Kính gửi anh chị em bantroiK5
Sau khi tốt nghiệp lớp 10,
chuẩn bị vào đại học, anh chị em được tuyển thẳng cả, còn mỗi mình và Nam Tiến
(Chào Mào) bị tống cổ khỏi quân đội. Nam Tiến suy tim nặng, còn mình 3 lần khám
đều không được, áp huyết chỉ có 90/45, cụ Thái thượng Lão Cơ, y sĩ đại đội
thủng thẳng: “Bệnh gì cũng vào bộ đội được, trừ bệnh của cậu – đi hành quân mà
đói, cậu tụt huyết áp xuống thì đơn vị mất 4 đứa đi khênh cậu – loại ra.” Mình
buồn hẳn, chỉ có Lâm Tắc ly là động viên: “Bọn mình đi đánh nhau thì cũng phải
có thằng ở nhà chứ, cậu ở nhà để bảo vệ”.
Ông
bạn cùng lớp nhưng mình coi như bậc đàn anh gọi mình ra tâm sự: “Cậu học ngành
gì thì học, đừng học Triết, cái môn
đó chỉ dành cho bọn trộm cắp, lừa đảo, lưu manh thôi,người đứng đắn không nên
học”
Thằng bé vào trường Đại
học thế nào lại học đúng môn Triết, lòng đầy hoang mang.
May mắn thế nào khi vào
tiếp quản Sài gòn kiếm được cuốn Đạo Đức Kinh của Lão Tử do nhà văn Nguyễn Hiến
Lê dịch và chú giải. Thật lạ, đọc theo bản dịch thì mình không hiểu, nhưng đọc
bản phiên âm thì hiểu rõ.
Đạo
Đức Kinh (tiếng
Trung: 道德經;) truyền thuyết là quyển sách do
triết gia Lão Tử - người nước Sở - viết ra vào khoảng năm 600
TCN (trước Tôn Tử và Khổng Tử 200 năm, trước đời Tần và Hàn Phi tử
khoảng 400 năm). Chữ Kinh (經) có tới 11 nghĩa,
nhưng nghĩa gốc là cuốn sách học.
Đệ
tử của Lão Tử là các danh nhân được xếp vào bậc nhất về lý luận quân sự - chính
trị, ví như Tôn Vũ với "Tôn tử Binh pháp" – cuốn binh pháp mà đến nay
vẫn được coi là sách gối đầu giường của những tướng soái trên thế giới và
Hàn Phi tử với cuốn "Thuyết Nan" – Sách gối đầu giường của những nhà
chính trị, ngoại giao, làm luật.
Sinh thời,
Georg Wilhem Friedrich Hegel (1770-1831) nhà triết học vĩ đại người Đức,
thày dạy của Karl Mark và Friedrich Engels, nổi tiếng về phép biện
chứng đã từng tuyên bố: "Nếu có một người châu Á nào xứng đáng được
gọi là nhà Triết học thì đó là Lão Tử".
Lão
Tử chỉ để lại cho đời sau 1 cuốn sách duy nhất mang tên "ĐẠO ĐỨC
KINH" với khoảng 5000 từ - Đó là cuốn sách mà Hegel cho rằng đó là cuốn
Triết học duy nhất của Châu Á cổ đại. Vậy Đạo Đức Kinh có nghĩa là sách Dạy về
Triết học của người cổ đại.
Nhưng
ý kiến sau đây còn lạ hơn: "Karl Mark là nhà triết học vĩ đại của Thế giới
phương Tây, nhưng ... phương Tây không phải là toàn bộ thế giới.” - Đó là tuyên
bố của Nguyễn Ái Quốc khi anh làm luận án tiến sỹ tại Đại học phương Đông -đối
với môn Triết học Mác xít - môn học duy nhất anh bị 3/5 điểm.
Đạo
đức đối với châu Âu là Moral (tiếng Pháp) hoặc Morality (tiếng Anh) chỉ
được sử dung trong phạm trù tâm lý, dùng để chỉ hành vi hay suy nghĩ
của một con người được xác định là sai hay đúng đối với các giá
trị xã hội.
Hình
như "Đạo Đức Hồ Chí Minh" mà ta quen gọi không phải theo nghĩa người
Anh hay Pháp dùng, chắc có ý nghĩa Triết học sâu xa hơn mà con cháu
lâu nay hiểu sai, muốn dùng khái niệm "Tư tưởng Hồ Chí Minh" cho
giống với "Tư tưởng Mao Trạch Đông...
Vậy Đạo
Đức - hay Triết học theo tư duy của người Châu Á là
gì?
Mình
định viết về đề tài này đã lâu lắm rồi nhưng hội Cafe ra quyết định cấm không
được viết. Muốn viết về Triết học thì phải vào rừng sâu, núi thẳm, tĩnh tâm mà
viếtm rồi cũng thành kẻ ấm đầu thôi. Hàng tỉ người đã đọc, dịch ra rồi, cậu
viết ra sẽ bị ném đá.....
Sách đã dạy: "Người nói thì không biết, kẻ biết thì không
nói". Theo anh chị em ta có nên viết ra không?
Trong Đạo Đức Kinh thì Lão Tử nói gì về trường hợp này?
Trả lờiXóa