Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Quốc Việt K5 (NC) LÀM RÕ HUYỀN THOẠI VÀ CÁCH ĐỌC ĐẠO ĐỨC KINH (Tiếp)

Kính gửi anh chị em bạn Trỗi.
Nhập cuộc với bài Triết học cổ rất mệt mỏi, nhiều người khuyên mình bỏ vào rừng hay hang đá để viết cho tập trung. Nhưng cái ông Lão Tử ấy làm quan coi thư viện cho triều đình nhà Chu kia mà, đâu phải ông ấy sống trong hang đá.
Ta đi vào các giả thuyết và phân tích:
Lão tử sống cách nay 28 thế kỉ, điều đó có ý nghĩa gì?
1) Tần Thuỷ hoàng đế (cách nay 24 thế kỉ, sau Lão Tử 4 thế kỉ), đã ban hành các kí tự để thống nhất toàn bộ đế quốc chỉ gồm dưới 4 ngàn chữ. Vậy nước Sở của Lão tử cách đó 400 năm phải "ít con chữ" hơn, tỷ lệ đó phải lấy đế quốc nhà Tần chia cho nước Sở và giảm đi 2 lần vì cứ 200 năm, ngôn ngữ sẽ biến đổi gấp nhiều lần, với thời cổ đại, có thể gấp đôi (khoảng 2500 từ), bỏ qua các từ về thuế (chiếm 2/3 số tự vựng) sẽ còn khoảng 800 con chữ.
Người TQ dùng chữ "Tự điển" () để dịch chữ Dictionary chưa được sát. Nếu Dictionary có nghĩa là ý nghĩa của từ thì Tự điển có nghĩa là điển tích của con chữ hay câu chuyện về lai lịch của con chữ. Chính vì lý do đó mà nhiều nhà văn hoá hay ngôn ngữ Việt Nam bị nhầm lẫn ngôn ngữ Việt Nam có nguồn gốc Trung Hoa khi phải tìm điển tích các từ vựng Việt Nam. Hiện nay TQ đang sử dụng “Từ điển” () thay cho Tự điển nhưng không ổn vì chữ Từ của TQ có tới 10 nghĩa và không có nghĩa nào như Vocabulary hay Word cả.  
2) Quay lại Lão Tử, chắc chắn vào thời đó, câu văn sẽ rất ngắn và không có kí tự dị nghĩa, các từ vựng cũng phải có ý nghĩa trực tiếp và ít trừu tượng. Đến đời nhà Hán, người ta vẫn "khắc" con chữ bằng dao trên cật tre (chứ không khắc lên ruột tre như công bố của giới khảo cổ Trung Hoa hiện đại) rồi hong khô trên bếp để tạo ra con chữ màu trắng trên nền xanh vàng của thẻ tre. Nhà thư hoạ nổi tiếng Trung Quốc Vương Hy Chi đời Tống nổi tiếng với nét chữ "phi bạch" là thế. Do hoà trộn trong 2000 nền văn hoá khác nhau, thậm chí trái ngược nhau nên một kí tự chữ Hán hiện đại có nhiều nghĩa khác nhau, hay còn gọi là dị nghĩa, ngày nay không thể nói một con chữ mà người TQ có thể hiểu được.
Chữ Kinh () trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử, nguyên gốc là "quyển sách", nay có tới 17 nghĩa gồm cả sách Tôn giáo, sách luật, Kinh tuyến, sợi dọc của tấm lưới, sự việc xảy ra thường xuyên (hiển nhiên), phương hướng (phương Nam Bắc), địa giới, kinh mạch (Y), sửa chữa (kinh lý), kinh doanh, kinh tế, kinh lịch (trải qua), bị thắt cổ (tự kinh), chịu đựng (kinh đắc), tầm thường (hoang đản bất kinh), thông thương (tha kinh thường).... rồi cả kinh nguyệt của con người v.v.. do đó nếu “tầm chương trích cú” sẽ có hàng vạn hay hàng triệu nghĩa khác nhau mà người Việt vẫn hay nói “bọn Tàu nó thâm lắm”, nhưng ngay người Tàu cũng chẳng hiểu được.
Nếu bỏ các dị nghĩa và tìm lại nghĩa đơn giản nhất của con chữ ứng với đời sống xã hội lúc bấy giờ, sẽ ra nghĩa ban đầu của con chữ.
Rồi các con chữ đồng âm nhưng dị tự và nghĩa, tức là cùng phát âm như nhau nhưng viết khác nhau. Ngay chữ Kinh cùng phát âm tiếng Hán giống nhau nhưng có tới 3 con chữ khác nhau (, , ) với hàng chục nghĩa. Chữ Vi còn tệ hơn với 11 con chữ (, , , , , , , , , , ) có nghĩa khác nhau, thậm chí trái ngược. Ngay trong quyển sách đã có 2 chữ Vi (Nhỏ bé: ) và Vi (Tường: ). Chắc chắn người Việt cổ phải đục đẽo 2 chữ gần giống nhau thật khó khăn và dễ nhầm lẫn, thậm chí có thể chúng cùng một gốc tự, cùng một bộ. Đây là ảnh hưởng sự giao thoa ngôn ngữ của 2000 nền văn hóa khác nhau trong gần 3 ngàn năm với ý nghĩa các con chữ hoàn toàn khác. Thời Lão Tử chắc không nhiều con chữ đồng âm, dị tự. Với một dân tộc, một ngôn ngữ, dân tộc đó sẽ bỏ bớt các con chữ đồng âm, dị nghĩa. Trong Đạo Đức Kinh có nhiều từ đồng âm, nên quy về một nghĩa. Như vậy nếu bỏ các từ đồng âm, đồng tự mà dị nghĩa sẽ là con chữ nước Sở cổ.
3) Người Việt thật lạ, đại từ sở hữu thường biến mất khi đã sở hữu vĩnh viễn, ví như nhà tôi, không ai nói nhà "của tôi", rồi làng tôi, đất nước tôi; tuy nhiên người ta sẽ nói "tiền của tôi" vì nó sẽ biến động, có lẽ phù hợp với việc đẽo, khắc, tạc các con chữ trên nền đá, đồng, rất thận trọng khi dùng con chữ. Như vậy, người Việt ít dùng đại từ sở hữu, giới từ và thậm chí một số động từ mang tính giới từ như động từ to be trong tiếng Anh hay étre trong tiếng Pháp.
Lão Tử là người nước Sở, tức là một tộc Việt cổ, chung với chúng ta về ngữ pháp, phát âm, chung nền văn hoá.... chứ không nói ngược như người Hán kiểu "cơm ăn tôi", vì vậy nên đọc sách như người Việt vẫn đọc là hợp lý nhất.
Nếu thế thì cuốn Đạo Đức Kinh còn bao nhiêu từ? Như nước Anh hiện đại với cả thế giới chỉ có 600 từ và Lão Tử chắc chắn phải sử dụng ít hơn 600 con chữ.
Tại sao lại có nhiều từ mới? Đó là các đời sau bổ xung vào. Mình được một ông bạn vong niên người TQ tặng cho một cuốn Đạo Đức Kinh được viết vào đời Nguyên. Nội dung có thay đổi một chút, tuy vậy cũng trước Hegel tới 6 thế kỷ. Do cuốn sách được nhiều đời bổ xung, chỉnh lý cho nên người đọc cũng không nên gò bó bởi trật tự các câu.  
Như vậy Đạo Đức Kinh không phải do một con người viết ra, nó được các thế hệ liên tục bổ xung, chỉnh sửa hàng ngàn năm. Chỉ có thể nắm bắt được nội dung chính của tác phẩm khi người đọc nên bỏ qua các chi tiết bị thêm vào hay những âm tiết bị trùng hoặc quá hiện đại. Triết học đòi hỏi càng đơn giản càng dễ hiểu.
Phải chăng, chính vì lý do đó mà trong khi học nghiên cứu sinh tại Đại học phương Đông, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “C. Mác là nhà triết học vĩ đại của phương Tây, nhưng phương Tây không phải là CẢ THẾ GIỚI”. Điều gì đó khiến ta càng nên nghiên cứu Lão Tử.         
Ta đọc Đạo Đức Kinh như thế nào?
“Cố thường vô dục dĩ quan kỳ diệu; Thường hữu dục dĩ quan kỳ kiếu” - Cụ Lão Tử hóm thật, đọc sách phải từ tốn, phải suy xét, không “nghiến ngấu” như tiểu thuyết được, triết học là phải ngấm, phải “giác ngộ”, mỗi lần một ít thôi. Không nên “tầm chương trích cú”. Triết học là từ cái đơn giản nhất chứ không phải sự hỗn độn.
Hãy tư duy theo kiểu người Việt, theo ngữ pháp người Việt, theo ngôn ngữ Việt và ...thật đơn giản. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Đọc kỹ trước khi comment
Bạn Trỗi là những người chính trực, vì vậy bạn cần dùng chính danh để viết nhận xét. Bạn có thể click vào tiêu đề bài viết để xem toàn bài, ô cửa sổ cuối bài là nơi để bạn viết nhận xét của mình. nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa.
Các bạn có thể chèn Ảnh hoặc video clip trực tiếp vào Phần nhận xét bằng cách copy URL ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment