Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

Bà Phạm Chi Lan mong rằng CP sẽ...

5 thách thức đặt ra với Chính phủ mới:
Bất ổn kinh tế vĩ mô, tham nhũng, nhóm lợi ích, chênh lệch giàu nghèo và chủ quyền là 5 thách thức cần Chính phủ giải quyết trong nhiệm kỳ mới để đưa đất nước vượt qua vùng "nguy hiểm", theo chuyên gia Phạm Chi Lan."Tôi cho rằng nhiệm kỳ 5 năm tới của Chính phủ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với vận mệnh của đất nước. Cũng vì thế mà nhiệm vụ và thách thức với Thủ tướng cũng như bộ máy điều hành mới vô cùng nặng nề.

Hai công an xịn đánh nhau ác liệt giữa phố.

Mọi người hãy chiêm ngưỡng hình ảnh hai anh CA thật - đang vờn nhau giữa phố.
Đại diện Phòng PC67, Công an TP.HCM xác nhận, người tấn công CSGT (thượng sỹ Văn Thành Luân) là lính nghĩa vụ của 1 đơn vị CSCĐ đóng trên địa bàn Q.Thủ Đức, TPHCM.
Vì bị thượng sỹ Văn Thành Luân (công tác tại đội CSGT Hàng Xanh) dừng xe kiểm tra hành chính khi điều khiển xe gắn máy không đội nón bảo hiểm mà người thanh niên đã liên tục chửi thề, dùng tuýp sắt mang theo sẵn trên xe gắn máy để tấn công quyết liệt thượng sỹ Luân.
Trong khi xảy ra vụ việc, 1 người phụ nữ bán nước gần đó đã níu áo người thanh niên hung hãn và thậm chí nhiều người đi đường dừng lại can ngăn nhưng không hiệu quả.
Thậm chí sau màn “quyết đấu” với thượng sỹ Luân ngay giữa phố, người thanh niên hung hãn lại tiếp tục cầm dao đi vào trụ sở đội CSGT Hàng Xanh để tìm CSGT này hỏi chuyện và chỉ chịu bỏ đi khi không tìm được thượng sỹ Luân. (thật quá côn đồ, hết dạy )
Theo VietNamNet, ngay sau khi xảy ra vụ việc thì đại diện đơn vị CSCĐ (nơi người thanh niên hung hãn đang công tác) đã có gặp gỡ lãnh đạo của đội CSGT Hàng Xanh để dàn xếp. (hay chưa ?)
P.V VietNamNet đã liên lạc vào ĐTDĐ của thượng sỹ Văn Thành Luân nhưng không được. Theo một số cán bộ chiến sĩ công tác đang tại đội CSGT Hàng Xanh, sau khi xảy ra vụ việc, chính vì e ngại đụng chuyện với người trong ngành nên thượng sỹ Luân cũng không muốn tiếp xúc với ai, đặc biệt là báo chí, còn theo tôi hiểu, phải đến mùa Quýt năm sau mới có thể gặp nhau hỏi chuyện, vì Họ dấu nhau như Mèo dấu C...;
Này PV VietNamNet: hãy đợi đấy!!! Vậy là sau vụ CA đạp vào mặt dân, giờ là CA uýnh CA, không thiên vị nhé. Các vị cứ hay chê CA hoài.



Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

Tàu Cao tốc

Báo chí thế giới vừa đồng loạt đưa tin về tai nạn đường sắt cao tốc tại Trung quốc . Vụ việc xảy ra lúc 20 giờ 34 phút giờ địa phương ngày 23/7 tại thị trấn Song Tự, thành phố Ôn Châu thuộc tỉnh Triết Giang. Mà theo tin ban đầu đã có 39 người chết, 192 người bị thương. Người ta mô tả rằng hai đoàn tầu đã đâm vào nhau.  Tân Hoa Xã dẫn lời các lính cứu hỏa tại Ôn Châu cho biết đoàn tàu mang số hiệu D3115 đi từ thủ phủ Hàng Châu của tỉnh Triết Giang tới thành phố Ôn Châu. Khi đi qua địa phận thị trấn Song Tự, đoàn tàu đã bị sét đánh làm cho mất điện và dừng đột ngột, trước khi bị đoàn tàu D301 đâm vào phía sau. Bộ Đường sắt Trung Quốc cho biết 2 toa của tàu D3115 và bốn toa của tàu D301 đã bị trật khỏi đường ray.  Bốn toa của tàu D301 đã rơi khỏi cầu từ độ cao 20 đến 30m.
 Vụ tai nạn đang được người Trung quốc  điều tra tìm nguyên nhân gây tai nạn và đã được thông báo  là do “Lỗi thiết kế” Từ nguyên nhân ban đầu là do sét đánh gây mất điện.
  Tuy nhiên, việc giới chức đường sắt Trung quốc vội vã cho chôn lấp tại chỗ một toa tàu và công bố sớm sủa  việc kết thúc tìm kiếm. Nhưng sau đó lại tìm thấy một em bé còn sống đã dấy lên một làn sóng phản đối. Người thân của nạn nhân không chịu nhận bồi thường lên đến 500,000 NDT mà đòi  làm rõ nguyên nhân tai nạn, họ nghi ngờ đã có sai sót trong thiết kế con tàu.
..” Những phản ứng giận dữ tiếp tục lan rộng khắp Trung Quốc về phản ứng của chính phủ sau vụ va chạm chết người của tàu cao tốc vào cuối tuần trước, nỗi giận dữ ngày một lên cao kể cả khi hoạt động đã được nối lại trên tuyến đường cao tốc bị ảnh hưởng.”
“Mặc dù các phóng viên Trung Quốc đua nhau chạy tới hiện trường, nhưng không một tờ báo lớn nào đề cập tới vụ việc trên trang nhất hôm sau. Một người sử dụng Sina Weibo, tương đương như Twitter của Trung Quốc, đã lên tiếng về việc này  Ngày càng có nhiều phương tiện truyền thông xã hội cung cấp cho hàng triệu người Trung Quốc những thông tin nhanh nhất, hình ảnh cũng như những lời bình luận chỉ trích gai góc, những sự cảm thông chia sẻ mất mát.
Vào thời điểm Bộ Đường sắt Trung Quốc tổ chức cuộc họp báo đầu tiên sau hơn 24h xảy ra vụ tai nạn, người dân không chỉ chứng kiến những báo cáo về các hành khách mắc kẹt trong đoàn tàu tối tăm hay hình ảnh một toa tàu "treo" đung đưa từ thành cầu - họ còn thấy nhiều xe ủi vội vã nghiền nát các toa xe đã rơi xuống đất và chôn vùi đi đống đổ nát.
Đổ lỗi
"Làm sao chúng tôi có thể lấp liếm một vụ tai nạn mà cả thế giới đã biết về nó?", một người phát ngôn đường sắt tên là Vương Dũng Bình nói. "Họ nói với chúng tôi là chôn vùi toa xe để tạo điều kiện thuận lợi cho nỗ lực cứu hộ - và tôi tin đây là lời giải thích".
Vương có vẻ "kiệm lời" khi các phóng viên yêu cầu ông giải thích về sự thật một bé gái còn sống được đưa ra khỏi đống đổ nát sau 20h xảy ra vụ việc và rất lâu sau khi nhà chức trách tuyên bố không còn dấu hiệu của sự sống trong các toa tàu. "Đó là một phép màu", ông nói.”
Đó là đoạn trích đăng trên VNN. Cho thấy có điều gì đó khuất tất trong  Hệ thống và kỹ nghệ đường sắt cao tốc Trung quốc. Rõ ràng người ta đã muốn mau chóng che lấp vụ việc. Vói ý định không để ảnh hưởng đến việc khuếch trương  “Kỹ thuật đường sắt cao tốc Trung quốc” ra thế giới.
Ngẫm người mà nghĩ đến ta. Ý định làm đường sắt cao tốc tại Việt nam đã có một thời được người ta làm ầm ĩ. Nếu không có sự phản đối của dư luận, chắc chắn một nhà thầu TQ nào đó sẽ thắng thầu, “kỹ thuật tiên tiến” vừa làm xẩy ra tai nạn  có đến 99% sẽ được thi công ở Việt nam.  Khi đó, không biết điều gì sẽ xẩy ra.

 

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

Năm Cam phản công? hehe!


Thứ tư, 27 Tháng 7 2011 08:15

"Dư luận đang đồn tôi bỏ vợ và đang sống với vợ bé, có 5 căn biệt thự từ Bắc chí Nam. Vợ chồng tôi chẳng có gì đáng giá ngoài mấy mảnh ruộng và đàn heo vài chục con" - Trung tướng Nguyễn Việt Thành nói.

Sau sự kiện ba sĩ quan công an tỉnh Tiền Giang từng tham gia vào Ban chuyên án điều tra vụ án Năm Cam vừa bị khởi tố, bắt giam vì có những sai phạm; nhiều tin đồn ác ý đã hướng về phía Trung tướng Nguyễn Việt Thành - nguyên phó Tổng cục trưởng Tổng Cục cảnh sát Bộ Công an, nguyên Trưởng Ban chỉ đạo điều tra vụ án Trương Văn Cam (Năm Cam).
Xem tiếp tại đây

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

Thành kính tưởng nhớ 27.7.2011

Ngày 27.7 năm nay, Quảng Trị thành kính dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ thành cổ Quảng Trị. Bức ảnh trên có ít người tượng trưng, anh Lê Bình K5, Lê Minh và anh Chính còi K5 sao không thấy hình nhỉ ?
Bạn Trịnh Thúc Doanh vẫn còn nằm đó nơi con sông mang tên Hãn mà hiền lành, mọi người qua lại hàng ngày vẫn nhớ tới bạn:
"Đò xuôi Thạch Hãn, ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước,
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm".

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

Quán Cóc



Quán cóc! Trong chúng ta có ai một thời xa xưa chưa từng ngồi quán cóc, loại hình dịch vụ đặc biệt chỉ ở Việt nam mới có. Nó được sản sinh ra trong thời chiến tranh ở miền Bắc Việt nam, và phổ biến ở cả nông thôn và thành thị. Bà quán với vài chiếc ghế nhỏ, một ấm nước nhỏ, vài chiếc cốc nhỏ, một cái điếu cày. Vậy là đủ để người Việt, dù là một anh công nhân, một chị xã viên hợp tác, cậu học sinh, tên du đãng hay chú bộ đội đều có thể dừng chân uống chén nước, ăn điếu thuốc lào, tán láo và bàn luận chuyện trên trời dưới biển. Quán cóc đã đi vào hành trang người lính như một nỗi nhớ quê hương da diết mỗi khi dừng chân nơi xó rừng, góc núi xa xôi. Và có lẽ cả những người đi ngược hướng sang trời Tây, giữa phồn hoa đô hội, cũng đôi lúc nhớ về quán cóc như một kỷ niệm đẹp.
Và bây giờ, thế kỷ hai mốt này, quán cóc vẫn tồn tại, vẫn là nơi kiếm sống của một số bà con. Nó là nơi tụ tập của dân đề đóm, cũng không thiếu những ông già bà cả, những bác cựu chiến binh hay cả những chàng trai ngồi quên cuộc đời đen bạc. Họ ngồi và cuộc sống vẫn không ngừng hối hả trôi qua bên họ, những mảnh đời ghép lại vội vã minh chứng cho một đất nước không biết bao giờ mới qua hoạn nạn.
Chỉ thương những bà mẹ mất con, những người vợ mất chồng, những đứa con mất cha, và cả những cựu binh ngày nào trở về từ chiến tranh đang bươn chải khắp các nẻo đường đất nước.
Ngày 27-7, ngày tôn vinh những người con đã hy sinh vì tổ quốc, vẫn còn đâu đó một cuộc chiến bị cố tình quên lãng. Xin thắp một nén hương, thành kính dâng lên hương hồn các liệt sỹ, mong các anh mau siêu thoát ở chốn Vĩnh Hằng.

Mời các bạn xem video clip Quán cóc với lời chú thích ảnh:

Quán cóc! Vỉa hè phố nhỏ
Đơn sơ và giản dị thôi!
người đi, ai ai cũng vội
ai ngồi vẫn ngồi thảnh thơi!

Bàn chân em tôi bước vội
Ngoài trời vẫn còn mưa rơi
Có ai đang chờ đang đợi
Mà em vui thế em ơi?

Quán cóc! Có mẹ ngồi chơi
Sao ánh mắt còn ngấn lệ
Mỏi mòn ngóng đợi đàn con
Mải mê theo mùa chiến dịch
Lâu quá chưa về con ơi!

Quán cóc một chiều phố tôi
Bác già tóc bạc màu vôi
Dấu thời gian in khuôn mặt
Một thời chinh chiến xa rồi

Bây giờ mỗi chiều buồn rơi
Chén trà hết đầy lại vơi
Xót thương bao người đồng đội
Bỏ thân rừng núi xa vời

Quán cóc, cậu trai chưa già
Âm thầm nhìn người lại qua
Đăm chiêu như người trăm tuổi
Thương mình nhọc nhằn bôn ba

Quán cóc! Chỉ còn một mình
Phố buồn, đời người phiêu linh
Quán cóc, còn trong kỉ niệm
Ân tình giấu mãi......... vào tim.

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

10 "ngón đòn hiểm ác"

Thứ hai, 25 Tháng 7 2011 07:02
(GDVN) – Từ việc mua móng trâu, rễ hồi, ốc bươu vàng tới việc săn lùng gỗ sưa rao giá bạc tỷ hay sẵn sàng thu mua phế liệu với giá cực cao – những hành động tưởng như vô thưởng vô phạt nhưng lại ẩn chứa những dụng ý sâu xa của lái thương Trung Quốc.
>> Lùng cây đinh lăng khắp miền quê VN bán sang Trung Quốc
Nhiều năm trở lại đây, người dân Việt Nam (VN) đã nằm lòng những câu chuyện xoay quanh việc tận thu hàng hóa một cách rất "khó hiểu" của người Trung Quốc (TQ). Đã có thời, thương lái TQ đi khắp các chợ ở vùng quê VN thu mua rễ hồi. Ngay sau đó, một chiến dịch triệt phá rừng hồi, một dược liệu quý hiếm của VN, đã diễn ra.

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011

Điều tất yếu của lịch sử, ngày mới sang trang.
























Hôm nay, hơn 2.000 con người yêu nước dũng cảm đã có ngày biểu tình. Đoàn ngự tại nơi xung yếu nhất của thủ đô là nơi có Vua Lý Thái Tổ đứng.
Băng rôn, khẩu hiệu đầy đủ với 74 anh hùng ls của VNCH, 64 anh hùng ls của QĐNDVN trong chiến trận Hoàng Sa, Trường Sa, cùng khẩu hiệu ủng hộ Quốc hội VN thì có bố thằng nào mà dám động chạm vào, lỡ có một thằng khùng nào đó thôi, sẽ lập tức bị Vua Lý vặn cổ ngay tức khắc.

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011

Câu đố trong tuần, giải nhất là một bó hoa chính hiệu đó.
















Hoa nở đỏ vườn ở các xã Tiền Phong, Tri Lễ, Đồng Văn (huyện Quế Phong, Nghệ An).

Cần xem lại tư cách anh CA này.

Mới có mấy năm không chịu sự quản lý của ban LĐ mà anh này đã trở thành đối tượng được CP Mỹ lên án nặng nề. (Phạm Nhất Trung K5)


Anh TM bên BTMT Gộc đã chụp được tận tay hành động này, mong ACE ta có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời, hòng giữ lại nhân tài cho CM.


Bằng chứng không thể chối cãi về vi phạm nhân quyền:


Anh CA Bình Định đang "Sờ gáy" Giới trí thức , văn nghệ sỹ"



Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

Thăm Mỹ yên


Cảnh quan nhìn từ ủy ban xã, đi chừng vài trăm mét nữa sang phía tay phải là khu gốc đa hiệu bộ, đi sâu chút nữa vào trong Trại cau. K4 tít sâu trong chân núi. Suối Chì k5 nghe nói ở chếch phía sau tấm ảnh.
Đại diện k4, k5 dự lễ tiễn anh Quang nghỉ công tác: Minh Sơn, Hồng Hải, Khánh Vân, Văn Tuấn, Hữu Thành

Một ngày bình yên


















"Suối nước trong xanh,
soi bóng anh
và bóng em".
Cảnh cũ người xưa tái hiện hôm nay, ngày về thăm Mỹ Yên thanh bình.

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011

Công nhận dân ta giỏi thật, nhận diện đối thủ chuẩn xác.


Cập nhập thông tin giúp anh 3Chai cho chính xác.

Anh trung tá Canh nói với cấp dưới là đại úy Minh: mày ra táng bỏ mẹ thằng kia cho tao, nó là thằng dân yêu nước nhất đấy.

Đau quá, không nói gì thêm được nữa





Hình 1 của Associated Press. Các hình sau của bloggers Việt.

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

Thư zãn với từ " ĂN" trong tiếng Việt

 Nói chuyện biển đảo đau đầu, bây giờ chuyển mục sang tán phét cho ... thư giãn, chợt thấy người Việt mình rất trọng cái ăn, vậy xin nói chuyện về việc từ ăn được dùng thế nào, và mức độ quan trọng của nó ra sao.

Ăn là quan trọng lắm, từ anh phó thường dân đến anh Vua đều phải ăn. Người xưa nói “ Có thực mới vực được đạo”, tức là có ăn  đã mới làm gì thì làm. Một trong những câu các bậc chăn dân thường nói là “ Nước lấy dân làm gốc- Dân lấy cái ăn làm đầu” không có cái ăn thì dân chết, mà dân chết thì nước mất gốc, mất gốc thì mất cả nước luôn, ý tứ nó thế.
Nói vậy để thấy cái ăn chi phối mọi thứ. Thôi miễn bàn đến “Nước” có cần “Gốc” hay không, nó đi vào chính trị rồi, mà đi vào chính trị là dành cho cỡ VIP, các nhân vật quan trọng, họ cho dân sống chết thế nào là không phải việc của mình. Chỉ nói đến chuyện rất lạ là không ở đâu trên thế giới có loại ngôn ngữ được ghép với từ” ăn” như trong tiếng Việt. Vậy nên nói chuyện đó cho vui, có khi được góp ý mà vốn từ vựng lại thêm phong phú. Nhỡ có hôm nào hăng cà, cãi nhau với bà xã còn có cái để gân cổ lên chứ không nhẽ cứ nhịn mãi !!!
 Qủa là trong tiếng Việt mình, động từ “ĂN” được sử dụng và ghép với rất nhiều từ khác để thành một từ mới. Cái này hầu như không có trong ngôn ngữ nước ngoài. Bạn thử hình dung từ “Ăn mặc” trong tiếng ta mà cũng được ghép lại, ví dụ như tiếng Anh chẳng hạn, nó thế nào nhỉ : “Eat  wear..”  Chẳng ra cái gì cả. Nhưng trong tiếng ta nó được chỉ cho một cái phong cách của ai đó. Ví dụ người bố nói ..” ăn mặc (hoặc ăn bận) gì luộm thuộm thế!” để cảnh báo  người con búi xùi trong trang phục ra đường của mình. Nhưng người Anh không ghép từ eat vào với từ wear như vậy được.  Vậy nhưng tiếng Việt mình có rất nhiều.  Công khai cướp giật của người khác thì gọi là “ăn cướp”, nhưng làm việc đó một cách bí mật thì gọi là “ăn trộm” . Lừa lúc người ta không để ý mà thò tay móc thì gọi là “ăn cắp”. Người mang chức quyền, có kẻ  đến đút lót cho được việc, lòng tham nổi lên mà nhận thì gọi là “ Ăn hối lộ”,  bốn  cái từ này cùng một duộc với nhau cả.
Cái việc cưới hỏi cũng dính đến từ ăn,  nhà trai đến nhà gái hỏi vợ cho con gọi là “ Ăn hỏi” mà đến khi làm tiệc cưới  để hai trẻ về sống chung thì khách khứa bảo nhau đi “ Ăn cưới” . Nhà có đám ma hoặc kỷ niệm ngày mất của người thân thì mời khách khứa đến “ăn giỗ”, cũng là ăn cỗ đấy nhưng trong nhà đám thì không được nói vậy, nhỡ nói chệch “ăn giỗ” ra “ ăn cỗ” là phiền toái, không khéo hóa ra đi ăn việc vui!



 
Người sống nhờ vào người khác gọi là “Ăn bám.” Ông quản lý đơn vị xà xẻo tý tiêu chuẩn của anh em gọi là” Ăn bớt “. Tay quản lý đó lại đồng lòng với hội đồng quân nhân, đồng lòng với mấy ông anh nuôi rút bớt tiêu chuẩn gạo của lính thì gọi là “Ăn cánh” với nhau. Ngày xưa ở đơn vị bộ đội, tiêu  chuẩn mỗi thằng lính 21 kg gạo một tháng mà quanh năm đói, bây giờ cả nhà năm sáu miệng ăn cũng chỉ hết chừng đó, He he! Chắc có bọn nào ăn cánh với nhau bớt xén đi chớ sao!


Thuở tráng niên, gặp phải lúc kinh tế khó khăn, đói bỏ mẹ, gặp cái gì xơi được là ăn tuốt, chẳng kiêng khem gì mà sao người vẫn khỏe. Bây  giờ  có tuổi, thấm nhuần câu tham thực cực thân nên bày đặt “ăn kiêng”, “ăn chay” . Không dùng đến thìa ,đũa mà dùng tay xơi thì gọi là ăn bốc. Ăn  chay mãi nên không đủ chất, thỉnh thoảng chén thêm thịt chó thì hành động đó được gọi là “ăn gian” tức là ăn gian với quyết định của chính mình vậy!!! “ăn chắc” nhất là tránh xa hàng thịt chó, thằng nào rủ rê cũng không đi, đi thì “ăn giải” gì đâu? Chỉ tổ thêm bệnh Gút. Hehe!
Từ ăn được dùng khá phổ biến cho hành động không phải của người, ví dụ dùng để biết mức độ tiêu tốn nhiên liệu của một chiếc Auto, người ta nói xe này ăn tốn xăng. Cái tàu hỏa này ăn tốn than. Tiền thì ai cũng thích, đại gia dùng để bao gái, tiểu gia thì “ăn lương” (tiền) của cơ quan thì chỉ dám uống thêm vại bia là may, lấy đâu ra nhiều để thỉnh thoảng ra ngân hàng đổi ra đô : “hôm nay một đô “ăn” bao nhiêu đồng VN?”

Thậm chí ngủ với gái, chẳng dính dáng gì đến ăn mà lại bảo là “ăn nằm” , hành động đó có vẻ phản bội vợ nên anh nào đứng đắn lại có tý “ăn năn”. Nhưng thói xấu không bỏ được, lần sau đi cô khác thì có vẻ “ăn tạp”. Cái từ này cũng được dùng cho cậu quan nào hay ăn hối lộ,  tiền Việt, đô hay vàng bạc, xơi tất, quan xã còn nhận hối lộ cả rổ khoai lang!! thế cũng gọi là” ăn tạp”hay “ăn bẩn “
Xem ra ở Việt nam ta đúng là tôn cái ăn lên hạng nhất, bây giờ ra phố, thấy hàng ăn nhậu mọc lên như nấm sau mưa, cả dân tộc ra phố, toàn dân nhậu nhẹt, chắc cho bõ mấy chục năm chinh chiến liên miên, ai có việc đi qua viện K, thấy dân chúng nhốn nháo ra vào chữa bệnh đông như trẩy hội thì cũng đừng lấy làm lạ.Oài!



Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011

Cái chết dưới tay Trung Quốc

Peter Navarro
http://www.vanhoanghean.com.vn/goc-nhin-van-hoa/nhin-ra-the-gioi/2845-chet-duoi-tay-trung-quoc-hay-la-trung-quoc-nhung-hieemr-hoa-ky-3-.html

"Chúng ta có 600 con sông ở Trung Quốc, 400 trong số này đã bị chết bởi ô nhiễm… chúng ta sẽ phải gửi ít nhất 300 triệu người (Hoa) tới Phi Châu trước khi chúng ta bắt đầu chứng kiến kết cục các vấn đề nghiêm trọng của chúng ta" (“China Safari”).

...

“Các công ty Trung quốc đang trả lương cho người lao động rẻ mạt và bắt họ làm việc nhiều giờ hơn; làm sao có thể kỳ vọng họ làm khác hơn khi ở nước ngoài? Với hơn 6.700 thợ mỏ Trung Quốc chết vì tai nạn mỗi năm (khoảng 17 người chết/ngày) …. Làm thế nào có thể kỳ vọng các liên doanh Trung quốc có thể làm tốt hơn phần còn lại của thế giới? … Trung Quốc đã phá hỏng hệ sinh thái và môi trường sống của chính họ trong quá trình hiện đại hóa nhanh chóng; làm sao có thể kỳ vọng họ có đủ lương tri để thực hiện các kế hoạch làm ăn thân thiện và bảo vệ với môi trường kiểu phương Tây tại những nơi khác?” - Wenran Jiang, University of Alberta

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

Lửa thiêng

Kính tặng hương hồn anh Phạm Nguyễn






Chưa xin phép anh Tuấn Linh. Lẽ ra phải đưa lên trang BTK3, nơi có bài thơ nguyên tác của anh ấy vừa đăng hôm qua. Nhưng tôi không có quota bên đó, xin phép được đưa lên trang K5. Chắc là Kháng Trường sẽ tìm thấy.

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011

NGỤY VĂN THÀ VÀ ĐINH NGỌC DOANH


Tuổi Trẻ 14-9-2009 : Liệt sĩ thiếu tá Ngụy Văn Thà hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo HQ-10 của hải quân Sài Gòn và đồng đội đã anh dũng hi sinh bảo vệ đảo Hoàng Sa (cùng các chiến hạm khác : HQ-4,HQ-5,HQ-16) trong trận hải chiến đẫm máu với tàu Trung Quốc xâm lược ngày 19-01-1974.










Liệt sĩ Đinh Ngọc Doanh, Trung úy Hải Quân NDVN, quê Ninh Bình, cùng các đồng đội anh dũng hy sinh khi bảo vệ Bãi Đá Gạc Ma, quần đảo Trường Sa, trước tàu Trung Quốc xâm lược 14/3/1988. Ảnh của anh chụp với con gái Đinh Mỹ Lệ trước khi lên đường đi vào Vòng Tròn Bất Tử.





Đinh Mỹ Lệ và ông Lữ Công Bảy, nguyên Thượng sĩ Hải Quân VNCH tham gia trận Hoàng Sa trên chiến hạm Trần Khánh Dư HQ-04, cùng đi thăm gia đình liệt sĩ Ngụy Văn Thà và liệt sĩ Nguyễn Thành Trí, hạm phó của Ngụy Văn Thà.





ĐẰNG SAU HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA CHỈ CÓ MỘT TỔ QUỐC LÀ VIỆT NAM.

ĐẰNG TRƯỚC HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA CHỈ CÓ MỘT KẺ THÙ LÀ QUÂN XÂM LƯỢC TRUNG QUỐC.




KHÔNG THỂ GỌI NGỤY VĂN THÀ LÀ NGỤY
Trần Mạnh Hảo


Người yêu nước không thể nào là ngụy
Người chết vì nước như anh không thể nào là ngụy
Nhưng anh : Là Ngụy Văn Thà
Anh- hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo
Lao thẳng vào tàu giặc cướp
Tên anh còn mãi với Hoàng Sa
Biển vật mình thét đại bác
Giặc bủa vây chiến dịch biển người…
Lửa dựng trời dìm tàu giặc
Máu anh cùng đồng đội ngời ngời
Ôm chặt tàu
Ôm chặt đảo
Anh hóa thành Tổ Quốc giữa trùng khơi
Gió mùa đông bắc gào khóc
Ngụy Văn Thà
Mãi mãi neo tàu vào quần đảo
Tổ Quốc ngoài Hoàng Sa
Trận chiến ba mươi phút
Tượng đài anh là phong ba
Đỉnh sóng khói hương nghi ngút
Biển để tang anh bằng sóng bạc đầu
Quần đảo nhấp nhô mộ phần liệt sĩ
Linh hồn anh hú gọi đất liền
Ngụy Văn Thà
Tên anh không phải bài ca
Tên anh là lời thề độc :
- Phải giành lại Hoàng Sa
Sóng vẫn vồ lấy đảo…

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

Chuyện thầy giáo Tôn Ngộ Không

Tác giả: Trần Đình Trợ
Giáo viên trường THPT Hương Sơn Hà Tĩnh
http://www.vanhoanghean.com.vn/

Tổ sư chống tiêu cực trong làng giáo, chính là thầy Tôn Ngộ Không.
Tôn Ngộ Không vốn là đứa trẻ bị bỏ rơi trên tảng đá ở bờ khe. Một đạo sĩ đem về nuôi dạy thành tài. Giận mẹ bỏ rơi mình, suốt đời Ngộ Không thề không thèm dính tới đàn bà. Sau này ông Ngô Thừa Ân không hiểu, lại viết rằng Hành Giả lưỡng giới và nứt ra từ núi đá.
Tôn Ngộ Không nối nghiệp thầy, làm nghề dạy học. Thầy Tôn vừa dạy các phép biến hóa, vừa truyền cho học sinh tính anh hùng nghĩa hiệp của mình.
Thuở đó, giáo dục cũng lắm chuyện tiêu cực, y như sau này. Anh giáo Tôn là người cương trực, nên đã lên tận Bộ giáo dục, hồi đó gọi là Thiên đình, để khiếu kiện. Kiện không thành, lại thầy bị đức vua Như Lai tống ngục. Mãi sau vua tha, cho làm thanh tra giáo dục, kiêm phó đoàn đi lấy sách giáo khoa. Đó là kiểu “diệt rồi dùng” và “dùng rồi diệt” để đối phó những kẻ có tài mà ngang ngạnh. Kiểu dùng người này, lưu truyền đến mãi bây giờ.
Chuyện kể về đoàn thanh tra của Ngộ Không, thị sát các trường và lấy kinh sách, được ông Ngô Thừa Ân ghi chép và bịa đặt thêm, thành truyện “Tây Du Ký” trứ danh.
Thửa đó, đạo học hành cũng từa tựa bây giờ. Học thành tài, có thể đi mây về gió. Tu nhân tích đức nên chính quả, có thể trường sinh bất tử. Chỉ có điều, nay còn có thêm khoa học kĩ thuật hỗ trợ.Cho nên, có khi bọn thất học lại hô phong hoán vũ giỏi hơn kẻ học hành. Lũ vô lại, lại hưởng trường sinh bất tử trước các thần tiên. Chính vì thế, đạo học ngày càng suy.
Anh giáo Tôn Ngộ Không, đơn thương độc mã lên kiện trên Thiên đình. Đầu tiên bị Ngọc hoàng lỡm, cho làm Bật mã ôn, tức là chân chăn ngựa. Sau lại cho làm Tề thiên đại thánh. Càng một chức "hữu danh vô thực". Mới biết, người trên dùng hư danh mị kẻ dưới, là chuyện có tự ngày xưa.
Đoàn thanh tra, mới chỉ có một anh giáo con nhà nòi dốt nát, cộng vài cựu quan chức vướng kỉ luật. Trưởng đoàn Đường Tăng hiền lành, nhưng chữ nghĩa thì đặc cán mai. Hỏi gì khó, là thầy Đường Tăng đánh trống lảng, nói vấn đề này phức tạp lắm còn phải nghiên cứu. Chống chế kiểu này, các lãnh đạo dùng mãi đến nay vẫn thấy kiến hiệu.
Thành viên thứ hai, Trư Bát Giới cũng tướng thiên đình. Do gái gú rượu chè quá độ, nên chuyện vở lỡ, thiên đình giáng làm thanh tra, dẹp dư luận. Người thứ ba, Quyển Liêm đại tướng Sa Tăng, hạng võ biền hành nghề giáo, nên chữ nghĩa chẳng đáng là bao.
Vì thế, thầy Tôn ta được tha, lại bổ chân phó thanh tra, để “tăng cường chuyên môn”. Đoàn thanh tra được giao nhiệm vụ phải kinh lý khắp các trường, rồi sang Tây Trúc thỉnh sách giáo khoa luôn. Vua Như Lai cẩn thận, niềng ngay trên đầu anh giáo Tôn bất trị một cái niềng kim cô. Nếu không nghe lời trên, sẽ khấn chú kim cô, riết cho anh phòi óc. Cách dùng người tài kiểu này, có từ thưở khai thiên lập địa. Vua Như Lai cũng chỉ là làm theo người xưa.
Đoàn thanh tra thị sát hết động yêu này đến hang quỷ khác. Trường học thời đó, gọi là các động yêu quái. Câu “Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò” xuất xứ chính từ thời này.
Hóa ra mấy anh động chủ làm bậy, lại toàn là người nhà của thiên đình. Giáo Tôn nhiều phen khốn đốn, vì bọn tay trong. Nhất cử nhất động, chúng như đi guốc vào bụng đoàn thanh tra. Sắp lật mặt chúng, thiên đình lại cho người rỉ tai bảo tha, rút kinh nghiệm thôi.
Duy có một lần, có tay Sói sáu tai là không có ô dù, hóa ra lại là một tay có tài. Mà anh ta cũng chỉ phạm mỗi tội là dám đóng giả làm thầy Tôn thanh tra. Diệt xong kẻ láo xược, cả thầy Tôn lẫn Như Lai lại tiếc, là Công cuộc thanh tra của Tôn tổ sư chẳng chống được ai. Ngược lại, cứ gặp chuyện tiêu cực, là thầy lại bị niệm chú chổng vó. Khi thì bị nấu trong lò bát quái, khi bị bỏ vào hồ lô, hay bị ném vào túi càn khôn. Bọn yêu quái thời nào mà chẳng sẵn bảo bối.
Trong truyện Tây Du Ký, vì sợ đụng chạm, tác giả bỏ qua rất nhiều chi tiết. Hiệu trưởng Hồng Hài Nhi say rượu đốt cháy trường Hỏa Diệm Sơn. Mà Hông Hài Nhi là cháu Ngọc Hoàng, nên đám cháy trường được ghi là cháy tự nhiên.
Lại chuyện thanh tra ở trường nữ sinh Tây Lương. Gặp một chốn toàn gái xinh, đoàn thanh tra viện cớ, nâm lại mấy tháng liền. Khi Tôn Ngộ Không phát hiện ra cô giáo lẫn nữ sinh của trường đồng loạt dính bầu, thì sự muộn rồi. Trưởng đoàn Đường Tăng và hai đồng nghiệp Trư Bát Giới, Sa Tăng lấm la lấm lét nhìn thầy Tôn, rồi ấp a ấp úng nhờ cứu giúp. Thầy Tôn hiểu ngay sự tình quả là nghiêm trọng. Mấy ả gái Tây Lương, cũng khéo mua chuộc thanh tra. Nếu không vì bản tính căm ghét đàn bà từ nhỏ, thì thầy Tôn cũng dính dùng mỹ nhân kế rồi.
Tôn Ngộ Không nát óc tính kế. Rồi cùng bàn bạc với một thầy lang, mà mình vừa lén mời về từ một vùng rất xa. Hai người lập kế, cho mấy ông háu gái thì uống lá bã đậu. Lại cho mấy cô nữ sinh lăng loàn thì uống thuốc trục thai. Rồi phao lên chuyện, do uống nhầm phải nước sông Hoài thai, nên ai cũng dính chửa. Nay uống thuốc, là nước giếng Tiêu thai, thì sẽ khỏi ngay. Hồi ấy chưa giáo dục giới tính, nên chuyện hoang đường ấy cũng qua được.
Gần đây ở Hà Giang, bác Sầm Đức Xương cũng gặp chuyện tương tự. Sếp họ Sầm năm lần bảy lượt định chứng minh, mình và mấy đứa con gái sinh chuyện ấy với nhau, chẳng qua do uống nhầm nước sông Hà giang. Không may gặp phải thời dân trí cao, thời mà chỉ mươi tuổi, mọi người đã biết cái cách để làm cho nhau chửa đẻ. Vì vậy, dù thầy Xương cứ kêu mãi, vẫn không ai tin lời thầy.
Lại nói chuyện công việc lấy sách giáo khoa, còn gọi là lấy kinh thư. Ai đời, đến hai vị đại thủ thư A Nan, Ca Diếp ăn hối lộ cái bát tộ vàng, còn cố ý làm ướt rồi xé mất mấy trang kinh. Bọn giữ kinh sách, dễ “ăn dày” nhất mỗi khi có chuyện “lấy kinh” mới. Vì thế, những kẻ tham lam trong giáo dục, cứ chăm chắm vào chuyện thay sách.
Chuyến thanh tra và lấy sách đầy bất trắc ấy, rồi cũng kết thúc. Như Lai ban cho trưởng và phó đoàn lấy kinh các danh hiệu cao nhất của nhà giáo thời bấy giờ. (Kiểu như danh hiệu NGND và NGƯT của thời nay ấy!). Bốn ông thanh tra ngày nào, nay đều thành tiên thành phật. Họ ngồi mát bát vàng, hưởng hương hoa ngày lễ ngày tết, đủ sung sướng quanh năm.

* * * * * * * * * *

Từ lâu, thầy Tôn gia nhập cõi bất tử, xa lánh việc triều chính. Nhưng thầy vẫn là Đấu Chiến Thắng Phật, coi sóc công cuộc chống tiêu cực trong giáo dục hạ giới.
Sáng ngày khai trường hàng năm, Tôn lão sư mở cặp mắt lửa ngươi vàng nhìn xuống trần. Ngài tìm trong các buổi lễ trên sân trường, rồi nhai lông tơ, phù phép thổi xuống. Thầy giáo nào có chút khí phách, một tiểu Tề Thiên Đại thánh vô hình sẽ nhập vào hồn. Riêng lông tơ bản mệnh sẽ nhập vào nhân vật đặc biệt. Nhân vật đó, coi như là hóa thân chính Tôn Ngộ Không.
Những đại danh sư như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn chính là những chân truyền nhân của Mỹ Hầu Vương. Những hậu tổ sư nghề giáo này, là hiện thân của Đấu Chiến Thắng Phật. Các vị đó là những tinh tú của đạo học, sáng cả muôn đời sau.
Nhưng hóa ra, Phật pháp vô biên không thắng nổi tương khắc ngũ hành. Vòng kim cô cũng biến hóa theo, niềng chặt từng tiểu Tôn Hành Giả. Số vòng kim cô biến ra lại nhiều hơn số Tiểu thánh. Các Đấu Chiến Thắng, bị vòng kim vô khống chế, thường vừa mới “Đấu”, đã nhận lấy “Chiến Bại”. Xưa Tôn Ngộ Không tả xung hữu đột, đánh trời quậy biển, phá âm phủ địa tào, cũng chưa nên công trạng gì. Công cuộc chống tiêu cực của các Hành giả con ngày nay, chỉ là sự vùng vẫy vô vọng giữa đủ loại vòng kim cô.
Gần đây, thầy Đỗ Việt Khoa ở Vân Tảo, thầy Lê Đình Hoàng ở Nam Đàn 2, thầy Nguyễn Thượng Long ở Hà Nội, thầy Võ Hải Bình ở Lê Quý Đôn...được thầy Tôn chọn làm truyền nhân. Hành Giả muốn các thầy giáo đó, thay mình dóng lên hồi trống “hai không” trong giáo dục. Không ngờ, họ lần lượt bị bọn yêu quái làm hại. Kẻ bị đuổi việc, người bỏ nghề, số còn lại bị vô hiệu bằng đủ "trò con nít" của lũ tiểu tinh.
Những “người hùng chống tiêu cực", mang trong mình các Tiểu thánh ngày càng thưa thớt. Lông tơ Mỹ Hầu Vương mọc không kịp và cũng yếu đi theo tuổi tác. Bọn yêu quái thời nay, dùng kim cô loại rẻ hàng Tàu, cũng khắc chế các Tiểu thánh dễ dàng.
Thần lực của Tôn Lão sư ngày càng sa sút. Bảy mươi hai phép biến hóa dần dần bị vô hiệu. Phép "Cân đẩu vân" bị qua mặt đã đành, thần thông như "Phép rút đất", nay bọn hàng xã cũng thành thạo. Chúng rút đất công nhanh gấp vạn Tôn lão sư. Họp hành bầu bán thì ai cũng biết trước kết quả, nên trò "Đoán trước tương lai" cũng vứt xó. Trò "Khắc xuất khắc nhập" mấy đồ vật của Ngộ Không, chẳng nhằm nhò gì so với việc nhập trường tách trường ngày nay.
"Con mắt lửa ngươi vàng" ngày xưa nhìn ngay ra yêu quái. Nay bản lĩnh bọn "tân yêu quái" quá cao cường. Gái cave lẫn trong gái nhà lành, Tôn lão còn khó chỉ ra. Nói chi đến việc phát hiện đám tham quan trong giáo giới.
Lại nói chuyện kinh sách. Ngày xưa, đoàn lấy kinh của thầy Tôn, băng đèo lội suối, ăn nhờ ở đậu, để lấy kinh văn. Khi buộc phải hối lộ, chỉ mất mỗi cái bát tộ vàng. Kinh sách dù chưa toàn vẹn, cũng rách có mấy trang cuối.
Ngày nay, bọn Nam Tào Bắc Đẩu mới, ti toe đòi viết kinh sách, nên không đi lấy kinh ở ngoại thiên nữa. Soạn kinh sách quả là sung sướng, được đi mây về gió, lại được tiêu tốn hàng vạn bát tộ vàng. Thế mà chúng viết ra toàn thứ kinh vớ vẩn. Tự viết ra chưa ráo mực, chính họ lại chê ỉ chê eo và xin được viết lại. Triều đình cũng làm ngơ để cùng nhau chia chác. Mới đây, lại bày đặt đòi bảy mươi ngàn tỷ để thay kinh mới. Tôn lão sư ngồi tính, bảy nươi ngàn tỷ, mua được cả một dãy núi toàn bát tộ.
Gần đây, thấy tình hình thi cử lại có vẻ yên ắng, Ngộ Không bèn thử một phép mới. Thầy hóa thân vào một cô giáo ở Tiền Giang, tham gia chấm thi. Vừa ngày đầu, thầy đã tá hỏa tam tinh, không ngờ nội tình thi cử ngày nay, nát hơn cả ngày xưa. Các tiểu quái không phá thi công khai như thời thầy Khoa. Mà nay các đại quái lộng hành cấu kết với nhau lũng đoạn trường thi. Chúng phá âm thầm, không phải người trong cuộc, không thể vạch mặt chúng.
Thu được bằng chứng trong tay, sợ thiên đình lại “xử lý nội bộ”, cô Đỗ Thị Lê - tức là Hành Giả hóa thân, bèn đem công khai trước công luận.
Đòn phép bạch hóa mọi sự này, của thầy Tôn quả là hiệu quả. Bọn yêu quái rơi mặt nạ, thiên hạ thảy đều ngạc nhiên và phẫn nộ, thiên đình thì lúng túng như gà mắc tóc. Đức kim thượng, tức bộ trưởng giáo dục, phải đứng ra xin lỗi muôn dân.
Nhân dân phẫn nộ, thiên đình đứng ra xin lỗi qua quýt, rồi sự thể sẽ ra sao?. Thầy Tôn đã thu phép thuật, quay về trời. Số phận của ngành giáo dục, cũng như của truyền nhân Đỗ Thi Lê, trước nanh vuốt các yêu nhân vừa bị cô vạch mặt là không thể đoán trước được. Thầy Tôn cũng khó lòng bảo vệ hóa thân của mình, dù thầy là Đấu Chiến Thắng Phật, dù thầy chuyên coi sóc chuyện chống tiêu cực trong giáo dục. Bọn tiểu nhân thời này, không những nhiều phép thuật hơn, mà còn thù dai hơn ngày xưa.
Phải chờ vào tôn ý của mười tám vị La Hán và đức Phật Như Lai thôi. Mọi chuyện rồi như thế nào, xem hồi sau sẽ rõ.

(

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

Mỹ và Trung Quốc, ai hiểu Việt Nam hơn?

Điều lố bịch nhất trong bài viết đăng trên Thời báo Hoàn Cầu là giọng điệu “tư vấn”: “Việt Nam đừng hão huyền về viễn cảnh sẽ được che chở và tăng cường sức mạnh từ Mỹ, nếu cố tình lên gân và xung đột quân sự với Trung Quốc”. 
(ĐVO) Việt Nam thấu hiểu quan niệm “không có đồng minh vĩnh viễn cũng không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích dân tộc là vĩnh viễn”.

 Bạn mười sáu chữ tư vấn:  Trung Quốc: Mỹ chẳng tốt gì với 'hổ ẩn mình' Việt Nam

Từ cuối tháng 6/2011, Mỹ đồng thời tiến hành 2 cuộc tập trận quy mô ở Đông Nam Á. Một cuộc tập trận mang tên CARAT với Philippines ngoài khơi đảo Palawan, một cuộc tập trận mang tên Iron Teak 2011với Indonesia tại căn cứ không quân Abdurahman Saleh, Đông Java.

Dự kiến, sau các cuộc tập trận, Hải quân Mỹ còn có hoạt động chung nhằm thúc đẩy quan hệ, trao đổi chuyên môn với các nước Đông Nam Á. Loạt hoạt động này được coi là cách mà Mỹ thể hiện sự có mặt ở khu vực mà nước này có nhiều lợi ích, đặc biệt là vấn đề thương mại hàng hải.

Trùng với thời gian diễn ra các cuộc tập trận, ngày 5/7, trang tiếng Trung của tờ Thời báo Hoàn cầu đăng tải bài viết “Mỹ có “tử tế” nếu can thiệp quân sự tại biển Đông?” Bài viết đưa ra nhiều nhận định của ông Zhu Fangyin, chuyên gia thuộc Viện Khoa học quân sự Trung Quốc.

Trong đó, nội dung tập trung phân tích, đánh giá vai trò của Mỹ trong khu vực, đưa ra cảnh báo đối với việc Washington can thiệp vào vấn đề biển Đông, đặc biệt là biện pháp quân sự.

Đồng thời, bài viết còn tỏ thái độ “khuyên bảo”, thực chất là cảnh cáo tới các quốc gia Đông Nam Á, trực diện là Việt Nam và Philippines, những nước mà theo ông Zhu Fangyin, “sẽ thất vọng tràn trề” nếu đặt hy vọng vào mối quan hệ với Mỹ.

Không chỉ có vậy, ông Zhu Fangyin còn nhận xét, sự “thân mật bất ngờ” của Mỹ khiến nhiều người lầm tưởng nước này “vô tư giúp đỡ và sẵn sàng đứng ra bênh vực” cho các nước trong tranh chấp biển Đông vì đây “chỉ là một lá bài trong chiến lược của Washington tại châu Á”, xuất phát từ “lợi ích chiến lược của Mỹ”.

Bên cạnh đó, ông này còn nhắc nhở Washington nếu “cổ vũ quá đà” sẽ khiến Việt Nam, Philippines như những “con hổ ẩn mình”, “vùng dậy và tuột khỏi tầm kiểm soát của Mỹ”.

Điều lố bịch nhất trong bài viết đăng trên Thời báo Hoàn Cầu là giọng điệu “tư vấn”: “Việt Nam đừng hão huyền về viễn cảnh sẽ được che chở và tăng cường sức mạnh từ Mỹ, nếu cố tình lên gân và xung đột quân sự với Trung Quốc”.

Truyền thống dựng nước và giữ nước để lại cho Việt Nam nhiều bài học quý báu. Trong đó, bài học lớn nhất là độc lập, tự chủ. Trong lịch sử hiện đại, để đối đầu với Đế quốc Mỹ suốt 30 năm ròng, Việt Nam đã nhận được nhiều sự trợ giúp của bạn bè quốc tế, trong đó có Trung Quốc.

Thế nhưng, nếu chỉ trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài, nhân dân Việt Nam không thể nào hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Bởi hơn ai hết, dân tộc Việt Nam thấu hiểu quan niệm “không có đồng minh vĩnh viễn cũng không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích dân tộc là vĩnh viễn” đã và đang chi phối các mối quan hệ quốc tế cùng với lịch sử đất nước của mình như thế nào.

Trong bối cảnh Mỹ đang xúc tiến các hoạt động hợp tác với các nước Đông Nam Á, có thể thấy mặt bên kia của những lời “khuyên bảo”, “cảnh báo” thực chất là sự e ngại trước mối quan hệ đang có nhiều tiến triển giữa Mỹ và các nước trong khu vực. Đây chính là tiền đề cho việc đa phương hóa giải quyết các tranh chấp ở biển Đông, cũng là điều mà Trung Quốc không hề mong muốn và luôn tìm cách né tránh suốt thời gian qua.

Bước vào kỷ nguyên mới, đối thoại và hội nhập, độc lập, tự chủ không đồng nghĩa với chủ nghĩa biệt lập. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy với các nước trên thế giới, đồng thời, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Việt Nam luôn chủ trương giải quyết các vấn đề tranh chấp thông qua con đường đàm phán hòa bình, trên nguyên tắc bình đẳng, các bên cùng có lợi.

Do đó, Việt Nam nhìn nhận sự phối hợp các bên có lợi ích đan xen trong vấn đề biển Đông thể hiện thái độ trách nhiệm với an ninh chung trong khu vực, kiềm chế các lực lượng bá quyền gây hấn, khiêu khích mưu đồ áp đặt luật chơi ích kỷ và thách thức luật pháp quốc tế.

Nhìn lại lịch sử, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Mc Namara từng than thở: “Mỹ không thắng được ở Việt Nam vì Mỹ không hiểu Việt Nam”. Là người Trung Quốc, sống trong một quốc gia có vị trí địa lý gần gũi, quan hệ lâu đời với Việt Nam, lại là chuyên gia của Viện Khoa học quân sự, chuyên nghiên cứu những vấn đề có tính chiến lược, chẳng lẽ ông Zhu Fangyin lại không hiểu lịch sử Việt Nam bằng ông Mc Namara?

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

Lương mà không lương thì tất phải tìm cách có nhiều lương

Post bài báo của nước Úc để giúp anh 3Chai về sự vụ anh giai Lương mà không Thiện

Bộ CA VN đang bày tỏ muốn cùng ÚC xem xét vụ này mà chưa có thông tin chính thống, thật là tiếc khi báo của ÚC chỉ để tham khảo, nếu vậy thì còn tham khảo, còn tham....nhũng.

Một đại tá tình báo VN bị cáo buộc dính líu tới vụ tham nhũng in tiền polymer

Báo chí ở Australia ngày 4/7 loan tin các quan chức thương mại nước này đã gặp hoặc trao đổi với ông Lương Ngọc Anh, một đại tá trong cơ quan tình báo Việt Nam, 18 lần từ năm 1999 đến năm 2001 trước khi đề nghị một công ty in tiền của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Australia thuê ông ta làm trung gian trong cuộc dàn xếp dẫn tới vụ hối lộ lớn nhất Australia.

Ông Lương Ngọc Anh cũng bị tình nghi là đóng vai trò quan trọng trong vụ hối lộ do hai công ty Securency và NPA thuộc Ngân hàng Dự trữ Liên bang Australia dàn xếp.

Tuy nhiên, cho tới nay, ông Ngọc Anh chưa bị chính quyền Việt Nam thẩm vấn và Hà Nội vẫn từ chối giúp Australia trong cuộc điều tra quốc tế này.

Các cựu quan chức ngoại giao và thương mại của Australia xác nhận rằng Ðại sứ quán Australia tại Hà Nội biết rõ thân thế ông Lương Ngọc Anh là một đại tá trong cơ quan tình báo thuộc Bộ Công an Việt Nam khi cơ quan thương mại của Australia đề nghị công ty Securency bổ nhiệm đương sự và Công ty CFTD của ông ta làm đại lý cho Securency vào năm 2002.

Một công ty Australia trả tiền cho một quan chức nước ngoài làm trung gian là phạm pháp.
Số tiền chi cho ông đại tá này lên tới 20 triệu đô la Australia, phần lớn là trong các khoản hối lộ.

Đổi lại, ông Ngọc Anh giúp công ty Securency giành một hợp đồng khổng lồ in tiền polymer cho Việt Nam để thay thế tiền giấy.

Ngoài ra, công ty Securency cũng bị tố cáo là đã hối lộ cựu Thống đốc Ngân hàng trung ương Việt Nam, Lê Đức Thúy, qua việc cho con trai ông này học bổng sang học một trường đại học cao giá của Anh.
.
Theo báo The Age của Australia

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011

Lương đ* thiện.


Báo "The Age" bữa trước đã tố cáo quan chức các công ty in tiền của Úc hối lộ ông Thống đốc NHNN VN Lê Thất Đức thông qua môi giới là ông Lương Đ* Thiện. Các công dân Úc Myles Curtis, John Leckenby, Mitchell J. Anderson, Peter S. Hutchinson, Barry T. Brady, và Rognvald Marchant đã phải hầu tòa ở Melbourne cuối tuần trước rồi, vậy mà tờ báo này vẫn chưa dừng lại. Phóng viên báo này cho biết mặc dù đã được cảnh báo từ lâu rằng ông Lương là một đại tá tình báo VN, các quan chức Úc vẫn tiếp tục đi đêm với ông ta. Khoản hối lộ chuyển cho ông Lương Đéo Thiện này là khoảng 20 triệu đô, không biết đã tính cả khoản học phí cho con thống đốc đi du học Anh Quốc chưa.

Nghĩ mà thương quá mấy bác già dành dụm từng chục ngàn tiền lương hưu để góp đá cho Trường Sa! Có lẽ nên đề nghị Bộ trưởng Lê Doãn Hợp trao giải thưởng lớn cho mấy tờ báo Úc về việc dẫn đầu phong trào báo chí chống tham nhũng ở VN thì may ra sự việc mới bớt nóng.

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2011

Bài hát cho người lính biển

TT - Hà Nội. Sáng thứ bảy, ở một góc phố nhỏ yên bình, nghe Bay qua biển Đông sẽ nôn nao nhớ biển, nhớ những cơn sóng vỗ và nhớ người lính ở Trường Sa.
Một bài hát cho người lính biển, dữ dội và mãnh liệt bởi những giai điệu rock: Những cơn gió ướt mặn, ngoài kia biển đen sóng vỗ. Những cơn mưa âm thầm, ướt đôi bờ vai. Những chiến sĩ biên thùy, ngày đêm ghìm chắc tay súng. Son sắt một lòng tình yêu đất nước thiêng liêng...
Có những tình yêu đã bay qua biển Đông sóng vỗ, bay qua mênh mông mù khơi đến với những người lính biển để Trường Sa không còn xa trong tâm tưởng:
Những góc phố yên bình, nụ hoa nở trong sương sớm
Những cháu bé đến trường hát vang bài ca
Vẫn dõi mắt trông về người anh ở nơi biên giới
Gửi gắm một niềm tin yêu tha thiết bao la
Mời Nhạc sỹ BacHai xem và nghe ở đây


Bay Qua Biển Đông
Sáng tác: LÊ VIỆT KHÁNH
***
Những cơn gió ướt mặn, ngoài kia biển đen sóng vỗ
Những cơn mưa âm thầm, ướt đôi bờ vai
Những chiến sỹ biên thùy, ngày đêm ghìm chắc tay súng
Son sắt một lòng tình yêu đất nước thiêng liêng

Nơi quê hương thanh bình, thành đô phồn hoa lấp lánh
Những mái ấm êm đềm, bữa cơm đầm ấm
Vẫn dõi mắt trông về, người con ở nơi biên giới
Gửi gắm một niềm tin yêu tha thiết bao la

Bay qua biển Đông
Mênh mông trùng khơi
Gửi miền biên cương xa xôi những ân tình
Biển xanh lấp lánh, hải âu tung cánh
Trường Sa nơi ấy có anh

Bao nhiêu tình thương
Bay qua đại dương
Gửi người chiến sỹ biên cương trái tim nồng cháy yêu thương
Cho dẫu sóng gió muôn trùng phong ba cách xa…


Những góc phố yên bình, Nụ hoa nở trong sương sớm
Những cháu bé đến trường, hát vang bài ca
Vẫn dõi mắt trông về, người anh ở nơi biên giới
Gửi gắm một niềm tin yêu tha thiết bao la

Bao nhiêu tình thương
Bay qua đại dương
Gửi người chiến sỹ biên cương trái tim nồng cháy yêu thương
Cho dẫu sóng gió muôn trùng phong ba cách xa…

Thanh niên Việt Nam
Không bao giờ quên
Ngàn năm bao nhiêu anh linh nước nam hào khí vinh quang
Cho mỗi tấc đất
Mẹ hiền yêu thương
Mãi luôn
………………………
Biển xanh lấp lánh,
hải âu tung cánh
Trường Sa nơi ấy có anh

Bao nhiêu tình thương
Bay qua đại dương
Gửi người chiến sỹ biên cương trái tim nồng cháy yêu thương
Cho mỗi tấc đất
Mẹ hiền quê hương dấu yêu
Mãi luôn NGỜI SÁNG

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011

ĐỒ THIỆT HAY ĐỒ CHƠI?

Có người thả bài này vào hòm thư 3Chai. Đem ra nhờ các bác đọc và đánh giá giùm họ nói thiệt hay dỡn (Chỉ là ý kiến tham khảo thôi đấy nhá).

NGỠ RẰNG ĐỒ THẬT HÓA ĐỒ CHƠI
Nguyễn Xuân Nghĩa


Một tháng sau khi biểu diễn khả năng cô hồn cao độ với việc uy hiếp Đông hải, Bắc Kinh quay ra hăm he Hoa Kỳ.

Chẳng là sau khi họp với Phụ tá Ngoại trưởng Đặc trách Á châu Thái bình dương của Hoa Kỳ tại Hawaii, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc lên lớp côn đồ: “có những quốc gia đang đùa với lửa” - xin phiên dịch rằng đó là Phi Luật Tân và Việt Nam. Sau đấy, Thứ trưởng họ Trương liếc qua phía Mỹ: “và tôi mong rằng Hoa Kỳ không bị phỏng tay vì chuyện đó”. Ngon!

Đã đành là ngon rồi, vì tuần tới Bắc Kinh sẽ cho hạ thủy “tầu sân bay” đầu tiên của mình. Gọi là chơi nổi để góp mặt với đời trên biển Đông.

Nhưng chưa ai biết là hàng không mẫu hạm này có… nổi không và việc thử nghiệm là gì. Thử máy xem có chạy không, hay là còn thử cho máy bay cất cánh và hạ cánh?

Trong khi chờ đợi thì hãy nghĩ đến truyện… “hồn Trương Ba, da hàng thịt” với màu sắc Trung Hoa. Rất khôi hài ảm đạm!

***


Năm 1985, Liên Xô cho thiết kế một hàng không mẫu hạm, hạng Admiral Kuznetsov.

Năm 1988, chiến hạm đó được khởi công và sau này đặt tên là Varyag. Đến năm 1992 thì mọi việc bỗng ngưng - vì Liên Xô sụp đổ. Chiến hạm có xác mà không hồn: trông thì rõ là hàng không mẫu hạm mà bên trong chưa có hệ thống điện tử!

Khi Liên Xô tan rã, Cộng hòa Liên bang chia của cho các nước Cộng hoà tách khỏi liên bang, chiếc Varyag được gán cho Cộng hoà Ukraine - như một của nợ. Và được Ukraine kéo lên ụ làm thịt bên bờ Hắc hải! Ruột gan tanh bành, không có máy, chẳng có cánh quạt, chân vịt, hay hệ thống điều dụng. Nó trở thành khối thép vô dụng, được cho bán đấu giá năm 1998.

Đấy là lúc các đấng con trời đỏ xuất hiện. Dưới dạng con buôn Hong Kong, của một hãng lữ hành.

Họ nhảy vào cò kè mặc cả và đấu giá rồi chi ra 20 triệu đô la để mua về cái vỏ tầu mà xứ Ukraine cho là đồ phế thải. Chẳng sao, năm đó Thiên triều đang chuẩn bị việc Macao “hồi quy cố quốc”. Cho nên lý do chính thức là kéo chiếc Varyag vô hồn này về làm sòng bạc nổi trên mặt nước! Mà nội một chuyện kéo cái vỏ tầu này qua mấy đại dương và eo biển về Hoa lục cũng mất gần hai năm.

Họ phải thuê một hãng Hoà Lan với thủy thủ đoàn Phi Luật Tân chạy lòng vòng trong Hắc hải qua vịnh Bosphorus rồi xuyên kênh đào Suez không được – không ai cho một con tầu chết đi qua hải lộ hiểm yếu này – nên phải trở qua eo biển Gibraltar, xuống tận mũi Hảo Vọng của Phi Châu mới về đến Châu Á… Một cuộc hành trình lịch sử chỉ kết thúc vào cuối năm 2001, gây tốn kém hơn 30 triệu đô la và rất nhiều giấy mực của báo chí.

Về đến nơi thì chiếc Varyag không ghé Macao mà lên thẳng Liêu Ninh, nằm ụ trong quân cảng Đại Liên.

Nơi đây, chiến hạm Varyag - sản phẩm thuộc diện đồng nát của Liên Xô thời tàn lụi, thuộc diện phế thài của xứ Ukraine thời khủng hoảng – bắt đầu thoát xác. Nó trở thành tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc với tên mới là Thi Lang, tên của viên Đô đốc đã “giải phóng” Đài Loan vào thời Mãn Thanh. Mất 10 năm tròn cho việc đỏ da thắm thịt này!

Bây giờ, Trung Quốc có đồ chơi mới, nên hăm Mỹ là coi chừng phỏng tay!

***


Nói về việc thành hình một hàng không mẫu hạm, người ta nhớ trước tiên đến chữ "mẫu hạm".

Một chiến hạm đầu đàn, chung quanh trên dưới còn rất nhiều võ khí quái dị khác để bảo vệ và khai trển sức mạnh. Khi ra khơi thì đó là một đội quân hoàn chỉnh ngoài đại dương. Sau đấy mới là một sân bay ngoài biển, để phóng ra và thu vào các chiến đấu cơ có cánh cố định – không phải cánh xoay như trực thăng.

Một tập hợp như vậy đòi hỏi nhiều điều kiện phối hợp về tổ chức, kỹ thuật, liên lạc, kiểm soát rất phức tạp. Phải mất nhiều thế hệ thiết kế và huấn luyện mới xong.

Cho tới nay, những hình ảnh đầu tiên được tiết lộ về chiếc Thi Lang uy dũng này vẫn cho thấy nhiều của nợ ngổn ngang trên sàn bay. Còn việc máy bay lên xuống ra sao thì chưa ai biết… Dù sao, nếu cứ có động cơ để chạy ra chạy vào được vài cây số thì cũng đã là một thắng lợi vĩ đại.

Ngẫu nhiên sao, năm nay Hoa Kỳ lại kỷ niệm 100 năm ngày hạ thủy hàng không mẫu hạm đầu tiên của mình! Và các hàng không mẫu hạm thời nay của Mỹ đều sử dụng năng lượng siêu hạng: hai chục năm mới phải một lần… xạc bình điện!

Phần mình, sau 90 năm của ĐCS, từ thời “lập quốc” cách nay một vòng hoa giáp 60 năm, quân đội Trung Quốc chủ yếu là một lực lượng lục quân. Chiến pháp xứ này là lấy lượng làm phẩm, lấy quân số làm ưu thế - để trấn áp bên trong! Lục quân Trung Quốc ngày nay vẫn có chừng một triệu 600 ngàn lính, có trang bị áo quần súng ống đầy đủ. Đông lắm, nuôi không xuể, nhưng vẫn hát khúc quân hành cho vui vì là một đội quân cổ điển với võ khí lỗi thời. Mà vẫn vô dụng, vì khi hữu sự bên trong, xứ này vẫn cần tới công an võ trang, cảnh sát đặc biệt, v.v…

Hơn 700 ngàn nhân mạng chứ không ít.

Năm qua, việc ngân sách “nội an” cũng cao bằng ngân sách quốc phòng cho thấy ưu tiên của lãnh đạo: dẹp loạn bên trong hơn là bành trướng ra ngoài!

Không quân và Hải quân là những quân chủng mới chỉ được Bắc Kinh cho hiện đại hoá từ vài chục năm trở lại. Và hiện đại hóa với võ khí thụ đắc của Liên Xô trên đỉnh cao Xô viết, khi xứ này bắt đầu tan rã hơn hai chục năm trước! Binh đội của hai quân chủng này chưa tới 600 ngàn lính, còn thua lực lượng nội an. Siêu cường đại bá chưa có khả năng “giải phóng” – một định nghĩa khác của chữ “chiếm đóng” - bất cứ xứ nào nằm ngoài lãnh thổ cố hữu của họ. Muốn tái diễn một cuộc chiến tranh Triều Tiên với chiến thuật biển người thì chỉ can tội… sát sinh. Bắc Kinh rất hiểu từ cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991 khi Hoa Kỳ không tập và diệt gọn các sư đoàn ưu binh của Saddam Hussein.

Nhưng sức mạnh nào chỉ có quân số vì còn phải nói đến võ khí và kỹ thuật chiến tranh nữa chứ?

Thưa vâng: ngày nay, hơn 70% võ khí Trung Quốc vẫn lệ thuộc vào đồ nghề cổ lỗ của Nga sản xuất từ thời Xô viết, phần còn lại là học lóm, là ăn cắp và đôi khi bị cấy sinh tử phù khi đi ăn cắp mà không biết! Cho đến nay, giấc mơ đại cường hải dương của xứ này mới chỉ thành hình với hai chiến hạm duy nhất có khả năng viễn duyên và quả nhiên là đã… dám đi tuần tra ngoài khơi Somalia để cùng thế giới tham gia tiễu trừ hải tặc.

Bây giờ lại có Thi Lang!

Chúng ta sẽ rất lầm khi dựa vào Hoa Kỳ để khiêu khích Trung Quốc, như Bắc Kinh ám chỉ. Nhưng Trung Quốc sẽ rất lầm nếu đòi dằn mặt nước Mỹ để thu gọn Đông Nam Á vào trong túi.

Hãy nói về tương quan hai xứ đó: Hoa Kỳ và Trung Quốc có lãnh thổ tương tự, gần 10 triệu cây số vuông. Nhưng, Trung Quốc hơn Mỹ nhờ dân số nên… phải nuôi nhiều hơn Mỹ khoảng một tỷ người trên cùng một diện tích. Chỉ nội khái niệm “phải nuôi” ấy cũng là điều đáng kể. Hoa Kỳ có dân số hơn 300 triệu mà không bao giờ có chữ “nuôi dân”: người dân tự nuôi lấy mình và còn sản xuất dư thừa nông sản lương thực để nuôi xứ khác. Trung Quốc có một tỷ 350 triệu dân trên một diện tích tương đương mà đất khả canh thì hẹp và chưa bằng một phần ba của trung bình toàn cầu. Vặt mũi bỏ mồm là động tác truyền thống.

Làm sao đòi dọa nạt một quốc gia có truyền thống hải dương từ thời lập quốc và nay vẫn là siêu cường quân sự toàn cầu?

Bây giờ, chuyện dẹp êm nội loạn chưa xong, Trung Quốc còn đòi chinh phục thiên hạ! Bắc Kinh chỉ có thể uy hiếp và mua chuộc Hà Nội mà thôi. Vì sao không kín đáo thi hành việc đó như họ đã từng làm từ hai chục năm nay? Vì sao lại hung hăng dọa nạt và còn muốn cho Hoa Kỳ phỏng tay? Vì ta sắp có tầu sân bay?

Đúng là dịp may hy hữu cho Việt Nam tỉnh ngộ.

Trung Quốc định 'cắt cáp' lần ba?

Các nguồn tin chưa được kiểm chứng từ Việt Nam cho BBC hay một tháng sau vụ tàu Bình Minh 2, phía Trung Quốc lại có hành động định 'cắt cáp' của một tàu thăm dò địa chấn Việt Nam ngoài Biển Đông.
Sự việc xảy ra với tàu của PetroVietnam nhưng không để lại hậu quả vì, theo mô tả của ba nguồn tin khác nhau, "các tàu hộ tống của Việt Nam đã vào kịp thời".
Tàu của phía Trung Quốc vì thế đã đổi hướng nên hai bên không gây ra va chạm.
Một số nhà báo tại Việt Nam tin rằng đây là một lần nữa, Trung Quốc "thử nắn gân" phía Việt Nam đúng lúc các lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam chúc mừng "sinh nhật" 90 của đảng Cộng sản Trung Quốc.
BBC hôm 30/6 đã liên lạc với một quan chức PetroVietnam nhưng vị này từ chối trả lời điện thoại.
Cũng vì thời điểm bị coi là nhạy cảm, phía Việt Nam, theo một nhà báo giấu tên từ Hà Nội, không muốn công bố vụ việc cho báo chí.
Đến tối 1/7 giờ London, BBC cũng chưa ghi nhận được gì từ phía Trung Quốc xung quanh tin rằng chuyện này thực sự đến mức nào hoặc phía Trung Quốc coi đó là gì.
Lãnh đạo hai đảng cộng sản có vẻ như đang muốn làm giảm độ nóng của mối quan hệ sau hai vụ tàu Trung Quốc bị phía Việt Nam cáo buộc là "gây hấn".
Đặc biệt, một số nhà nghiên cứu Biển Đông tin rằng nơi xảy ra vụ "định cắt cáp" lần thứ ba gần với nơi tàu Viking của Việt Nam thuê bị phía Trung Quốc cắt cáp.
Trong các lần trước, phía Trung Quốc nói các vụ "va chạm" xảy ra trong vùng thuộc chủ quyền của họ, điều bị Việt Nam bác bỏ.
Mặt khác, phía chính quyền Việt Nam cũng lo ngại không khí bức xúc, đòi tiếp tục biểu tình phản đối Trung Quốc có thể diễn ra lần nữa vào cuối tuần này ở Hà Nội.
Vụ Bình Minh 02 xảy ra hôm 26/5 và vụ tàu Viking 09/6 đã gây ra nhiều phản ứng trong dư luận Việt Nam.
Trung Quốc hiện đang kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Báo Nhân dân cho hay Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam đã gửi điện mừng đến Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Trung Quốc nhân sự kiện này.
Tuy nhiên, bức điện của phía Việt Nam, trong các phần được trích đăng trên báo Nhân Dân, không thấy nhắc tới phương châm 16 Chữ Vàng cho quan hệ hữu nghị Trung-Việt.
Không rõ nguyên văn các trao đổi đối diện nhau của hai bên thời gian qua ra sao nhưng bản tin tiếng Anh của Tân Hoa Xã về chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn cũng không dùng chữ "đồng chí" để nói về Việt Nam.

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

“Phố người Hoa” và kiểu lý luận của chủ đầu tư


Chủ đầu tư xây dựng khu đô thị cho người Hoa ở TP. Bình Dương mới cho rằng báo chí thông tin sai lệch vì Đông Đô Đại Phố không phải xây dựng dành riêng cho người Hoa. Nhưng đáng tiếc, chính trang web của công ty này khẳng định điều ngược lại.
Phố người Hoa: Sự thật có hay không?
Ngày 29/06/2011, ngay sau khi đăng bài viết “Khi người Việt Nam xây dựng phố dành riêng cho người Hoa“, Tuần Việt Nam nhận được công văn số 93A/ Becamex- PKD của Công ty Becamex IJC gửi báo điện tử VietNamNet cho rằng, báo đã đăng tải những quan điểm chủ quan, thiếu chính xác, không đầy đủ và gây nên những hiểu lầm đáng tiếc về dự án Đông Đô Đại Phố.
Theo đó, văn bản của công văn cho rằng:
Dự án Đông Đô Đại Phố được thiết kế nhằm cung cấp các dịch vụ dành cho những doanh nhân, doanh nghiệp châu Á đang sinh sống và làm việc tại tại Bình Dương, không phải dành riêng cho đối tượng là người Hoa như bài viết đã đề cập.
Nếu người nước ngoài muốn mua nhà cũng phải tuân thủ các quy định về quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở theo pháp luật Việt Nam ban hành. Đông Đô Đại Phố không phải là dự án được xây dựng để bán riêng cho người Trung Quốc nhập cư như quý báo so sánh.
Công ty không dành sự “ưu ái” riêng cho cộng đồng người Hoa, và khẳng định rằng đây là dự án bất động sản mang tính thương mại dịch vụ, không mang bất kỳ môt yếu tố màu sắc chính trị, tôn giáo hay sắc tộc nào.
Công ty Becamex IJC còn “phản đối việc suy diễn những thông tin về định hướng phát triển dự án theo các hướng khác ngoài hướng thương mại và dịch vụ vừa kể trên”.
Trước văn bản kiến nghị của công ty Becamex IJC, chúng tôi buộc lòng phải truy cập đường link vào trang Web của chủ đầu tư. Tuy nhiên, rất đáng tiếc, những gì mà Tuần Việt Nam tìm hiểu được, không hề sai lệch so với những nội dung mà bài báo đã nêu, ngày 29/06/2011
Trang web của công ty Becamex IJC nói gì?
Để rộng đường dư luận và tôn trọng sự thật, Tuần Việt Nam chúng tôi xin trích đăng một số nội dung cơ bản, có ảnh kèm, mà trang web này đã quảng cáo cho chính dự án Đông Đô Đại Phố:

Đông Đô Đại Phố – China Town – TP mới Bình Dương. Phố người Hoa tại trung tâm Thành phố mới Bình Dương. Chủ đầu tư Becamex IJC.
Thứ hai, ngày 30 tháng năm năm 2011

Becamex IJC: Khởi Công Xây Dựng Trung Tâm Thương Mại Đông Đô – TP Mới Bình Dương

Được đăng bởi Đông Đô Đại Phố vào lúc 12:00
…Là tâm điểm nổi bật của dự án Đông Đô Đại Phố, trung tâm thương mại Đông Đô được xây dựng trên diện tích 8146 m2, có 3 mặt tiền giáp với đường lớn rộng 35m, cao 3 tầng với đầy đủ các dịch vụ kinh doanh thương mại như khu bán thời trang, đồ gia dụng, điện tử, nội thất khu ẩm thực và giải trí, được thiết kế sang trọng hài hoà giữa phong cách hiện đại mà vẫn mang đậm nét kiến trúc truyền thống của người Hoa.
Toàn cảnh buổi lễ khởi công xây dựng trung tâm thương mại Đông Đô ngày 22.05.2011
Sự kết hợp tài tình trong cách bố trí màu sắc và những biểu tượng truyền thống của người Hoa, tượng trưng cho sự thịnh vượng, vương giả và trường tồn với thời gian. Phối cảnh trung tâm thương mại Đông Đô
Bên lề buổi lễ, rất nhiều khách hàng có mặt tại buổi lễ đã bày tỏ niềm tin tưởng vào một khu đô thị phồn thịnh và sầm uất bậc nhất tại thành phố mới Bình Dương sắp được hình thành trong tương lai không xa.
Anh Quốc Tuấn- một trong những khách hàng đầu tiên đến tham dự cho biết ” Tôi đã nghiên cứu và đầu tư rất nhiều dự án tại Thành phố mới Bình Dương. Nhưng lần đầu tiên, tôi nghe nói đến một dự án được thiết kế dành riêng cho người Hoa. Tôi đã quyết định đến tham quan và tìm hiểu thêm thông tin về dự án Đông Đô Đại Phố và đã thật sự bị thuyết phục bởi những lối thiết kế rất sang trọng mang phong cách truyền thống của người Hoa và trên hết những tiện ích xung quanh mà dự án đem lại”
Theo ông Lương Ngọc Tiến – Giám đốc Kinh doanh và Phát triển dự án Becamex IJC cho biết : ” Một khu đô thị sẽ không có “sự sống” đúng nghĩa nếu như không có đầy đủ các dịch vụ cộng đồng và tiện ích xã hội. Chính vì vậy, chúng tôi quyết định sẽ khởi công xây dựng trung tâm thương mại Đông Đô song song với việc triển khai những hạng mục khác của dự án, để khi bàn giao nhà cho khách hàng cũng là lúc các dịch vụ tiện ích quan trọng được hoàn thành, đảm bảo cuộc sống tiện nghi và đẳng cấp cho những cư dân sinh sống tại Đông Đô Đại Phố.”
…Đông Đô Đại Phố là dự án khu đô thị thương mại đầu tiên dành cho người Hoa tại thành phố mới Bình Dương, được xây dựng trên tổng diện tích rộng 26ha, với tổng vốn đầu tư hơn 6,5 nghìn tỉ đồng chia thành nhiều phân khu chức năng như nhà phố, văn phòng, khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại.
Với vị trí đắc địa – gần trung tâm hành chính- chính trị, trung tâm văn hoá, cách chùa Bà Thiên Hậu chỉ 80m, và nhiều dịch vụ tiện ích khác như phố đi bộ, khu ẩm thực, siêu thị, sau khi hoàn thành, Đông Đô Đại Phố sẽ là khu thương mại phồn thịnh và sung túc bậc nhất tại thành phố mới Bình Dương, góp phần làm thay đổi diện mạo khu vực và là cầu nối thương mại giữa Bình Dương và quốc tế.

Những câu hỏi tại sao?
Nếu bạn đọc, đọc được những dòng quảng cáo trên, liệu họ sẽ nghĩ gì về bản chất của dự án Đông Đô Đại Phố- như chính website này tự quảng cáo, là “dành cho người Hoa tại thành phố mới Bình Dương”. Xin lưu ý là ngay cái tên gọi dự án- Đông Đô Đại Phố- cũng khó có thể gọi là một cái tên thuần Việt, ngay trên đất nước Việt Nam.

Ảnh chụp màn hình lúc 17h ngày 30/6/2011, website của Becamex IJC.

Cũng ngay sau khi đăng tải bài báo trên, rất nhiều bạn đọc của Tuần Việt Nam đã email và đặt câu hỏi: Tại sao phải xây dựng một khu phố người Hoa mà không phải của một dân tộc nào khác ở ngay trung tâm đô thị được giới thiệu là “trung tâm hành chính” trong tương lai của một tỉnh?

Và cũng trong thời buổi Internet đến tận từng ngõ ngách, mọi thông tin rất khó có thể dấu kín. Sự trung thực trong kinh doanh, không chỉ ở việc làm, mà còn ở ngay lời nói, một lần nữa lại được đặt ra. Có khi không cần phải trên bàn đàm phán giữa các đối tác làm ăn, mà chỉ cần trên một trang web nhỏ của một công ty, hay một công văn nhỏ gửi báo điện tử.

Tại sao không để một khu phố rất đặc trưng như vậy hình thành theo quy luật sinh tồn như vốn có của nó từ hàng nghìn năm nay trên khắp thế giới? Liệu người Việt Nam có bị bắt buộc không được bén mảng đến đây (trên chính đất nước Việt Nam) như tại một Casino quốc tế ở Đà Nẵng, hay một sân gofl ở ngay địa đầu Móng Cái? Đây là những câu hỏi bình thường, chỉ là những nghi ngại vì đã từng có những sự việc tương tự xảy ra.
Tại sao chúng ta không để cộng đồng người Hoa sống hòa hợp và phát triển một cách tự nhiên cùng các cộng đồng người nước ngoài khác mà phải xây dựng khu dành riêng? v…v và v…v.
Đương nhiên, trong thời hiện đại này, kinh tế luôn gắn liền với văn hóa, giáo dục và an ninh xã hội. Đất nước ta đang sống trong thời điểm cực kỳ nhạy cảm. Những người làm doanh nghiệp không chỉ chạy theo lợi ích, mà còn phải khôn ngoan, và hiểu mình nên chọn lựa hướng kinh doanh như thế nào, để tránh những hệ lụy không đáng có.
Trong bài viết “Phố người Hoa- chính sách hay tầm nhìn?”, cũng đăng trên Tuần Việt Nam mới đây, ngày 30/6/2011, có một câu rất đáng suy ngẫm: “Nước mất, nhà tan” ai cũng biết nhưng câu nói ” mất giống thì mất nước” chắc ít người để ý.
Và cũng trong thời buổi Internet đến tận từng ngõ ngách, mọi thông tin rất khó có thể dấu kín. Sự trung thực trong kinh doanh, không chỉ ở việc làm, mà ngay lời nói, một lần nữa lại được đặt ra, có khi không cần phải trên bàn đàm phán giữa các đối tác làm ăn, mà chỉ cần trên một trang Website nhỏ của một công ty, hay một công văn nhỏ gửi báo điện tử.