Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Quốc Việt K5 (NC) NGƯỜI VIỆT LÀ AI? tiếp phần 1)

Kính gửi anh chị em và bantroi
Cảm ơn anh Hữu Thành động viên, cụ Lảnh và anh Phùng Duy Hưng có lời khen. xin gửi mọi người tiếp bài Người Việt là ai?
Nhà Lê: (1426 - 1789)

1426 Lê Lợi mang 9000 quân từ Nghệ An, Thanh hóa tiến đánh thành Đông Quan (lúc đó có 10 vạn quân do Vương Thông thống lĩnh). Phục binh ở đầm lầy Tốt Động, giết 5 vạn quân, bắt sống 1 vạn quân Minh. Phục binh chặn viện 15 vạn quân Liễu Thăng, Mộc Thạch ở Quỷ Môn Quan, giết 6 vạn, bắt sống 3,1 vạn (tổng số bắt sống 4,1 vạn). Liễu Thăng bị giết. Vương Thông đầu hàng. Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, có một việc mà Nguyễn Trãi bị quần thần lên án, đó là việc tha cho số hàng binh năm 1427,
“Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc,
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run.
Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức”
Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi – Bản dịch của Ngô Tất Tố.
Nhà Mạc (1527 - 1592)
Mạc Đăng Dung cướp ngôi Nhà Lê. Ngày 3/11 âm lịch năm 1540, Mạc Đăng Dung cùng các bầy tôi tự trói xin hàng quân Minh giao nộp đất gồm: 2 đô Như Tích, Chiêm Lãng và 4 động Tư Lẫm, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát; Đồ tiến cống từ giữa thời Mạc đổi ra lư hương, bình hoa bằng vàng bạc, nặng bằng người vàng. Nhà Mạc không được đưa vào Chính sử vì bán nước. Ải Lê Hoa bị mất từ đấy.
Vua Lê – Chúa Trịnh (15451787)
Trịnh Nguyễn phân tranh (1627 - 1789).
Đạo Ca-tô (Thiên Chúa giáo vào Việt Nam) và cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp:
Cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, Giáo hoàng Ca-tô giáo La Mã phát động cuộc do thám quy mô lớn của Hội Dòng Tên (tiếng La Tinh: Societas Iesu - Hội dòng Giêsu, viết tắt là S.J. tiếng Pháp là La Compagnie de Jésus – một tổ chức gián điệp trá hình của nhà thờ) để xâm lược khắp nơi trên thế giới, trong đó có miền Viễn Đông Á châu.
Tại Nhật Bản, các tu sỹ Hội Dòng Tên bị đánh đuổi chạy sang Nam Trung Quốc, mượn tín ngưỡng thờ Trời của cư dân vùng này, đổi Ca-tô giáo La Mã (lúc đầu dịch là đạo Gia-tô) thành Thiên Chủ giáo (đến nay Trung Quốc vẫn gọi là Thiên Chủ giáo). Từ Nam Trung Quốc, họ sang Việt Nam.
Các giáo sỹ Hội Dòng Tên đến Việt Nam vào đầu thế kỉ 16 (thời chúa Trịnh, chúa Nguyễn, nhà Lê mạt) tiếp tục đổi tên Thiên Chủ giáo thành Thiên Chúa Giáo.
Ngày 3/7/1645, sau 20 năm đào tạo và hoạt động gián điệp tại Việt Nam, linh mục Hội Dòng Tên Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) về Roma để xin Tòa thánh Vatican cho phép lập Hội Thừa sai Paris (Missions Étrangères de Paris) nhằm tăng cường hơn nữa hoạt động gián điệp, yêu cầu Chính phủ Pháp chuẩn bị đưa quân đội xâm lược Việt Nam và Giáo hoàng Alexander VII phê chuẩn năm 1664. .
Năm 1784, Nguyễn Ánh cầu xin quân Xiêm giúp 5 vạn quân và 500 chiến thuyền, Tháng 1/1786, vua Tây Sơn cử Long Nhương tướng quân Nguyễn Huệ đi đánh. Trận lừa địch vào phục binh ở Rạch Gầm - Xoài Mút, chỉ trong 1 buổi sáng, 5 vạn quán Xiêm bị chết, chỉ còn vài ngàn người chạy về; Người Xiêm sợ Tây Sơn như sợ cọp.
Năm 1787 Lê Chiêu Thống chạy sang cầu xin nhà Thanh xâm lược, chấm dứt nhà Lê.
Cũng trong năm đó, Giám mục Pigneau de Béhaine, mà người Việt quen gọi là Bá Đa Lộc, Đại diện Tông tòa Đàng Trong, đưa hoàng tử Nguyễn Phước Cảnh (lúc bấy giờ mới lên 4 tuổi), mang theo Quốc Ấn, thay mặt Nguyễn Ánh sang Pháp kí Hiệp ước Versailles (Véc-sai): Cắt cho Pháp cửa biển Đà Nẵng và quần đảo Côn Lôn, cho phép người Pháp được quyền tự do buôn bán và kiểm soát thương mại của người nước ngoài ở Việt Nam, cung cấp lương thực và quân nhu thiết yếu cho Pháp khi Pháp có chiến tranh với một nước khác ở khu vực Viễn Đông, đổi lại, Pháp cam kết cung cấp cho Nguyễn Ánh 4 chiếc tàu chiến loại frégaté cùng 1.200 bộ binh 200 pháo binh và 250 lính Cafres (lính da đen châu Phi và các phương tiện trang bị vũ khí tương ứng để đánh Tây Sơn.
1788 - 1802: Quang Trung
1789 quân Mãn Thanh gồm 29 vạn quân (không kể dân binh - theo số liệu của Chiếu phát phối hàng binh, binh nội địa" do vua Quang Trung ban hành sau chiến thắng), còn số quân do Tân Sĩ Nghị, tổng đốc Lưỡng Quảng khuếch trương lên 1 triệu quân (theo "Tám điều quân luật" và "Bài hịch" của Tôn Sĩ Nghị ban hành), ồ ạt sang xâm lược Việt Nam. Hoàng đế Quang Trung liền lên ngôi, tuyên bố “đánh trận này cho trăm năm sau chúng phải khiếp oai, ngàn năm sau chúng phải khiếp tiếng", đem 10 vạn quân (sử liệu cho rằng lấy quân ở Nghệ an và Thanh hóa – nhưng thực tế huy động tại chỗ dân Bắc Hà - quân chính quy có thể còn ít hơn vì chỉ có 100 thớt voi), tập kích, nghi binh quân Thanh ở Ngọc Hồi – Đống Đa, chỉ còn Tông Sĩ Nghị và Lê Chiêu thống chạy thoát (Năm trăm dặm biên giới không có tiếng gà kêu, chó sủa, người Thanh nghe tiếng quân Nam là vỡ mật” (Hoàng Lê Nhất thống chí). Bán đảo Lôi Châu, đảo Hải Nam, Quảng Châu, Châu Hồng Hà thuộc Đại Việt.
Nhà Nguyễn (1802 - 1862)
Quang Trung mất khi mới 39 tuổi (17531792).
Sau khi diệt Tây Sơn, năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long; để đền ơn Pigneau de Béhaine, cho phép tự do truyền bá đạo Thiên Chúa giáo tại Việt Nam, phần lớn các quan đại thần nhà Nguyễn là Thiên Chúa giáo (Dòng Tên). Nhà Nguyễn phá bỏ quy chế ngoại kiều trước đó hàng ngàn năm, cho phép người nước ngoài tự do cư trú trong cả nước (trước đó ngoại kiều chỉ được ở một số cảng) dâng sớ thần phục Nhà Thanh, nhận là con cháu Chinese nhưng nhà Thanh không nhận, ban hành Hoàng Triều Hình luật (giống Hình luật Nhà Thanh không sai một chữ), đổi tên các tình cho cùng tên với các tỉnh của China. Dân cực kì đói khổ, không năm nào không có bạo loạn.
Năm 1848, thực dân Pháp bắt đầu xâm lược Việt Nam, Giáo sỹ Thiên Chúa giáo (dòng Tên) đã kêu gọi 6000 giáo dân gia nhập quân đội Pháp để đánh chiếm Đà Nẵng, Nam Bộ và Kinh thành Huế. Nhà Nguyễn liên tục kí các Hiệp ước bán nước:
- Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862, tóm tắt: (1) Thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn, (2) Mở 3 cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán. (3) Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Thiên Chúa. (4) Bồi thường cho Pháp 1 khoản chiến phí ~ 288 vạn lạng bạc. (5) Pháp sẽ ''trả lại'' thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc dân chúng ngừng kháng chiến.
Khẩu hiệu của nghĩa quân Trương Định “Vua quan bán nước, Triều đình khinh dân” là thế. Đây cũng là lúc cụ Phó bảng Nguyễn Văn Siêu TẢ THANH THIÊN – Viết lên trời xanh với tuyên bố khảng khái của mình ở đền Ngọc Sơn và Tứ Tài Cao Bá Quát viết câu đối liễn nổi tiếng ở đền Gióng. Thực dân Pháp vui mừng vì định rút quân nhưng bế tắc thì tự Triều đình Tự Đức đưa ra Hiệp ước đầu hàng.
- Hiệp ước Quý Mùi năm 1883 (hiệp ước Hacmang): (1). Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc và Trung Kì (Nam kì là thuộc địa rồi) (2). Cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. (3) Ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tỉnh được sát nhập vào Bắc Kì (Xứ Bảo hộ của Pháp. (4) Triều đình Huế chỉ cai quản vùng đất Trung Kì, nhưng mọi việc phải thông qua Pháp ở Huế. Toàn bộ quân đội do người Pháp đào tạo và chỉ huy, toàn bộ việc thu thuế và khai khoáng do người Pháp đảm nhiêm, người Pháp trả lương cho nhà Vua và quan lại. (5) Công sứ Pháp ở Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những việc của triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ. (6)Mọi việc đối ngoại với nước ngoài (kể cả China) đều do Pháp nắm. (7)Triều Đình phải rút quân ở Bắc Kì về Trung Kì.
- Hòa ước Thiên Tân (1885) tóm tắt (1) Quân Mãn Thanh phải rút khỏi Bắc Kỳ. (2) Nhà Thanh công nhận Việt Nam là thuộc địa của Pháp. (3). Có 6 tháng để cắm mốc biên giới. (4) Sau khi có biên giới, đi lại của cư dân phải có hộ chiếu. (5). Việc xuất nhập cảnh phải qua 1 số cửa khẩu được 2 bên quy định, chấp thuận lập sở Thương chính và lãnh sự. (6) Các quy định về thương mại với thuốc phiện, vũ khí, các loại hàng hóa. (7) Thỏa thuận về đường sắt (8) Thời gian thi hành hiệp định là 10 năm và tự động gia hạn nếu một trong 2 bên không đề nghị sửa đổi (9) Pháp nhường Ke Lung (Ka Long – Hồng Kông) đảo Đài Loan, bán đảo Lôi Châu cho Mãn Thanh. (10) Các hiệp ước khác không trái với hiệp định này vẫn có hiệu lực
Công ước Pháp-Thanh 1887 hay còn có tên là Công ước Constans 1887 được thực hiện giữa Pháp và nhà Thanh nhằm thi hành Điều khoản 3 của Hòa ước Thiên Tân 1885 mà hai bên đã ký năm 1885. Nội dung của công ước này nhằm phân chia lại đường biên giới giữa Bắc Kỳ và China.
- Công ước Pháp -Thanh 1887: (1) Bản đồ địa giới Bắc Kỳ năm 1879, tức tám năm trước Công ước Pháp Thanh lấy sông Dương Hà (sông An Nam Giang) làm biên giới giữa tỉnh Quảng Yên và tỉnh Quảng Đông. Sau năm 1887 thì biên giới chuyển xuống phía nam, lấy cửa sông Bắc Luân ở Hải Ninh (Móng Cái) làm địa giới. (2) Pháp cắt 3/4 đất tổng Tụ Long thuộc tỉnh Hà Giang, có diện tích 750km2 cho tỉnh Vân Nam – China (mỏ đồng Tụ Long) (3) Cắt 9 xã rưỡi thuộc tổng Kiền Duyên và Bát Tràng thuộc tỉnh Quảng Yên cho tỉnh Quảng Đông – China. (4) Biên giới trên biển: (a) Mũi Bạch Long (Paklung) trên bản đồ 1888 bị cắt cho nhà Thanh (b) Các đảo ở về phía Đông của đường kinh tuyến đông 105 độ 43 phút Paris, có nghĩa là đường thẳng Bắc-Nam đi qua đông điểm của đảo Trà Cổ và tạo thành đường biên giới thì thuộc về China (5) Tại Quảng Đông, hai bên thoả thuận rằng những điểm tranh chấp ở về phía Đông và phía Đông Bắc Móng Cái, những điểm này ở phía bên kia của đường biên giới đã được uỷ ban phân định xác định thì chúng được giao cho China (6)Những hòn đảo ở về phía Đông của đường kinh tuyến Paris 105 độ 43 phút kinh độ Đông, có nghĩa là đường thẳng Bắc Nam đi qua đông điểm đảo Trà Cổ và tạo thành đường biên giới cũng được giao cho China
Các đảo "Go Tho" (đảo Cô Tô) và những đảo khác ở về phía Tây của đường kinh tuyến này thì giao cho Bắc Kỳ.
Đáng lưu ý, châu Hồng Hà (thượng nguồn sông Hồng và sông Mê kông) viết biểu về triều đình Nhà Nguyễn nói rằng họ bị bỏ rơi, song triều đình Nhà Nguyễn lờ đi. Những người ở vùng đất bị người Pháp cắt cho nhà Thanh trở thành Chnese; Người ở lại đất Tổ là người Việt Nam
Nhiều sử gia cho rằng nhà Nguyên CÓ CÔNG?
Gửi Anh em ảnh cầu Thê Húc, ảnh chụp của Hải Thịnh

28 nhận xét:

  1. QV đưa thông tin về đạo Ca Tô, đang đói lại tưởng bánh, hay là đạo Ki Tô.
    Dân ở Châu Hồng Hà là tộc Việt, có lẽ vậy thật, bởi hồi năm 1998 qua đó bằng giấy phép đường biên, lại vào sâu tận thủ phủ Vân Nam. Tụi CA xem giấy xong thì cũng OK mà không bị phạt.

    Trả lờiXóa
  2. Cảm ơn QcV,
    Những lịch sử mới có 200 năm, nên bài viết này của QcV càng làm rõ ràng hơn về đất nước Việt Nam 200 năm trước tới đâu.
    Còn nói về người Pháp, sau thế chiến thứ nhất, Pháp đòi Đức phải bồi thường chiến tranh, mà cứ theo hiệp định đó thì Đức sẽ phải bồi thường đến 1998!
    @Thắng K5, trên thế giới đạo thiên chúa có nhiều dòng khác nhau, đạo Catholic (Ca Tô) là thờ về tòa thánh Vatican, còn các nước khác như Nga, Israel, Hy Lạp,vv, thờ thiên chúa nhưng thờ giáo chủ ở nước đó, nên gọi là đạo thiên chúa chính thống. Bây giờ còn có nhiều dòng khác nhau nữa (thí dụ như ở VN đạo tin lành chẳng hạn), mà có những nhóm trở thành cult, thí dụ như nhóm "vô thượng chân" ở Nhât chẳng hạn, nhóm "ngày tận thế" ở Mỹ,vv.

    Trả lờiXóa
  3. À! cám ơn các bạn, nhưng mà tôi không theo đạo được,vì đạo cấm các điều này nọ sinh mất tự do, thứ cần như hơi thở và nước uống.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi là người "tôn giáo: Lương",(có những người nói là người Việt theo đạo Ông Bà, có nghĩa là thờ cúng ông bà, tổ tiên), ngay cả ở Anh cũng có rất nhiều người nhận là họ không có một tôn giáo nào. Thế nhưng để biết những tôn giáo khác nhau, thí dụ như Ấn giáo (Hindu) thờ thần phật là những cái gì vô hình, những người hay vật cụ thể chỉ là người đưa tin thôi (messenger), còn đạo phật (buddhism) thì phật là đức Thích Ca (thái tử Tất Đạt Đa).

      Xóa
  4. Cảm ơn anh em, xin bổ xung 1 tí
    Ki-tô hữu là danh từ được các giáo si Ca-tô giáo dùng để chỉ người thuộc 4 tôn giáo lớn thờ Chúa là Ca-tô giáo (phiên âm của Catholica - được Hồ Chủ tịch đặt là Công giáo vào năm 1945) đã tách làm 2 tôn giáo là Ca-tô giáo La Mã (có giáo đô ở La Mã) và Chính thống giáo (có giáo đô ở Công-xtăng-ti-nốp - Thổ Nhĩ Kì), đạo Tin lành hay Phản thệ giáo (chỉ thừa nhận Thánh Kinh và Chúa Giê su), Hồi giáo (có giáo đô ở thánh địa Méc ca - Ai cập) và Do thái giáo, có giáo đô ở Ten A víp Is-ra-en.
    Vụ Hà Thành đầu độc, tiểu đội du kích Nhà Thờ lớn Hà Nội, các giáo sĩ đi theo kháng chiến... các làng toàn tòng (cả làng là Công giáo) theo kháng chiến, họ đều rất anh hùng, mình tạm gọi đó là đồng bào Công giáo, còn số giáo sỹ nước ngoài phản động là Ca-tô giáo.

    Trả lờiXóa
  5. Xem ở ĐÂY thấy nhiều ảnh như QcV minh họa, nhưng không thấy tên tác giả mà dẫn từ nguồn nước ngoài chụp, bây giờ mới biết tác giả ảnh là Hải Thịnh, có đúng không vậy? Khéo bị t/g thật kiện nha.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận ra một bức ảnh đen trắng do cựu đại sứ Anh ở HN chụp trong thời gian 1980-1982, với 2 cô gái HN thật tuyệt vời. (biết đâu chính là Mẫn và Xuyên đi dạo Bờ Hồ hôm đó).

      Xóa
    2. Bộ ảnh này do TQT sưu tập phải không? Có ảnh một Bạn Trỗi K5 đi tập TD đứng trên cầu Thê Húc, nguồn ảnh Quốc nội hẳn hoi, do chính tác giả chụp, không biết TQT lấy từ nguồn nào thế?

      Xóa
    3. Ảnh đã gửi lên mạng là thành của chung Vinh ạ :))

      Xóa
  6. Em không phải dân Trỗi, vô tình vào các trang Bantroi, càng đọc càng thấy rất hay, thú vị, hóm hỉnh, tế nhị, sâu sắc và trí tuệ...cảm giác như thân quen , gần gũi như là chính mình vậy...Cám ơn tất cả mọi người.
    Nhã Lan

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chắc Nhã Lan có quen biết K6LS, vậy là bạn của chúng tôi rồi, rất vui vì em đã có lời khen, mong NL thường xuyên ghé thăm! và hãy thông cảm nếu anh em nhiều khi "Trình bày ý tưởng" hơi tếu nhé!

      Xóa
    2. Thấy NL xưng EM mà, chẳng nhẽ cãi! kính phụ nữ đắc thọ hehe! mà link Vinh gửi có thấy gì đâu!!!!

      Xóa
  7. Dạ, em có biết nhưng không quen ạ. Tuy nhiên, nếu là đồng hương thì đều là thân quen hết ạ
    Nhã Lan

    Trả lờiXóa
  8. Ok, phụ nữ, lịch sự bao giờ cũng xưng "em" . Nếu vị nào muốn gọi NL là chị thì rất vui lòng được "lên chức". Chị xin giới thiệu bản thân: Dân Hà nội gốc, tốt nghiệp cấp 3 tại trường Trưng Vương 3 A Hà nội năm 1976 (thế là biết tuổi chị nhé hehe), sau đó học ĐHNN Hà nội. Đã đủ chưa các em?
    Nhã Lan

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi học Trưng Vương lớp 5 năm 1962, vẫn nhớ tên cô Bích chủ nhiệm, K5 còn có người sinh 1948, vậy NL xưng 'em'trong chừng mực nào đó cũng không sai, tính chung thì " đủ chưa các em" lại gần đúng :((
      Tâm hồn và tâm lý ứng xử mới là quan trọng. Tuổi tác càng cao càng đẩy chúng ta gần hơn với thế giới 'người hiền' mà cụ Hồ từng nói tới. Riêng mình vẫn thích ra đường các cháu gọi bằng....anh, hehe!



      Xóa
    2. Sorry! Dân Trỗi "út ít" Tốt nghiệp cấp III năm học 1972-1973 nhé!

      Xóa
  9. Ok, vậy thì NL học lớp 5 ở trường Lý thường Kiệt năm 1971, năm lớp 6 (1972) đang học dở phải đi sơ tán với bố mẹ.
    NL là dân Hà nội, nên rất vui được làm quen và "khẩu chiến" với các chiến hữu đồng hương...
    Nhã Lan

    Trả lờiXóa
  10. Không biết các bác K5, hồi ở Đại Từ có hay vào rừng đào củ chuối ko? mà chơi kiểu kiểm duyệt nhận xét!...."chuối cả nải"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chậm ra, có độ trễ chứ không phải kiểm duyệt, dạo này chú V nóng thế nhẩy, lại dẫn đến lần thứ hai mà vẫn thấy trống trơn!!!:))

      Xóa
    2. Bác thử vào đây xem: https://plus.google.com/photos/108244875937708430208/albums/profile

      Xóa
  11. Mình có chú em tài hoa, là Chủ tịch một tập đoàn Kinh tế nhưng máu Văn Nghệ sỹ, hay chụp ảnh, mà ảnh rất đẹp, hắn có mấy bức đoạt giải quốc tế. Hôm hắn giới thiệu, mình mê lắm, muốn mua một bức để giới thiệu trên blog cho anh em mình vì mình chụp ảnh tệ lắm, theo hắn, chơi ảnh phải có máy móc riêng, kiểu như anh Quang Trung ấy. Hắn đồng ý cho mình đăng ảnh trên blog của anh em – Hắn cũng thích bài viết của mình. Các ảnh đề ảnh chụp của Hải Thịnh là của đồng chí ấy đấy.

    Trả lờiXóa
  12. http://vemaybay888.com/ImgITG/Electronix-Store/Admin/12_DOOL_120210_K6.jpg

    Trả lờiXóa
  13. Em Nhã Lan kém anh em mình ít nhất là 6 tuổi, các cụ ơi, ai lại thế. Em cứ tham gia nhé

    Trả lờiXóa
  14. Công nhận chị Nhã Lan trẻ thật.
    Hồi 1972 mà chị học lớp 6, đi sơ tán, biết đâu ngày ấy gặp mình ngồi trên xe tăng chạy qua làng, lại với theo: cháu chào chú bộ đội ấy chứ.

    Trả lờiXóa
  15. Các bác nói chuyện trong ngôi nhà Việt Nam, lại có chị em tham gia nữa, thấy vui như tết.
    Ai cũng thấy mình như trẻ lại.

    Trả lờiXóa
  16. CB: bây giờ thời đại công nghệ số, thời của các anh hùng bàn phím, năm châu bốn biển đều là nhà cả.
    CB xa nhà cũng đã lâu nhưng chính tả VN còn zin chán, đúng là yêu nước thật!

    Trả lờiXóa
  17. Hay Quốc Việt chuyển quách vô Saigon đi, để tụi mình có điều kiện "chiến đấu" với nhau, chứ "chưởng cách không" như thế này, e chừng bị suy hao công lực quá.

    Trả lờiXóa

Đọc kỹ trước khi comment
Bạn Trỗi là những người chính trực, vì vậy bạn cần dùng chính danh để viết nhận xét. Bạn có thể click vào tiêu đề bài viết để xem toàn bài, ô cửa sổ cuối bài là nơi để bạn viết nhận xét của mình. nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa.
Các bạn có thể chèn Ảnh hoặc video clip trực tiếp vào Phần nhận xét bằng cách copy URL ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment