Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

Ngôn ngữ vùng miền Việt Nam

  Trần Quốc Việt K5

Bất cứ quốc gia nào cũng có các vùng ngôn ngữ khác nhau hay sự biến âm, biến từ trong ngôn ngữ, dù rằng chỉ là một dân tộc duy nhất. Khoa học tổng kết, theo tự nhiên, cứ sau 200 năm, một từ sẽ bị biến dạng về âm tiết, đổi ngữ nghĩa hay biến mất...; do thời gian và do khoảng cách địa lý ngôn ngữ bị biến dạng.
Pháp là quốc gia / dân tộc điển hình với 5 vùng ngôn ngữ khác nhau: Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, Tây Nam và Trung tâm mà đại diện là Paris; Các biến âm giữa Normandy với Paris rồi Marseil rất rõ ràng; Giải pháp của người Pháp rất đơn giản: Xây dựng Đại Từ điển La Rouss và xây dựng hệ sư phạm lấy Đại học Sư phạm Paris là trung tâm. Người Đức có một Viện Hàn lâm để kết nối ngôn ngữ hàng năm một. Ngôn ngữ chuẩn là Thủ đô, không cần biết âm Paris bị nuốt âm hay nhiều âm bị câm. Người Pháp chê cách phât âm dân đảo Corse nhưng Napoleon Bonapart lại là Viện sĩ Ngôn ngữ Viện Hàn lâm khoa học Pháp.
Theo UNESCO, tiếng Việt thuộc hệ ngôn ngữ Mon Khmer. Trong di truyền học, hệ ngôn ngữ thường gắn với tộc người.
Việt Nam có 3 hình thái ngôn ngữ hơi khác nhau tại 3 miền:
- Biến giọng hay biến âm: cùng là một từ nhưng giọng đọc khác nhau.
- Từ đồng nghĩa : Cùng nghĩa nhưng khác từ
- Biến đổi ngữ pháp
1) Biến giọng hay biến âm là một hình thái biến đổi ngôn ngữ tự nhiên; Do địa lý, tự phát hình thành cách phát âm tại từng khu vực; do đó mỗi một khu vực đều tạo ra các trung tâm ngôn ngữ tự điều tiết; các trung tâm đó tự làm mềm các âm tiết để có thể điều hoà các ngôn ngữ trong vùng và tự lựa chọn các từ vựng chung nhất để sử dụng chung trong vùng. Một quốc gia bao giờ cũng hình thành trung tâm ngôn ngữ quốc gia là Thủ đô.
Tiếng Việt là ngôn ngữ trẻ, có thể mới đi vào hoạt động từ 1945 khi được Nhà nước đưa chũ Latin thành Quốc ngữ, cho nên một lượng lớn từ ngữ còn biến âm ví như Giời - Trời, Dăn deo - Nhăn nheo, Trầu không - Giầu không ....Các từ điển tiếng Việt đều không kí âm nên biến âm rất lớn.
Từ nhà Trần đến nhà Tây Sơn, người Việt đã dùng Quốc Âm (dùng chữ Hán để phiên âm tiếng Việt và đều phiên âm tốt), từ "Quốc Âm thi tập" của Nguyễn Trãi đến "Truyện Kiều" của Nguyễn Du . Khi Hoàng đế Quang Trung viết Hich bằng Quốc âm ra lệnh đánh quân Thanh, không hề có biến âm của người Bình Định hay Quảng Ngãi. Nhà Nguyễn đã phế bỏ Quốc Âm do đó tiếng Việt biến âm nhiều vào thời gian này.
Các nhà ngôn ngữ học hiện đại thich dùng từ điển của Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) để chứng minh Quốc âm Việt vào thế kỉ 16 đến thế kỉ 20, mặc dù ông Tây này phiên âm theo phát âm của người Pháp nên có nhiều âm Việt bị phiên âm sai, ví dụ Trời bị phiên âm la b'lời vì phụ âm Tr của Pháp sẽ đọc là tờ rờ, các âm v sẽ đọc là b.
Tiếng Pháp đọc C như X, do đó Hồ Chí Minh cẩn thận viết chữ Việt thay C bẵng K, D đọc là Đ, do đó ông dùng Dz
Người Hà Nội không nói nhầm L thành N, TR thành CH, mà nói nhẹ đi, không uốn lưỡi nhiều mà chỉ uốn lưỡi nhẹ ,,, như điệu một chút. Tinh ý sẽ thấy khi phát âm, người Hà Nội phát âm như hát. 
Biến âm của phụ âm đầu, âm cuối, hoặc biến đổi dấu đều do bị biến dạng theo không gian địa lý, dọc theo chiều dài đất nước, cũng có thể nói dọc theo chiều dài lịch sử, thậm chí còn giữ những nét văn hoá trong sáng thủa ban đầu, càng về phía Nam càng rõ sự trở lại ngôn ngữ Mon Khmer
"Viết thơ" chứ không "viết thư", "Mình - Miềng", "Bạn - Bậu", "Anh - Eng", "Bố mẹ - Bọ mạ", "Chân - Chưn/ Chơn", "Tay - Đay"
Do khác biệt ngữ âm, một số từ kị huý không thể đọc trại được nên người phương Nam phải chọn từ gần giống như Hoa/ Bông, Cảnh/ Kiểng, 
Một số từ ngữ bị biến đổi cho phù hợp với cách phát âm, ví dụ: Làm đổi là Mần, Làm ăn gọi là Mần ăn
2) Đồng nghĩa hay phương ngữ là một hình thái ngôn ngữ chỉ dùng riêng tại một địa phương mà các địa phương khác không dùng hay ít dùng.
Ai cũng nghĩ rằng bánh Tét là đặc sản riêng cúa người Nam, là một loại bánh chưng gói dài; Vậy giải thích thế nào khi các bản Mường cổ cũng gói loại bánh đó hàng ngàn năm rồi và cũng gọi là bánh ... Tét. Và kì lạ làm sao người Hmong cũng gói bánh ấy nhưng gọi là bánh ...Chưng; Người Hmong cũng giã và cúng bánh Dày.
Dày là gì?
Dày là một khái niệm về kích thước, nhưng Dày dày là một hình ảnh mô tả một vật thể không mỏng tẹt, như bộ ngực thiếu nữ. Lạ lùng cụ Nguyễn Du tả Thuý Kiều : " Dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên" để đặc tả cô gái đẹp như Thuý Kiều "Mai cốt cách, Tuyết tinh thần". 
Bánh Dày cũng theo nghĩa ấy. Trong ý nghĩa tín ngưỡng Phồn thực cúa người Việt, bánh chưng hay bánh tét và bánh dày là thờ cúng tổ tiên, thờ thần lúa và cầu mong sự sinh sôi nảy nở, được mùa. Hiện người Việt bỏ bánh Dày vì mất nhiều thời gian và người Hmong bỏ bánh chưng vì bánh Dày để lâu được.
Tín ngưỡng ấy còn thể hiện ở tục hầu đồng, các lễ hội cắc cớ hay nõn nường.
Đọi là Bát theo cách gọi người miền Trung, nhưng núi Đọi - núi hình Bát úp lại ở Hà Nam nơi Đại hành Hoàng đế cày ruộng Tịch điền. 
Heo là Con Lợn theo cách gọi của người phương Nam, song người Bắc vẫn nói "toạc móng heo" chứ không nói Toạc móng lợn.
Người Nam gọi bát ăn cơm là chén, nhưng giải thích thế nào khi người Bắc vẫn gọi "Chén nước mắm", cũng là bát nhưng bé hơn nhiều. 
Trốc là danh từ của người Thanh Nghệ, nhưng người Bắc vẫn nói " Ăn trên, ngồi trốc"
Như vậy, do giao thoa Văn hoá, người Việt đã sử dụng từ thay thế nhằm tránh nhầm lẫn, các phương ngữ đều là các từ cổ mà người Việt cần nghiên cứu và bảo lưu. 
3) Sau 100 năm đô hộ của Pháp, người Việt chỉ chuyển được một phần tiếp vĩ ngữ
Ông ấy là Ổng
Bà ấy là Bả
Anh ấy là Ảnh
Cô ấy là Cổ giống như tiếp vĩ ngữ Latin, do Nam bộ là thuộc địa Pháp. 
Nhưng chưa có tiếp vĩ ngữ của Dì ấy, Cậu ấy, Chú ấy, Bác ấy???
Sau 100 năm, người Pháp chỉ để lại trong tiếng Việt một số từ vựng như Lô Cốt, Xi măng, Xích, Lốp, Puốc tăng, Tăng hoặc Xe Tăng, Bà Đầm, Xích lô, an bum ... 
Người Mỹ sau 30 năm, chỉ để lại Buyn Đin, Em Pi, Em Xi, Bom... trong tiếng Việt.
Biến đổi tiếp vĩ ngữ mới chỉ xảy ra ở rất ít từ ngữ Việt Nam và cũng không phổ biến.
Như vậy, do khoảng cách địa lý, do thời gian, do giao thoa Văn hoá, do phát triển xã hội mà giọng nói, biến âm, biến ngữ ...., thay đổi, cần có một cơ quan trung ưong chuẩn hoá, lưu giữ
Càng về phía Nam, người Việt càng về với nguồn hay hệ ngôn ngữ Mon Khmer. 
Già lam - Gia lâm: Cây đa; Bãi Cháy: Bãi cát màu đỏ cháy; Câu Lâu - Ô lâu: Con Trâu; Đà Nẵng - Đà Rặc: Cửa Sông; Cửu Long - Mê Krong: Sông Mẹ - Sông Cái - Sông Cả - Sông Mã..... và ....
Mặc dù là hệ ngôn ngữ Mon Khmer, nhưng người Việt mượn nhiều từ vựng về chính trị và quân sự của Trung Quốc theo giọng Việt Quảng Đông với nghĩa hẹp hoặc trái ngược. Ví như Tả Pí Lù là tiếng Trung tả sự giao hợp thì người Việt lại cho là món ăn tổng hợp của người Hoa. Khốn nạn là khó khăn đối với người Trung thì đối với người Việt dùng để chỉ kẻ mất dạy tột cùng. Bao bì vốn có nghĩa là bao quy đầu (bao da), sang tiếng Việt lại có nghĩa là bao gói giống như Envelope của tiếng Pháp. Cơ quan theo tiếng Việt giống như Office của tiếng Anh, nhưng Trung Quốc dùng để chỉ cái máy.
Rõ ràng Việt Nam cần có giải pháp để tiếng Việt rõ ràng, trong sáng hơn, vừa tổng hợp ngôn ngữ vùng, vừa tạo âm chuẩn, từ chuẩn.

1 nhận xét:

  1. Thế giới gọi Đông Dương là Indochina, Cứ nghiên cứu kỹ sẽ thấy ở VN mang rất đậm nét của 2 nền văn hóa đó, nhất là từ khi người Việt đi khai phá đất hoang ở vùng phía Nam.
    -Người Ấn khi ăn thường ăn với 1 dạng như "bánh đa" nướng, chinese không có phong tục đó, chinese chỉ có dạng như bánh đa nem, mềm sau đó cuốn với thịt vịt quay. Người Việt có cái bánh đa , bánh đa kê ở khắp mọi miền quê nào cũng biết.
    -Người Việt có tục ăn trầu (tất nhiên nay không còn mấy), trong cửa hàng người Ấn trầu cau bán đầy, còn chinese không có.
    -Người Ấn thường ăn là curry và món nướng (với cơm pilau rice, ở SG vào cửa hàng ăn của người gốc Ấn hỏi cơm Nị, hay cơm vàng thì sẽ biết), còn chinese ăn cơm trắng, món hấp (bánh bao, xíu mại) và món xào, không có món nướng. VN có món rất hấp dẫn: bún chả là món thịt nướng, vậy từ đâu tới?
    -Hãy nhìn cách quấn khãn rằn của người Khmer ở Nam bộ với cách quấn khăn của người Ả-Rập (khăn rằn của người Palestin).
    -SG gọi là chợ Bến Thành, trong lịch sử đó là cái chợ thuyền như ở Cần Thơ vậy, hãy nhìn vào những cái chợ thuyền ở Thailand.
    Và còn nhiều chi tiết khác nữa không thể kể hết.
    Biết mình, biết người.
    CB

    Trả lờiXóa

Đọc kỹ trước khi comment
Bạn Trỗi là những người chính trực, vì vậy bạn cần dùng chính danh để viết nhận xét. Bạn có thể click vào tiêu đề bài viết để xem toàn bài, ô cửa sổ cuối bài là nơi để bạn viết nhận xét của mình. nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa.
Các bạn có thể chèn Ảnh hoặc video clip trực tiếp vào Phần nhận xét bằng cách copy URL ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment