nhân dịp đoàn đang ở Hà Nội, Lê Hồng Tân đã có buổi gặp mặt, giao lưu với các bạn K5 HN. Có thể nói "Quá trình công tác" của Tân là "Rất sôi nổi" và "Biến đổi " không ngừng. Lê Hồng Tân học tại ĐHQY, ra trường phục vụ trong Quân Đội, rồi sang phục vụ Dân Y,  rồi lại sang phục vụ "Tư Y", trên "Địa bàn rộng lớn" và ở nhiều Cơ quan, đơn vị ... Và cho đến nay, Lê Hòng Tân vẫn đang là một "Thầy thuốc Nhân Dân" thực sự, vẫn tiếp tục làm việc, cống hiến, cứu chữa bệnh cho mọi người, được người dân tin yêu, quý trọng. Nói chuyện trong buổi gặp mặt, bạn vẫn là một chuyên gia tư vấn tuyệt vời về bảo vệ sức khỏe cho anh em, với phương châm là phải biết tự chăm sóc bản thân mình. Cám ơn Lê Hồng Tân, chúc bạn có một chuyến du lịch vui vẻ, chúc bạn có nhiều sức khỏe và nhiều điều may mắn....

 Lê Hồng Tân đang kể nhiều câu chuyện ....

Tiệc Cưới con trai Chị Lư Mỹ Niệm

Chị Lư Mỹ Niệm là một giáo viên dạy tiếng Việt ở trường ĐHSP Quảng Tây tại Quế Lâm, đã từng được giao nhiệm vụ phiên dịch cho trường học sinh Miền Nam tại Quế Lâm trong những năm VN kháng chiến chống Mỹ. Chị Lư Mỹ Niệm rất có tình cảm và rất gắn bó với Thầy Trò các trường Việt Nam đã từng công tác và  học tập ở Quế Lâm, trong đó có trường Nguyễn Văn Trỗi   
Tạ Hạo Bằng con trai của chị. Sinh năm 1982, đã tốt nghiệp trường ĐH ngoại ngữ HN khoa tiếng Việt nên Tạ Hạo Bằng nói tiếng Việt thông thạo không kém gì mẹ mình. Bằng hiện nay đang làm việc tại Công ty CAISHENG L.T.D, Công ty này hiện nay đang liên kết làm việc tại Hà Nội. Hôm nay ngày lành tháng tốt, tại tầng 5, Trung tâm Hội nghị Công đoàn, số 1A, Yết Kiêu, Hà Nội, Chị Lư Mỹ Niệm, hai gia đình đã tổ chức thành hôn cho hai cháu là Tạ Hạo Bằng và Nguyễn Hồng Nhung. Chúc mừng Chị Lư Mỹ Niệm, chúc mừng hai gia đình, chúc mừng hạnh phúc hai cháu.
 Anh em Trường Trỗi các Khóa đến chung vui cùng chị Lư Mỹ Niệm, hai gia đình và các cháu.

Thăm nhà Nguyễn Quang Dũng - Thăm Cố Đô Huế

Tiếp tục cuộc hành quân, Nhóm nhỏ - Hành trình nhỏ. Lại một xe "Chiến xa" được điều đến Đà Nẵng để đưa cánh quân ngày càng "Tinh nhuệ, nhỏ dần",  tiến thẳng về Huế, "Chỉ huy Trưởng" được trao cho Nguyễn Quang Dũng, nhà hiện nay ở trong Thành Nội Huế, sát ngay Đại Nội.

Kính cẩn thắp hương Cụ Bà Nguyễn Thị Chút, Thân Mẫu Nguyễn Quang Dũng. Cụ sinh năm 1921, mất T10/2014. Từ năm 1958 Cụ làm việc tại nhà máy dệt Nam Định. Năm 1980 hưu trí Cụ chuyển về Huế. Cầu mong Linh Hồn Cụ sớm siêu thoát, thanh thản nơi cõi Vĩnh Hằng, phù hộ độ trì cho gia đình, cho các con, các cháu....

Thăm nhà Quốc Hùng, Dũng Minh - Thăm TP biển Đà Nẵng

Trong ngày 13/06/2015, sau cuộc họp mặt K5 Trỗi ở Quảng Ngãi, cuộc hành quân: Nhóm nhỏ - Hành trình nhỏ, đi một mạch từ sáng sớm, xuất phát từ KS Mỹ Trà, lên thăm quan khu di tích Khởi nghĩa Ba Tơ, rồi quay lại đi thẳng đến Đà Nẵng. "Chỉ huy trưởng" cuộc hành quân này được trao cho Nguyễn Dũng Minh và Hoàng Quốc Hùng làm "Đồng chỉ huy trưởng" vì Dũng Minh và Quốc Hùng đều có nhà "Chung cư" tại TP Đà Nẵng, nằm tại Đường Vân Đồn, Khu chung cư A2....

"Ngôi nhà Chung cư" của Dũng Minh và Quốc Hùng.

Thăm Khu Di tích Khởi nghĩa Ba Tơ

Trong ngày 13/06/2015, sau khi các "Cánh quân K5" hành quân từ khắp các hướng "Hội quân tưng bừng" ở Quảng Ngãi thắng lợi, giờ là đến lúc "Giải trừ quân bị" các "Binh sỹ" trở về quê hương bản quán lo "Cầy cấy, làm ăn",  thì ngay từ sáng sớm nhóm nhỏ "07 chiến sỹ K5, K9" đã "Tách nhóm" hành quân trên  "Chiến xa 7 chỗ", từ KS Mỹ Trà đi Ba Tơ, đến nơi xuất phát của cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ lịch sử. "Chỉ Huy trưởng" của cuộc hành quân  được trao cho Bùi Chương, vì Ba Tơ là quê hương của Bùi Chương và có khu di tích khởi nghĩa Ba Tơ, mà Bố Bùi Chương là Cụ Trần Quý Hai là một trong 5 thành viên của Ban lãnh đạo cuộc khởi nghĩa lịch sử này...

                                                    Bên Tượng Đài khởi nghĩa Ba Tơ

Cafe Phố Cổ ...

.Sau khi "Vi hành" quanh Hồ xong, mời "Cụ Rùa" điểm tâm Cafe Phố Cổ cùng anh em Trỗi ..


 "Cụ Rùa" đang "Vi hành" quanh Hồ.

                                               Mời "Cụ Rùa' điểm tâm Cafe Phố Cổ cùng anh em....

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Bạn Trỗi K5 thăm gia đình, thắp hương các Liệt Sỹ....

Sắp đến kỷ niệm ngày Thương Binh Liệt Sỹ 27/07/2015, sáng nay 22/07/2015, Hoàng Việt, Mạnh Hùng, Công Chính ..., đại diện anh em K5 đã đến thăm các gia đình, thắp hương các Liệt sỹ K5 ở Hà Nội, để tri ân, để tưởng nhớ đến những người bạn đã anh dũng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì Dân Tộc, vì Đất Nước.
Liệt Sỹ Nguyễn Lâm hy sinh ngày 05/09/1972, tại Thành Cổ Quảng Trị, nhà ở khu Trung Tự. Thân Mẫu là Cụ Trần Thị Thái, năm nay đã trên 90 tuổi, tuy tuổi cao sức yếu nhưng Cụ còn tỉnh táo, đi lại được trong nhà, vẫn nhớ những câu chuyện, những kỷ niệm về Nguyễn Lâm hồi còn nhỏ ...
Liệt Sỹ Vũ Kiên Cường hy sinh  ngày 28/08/1972 tại Thành Cổ Quảng Trị, nhà ở phố Ngọc Hà. Thân Mẫu là Cụ Lê Thị Kim Liên, năm nay cũng đã 86 tuổi, những Cụ còn khỏe, hàng năm vào dịp này Cụ vẫn cùng con cháu vào Quảng Trị dự Lễ Cầu Siêu cho các Liệt Sỹ ...
Kính chúc các Cụ luôn khỏe mạnh, sống lâu cùng con cháu. 
Khi đến nhà thắp hương Liệt Sỹ Trịnh Thúc Doanh, nhà ở phố Trần Thánh Tông, hy sinh ngày 16/09/1972 tại Thành Cổ Quảng Trị, chúng tôi cũng rất buồn vì Cụ Nguyễn Lê Mai, Thân Mẫu Liệt Sỹ Trịnh Thúc Doanh, năm nay cũng đã 89 tuổi, vốn cũng bị bệnh khớp, đi lại khó khăn, nay lại vừa bị ngã gẫy chỏm xương đùi, không đi lại được, hiện giờ vẫn bị đau...., giải pháp thì có: mổ thay khớp, nhưng Cụ Mai lại còn bị bênh tiểu đường, bệnh cao huyết áp, tuổi lại cao nên hiện nay vẫn điều  trị tại nhà.... Kính chúc Cụ an tâm điều trị, chóng lành bệnh.


Nhớ những ngày Quảng Ngãi - Thăm Huyện Đảo Lý Sơn

Khi lên kế hoạch thì địa danh huyện Đảo Lý Sơn là danh mục tham quan không thể thiếu trong chương trình họp mặt K5 tại Quảng Ngãi lần này. Sức hút của Đảo Lý Sơn không chỉ là có những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử cấp Quốc gia, không chỉ là nổi tiếng với "Danh hiệu" là "Vương quốc Tỏi" ... mà còn là được đến với hòn đảo đầu sóng ngọn gió, đến với nơi thể hiện ý chí quật cường, quyết tâm bảo vệ Biến Đảo Tổ Quốc của người dân trên Đảo Lý Sơn từ những năm xa xưa của Cha Ông....
Tại Nhà Ga Cảng Sa Kỳ, nơi khởi đầu cuộc hành trình ra huyện Đáo Lý Sơn...

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

"Họp nghiên cứu"...

Hôm nay nhóm ĐTĐ 2 họp mặt chỉ có một "Chuyên đề" là "Nghiên cứu"...
"Nghiên cứu" cái gì ? Kế hoạch gì ? Chương trình gì ?... Mà có vẻ chăm chú thế ?...., Xin mời xem tuần sau sẽ rõ, còn bây giờ thì còn đang "Nghiên cứu"...



Họp mặt là để "Nghiên cứu"....

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Đường Bêtông mới Xóm tôi

Xóm quê Ngoại tôi, xóm Rặng, thôn Xuân An, xã Thanh Khê, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, vừa có đường Bêtông mới, to, đẹp, vững chắc, phẳng lỳ.... Nếu so sánh với "Cả nước", thì con đường này thật đơn giản, thô sơ và rất nhỏ nhoi, nhưng với xóm quê tôi, con đường này là cả một công trình đấy. Hôm nay con đường hoàn thành, ai cũng vui mừng. Xin cảm ơn lãnh đạo xã, ban điều hành và toàn thể cô dì chú bác, anh chị em, các cháu đã cùng nhau đồng lòng, nhất trí đóng góp công, sức, tiền của, không quản nắng, mưa, vất vả, làm việc liên tục trong nhiều ngày để hoàn thành trọn vẹn con đường này.

Bên con đường mới...

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

Nhớ những ngày Quảng Ngãi - Thăm nhà Huỳnh Tấn Lợi, thăm quê Phan Nam.

Có thể nói, Huỳnh Tấn Lợi và Phan Nam là hai bạn Trỗi K5 có quê hương bản quán tại Quảng Ngãi, trong đó Tấn Lợi còn là "Quan Thổ địa" tại đây, là những "Nhân tố" tích cực trong kế hoạch họp mặt K5 tại Quảng Ngãi lần này, mà Huỳnh Tấn Lợi là "Hạt nhân" tích cực nhất. Ngoài việc mời các Thầy Cô, các bạn tới chơi thăm nhà, thăm quê hương và mời hai bữa tiệc thịnh soạn do Huỳnh Tấn Lợi và Phan Nam chiêu đãi, Huỳnh Tấn Lợi còn "Huy động" được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, đơn vị, chiến hữu, anh em và cả gia đình cùng BTC chuẩn bị cho kế hoạch gặp mặt K5 tại Quảng Ngãi. Từ chỗ ăn, chỗ ở, phương tiện đi lại đều được chuẩn bị kỹ càng, chu đáo, ví dụ như thực đơn cho các bữa tiệc cũng được xem xét tỷ mỷ để thưởng thức được những món đặc sản của Quảng Ngãi mà không lặp lại lần thứ hai...
Cám ơn Huỳnh Tấn Lợi, cám ơn Phan Nam, cám ơn các bạn trong BTC như Phạm Nhất Trung, Trần Kiến Quốc, Thế Thịnh... và các anh em trong BLL hai miền Nam Bắc đã tích cực, nhiệt tình, hết lòng vì cuộc họp mặt của K5 tại Quảng Ngãi lần này.
Sau đây là những hình ảnh tại các buổi gặp mặt trọng thể, thân tình, vui vẻ, phấn khởi tại tư gia của Huỳnh Tấn Lợi ở TP Quảng Ngãi và tại Nhà tưởng niệm Thiếu tướng Phan Văn Đường (Thân Phụ Phan Nam) ở thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi...

Huỳnh Tấn Lợi mời đến thăm nhà, chiêu đãi tại tư gia  (Chiều ngày 10/06/2015)

Chào Gia chủ. Huỳnh Tấn Lợi vui mừng đón tiếp Thầy Cô, anh em ngay từ cổng vào...

Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2015

Nhớ những ngày Quảng ngãi - Gặp mặt K5 tại Biển Mỹ Khê, Quảng Ngãi

Có thể nói cuộc họp mặt của K5 tại Quảng Ngãi là một chuỗi các buổi Liên hoan gặp mặt, giao lưu, trò chuyện sôi nổi không bao giờ dứt giữa Thầy và Trò, giữa các Bạn Trỗi với nhau. Bên bãi biển Mỹ Khê, Quảng Ngãi tuyệt đẹp, bờ cát trải dài, lộng gió là buổi găp mặt tưng bừng của Thầy Trò Trường Trỗi với bao câu chuyện, tâm sự, kỷ niệm được ôn lại trong không gian bao la và tĩnh mịch của Biển và Trời....(Biển Mỹ Khê, Quảng Ngãi, trưa ngày 11/06/2015)

Thầy Trò tại bãi Biển Mỹ Khê, Quảng Ngãi.

Nhớ những ngày Quảng Ngãi - Thăm Mộ Cụ Huỳnh Thúc Kháng, Chùa Thiên Ấn, khu chứng tích Sơn Mỹ.

Khởi đầu chương trình họp mặt K5 tại Quảng Ngãi là buổi tham quan Núi Thiên Ấn, thắp hương Mộ Cụ Huỳnh Thúc Kháng, thăm Chùa Thiên Ấn và khu chứng tích Sơn Mỹ vào buổi sáng ngày 11/06/2015.
Núi Thiên Ấn là một danh lam thắng cảnh của Quảng Ngãi, nằm gần sông Trà Khúc, tương truyền như là Ấn của Trời niêm xuống dòng sông Trà Khúc, tao thành một quần thể di tích và danh lam thắng cảnh tuyệt vời ở Quảng Ngãi.

Thăm Mộ Cụ Huỳnh Thúc Kháng
Lên núi Thiên Ấn, thắp nén hương thơm, viếng Mộ Cụ Huỳnh Thúc Kháng, cảm phục và ghi nhớ công lao của Cụ, một người hết lòng vì nước vì dân.


Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2015

Nhớ những ngày Quảng Ngãi - Nhớ K5 tưng bừng họp mặt

Có thể nói trong Trường Trỗi, Khóa 5 là Khóa có nhiều "Cái Nhất" nhất. Nào là tập trung vào
Trường  sớm nhất, nào là ra Trường muộn nhất, thời gian học tập ở Trường là dài nhất, cả Trường có duy nhất một AHLS thì là của Khóa 5, đó là AHLS Huỳnh Kim Trung, Khóa 5 có nhiều Liệt Sỹ trong Kháng chiến chống Mỹ nhất (07 liệt Sỹ: AHLS Huỳnh Kim Trung, các Liệt Sỹ: Vũ Kiên Cường, Trịnh Thúc Doanh, Nguyễn Lâm, Nguyễn Văn Ngọc, Võ Dũng, Phạm Văn Hạo), là một trong các Khóa hiếu động, tinh nghịch nhất...., và cũng còn là Khóa tổ chức họp mặt toàn Khóa ở các tỉnh xa "Ít nhất". Có lẽ không bằng lòng với cái "Nhất bét" này, và thực sự có mong muốn có một buổi họp mặt toàn thể Khóa 5 ở Quãng Ngãi, mà khởi đầu là Huỳnh Tấn Lợi và Phan Nam, những bạn Trỗi K5 quê hương ở Quảng Ngãi, nhất là Tấn Lợi, còn là "Quan Thổ Địa" tại đây. Vào ngày Gỗ đầu Lê Bình ở Hà Nội, Huỳnh Tấn Lợi, Phan Nam đã có ý tưởng này cùng anh em K5, với mong muốn mình là "Dân Thổ Địa" sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cuộc họp mặt và thế là "Ý tưởng" được "Thai nghén" lớn dần, cho đến ngày "Đơm hoa, kết trái" vào tháng 6/2015.

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

Gà Tam Đảo "Chạy bộ" về Hà Nội.

"Chú Gà Tam Đảo chạy bộ" nặng gần 2 Kg cùng Nguyễn Công Toàn về Hà Nội, đường thì xa, trời thì nóng, mồ hôi ra nhiều, tuột hết cả lông. "Tiếc thật", nếu nuôi thêm còn nặng đến 4 Kg ấy chứ ! Thế thì phải "Hồi sức cấp cứu" ngay. "Tương truyền" "Bài thuốc dân gian" cứu chữa là dùng nước nóng để "Hồi phục". Tuy nhiên, do quá tay, nước quá nóng, nên không cứu được. "Cực chẳng đã", đành sử dụng phương pháp dân gian, gia truyền là "Cổ cánh băm viên, lòng nấu miến"...,


Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

Nhóm ĐTĐ 2 trò chuyện nhiều chuyện....

Gặp nhau đương nhiên là trò chuyện rồi, nào là chuyện Phạm Thế Dũng "Sướng thật đấy", có con gái lớn lấy chồng người Singapore, việc làm ổn , thu nhập tốt, vừa có chuyến "Du ngoạn" sang "Sing", vừa là tham quan, vừa là dự cưới con gái do nhà trai tổ chức... Nào là chuyện Phạm Hồng Phương vừa có thêm cháu Nội, cháu khỏe mạnh, kháu khỉnh, chúc cháu ăn no, ngủ kỹ, chóng lớn nhé, chúc mừng ông Nội cháu nhé..., Rồi chuyện về bạn bè, về Trịnh Việt Châu, không may bị tai nạn. Buồn cho bạn mình quá, thôi đành đổ cho "Số" vậy, tình huống rất thường tình, bạn bè rủ đi uống bia, uống rượu, cũng "Loáng choáng", rồi ngồi sau xe máy một anh bạn "Đèo đi tiếp", do không làm chủ được, ngã ngửa ra đằng sau, đầu đập xuống đường, chấn thương sọ não nặng, phải vào viện mổ cấp cứu, đến nay vẫn chưa tỉnh..., Vấn đề rút kinh nghiệm là: Không uống say, đã "Loáng choáng" là không đi xe máy, không ngồi sau xe máy, đi taxi hoặc ở ngay chỗ vừa uống "Mà ngủ".... Cứ nhớ Trịnh Việt Châu trong chuyến đi Quảng Ngãi....


Phạm Thế Dũng kể chuyện "Đi Sing", bạn "Sướng thật đấy"

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

Tin không vui,

Đầu giờ chiều hôm qua, ngày 04/07/2015, Trịnh Việt Châu, Bạn Trỗi K5, không may ngã xe máy, bị thương ở đầu. Đã vào Bệnh viện Việt - Đức HN và tối qua đã mổ xử lý vết thương. Có nhiều dấu hiệu tích cực cho thấy sự phục hồi sẽ tốt. Hiện nay Trịnh Việt Châu đang nằm tại Khoa Hồi sức, Nhà B1 Bệnh viện Việt - Đức HN. Cầu mong bạn tai qua, nạn khỏi. ĐT cháu Việt, con trai Trịnh Việt Châu: 0986118667.
Trịnh Việt Châu và anh em tại ga Quảng Ngãi.

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

Chào Quảng Ngãi...

Chào Quảng Ngãi. Chúc sức khỏe các Thầy Cô giáo, chúc sức khỏe các Bạn Trỗi Khóa 5 và các Khóa... Dô...ô...ô...ô... - Biển Mỹ Khê Quảng Ngãi, trưa 11/06/2015.