Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

NHẤT CHI MAI - áng thơ đẹp và Triết học của người Việt

Trần Quốc Việt K5
 Nhận được bài Khánh Vân phê bình, mình nhận khuyết điểm và gửi anh em bạn Trỗi bài viết của mình về bài thơ được viết và gửi nhiều nơi. Mình tra cứu từng từ chữ Hán vì được viết cách đây gần 1000 năm, viết bài này trong 1 năm: 

NHẤT CHI MAI



"Xuân khứ bách Hoa lạc 
Xuân đáo bách Hoa khai 
Sự trục nhãn tiền quá 
Lão tòng đầu thượng lai 
Mạc vị Xuân tàn Hoa lạc tận 
Đình tiền tạc dạ - Nhất Chi Mai"



Bài kệ của MÃN GIÁC THIỀN SƯ - Nguyễn Trường, khi ốm nặng, các đệ tử tới thăm hỏi, đọc xong Người ngồi kiết già rồi mất, thọ 44 tuổi.
Bài thơ hay bài kệ này được đặt nhiều tên: có người đặt tên là CÁO TẬT THỊ CHÚNG (Nhân có bệnh nói với chúng sinh), người đặt là NHẤT CHI MAI (Một cành mai). Rõ ràng Ý thơ nói lên nhiều điều, đã cả ngàn năm mà chưa rõ hết ý của Thiền sư.
Phật tức là Người hiểu biết, Thiền sư Mãn giác tức là Người đã Hiểu biết đầy đủ . Mãn giác Thiền sư chính là Phật vậy.
Mọi người đều thấy Hoa nở rồi rụng, nhưng thiền sư lại thấy Hoa rụng rồi lại nở. Mọi người thường chỉ thưởng Hoa, riêng Mãn giác lại sống cùng Hoa, thiền sư cũng là một bông hoa và thậm chí là Tinh Hoa của Đất nước, của Phật giáo, giỏi cả Tam giáo vào đời Lý thịnh,
Khi làm bài thơ này,Thiền sư Mãn giác tự biết mình sẽ viên tịch và nhắn nhủ
"Theo luân hồi, cuộc sống muôn loài vẫn chuyển vận, mỏng mảnh như cánh Hoa, nở rồi rụng, tàn rồi tươi. Tinh hoa như thiền sư cũng đã già, yếu và sắp rời khỏi Đài Hoa, đó là quy luật của tạo hoá."
Ốm đau như vậy, trước mắt chúng sinh, hình như ta thấy cụ Mãn Giác khẽ mỉm cười, và nhẹ nhàng "nói thế mà không phải thế",
Trước sự việc trọng đại của cuộc đời - Cái Chết - Cụ Mãn Giác nói: "Mạc vị" và mỉm cười, nụ cười hóm hinh, rất nhẹ, thoảng qua làm các đệ tử choàng tỉnh và cụ đọc tiếp:
"Đừng tưởng mùa Xuân đi rồi thì Hoa rụng hết cả, đêm qua trước sân có cả cành mai nở đầy Hoa".
Nụ cười ấy, như của bậc cha mẹ độ lượng với con cái, như ông bà với các cháu, và cũng như người đã hoàn thành sứ mệnh "trong mơ bát ngát lúa đồng xanh" (Tố Hữu)
Tại sao lại nói cành hoa? Tại sao lại là Hoa Mai? Bài thơ chỉ nói một cành mai!
Bài thơ đang nói về Hoa, thậm chí là Tinh Hoa thì cuối cùng không thể nói về que củi cong queo được? Hoa Mai đang tràn đầy cả cành mai, mà đằng sau cành mai ấy lẽ đâu không có cả cây Mai, sau cây Mai ấy lẽ nào không là cả vườn Mai, rừng Mai đang ngập tràn Hoa.
Cành hoa mai ấy, vườn hoa mai ấy, rừng hoa mai ấy đâu phải một thứ Hoa nào khác, Mai cũng là Mơ, là ước nguyện, là ước mong, là niềm tin của cụ Mãn giác với muôn đời con cháu mai sau.
Có một bài thơ của người Việt nói về Nhất Chi Mai như vậy, đó là Hồ Chí Minh,

THƯỢNG SƠN 

"Lục nguyệt nhị thập tứ 

Thướng đáo thử sơn lai 
Cử đầu hồng nhật cận 
Đối ngạn nhất chi mai"


Ai cũng thuộc bài thơ “Lên núi” đã được Xuân Thuỷ dịch ra tiếng Việt, 


"Hai mưoi tư tháng Sáu 

Lên đỉnh núi này chơi 
Ngẩng đầu mặt trời đỏ 
Bên suối, một nhành mai"

Nhưng ít ai hiểu nội dung bài thơ nói gì? Vào ngày 24/6/1943 ấy, khi bị giam ở nhà tù Quốc Dân Đảng, Hồ Chí Minh đã nhận được thông tin gì và có ước mơ gì? Bài thơ có gì đó như Khát khao.
Từ 1941 tới 1945 chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương đã "quỳ gối dâng Việt Nam 2 lần cho phát xít Nhật", cướp bóc tàn bạo dân Việt Nam để cống nộp cho phát xít Nhật trong 5 năm mỗi năm gần 1 triệu tấn gạo, 25 tỷ phrăng tiền thuế (thuế tăng gấp 2 lần mà giá gạo bán cho Pháp chỉ còn 1/10), đó là tiền đề của nạn đói Ất Dậu 1945 khiến 2,5 triệu người chết. Có thể còn chết nhiều hơn nữa! Dân tộc Việt liệu còn tồn tại hay không?
Tháng 6/1943 cũng là lúc Hồng quân Liên Xô chuẩn bị trận đấu tăng khổng lồ tại vòng cung lửa Kursk chuyển sang tổng phản công, tiến đánh Belarus, Chính phủ Mussolili của Y sụp đổ. Mỹ tuyên chiến với phát-xít Nhật và Uỷ ban Giải phóng Dân tộc Pháp được thành lập nhằm lật đổ chính phủ bù nhìn Petain Pháp, mà Pháp và Nhật là hai kẻ thù đang nô dịch dân tộc Viêt. Nếu nhà lãnh tụ ấy thoat khỏi tù ngục để về Việt Nam? Thời cơ giành độc lập đã đến, " ngẩng đầu mặt trời đỏ" Đó là sự khao khát, cháy lòng, tột cùng. Thời cơ đã đến, không chớp được thời cơ, chắc gì thời cơ giành độc lập lại về.
Và nhành mai đầy hoa kia, đầy cốt cách, đầy mơ ước chợt đến. Đâu phải là con suối, trước mắt của nhà lãnh tụ Việt Nam ấy, đó là đường biên giới, bên kia là một thế hệ thanh niên Việt Nam mà Người mơ ước sẽ đưa con thuyền cách mạng đến đích, Đó là THẾ HỆ TƯƠNG LAI - NHẤT CHI MAI, Khác hẳn ý thơ khác, mong muốn cháy bỏng này không thể nói rõ ra được nhưng thật rõ ràng với người Việt nếu ai đã đọc Mãn giác
Ngạc nhiên rằng, các đấng Phật ấy không có gia đình, không có tài sản mà lòng đau đáu về TƯƠNG LAI, trong khi TRẦN TỬ NGANG, một tiến sĩ đời nhà Đường, phú gia địch quốc, tài hoa một thời mà bế tắc:

ĐĂNG U CHÂU ĐÀI CA 

Tiền - Bất kiến cố nhân. 

Hậu - Bất kiến lai giả 

Niệm thiên địa chi du du 
Độc sáng nhiên nhi thế hạ 


BÀI THƠ LÊN NÚI U CHÂU 


Người trước nào còn đâu? 

Người sau đâu đã thấy? 
Cô đơn giữa đất trời 
Lòng đau, lệ tuôn rơi!


Thi nhân họ Trần ấy là kẻ khốn khổ nhất thế gian này không có nổi cho mình một ước mơ, dù tài hoa và giàu có, trong khi đức Phật kia lại quá ư giàu có ước mơ cho Dân tộc mình.


Đó là tinh thần NHẨT CHI MAI

Xuân đi trăm hoa rụng 

Xuân đến trăm hoa tươi 
Việc trước mắt vẫn thế 
Mà ta đã già rồi 
Đừng tưởng - Xuân tàn hoa rụng cả 
Đêm qua trước cửa Nở nhành mai

Đó là Triết học chăng?- Triết học của người Việt.

Ths Trần Quốc Việt

11 nhận xét:

  1. Triết gia nghề cá họ Trần dạo này tung hoành ghê quá, lại được anh cũng cùng nghề Qt nhiệt tình âm thầm trang trí hoa lá cành, khiến trang mạng thêm phần sôi nổi.
    Trong cuộc sống có nhiều loại giàu sang, có anh lắm bạc nhiều tiền nhưng mà kiết, chả có bạn bè, không mua sắm tiêu dùng thì cũng giống như anh chả có tiền.
    Có anh tiền không có, nhưng mà chỗ nào cũng có mặt, chuyện gì cũng nở như pháo Đà Nẵng, anh này nhìn đời cứ phơi phới với Vạn cành Mai.
    Nhưng theo tôi, nếu dung hoà được cả hai phẩm chất đó. Thì xã hội sẽ ôn hoà hơn, mọi người dễ chơi với nhau hơn.
    QV nói về giới Phật Pháp, họ đa phần sống thanh đạm nhưng lại hay chuyên sâu nghiên cứu nên rất hiểu biết. cũng vì thế họ không ham và tích luỹ giàu có làm gì, nhưng họ lại mơ cao ước dầy của cải cho chúng sinh, họ muốn dân chúng sống ấm no hạnh phúc, điều mà CP cũng đang trên đà đi tới mà chưa đạt.
    Bác Hồ là một người đặc biệt, chỉ lo cho dân mà quên mình. Với Người thì: “...chỉ viên gạch hồng chống lại cả mùa đông”, bởi vậy giờ Người là Phật. trong các ngôi đình chùa to của cả nước, bên cạnh chính điện là tượng Bác nhưng khiêm tốn ở một góc, chứ không trâng tráo ngồi lên chánh điện như gia đình ông tỷ phú trầm Bê.
    Giờ già rồi, cũng thấy sự tranh nhau kiếm tiền là phù phiếm, bao nhiêu của nả chết là hết, có mang theo được gì đâu. Chi bằng bên nhau sớm tối, có chăng phụ hoạ thêm cho đời thú vị mỗi khi gặp nhau là Nước với Lửa (Cafe với Thuốc lá), ta nhìn đời cùng Nhất Chi Mai có phải là tuyệt vời không nào !

    Trả lờiXóa
  2. Tk5 noi chi phai!(may tinh bang ko co dau).

    Trả lờiXóa
  3. Bài này là bài triết lý QV viết với ý viết 1 nhưng ý 10, một cành mai (mai trắng sau đó là mai vàng), mai là mơ, một cành mai=> một cây mai => một rừng mai....
    Chưa ai đoán ra ý của QV đâu, nhưng CB biết là bạn mời các bạn xa gần đấu với QV về triết lý .
    CB thì lại chưa có tiền hưu, phải đến 65 mới có, vài tháng nữa thì chỉ có 1 phần ở cty điện lực thì không đủ sống, nên còn phải tính chuyện làm business để thỏa mãn nốt những cái ý định của cuộc đời, nên không có thời gian để ngồi viết tặng bạn những chuyện triết lý. Sẽ cố gắng tặng bạn những gì trong cuộc sống hàng ngày thôi.
    CB

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. CB @ Bạn viết nhận xét xong, bấm vào "trả lời với tư cách" chọn tiếpTên/URL ( hàng thứ hai từ dưới lên) đề tên mình vào đó và bấm xuất bản nhé! (để tránh bị nhận nhầm là spam)

      Xóa
  4. Ý CB là muốn tặng bạn bè: Nhất chi mai

    Trả lờiXóa
  5. VỀ VẤN ĐỀ DÙNG BÚT DANH “TRẦN DÂN TIÊN” CỦA CỤ HỒ
    TRẦN KHUÊ – NG. THỊ THANH XUÂN
    Cụ Hồ đã ra đi khỏi thế giới này gần nửa thế kỷ rồi. Người đi nhưng tinh thần và tâm hồn vẫn ở lại. Và có lẽ còn ở lại nhiều thế kỷ nữa nếu con người, đặc biệt với những con người cần lao mong “đủ cơm ăn, áo mặc và được học hành”. Trước khi là Chúa, là Phật, là thần thánh, là vĩ nhân… tất cả đều là người bình thường với rất nhiều vấn đề liên quan đến nhân loại.
    Hồ Chí Minh, một con người bình thường mà vĩ đại, vẫn tồn tại với đủ điều khen, tiếng chê, lòng hận thù và tinh thần cảm phục, chắc vẫn còn đứng mãi với thời gian.
    Ở Châu Á với nhiều trường học, công viên, đường phố mang tên Cụ, hình tượng Cụ. Đặc biệt ở Ấn Độ:
    “Một người đàn ông cho hay, những năm 1970, nhiều thanh niên còn truyền nhau phiên bản khác của khẩu hiệu ủng hộ Việt Nam: “Tên cha tôi, tôi có thể quên, nhưng không bao giờ quên Việt Nam”. (nguồn: bài Tên anh, tên tôi, Việt Nam, Việt Nam của Hồng Nga trên Website BBC). Thời điểm đó, nếu không ủng hộ cụ Hồ Chí Minh thì sao yêu quí Việt Nam đến thế?
    Đặc biệt hơn nữa, ngoài bức tường danh nhân ở Paris còn là hình ảnh Hồ Chí Minh bên cạnh 19 vĩ nhân khác của 20 thế kỷ của nhân loại do một danh họa vẽ trên vòm nhà hữu nghị ở Mexico (có cả hình thánh Gandhi và Giáo hoàng) Tin mới : tháng 8-2012 người ta mới lại làm lễ khánh thành tượng đài Hồ Chí Minh ở thủ đô thủ đô Buenos Aires, Argentina.
    Và ngày 24/3/2013 vừa qua, Đảng Phong trào Cánh tả Thống nhất của Cộng hòa Dominicana, chính quyền và nhân dân thành phố Santo Domingo de Este đã tổ chức trọng thể Lễ khánh thành Quảng trường và Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thủ đô Santo Domingo, Cộng hòa Dominica.
    Riêng vấn đề bút danh Trần Dân Tiên mà Cụ Hồ đã ký trên một tác phẩm tự viết về mình (Những mẩu chuyện đời hoạt động của Hồ Chủ tịch). Tuy v/đ nhỏ nhưng lại cần phải được thảo luận vì nó chạm đến khía cạnh văn hóa và tâm linh của đời sống cộng đồng.
    Có những người sau khi đọc tác phẩm “Đối thoại” của chúng tôi (gồm Đối thoại 2000 và đối thoại 2001) đã nêu thắc mắc: “Hai tác gỉa đã sùng bái và thần thánh hóa Hồ Chí Minh lại không thấy rằng Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm tự khen mình rồi ký tên là Trần Dân Tiên để dối trá và lừa bịp mọi người hay sao?”
    Chúng tôi đã từng trả lời miệng rằng: “Chúng tôi không sùng bái ai cả nhưng với tư cách người có văn hóa, chúng tôi có trách nhiệm tôn trọng sự sùng bái trong đời sống tâm linh của cộng đồng”.
    Ở Trà Vinh và nhiều tỉnh nhân dân lập đền thờ Hồ Chí Minh, tôn Hồ Chí Minh là bậc thánh cứu nước thì chuyên đó không ai ngăn cản được và cũng không được quyền báng bổ.” Không ai được phép xúc phạm đến đời sống tâm linh của Cộng đồng nếu muốn chứng tỏ mình là người có văn hóa. Mọi sự báng bổ Chúa, Phật, Thần Thánh đều biểu lộ tình trạng thiếu tim, thiếu óc và vô Văn hoá.
    Có lúc chúng tôi đã hỏi lại họ:
    “Các anh có dám phê phán rằng khi đức Nguyễn Trãi cùng với đức Lê Thái Tổ tự xưng mình là người nhà giời rồi 2 sai nghĩa quân lấy mỡ viết lên lá cây hàng chữ “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần” như thế là lừa bịp nhân dân không?”.
    Tất nhiên mọi người đều im lặng không thể trả lời.

    Trả lờiXóa
  6. Đó là chưa kể đến trường hợp danh tướng anh hùng Lý Thường Kiệt cho quân vào miếu thần trên bờ chiến tuyến sông Như Nguyệt giả làm người nhà giời đọc to bài thơ Nam Quốc sơn hà lúc nửa đêm:
    Nam quốc sơn hà Nam đế cư
    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
    Rất tiếc mấy nhà Hán học lại dịch “Nam đế” là “vua Nam”, dịch “cư” là ở, lại bỏ mất chữ “nghịch” trong “nghịch lỗ” (giặc trái mệnh trời), lại dịch nhầm mấy chữ thủ bại hư (lũ giặc nghịch mệnh trời ắt sẽ nắm chắc phần thất bại, dịch “nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” thành “chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”, như thế là làm mờ đi cái từ “thiên thư”, “thiên mệnh” vốn là dụng ý là cái thần của bài thơ.
    Vậy là chuyện viết chữ trên lá và chuyện đọc thơ ở miếu thần đều là phản đòn rất đắc dụng của tiền nhân. Ai dám coi những cao kiến, cao sách đó là không chính đáng?
    Xưa kia người ta coi Trời là đấng tối cao sinh ra tất cả và điều khiển tất cả. Giai cấp thống trị Trung Hoa tôn xưng người đứng đầu là hoàng đế và hoàng đế tự nhận mình là Con Trời (thiên tử) được Trời giao cho sứ mệnh cai trị muôn dân (trị quốc) và dẹp yên tất cả các nước nhỏ (bình thiên hạ). Chủ nghĩa bành trướng Trung Hoa bắt nguồn từ đây và đã tồn tại ít nhất là hơn 5000 năm.
    Các tộc người thuộc Bách Việt trồng lúc nước và sống yên bình trên miền Nam sông Dương tử. Sau bị Hán tộc tràn qua sông Dương tử, cửa xuống đó nay còn được gọi là Hán khẩu (Hồ Bắc) xuống đánh chiếm. Các tộc Việt chạy tán loạn sang đảo Đài Loan, quần đảo Nhật Bản và đa đảo phương Nam. Những tộc nào không chạy kịp tất nhiên bị cai trị và bị đồng hóa như Mần Việt, Đông Việt, Lưỡng Việt, Choang… Hiện nay nên có những công trình nghiên cứu về người Hoa gốc Việt.
    Đặc biệt trường hợp Lạc Việt của chúng ta chạy không chịu chạy, đồng hóa không chịu đồng hóa nên đã trở thành những vấn nạn của lịch sử, thành chuyện đau đầu của các hoàng đế Trung Hoa từ bao đời nay. Không những thế các vị nguyên thủ của Lạc việt còn lớn tiếng khẳng định địa vị bình đẳng của mình với các hoàng đế phương Bắc.
    Chính vì lẽ đó chúng tôi khẳng định rằng không ai được dịch chữ “đế” trong bản Tuyên ngôn độc lập thứ nhât của Lý Thường Kiệt.
    Sông núi nước Nam, Nam đế ngự.
    Rành rành phận định tại Sách Trời.
    Cớ sao nghịch tặc dám xâm phạm?
    Thảm bại kìa bay nắm chắc rôi!
    (Trần Khuê dịch)

    Trả lờiXóa

  7. Không thể dịch: “sông núi nước Nam vua Nam ở” mà phải dịch là: “Sông núi nước Nam, Nam đế ngự”. Còn chữ “đế” trong Bình Ngô đại cáo không thể dịch là: Từ Triệu, Đinh Lý Trấn xây nền độc lập cùng Hán Đường Tống Nguyên hùng cứ (làm chủ) một phương, mà phải dịch: “các đế nhất phương” là mỗi bên làm đế một phương.
    Do đó phương Bắc tự xưng là con trời thì phương Nam cũng xưng là mình thuộc mệnh trời, là những người do trời sai xuống để bình giặc Tống, bình giặc Minh. Gọi vấn đề thiên thư và thiên mệnh là đối pháp chính trị hay gọi là gì cũng được nhưng không ai dám nói đây là thủ đoạn lừa dối nhân dân. Đó là phương lược mà các đấng tiên liệt đã dùng để quy tụ lòng người, tập hợp lực lượng nhằm chiến thắng giặc ngoại xâm.
    Cụ Hồ cũng thế thôi! chỉ khác là Cụ không phải viện đến “thần quyền” hay “thiên mệnh”. Trong khi mọi người chưa biết Hồ Chí Minh là ai thì Cụ buộc phải viết “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” để tự giới thiệu mình. Trong tập tự truyện này, Hồ Chí Minh kể một số quãng đời bôn ba hải ngoại và tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc.
    Phải công bằng và xác nhận rằng cụ Hồ đã kể toàn sự thật. Vì đơn giản là tất cả những nhân vật mà Cụ đã tiếp xúc có ít nhiều liên quan đến đời hoạt động của Cụ không một ai phê phán cụ Hồ đã bịa đặt một chi tiết nào; và mấy chục năm qua ngay cả những người đã ra rả chê trách Cụ ký bút danh Trần Dân Tiên cũng không nêu được một chi tiết nào sai sự thật và họ cũng chẳng bao giờ dám bàn về nội dung cuốn sách, chỉ một mực nhẩn mạnh: ký bút danh để tự viết về mình như thế là thiếu khiêm tốn kém đạo đức, lừa dối nhân dân.
    Thực tế chứng minh rằng Cụ Hồ viết không nhằm mục đích để khoe khoang mà chỉ nhằm tự giới thiệu với quốc dân và công luận. Quá trình hoạt động của Cụ chứng minh Cụ là một người yêu nước hết lòng vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Việc tự giới thiệu nhằm tập hợp quần chúng đi theo mình kiên quyết chống thực dân Pháp xâm lược để bảo vệ nền độc lập còn non trẻ rõ ràng là tối cần thiết và cũng chẳng có thể coi đó là lập dị, cần chê trách.
    Thông thường trong việc giao tiếp với cộng đồng người ta còn cần tự giới thiệu, huống hồ muốn làm đại sự không cho mọi người biết về mình thế nào được. Lịch sử đã chứng minh việc toàn dân Việt đoàn kết đi theo Cụ Hồ để đánh Pháp, chống Mỹ đã tạo nên những kỳ tích của thế kỷ. Người có lương tri không ai đi chê trách những việc “tự giới thiệu” của các vị anh hùng như Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh…
    Vậy mà những nhân định hồ đồ kiểu này cứ được tự do nói, tự do viết trên Mạng rồi lại được tiếp tục tự do truyền từ miệng người nọ sang tai người kia mấy chục năm liền không thấy ai kể cả các cơ quan hữu trách thấy cần phải suy nghĩ, phân tích sự đúng sai phải trái. Đúng như ông William James, một học giả Hoa Kỳ đã nói: “Nhiều khi người ta cứ tưởng mình đang suy nghĩ nhưng thực ra họ chỉ đang sắp xếp lại những thành kiến mà thôi”. (A great many people think they are thinking when they are merely rearranging their prejudices.– William James)
    Nhân đây chúng tôi đề nghị đã đến lúc nên thảo luận để loại bỏ đi những nếp tiêu cực trong đời sống văn hóa dân tộc chứ không nên coi đó là “bản sắc” cần làm “đậm đà thêm”…
    Sao lại cứ coi việc tự nói về mình là không nên, là kém đạo đức? Cứ để cho người khác nói về mình mới là khách quan ư?. Thật ra chủ quan hay khách quan hoàn toàn phụ thuộc vào việc nói đúng sự thật hay sai sự thật. Ai biết rõ sự thực về mình và những điều mình quan sát bằng bản thân mình.
    Có một hiện tượng khá buồn cười là những tướng bại trận của Pháp của Mỹ thì đua nhau viết hồi ký còn những tướng thắng trận của ta, rất nhiều người né tránh vì e rằng người ta chê kể chuyện về cuộc chiến đấu đời mình như thế là thiếu khiêm tốn hoặc nhằm lừa dối mọi người. Có một chi tiết trong hồi ký của bộ trưởng bộ quốc phòng Mỹ Mác Namara chắc chắn không ai dám coi đó không phải là sự thật:
    “Trong bữa tiệc có một bà đứng trước tôi hỏi “Này ông Mac Namara hôm nay ông đã giết bao nhiêu phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam. Rồi không đợi tôi trả lời bà ấy đã nhổ toẹt vào mặt tôi và bỏ đi”.

    Trả lờiXóa
  8. Rồi những chi tiết như ông Mac Namara công khai thú nhận “Chúng tôi đã sai lầm một cách khủng khiếp. Chúng tôi thua Việt Nam vì đã không hiều lịch sử Việt Nam và văn hóa Việt Nam” thì đó là sự thật hay sự không thật? Chúng tôi vốn căm ghét ông Mac Namara người đã đồng tình trong việc dội 7 triệu tấn bom đạn lên đầu dân Việt nhưng không thể không bày tỏ lòng cảm phục trước sự chân thực của ông.
    Kể những sự thật mà mình đã trải nghiệm mà lại coi là lừa dối thì đúng là “có đầu mà không có óc” (GS Trần Chung Ngọc) Vấn đề là người nghe phải kiểm tra và phân tích xem có đúng sự thật hay không. Một xã hội chìm đắm trong trạng thái tư duy tiểu nông hàng ngàn năm như ở nước ta thì việc nhẹ dạ cả tin những lời đồn thất thiệt, những ý kiến hồ đồ thật chẳng có gì lạ.
    Tóm lại, cũng như việc đọc thơ Thần của Lý Thường Kiệt và việc viết chữ lên lá của Nguyễn Trãi, việc Cụ Hồ Chí Minh tự kể chuyện đời mình trong tác phẩm “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” chính là đáp ứng một nhu cầu của Đời sống và Lịch sử.
    TP Hồ Chí Minh, 05 – 2012 _04-2013
    (Nguồn: Trích chuyên luận “Đấng minh triết Hồ Chí Minh trong đời sống tâm linh Việt”)
    Bài đã đăng trên website: http://sachhiem.net/THOISU_CT/ChuTr/TranKhue.php
    23-Apr-2013

    Trả lờiXóa
  9. Bài viết của Trần Khuê thể hiện quan điểm của riêng Trần Khuê. 3Chai cũng không hoàn toàn đồng ý với Trần Khuê. Nhưng đưa lên đây để các bạn tham khảo, nhân bài của anh TQV. Xin lỗi bài hơi dài.

    Trả lờiXóa
  10. Trần Bắc Hải nêu cuộc tranh luận trên mạng về Quyển sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” của tác giả Trần Dân Tiên, mình phải tra cứu lại; wikipedia cho biết: cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên tại Trung Hoa năm 1948 bằng tiếng Trung, xuất bản tại Paris năm 1949 bằng tiếng Pháp và đã được tái bản nhiều lần. Cuốn sách này được xuất bản ở Việt Nam hình như mãi về sau, hình như thời học ở trường Văn hóa quân đội Nguyễn Văn Trỗi chưa thấy. Thực tế cuốn sách rất hay, giống hệt Blog bantroik5new của bọn mình.

    Trả lờiXóa

Đọc kỹ trước khi comment
Bạn Trỗi là những người chính trực, vì vậy bạn cần dùng chính danh để viết nhận xét. Bạn có thể click vào tiêu đề bài viết để xem toàn bài, ô cửa sổ cuối bài là nơi để bạn viết nhận xét của mình. nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa.
Các bạn có thể chèn Ảnh hoặc video clip trực tiếp vào Phần nhận xét bằng cách copy URL ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment