Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

TRẦN THÁI TÔNG VÀ BÀI THƠ VÔ ĐỀ


Cuốn Đại Việt Sử kí do Vua Trần Thánh Tông giao cho bảng nhãn Lê Văn Hưu viết từ nhà Triệu đến nhà Lý là cuốn Chính sử đầu tiên của Đại Việt; khi hoàn thánh, Lê Văn Hưu được Thánh tông ban khen: Viết về lịch sử oai hùng của Dân tộc ta như thế là được.
Cuốn sử ấy đã bị Quân xâm lược nhà Minh mang về Trung Quốc, các nhà viết sử đời sau thường nói đến cuốn Đại Việt Sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên viết vào đời Lê và Đại Nam thực lục cúa nhà Nguyễn với quan niệm lịch sử nhiều nghiêng lệch.
Nhiều người đọc Đông Chu liệt quốc, Tam Quốc Diễn Nghĩa ... đó là các cuốn tiểu thuyết lịch sử được viết vào đời Thanh mạt, Nhà Trần được nhà Lý truyền ngôi là điều không phải bàn cãi, nhưng như thế nào lại là việc khác.
Triều Lý đã cơ bản xây dựng bộ máy hành chính, dưới vua là Tam Thái và Tam Thiếu, dưới là Tể tướng, Dưới Tể Tướng là Lục Bộ, Hàn Lâm Viện và Ngự Sử, Gián Quan.
Mô hình quan chế nhà Lý giống nhà Tống, xem Thuỷ hử ta thấy có 4 thái uý cùng nhiệm chức. Thái uý là chức vụ phụ trách quân sự giúp Thượng thư Bộ Binh, chắc giống Phó TTTMT bây giờ; Phụ Quốc Thái uý là chức do Nhà Vua cử vào. Đôi khi Tể tướng kiêm Thái uý như Lý Thường Kiệt để đánh Tống hay Bình Chiêm.
Năm 1210, khi họ Trần phù trợ Thái tử Sảm dẹp loan Quách Bốc, Huệ Tông lên ngôi, Trần Lý tử trận, em vợ là Tô Trung Từ được phong làm Thái uý, con thứ Tràn Lý là Trần Tự Khánh được phong tước hầu (quý tộc), con cả là Tràn Thừa được phong làm Phán thủ (chức đầu bếp, lo hậu cần cho bếp Hoàng cung),
Năm 1211, Tô Trung Từ bị giết, họ Trần bị truy sát, loạn quần hùng, Tể tướng Thái sư Đàm Dĩ Mông mang cả Hoàng gia chạy loạn.
Năm 1916, Huệ tông trốn về với Trần Tự Khánh, phong Tự Khánh làm Thái uý.
1223 Tự Khánh chết, Trần Thừa từ Phán thủ thay em làm Phụ Quốc Thái uý.
Bách quan yêu cầu Huệ Tông nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu hoàng mới 5 tuổi, Niên hiệu là THIÊN CHƯƠNG HỮU ĐẠO nghĩa là Mệnh Trời giờ có Đạo.
1224, Trần Thủ Độ là em họ Trần Thừa được phong làm Chỉ huy sứ (đội trưởng).
1225, Lý Chiêu Hoàng 7 tuổi lấy Trần Cảnh (con Trần Thừa) cũng 7 tuổi và nhường ngôi.
Không phải thông minh gì người ta cũng thấy đây là vở kịch trẻ con, nhưng còn Tam Thái, Tam Thiếu, Tể Tướng, Lụv Bộ, Bách Quan... làm sao để một ông đội trưởng làm bậy được.
Lòng người và bách quan đã muốn chuyển đổi..
Cả Vua và Hoàng hậu có 7 tuổi, lấy niên hiệu là KIẾN TRUNG (chứng kiến lòng trung thành với triều Lý)
Năm 15 tuổi, Hoàng hậu có mang, niên hiệu đổi là THIÊN ỨNG CHÍNH BÌNH (trời ứng ngôi chính), như vậy ông vua Thái Tông cũng chỉ là danh nghĩa thôi; chẳng may, cậu bé Thái tử Trần Trịnh ấy chết yểu và Hoàng hậu đi tu.
Bài thơ Vô Đề xuất hiện từ đó
無題

一甕糟糠麴釀成
幾多智者沒聰明
非惟獨破緇流戒
敗國亡家自此生

Vô đề

Nhất úng tao khang khúc nhưỡng thành,
Kỷ đa trí giả một thông minh.
Phi duy độc phá truy lưu giới,
Bại quốc vong gia tự thử sinh.

Nhiều dịch giả hiểu và dịch là CHÊ KẺ NÁT RƯỢU

"Không đề
(Người dịch: Băng Thanh)

Một vò cám bã ủ lên men,
Tài trí thông minh cũng hoá hèn.
Giới hạnh sư mô tan nát cả,
Bao người nước mất với nhà tan."

Bài dịch thơ đó có một số điểm cần bàn:
- "Tao khang" nghĩa đen là rượu cũ Nhất ủng tao khang là một bình rượu cũ.
Tuy nhiên, nghĩa bóng, nghĩa thường dùng của từ này lại là vợ chồng lấy nhau từ khi còn bé hay thủa hàn vi.
- "Khúc nhưỡng thành" nghĩa đen là đang lên men, nhưng thường dùng lại chỉ tình cảm thắm thiết dần, nuôi nấng lên.
- "Kỷ" là nhỏ mọn, "Kỷ đa": nhiều thứ lặt vặt.
- "Trí" là mưu mẹo khéo
- "Giả" là lời lẽ
- "Kỷ đa trí giả" là lời khuyên nhiều mưu mô lặt vặt, ám chỉ của phụ nữ.
- "Một" – thường dùng là mai một - làm mất đi
- "Kì đa trí giả một thông minh" nghĩa là nghe lời mưu mô đàn bà làm mất cả sự thông minh.
- Phi duy: Chỉ duy có việc
- Độc: thường dùng với nghĩa là Cô độc, ám chỉ việc không sinh nở được
- Phá: Chẻ ra, nghĩa thường dùng là người con gái 16 tuổi lần đầu sinh nở.
- Truy lưu giới: Cắt tóc đi tu
"Phi duy độc phá truy lưu giới" nghĩa là Con gái 16 tuổi mới thụ thai lần đầu mà nói không sinh nở được, quyết cạo đầu đi tu.
- "Bại quốc, vong gia tự thử sinh" nghĩa là Gia đình mất, đất nước tan chỉ vì việc sinh nở
Như vậy bài thơ này kể ra một câu chuyện:
Vợ chồng lấy nhau từ tâm bé, đang bước vào thời kì mặn nồng, người vợ nghe những lời đàm tiếu làm lú lẫn; Mới sinh nở lần đầu khi 16 tuổi đã sợ bị cô độc, không sinh nở được, cạo đầu đi tu. Chỉ vì câu chuyện sinh nở ấy dẫn đến gia đình mất, đất nước tan hoang.
Hãy quay lại cuộn phim của đôi vợ chồng ấy:
Nữ hoàng trẻ con ấy lên ngôi lúc 6 tuổi âm (5 tuổi hiện nay), lấy ông chồng cùng tuổi khi 8 tuổi (7 tuổi hiện nay) và nhường ngôi, có con 16 tuổi (15 tuổi hiện nay), rồi con chết và đi tu. Đất nước không có Hoàng Hậu và rối loạn
Năm Thái Tông 20 tuổi, bị ép lấy chị dâu là công chúa Thuận Thiên hơn mình 12 tuổi, đã có nhiều con; đang đêm Thái Tông trốn khỏi Hoàng Cung về Yên Tử xin đi tu. Phật luật đòi hỏi 3 ngày suy nghĩ và Triều đình ép vị sư không chấp nhận. Thái Tông phải trở về làm Vua và sống với bà chị dâu
Bài thơ mang khẩu khí của một ông vua, nhưng cũng là tâm sự của một người chồng rất đỗi yêu thưong vợ và Bất lực trước một người vợ quyền uy.
Các bạn có thể tra thêm chữ Hán trong tự điển Thiều Chửu trên mạng để đối chiếu với từng từ trong bài thơ..
Bài thơ này có thể là câu chuyện tình đẹp nhất trong lịch sử Việt Nam mà các Sử gia mặc dù phải công nhận (xem Đại Việt Sử kí Toàn thư) nhưng bị lăng kính Khổng giáo làm cho xấu xí, méo mó
Hi sinh vì người mình yêu, đó là ý nguyện của cô gái 16 tuổi đó chăng?
24 năm sau, Chiêu Thánh đồng ý xuất tu để lấy Lê Tần (Lê Phụ Trần), vị anh hùng của trận Bình Lệ Nguyên, trận sông Cà Lồ, trận Đông Bộ Đầu .... đã liều thân bảo vệ cho Thái Tông - người chồng rất đỗi yêu thương của mình. Người anh hùng ấy dòng dõi Vua Lê Đại Hành, được đổi tên là Lê Phụ Trần (phù trợ nhà Trần), được phong Bảo Văn Hầu (có công bảo vệ nhà Vua); họ có với nhau một trai, một gái.
Sử sách bàn nhiều về việc này, song đều quên 2 sự kiện: (1). Ngay sau khi gả chồng cho người vợ yêu của mình, Thái Tông vứt bỏ Hoàng Bào, lên núi làm sư khi mới 39 tuổi. (2). Trong một đất nước với Phật giáo là Quốc đạo, ai có thể ép một tu sĩ, nguyên là Nữ Hoàng - xuất tu?
Các sự kiện lịch sử 27 năm sau nữa làm rõ hơn về đôi vợ chồng vĩ đại ấy: Vào đầu cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 3, Bảo Nghĩa Hầu Trần Bình Trọng - con trsi người anh hùng và Nữ Vương năm nào - bị giặc bắt khi xả thân chặn giặc để Triều đình rút khỏi Thăng Long an toàn.
Giặc dụ dỗ ông, ta không biết nội dung là gì, có thể chúng gợi ra dòng dõi Hoàng tộc của ông; Và Lê Tắc, kẻ đầu hàng giặc trước đó, chứng kiến rồi ghi lại việc ông quát lên: Ta thà làm Ma nước Nam còn hơn là Vương đất Bắc.
Ông bị giặc giết. Sau chiến thắng quân Nguyên Mông năm ấy, Trần Bình Trọng được truy phong là Bảo Nghĩa Vương.
Xưa nay ta vẫn học câu nói đanh thép của Trần Bình Trọng là: “Ta thà làm Quỷ nước Nam, còn hơn làm Vương đất Bắc”. “Quỷ” thì mới có thể bóp chết quân giặc sau khi chết.(xem thêm bài Trần Bình Trọng của giáo sư Lê Văn Lan)
Chỉ bài thơ ấy, sự kiện ấy, giải oan được cho 3 dòng họ và làm rõ một giai đoạn lịch sử đầy sóng gió của Việt Nam.
Lý Chiêu Hoàng, Lê Tần, Trần Bình Trọng và cả vị Vua anh hùng khai sáng nhà Trần ấy mãi mãi là tấm gương cho tình yêu, lòng trung thành với Đất nước và Dân tộc

1 nhận xét:

  1. Ý của bạn là TC là ép LCH xuất tu để lấy LPT pk ko ạ? Nhưng mình ko hiểu tại sao ổng phải làm dị?

    Trả lờiXóa

Đọc kỹ trước khi comment
Bạn Trỗi là những người chính trực, vì vậy bạn cần dùng chính danh để viết nhận xét. Bạn có thể click vào tiêu đề bài viết để xem toàn bài, ô cửa sổ cuối bài là nơi để bạn viết nhận xét của mình. nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa.
Các bạn có thể chèn Ảnh hoặc video clip trực tiếp vào Phần nhận xét bằng cách copy URL ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment