Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011

Đồng chí

Mời các bạn đọc lại bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu
Bản do Cao Minh trình bày



Đây là bản nhạc do Duy Khánh trình bày ! he he

56 nhận xét:

  1. Bài thơ rất hay.
    Nhưng có lẽ phần lớn chúng ta biết đến nó là do bài hát. Có một nhạc sĩ Minh Quốc và một nhà thơ Bùi Minh Quốc. Không biết họ có phải là một?

    Trả lờiXóa
  2. Không phải. Nhà thơ nổi tiếng Bùi Minh Quốc, đồng tác giả "Cuộc đời vẫn đẹp sao" với Phan Hùynh Điểu, đang ở Đà Lạt.
    Nhạc sĩ Minh Quốc thì đã mất ngày 25/6/03 tại Phan Thiết. Bạn có biết là nhạc bản để đời này của ông đã được xuất bản công khai ở SG thời Pháp tạm chiếm với tên gọi "Tình Nước"?

    Trả lờiXóa
  3. Bài hát rất hay, tôi sẽ dẫn về đây để chúng ta cùng nghe, tuy nhiên chưa biết là bản nhạc này đã xuất bản công khai ở SG, không biết họ xử lý ra sao với mấy từ đồng chí nhỉ.
    Bài này nên thỉnh thoảng nhắc lại để thấu hiểu thế hệ cha ông ta đã đối xử với nhau thế nào, Các Vệ "túm" phụ huynh các Quế cũng vậy đấy, hãy đọc và nghe cùng lời với họ, một thế hệ chân thành và không vụ lợi.

    Trả lờiXóa
  4. Ơ, sao anh QT dán thế nào mà chỉ đọc được có mỗi code không? (HTk9)

    Trả lờiXóa
  5. @TQtrung: Bài thơ nì ngày học phổ thông muội nhớ là "tự phương trời chẳng hẹn quen nhau" mà bài thơ tả cưa đưa lên là "tự phương trời chẳng hề quen nhau", không bít "hẹn" hay "hề" anh nhỉ? nhiều ông ca sỹ cũng hát vậy. Từ "đồng chí" thì toàn hát thành "vì nước", không biết vì để dễ hát hay tại nghe Duy Khánh hát vậy rồi hát theo! Bác Duy Khánh thì sửa lời tùm lum, kêu đóo là bài "tình nước" (hổng thấy khai tác giả là ai) đôi đoạn lời nghe như là "gay": "Lúc nguy biến tình xiết chặt tình, đêm tối chung chăn...", mà bác í rên nghe não cả người.
    Q.MF

    Trả lờiXóa
  6. Anh gúc lên gồ thì nó cho bài thơ đó, cứ thấy có "đồng chí" là chắc của ta rồi, để xem lại có tài liệu chính xác nào đáng tin cậy không nhé.
    Cái code này anh lấy ở "nhạc của tui", đưa về các site Trỗi khác bình thường nhưng không hiểu sao ở đây nó chỉ cho đường dẫn và đoạn code, phải click vào mới nghe được.
    Bởi vì nghe anh Ba chai nói bài này có phổ biến ở Miền Nam nên mình đưa bài do Duy Khánh hát về nghe thử, hắn tránh từ "đồng chí", nghe xong cười khe khe!!!
    Các Quế ơi! chuyện cười của anh còm bên Bé có vấn đề gì không? cười cho vui thôi mà, không biết sao từ trưa anh còm mấy phát bên đó đều chạy làng đi đâu cả, chắc bậy quá bị cho óc rơ chăng? :))
    Bên ấy đứng đắn nhỉ, lần sau chắc phải rút kinh nghiệm không thì chắc bị các Quế chê cười quá!

    Trả lờiXóa
  7. Hoan hô QuếMF. Chính xác là trong sách giáo khoa lớp 9 chữ ấy là HẸN, anh đã dùng hết khả năng Photo Shop để chỉnh sửa lại rồi nhé!

    Trả lờiXóa
  8. Các Bọ ạ: ngày xưa tình đồng chí là thiêng liêng, cao cả. Cái nhà anh Duy Khánh thích hát thì phải đổi Đồng chí thành tình nước, đồng bạn chứ làm sao phe bên ấy mà dám động đến từ đồng chí của anh Qt thiêng liêng ấy được !!!
    tuy nhiên bây giờ ai mà dùng từ đồng chí với nhau là bỏ m nhau rồi, chỉ có đấu đá, xỉ vả nhau mới dùng từ đồng chí mà thôi, phải vậy không các Bọ ?

    Trả lờiXóa
  9. NS Minh Quốc tên thật là Trương Công Minh, quê tại Bình Thuận. Ông kể lại đã chép bài thơ “Đồng Chí” của Chính Hữu từ tờ báo mượn được của người giao liên gặp trên đường công tác thời kháng chiến chống Pháp ở chiến trường Khu VI. Ngay khi ấy giai điệu đã vang thầm trong đầu như cuốn hút toàn bộ tâm trí của ông. Bài hát “Tình đồng chí” phổ gần như nguyên vẹn bài thơ được hoàn thành ngay trong một đêm tháng 7/1947, nhưng phải 38 năm sau Minh Quốc và Chính Hữu mới gặp được nhau, mới biết họ cùng 25 tuổi, cùng cấp bậc chính trị viên đại đội vào thời điểm bài hát ra đời.
    Số phận bài hát cũng khác thường. Nó ra đời tại vùng giải phóng Cực Nam Trung Bộ, nhanh chóng bay vào chiến khu Tây Nam Bộ rồi lọt vào vùng tạm chiếm. Nó được xuất bản công khai ngay tại Sài Gòn với ca từ được sửa đổi ít nhiều, dưới tên gọi mới là “Tình nước” và một cái tên tác giả hoàn toàn xa lạ với Minh Quốc. Nhưng dù dưới tên gọi gì thì bài hát vẫn có sức mạnh kỳ lạ. NSND Quốc Hương kể lại đã thấy những dòng nước mắt chảy ròng ròng trên gương mặt các chiến sĩ khi nghe ông hát bài này.

    Nguyên văn ca từ của Minh Quốc-Chính Hữu:
    TÌNH ĐỒNG CHÍ
    Quê hương anh nước mặn đồng chua
    Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
    Anh với tôi đôi người xa lạ,
    Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
    Súng bên súng, đầu nép bên đầu
    Đêm tối chung chăn thành đôi tri kỷ
    Đồng chí!
    Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
    Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
    Giếng nước gốc đa nhớ người trai làng ra lính
    Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh
    Sốt run người, vừng trán đổ mồ hôi
    Áo anh rách vai, quần tôi có hai mảnh vá
    Miệng còn cười buốt giá chân không giày
    Thương nhau ta nắm lấy bàn tay
    Đêm nay rừng hoang sương muối
    Nằm kề bên nhau chờ giặc tới
    Đầu súng trăng treo.

    Và sau đây có lẽ là biến thể “Tình nước” đã xuất bản ở Sài Gòn tạm chiếm. Bạn có thể tìm thấy nó trên các trang như zing, nhaccuatui... trình bày bởi các ca sĩ khác nhau như Duy Khánh, Xuân An..., xếp loại tùy tiện khi thì “nhạc đỏ”, lúc thì “nhạc trữ tình”, thậm chí cả “nhạc tiền chiến”!

    TÌNH NƯỚC
    Quê hương anh nước mặn đồng chua
    Làng tôi nghèo đất cầy lên sỏi đá
    Anh với tôi, hai người xa lạ
    Từ phương trời chẳng hẹn quen nhau

    Lúc nguy biến tình xiết chặt tình
    Đêm tối chung chăn thành đôi tri kỷ
    Vì nước ruộng nương anh bỏ bạn thân (để vợ anh cầy)
    Gian nhà tranh mặc kệ gió lung lay

    Giếng nước dốc đá có (gốc đa nhớ) chàng trai làng ra lính
    Tôi với anh đã từng cơn ấm lạnh
    Rét run người vầng trán toát mồ hôi
    Áo anh rách vai, quần tôi có hai mảnh vá
    Miệng mỉm cười buốt giá chân không giày
    Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

    Đêm nay đồng hoang sương xuống
    Mình ngồi (Nằm kề) bên nhau chờ trăng lên
    Lòng thấy nao nao

    Tham khảo bài viết của Đỗ Quang Vinh
    http://thanhphophanthiet.com/diendan/

    Trả lờiXóa
  10. Chào các bạn ! Khi TP còn nhỏ, đã nghe hai bài hát mà các anh bộ đội Nam tiến đã hát trên quê hương của mình. Đó là " Đồng chí " và " Quê hương anh bộ đội ". Khi hoà bình lập lại ở miền Bắc, mình không thấy bài " Đồng chí " được phát trên Đài tiếng nói VN, mặc dầu các anh bộ đội tập kết vẫn hát trong sinh hoạt. Sau năm 1975, bài hát này được phát rộng rãi. Chỉ có các nhà quản lí về văn hoá - văn nghệ mới biết rõ điều này. Các bạn ! Khi nghe Cao Minh và Duy Khánh hát mình đều không hài lòng vì lời bài hát đã bị sửa quá nhiều. Bạn Q.Trung thân mến ! Mình đối chiếu bài " Đồng chí " bản gốc với bản mà bạn đã đăng thì thấy khác nhau nhiều lắm, khác cả dấu chấm, dấu phẩy. Không biết vài năm nữa sẽ còn khác tới đâu ! Bài này Chính Hữu sáng tác năm 1947 chứ không phải năm 1948.
    Ở Sài Gòn, ngoài tân nhạc còn có bài " Tình nước " tân cổ giao duyên. Lời cả hai bài đều được sửa lại như các bạn đã biết. Họ phổ biến " Tình nước " và cả " Tiếng gọi thanh niên " của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước được sửa lời thành bài Quốc ca của Việt Nam Cộng Hoà. Họ bảo rằng lịch sử kháng chiến chống Pháp của nhân dân VN chỉ khác nhau từ năm 1954. Khác là vì sau 1954, miền Bắc đã đi theo chế độ Cộng sản, còn miền Nam giữ vững ngọn cờ dân tộc độc lập. Các chính khách, học giả ở miền Nam đã ca ngợi "cụ Ngô " là con người " đả thực, bài phong, diệt cộng ". Vậy thì có thể về với Ngô chí sĩ để xây dựng nền đệ nhất Cộng hoà. Hồi đó, thứ 2 hàng tuần, trong buổi chào cờ, học sinh phải hát hai bài: " Quốc ca " và " Suy tôn Ngô tổng thống ". Trong thời gian này, TP còn ở lại miền Nam. Viết như vậy là hơi dài. TP xin ngừng tại đây. Chúc các bạn vui !

    Trả lờiXóa
  11. Hehehe chúc mừng TP tái xuất giang hồ.
    Chắc chỉ những bài hát, bài thơ hay thì mới có nhiều dị bản. Bài ẹ ẹ chỉ có 1 bản do chính tác giả giữ thui ;-)

    Trả lờiXóa
  12. "Ruộng nương anh gửi bạn thân cày"
    ngày xa xưa là thế.
    bây giờ mà thế thì bay luôn ruộng với nương vào tay bạn hiền các bạn nhỉ ?

    Trả lờiXóa
  13. Phong à, mình không có bản gốc, tìm trên Google thì lung tung cả, dấu má cũng vậy, tuy nhiên về cơ bản có lẽ không chênh nhau nhiều lắm, có từ "Rét" và "Tối" thì khác nhau, có bản " đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ" có bản lại viết "đêm tối chung chăn thành đôi tri kỷ". Mình xét thấy có vẻ như dùng từ rét hợp hơn, trời rét nằm chung chăn, tìm hơi ấm của nhau cho thắm tình đồng đội nghe có lý hơn, đêm tối, mùa hè chẳng hạn, hai ông bộ đội lại chui vào chung chăn thì hề hề! chắc "gay" như QuếMF nói quá!
    Bản cải biên của miền Nam sau này thì không cần xét đến, họ phải thay đổi vài chữ để phù hợp với ngữ cảnh, còn bài đã xuất bản ở miền Bắc mà có sai sót thì hơi buồn, nhưng may là ý nghĩa chung của bài thì vẫn nguyên vẹn, mới thấy tình đồng chí của tiền bối chúng ta hay thế! bây giờ đúng như Thắng nói đấy, họp chi bộ cơ quan tôi toàn ngồi chọc ghẹo mấy bà mấy cô, hễ mà văng đồng chí ra là cãi nhau to, buồn năm phút.

    Trả lờiXóa
  14. Chuyện bản gốc với bản đang lưu hành đôi khi bị biến dạng tới mức không chấp nhận được. Như bài "bước tới đèo Ngang bóng xế tà" của HXH.
    "Lom khom dưới núi tiều vài chú
    Lác đác ven sông chợ mấy nhà"
    Đèo Ngang làm gì có sông, làm gì có chợ? Không phải bây giờ mà từ xưa, vì chợ phải ở khu dân cư đông đúc, hoặc ở nơi giao của các vùng dân cư.
    Nó phải là
    "Lác đác bên truông rợ mấy nhà", có ý kiến nói như thế. "Rợ" đây là người thiểu số, đời sống thấp. Chắc phải thay để sử dụng trong nền giáo dục phù hợp với chính sách dân tộc. Nhìn gần mà chẳng thấy xa là như thế.

    Trả lờiXóa
  15. @Q.MF: lính ngủ với nhau là chuyện thường. Làm gì có ai, ngủ vì chật, vì thiếu cái đắp,... còn vì nói chuyện với nhau nữa. Đúng là mafia thì phải khác với lính thật :-)

    Trả lờiXóa
  16. @HữuThành.Nguyễn: Thì bác Chính Hữu nói thì hay mà bác Duy Khánh kia... hát hổng giống ai! (Bác ni cũng đồng hương vứi anh em miềng đóo).

    Trả lờiXóa
  17. Nói đến câu từ bài này còn nhiều điều để bàn, ngay chính bác Chính Hữu có khi cũng quên béng là chỗ đó mình viết thế nào, "..TỪ phương trời chẳng hề quen nhau.." có bản lại ghi "TỰ"? Rồi "..Áo anh rách vai, quần tôi có "..HAI mảnh vá" có bản ghi "VÀI" mảnh vá.Lại "miệng còn cười buốt giá.." " miệng mỉm cười buốt giá" vậy còn cười hay mỉm cười? Có lẽ phải để người đọc suy xét tìm ra câu chữ đúng cho hợp với ngữ cảnh, ví dụ câu gần cuối " Nằm kề bên nhau chờ giặc tới. Đầu súng trăng treo" thì dùng từ gì cho đúng: "nằm kề bên nhau", hay "đứng kề bên nhau" hay "ngồi kề bên nhau" là cũng phải xét cụ thể. Câu này tác giả viết trong tình huống chiến đấu, cụ thể là đang phục kích địch (chờ giặc tới). Vậy tư thế "phục" thế nào cho đúng, phục kích mà "đứng" thì diện mục tiêu to hơn là ngồi, lại càng to hơn nằm, vậy trường hợp này dùng từ "nằm" là có Logic hơn cả. Nhưng xét với câu "..đầu súng trăng treo" tiếp theo lại phải bàn đấy, nằm mà ngửa lên để nhìn thấy vầng trăng treo đầu ngọn súng thì khó hơn là đứng hoặc ngồi. Hehe! vậy là càng rối rắm! Rốt cục đi sâu vào ngữ nghĩa tiếng Việt ta là rất khó, cứ nắm bắt cái hồn của bài thơ, hay bài hát, nó làm cho ta cảm động, thế là đủ.
    Cái Bác Duy Khánh này đúng quê Quảng trị, giọng ca lính tẩy mẫu mực của các chiến bính VNCH, anh ta là nhân viên "Chiến tranh chính trị", tương tự như công tác chính trị tư tưởng của quân đội ta, tác dụng của anh ta cùng Chế linh cũng giống Doãn Tần, Hoàng Chè ở miền Bắc vậy. Không biết còn sống hay đã chết, hồi xưa mình cũng thỉnh thoảng bật radio nghe anh ta hát, nhiều bài cũng thấy hay: Trên đồng lúa vàng... một bầy sơn ca.. Sau này thấy hát kiểu lính tẩy, chán chẳng buồn nghe nữa.

    Trả lờiXóa
  18. Anh TQTrung yên tâm đi , bọn Quế tóc ngắn nói bậy thầy chạy , mỗi tội chúng nó lười phát ớn . Nói nhanh hơn viết nên chúng nó chỉ nói cho được nhìu . Hi hi .

    Trả lờiXóa
  19. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  20. Chào các bạn ! TP xin đăng lại bản gốc bài " Đồng chí " của nhà thơ Chính Hữu. Bài thơ này trích từ " Văn hoá VN " của ban Văn hoá - Văn nghệ Trung ương. Sách do nhà xuất bản Văn hoá giữ bản quyền.
    ĐỒNG CHÍ
    Quê hương anh nước mặn đồng chua,
    Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá,
    Anh với tôi, đôi người xa lạ,
    Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
    Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
    Đêm rét chung chăn, thành đôi tri kỉ.
    Đồng chí !
    Ruộng nương anh gửi bạn thân cày,
    Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
    Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
    Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
    Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.
    Áo anh rách vai,
    Quần tôi có vài mảnh vá.
    Miệng cười buốt giá,
    Chân không giày,
    Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

    Đêm nay rừng hoang sương muối
    Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới,
    Đầu súng trăng treo.
    1947
    Chào Bắc Hải ! Chắc bạn còn nhớ trong chương trình sách giáo khoa phổ thông chúng mình học không có các bài thơ " Tây tiến ", " Đồng chí ", " Thề non nước ", v.v.. Những bài thơ " Màu tím hoa sim ", " Núi đôi ", " Lỡ bước sang ngang ", " Hai sắc hoa Tigôn " v.v.. lúc bấy giờ không được lưu hành. Ở miền Nam, các bài thơ này đã được đưa lên báo. Công chúng đón nhận nhiệt liệt. Chắc Bắc Hải còn nhớ, năm 1970, thầy S dạy văn chúng mình đã phê phán gay gắt 4 câu trong bài " Tây tiến " :
    Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
    Quân xanh màu lá dữ oai hùm
    Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
    Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
    Khi đất nước bước vào thời kì đổi mới, chúng ta thật hạnh phúc khi được thưởng thức những áng văn thơ bất hủ của các thi nhân VN. Chúc các bạn vui !

    Trả lờiXóa
  21. @TQtrung: Muội hỉu giọng đồng hương này của muội lắm, các bài nhạc đồng quê bác í hát rất Quảng trụi, zưng có một số bài, gồm bài "tình nước" này nghe rên siết đến khiếp! Lính VNCH có nhà "tư tưởng" này nên bạc nhược đi là phải!

    Trả lờiXóa
  22. @QMF & Tt: DK là một trong tứ trụ nhạc vàng, bởi vậy nghe thấy rên xiết cũng là dễ hiểu. Cũng phải ghi nhận là sau 1975 bác í quyết định ở lại quê hương. Bị cấm hát một thời gian rồi mới thành lập được đoàn Quê Hương (có chị em Nhã Phương, Bảo Yến và một số nhạc sĩ gạo cội của miền Nam). Đến 1988 thì bác í mới qua Mĩ rồi mất ở đó 2003.

    @TP, Tt, HT. Mình nghĩ là bản của TP đưa lên chính xác là bài thơ của CH. Nguyên nhân có nhiều dị bản làm cho anh Tt lao tâm khổ tứ có lẽ chủ yếu là do việc bài thơ đã trở thành bài hát, rồi bài hát lại được chế biến một chút cho hợp với môi trường vùng tạm chiếm.

    Trả lờiXóa
  23. @Tk5. Liên vàng dạo này làm ăn thế nào? Nghe nói các ảnh lại sắp cấm buôn bán vàng miếng. Phen này Liên quyết buôn vàng tấn/Thiên hạ khối anh... tịt không biết gieo tiếp vần gì đây.

    Trả lờiXóa
  24. tiếp đây Bachai:
    ...Mất quần đùi!!!(Thiên hạ khối anh mất quần đùi)
    (Hy vọng BH không ở vào tình trạng chạy bán xới, mất cả quần đùi!! he he!)Đùa tý thôi nhé. Cảm ơn TP, tôi cũng cho đó là bản chính xác, chỉ lăn tăn chỗ dấu phẩy, các câu có dấu phẩy xuống hàng lại viết hoa nhiều,có vẻ lỗi ngữ pháp.

    Trả lờiXóa
  25. @Tt.
    ...
    Thiên hạ khối anh mất quần đùi
    Quần đùi rủi mất thì thôi
    Mất cái khúc dồi thì... (tịt ngòi, tiếp đi!)
    :-)

    Trả lờiXóa
  26. Hề hề! Ba chai, chịu rồi, không tiếp được nữa, đang định nói chuyện tiếp về mấy bài thơ cấm ngày xưa mà TP vừa nói, chợt nhớ là mình cũng có bài viết về bài thơ "Màu tím hoa sim" của bác HL, đúng cái ngày bác ấy hy sinh vì tuổi cao, định nhờ chỗ này để mời TP đọc lại bàiMàu tím Hoa sim và mời bạn trao đổi,( nhưng có gì về đây nói chuyện nhé, trao đổi ở đây rộng hơn)

    Trả lờiXóa
  27. @TQtrung: Bài thơ quí phái quá, nhạc chưa bao giờ qua mặt được bài thơ này! (hic, đó là chủ quan của muội)

    Trả lờiXóa
  28. Không ngờ người đi đây đó nhiều như QMF mà chủ quan quá vậy. Bài thơ hay là đúng rồi, nhưng bài hát với ca từ đã sửa chữa còn hay hơn nhiều. Nếu nghe cô ca sỹ Thanh tuyền hát thì cũng tạm, còn nên nghe Như Quỳnh thì hay hơn, bởi cô ca sỹ này hát gần đạt tới tầm như TK5 đã hát, ai cần nghe xin mời ra HN.

    Trả lờiXóa
  29. Nghe về thơ ca và hát hò làm mình quên không trả lời BH. Bây giờ Vàng tấn đã đầy kho, tình hình lên xuống thất thường nên Liên không chơi vàng nữa, mà chơi đất. Vừa buôn chuyện hôm lên Thái Nguyên
    (27/2) về BH, và có ý khi nào về nước, mời BH lên TN ăn cá Hồ Núi Cốc,không mời Qt vì hắn còn phải làm nghĩa vụ cao cả của người con hiếu thảo.

    Trả lờiXóa
  30. Ý Q.MF là bài thơ nào? nếu là bài Đồng chí thì cũng đúng là bài thơ có vị trí đứng khá cao trong nền thi ca cách mạng, tuy nhiên nói quý phái thì có vẻ bài Màu tím hoa sim đúng hơn, tuy nhiên cả hai bài đều đã được phổ nhạc, và chính nét nhạc đã làm cho giá trị bài thơ được nâng cao hơn khá nhiều. Đồng thời, khi được phổ nhạc, cả hai bài đều được số đông tiếp nhận dễ dàng, thơ và nhạc nâng đỡ nhau là thế.

    Thắng à! Trưa nay nhậu hết mấy lít? hơi tây tây hay sao mà "bắn" khắp nơi thế. Không mời nhưng tớ không bận là cứ tót lên chứ sợ gì, hôm nào định đi Núi Cốc alu nhé!

    Trả lờiXóa
  31. @TQtrung: Hic, dĩ nhin là em nói bài "màu tím hoa sim"!
    @TK5: tính đi ngủ rùi mà liếc wa blog thấy đại ca trù hát cho nghe bài "màu tím hoa sim", hồi hộp khỏi ngủ lun! he he

    Trả lờiXóa
  32. Bạn Q.Trung ! Bài cảm nhận " Hữu Loan và bài Màu tím hoa sim " của bạn thật ấn tượng. Chắc hẳn bạn rất yêu " Màu tím hoa sim " và ngưỡng mộ Hữu Loan lắm thì mới viết được những dòng đầy cảm xúc như vậy. Qua bao thăng trầm, giờ đây " Màu tím hoa sim " đã có một vị trí xứng đáng : Trong trái tim của công chúng yêu thơ - nhạc VN. " Màu tím hoa sim " đã trở thành bất tử ! " Màu tím hoa sim " sẽ còn là nỗi ám ảnh của nhiều thế hệ tiếp theo ! " Màu tím hoa sim " : " Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu ".
    Trước năm 1975, ở Sài Gòn có phát hành bài tân cổ giao duyên " Những đồi hoa sim " do Minh Vương và Lệ Thuỷ trình bày. Bài hát đã được phát hành với con số kỉ lục ! Bài hát này vẫn còn được công chúng trân trọng giữ đến ngày nay. Chúc bạn vui !

    Trả lờiXóa
  33. Anh Qt nghĩ ai cũng như mình, tôi thì ngay thẳng,sống đơn giản nên có gì nói ấy, càng công đường càng gào to cho mọi người cùng vui chung. Mai sinh nhật Trương Liên, Qt gọi điện chúc mừng vào khoảng 11h sáng mai (3.3.2011) đảm bảo hắn nói đang ở TN.

    Trả lờiXóa
  34. Những người yêu thơ đều có những cảm nhận thật tinh tế, thơ dấu trong câu chữ tâm tư tình cảm của con người, vì vậy chúng ta đồng cảm với những bài thơ hay, chúng ta tìm thấy trong đó tình yêu với đồng loại và những người thân thích cũng như mảnh đất sinh ra ta. Tôi thích bài mầu tím hoa sim vì mối tình dang dở của người lính nơi chiến trận, tôi thích tình cảm, và sự tiếc thương mà HL dành cho người vợ yêu dấu của mình. Và tôi cũng thích thái độ khảng khái của người chiến sỹ HL trước sự đối xử của thời thế với ông, và tôi cũng tiếc cho bài thơ hay như vậy mà đã một thời bị trù dập. Vào dịp trái tim nhà thơ tài hoa đó ngừng đập, tôi đã viết bài đó như một nén hương, thắp cho người thi sỹ đa tài và cương trực.
    Những thi phẩm hay, được đông đảo công chúng công nhận sẽ tồn tại mãi với thời gian, cám ơn TP đã có những nhận xét tốt đẹp. Chắc chắn TP là một người rất quan tâm và yêu thích thơ, mong được bạn chia sẻ những bài thơ hay, nếu không muốn đăng trực tiếp lên blog thì cứ gõ lên phần nhận xét cũng được nhé!

    Trả lờiXóa
  35. Hữu Loan là em rể của một Trung tướng công tác trong TCCT, vậy mà chẳng giúp gì được cho người em rể có số phận bi ai cùng tác phẩm nổi tiếng bị vùi dập một thời.
    Thế mới hay làm người ngay khó thật, dáng cong mềm mại thướt tha thì cái gì cũng qua,chẳng cần đến liêm xỉ.
    Vì ông lính chiến Hữu Loan ngang tàng nên sống ở quê nhà bị ông xã trưởng bắt nạt hoài, nhà tranh vách gạch, phải đi làm đá sống qua ngày, cho đến khi nhận được 100 triệu tiền bán bản quyền tác phẩm, đứa con của mối tình đẹp tựa hoa Sim.

    Trả lờiXóa
  36. Năm 1974 sau khi rời trường HSMN Đông Triều về Vĩnh Linh với mẹ, MF được một chú nhà báo tên Biền cho coi bài thơ này trong quyển sổ chép tay của chú. Muội cảm bài thơ đến đau đớn, ngỡ ngàng ngưỡng mộ một giọng thơ hoang vắng, xót xa mà khái trực, hơn thế là bài thơ như kể về một nỗi đau của gia đình muội, mà có hình ảnh muội trong đó "Đứa em nhỏ lớn lên, ngỡ ngàng nhìn ảnh chị...". Chị ruột MF tên là Võ Thị Kim Nguyên (hy vọng tỷ Hồ Như Nguyện biết), ba muội gửi chị ra Bắc theo đoàn tập kết vào học trường HSMN khi MF chưa có trên đời, năm 1961 ba MF từ chiến khu Trị Thiên nhận được một lúc 3 cái tang: con trai, mẹ, rồi con gái từ miền Bắc... không nói hết nỗi đau thương của người, nhưng cũng vì vậy năm 1964 đầy gian khó ba quyết định đưa MF, đứa con còn lại duy nhất, và mẹ lên chiến khu với Người, nhưng sợ MF thất học, Người lại gửi muội vào trường HSMN! Khi đón MF, các chú bác Ban Thống nhất đã cho MF được coi những tư trang còn lại của chị, bao gồm vài quyển album, quyển nhật ký, một lọn tóc và... 20 đồng. MF giữ những kỷ vật của chị cho đến bây giờ. Khi sang Quế Lâm, MF tìm gặp được một số anh chị cùng học với chị, họ kể cho MF biết chuyện hè năm ấy chị được BTN tổ chức đi tắm biển Đồ Sơn, ngày biển động, một số chị vẫn ra biển tắm, khi sóng lớn nhào tới đã cuốn trôi mấy chị, Chị của MF (lúc ấy là Liên Đội Phó, được học nhiều tấm gương hy sinh cứu bạn...) đang ốm nằm trong trại, nhưng nghe tiếng la hét mà không ai dám ra cứu, nghe kể có cô Tú cứ chạy dọc bờ biển kêu cứu, trong số bạn trôi kia có người bạn thân của chị (hiện còn sống đâu đó ở miền Nam), chị đã nhào ra biển cứu bạn mình, bạn cứu được, nhưng chị của MF đã mãi mãi không về! Năm 1974, lấn thứ hai trong đời MF được gặp lại cha, MF đưa di vật của chị cho Người, ba khóc nói còn đừng cho ba xem nữa! Rồi người kể, năm 1960 ra Bắc họp, Người ghé trường thăm con, đêm con diễn văn nghệ mà cấm ba đi xem vì ...xấu hổ! Đến lúc chia tay, ba cho chị 20 đồng, không dám cho hơn vì các bạn chị đâu có ai đên thăm để cho tiền, rồi lại sợ con có tiền con sẽ hư, nhưng nghĩ rằng mình trở lại Miền Nam không biết sống chết ngày nào, nếu mình chết thì con ngoài này bơ vơ thương lắm, nên vẫn cho con, mà chỉ dám cho 20 đồng! (đó là 20 đ MF đã nhận lại từ BTN!) Thế rồi ba thì còn mà con lại mất...
    Kể vậy để các anh hiểu vì sao bài thơ này đã làm đau MF!
    Những bài hát phổ bài thơ này rất hay, rất buồn, nhưng khó mà thể hiện được cái thần bi tráng của hồn thơ Hữu Loan!

    Trả lờiXóa
  37. Mấy cái "code" bài hát trên trang NHẠC CỦA TUI, bác Tt ko "dán" vào phần 'chỉnh sửa HTML' để anh em nghe mà lại "dán" vào phần 'viết' thế này?

    Trả lờiXóa
  38. Xin thêm,nghe ko đặng bỏ qua dùm:
    Áo anh rách vai,quần tôi có 2 miếng vá đít.

    Trả lờiXóa
  39. Nghe câu chuyện của QuếMF thì một tâm hồn chai sạn nào cũng cảm thương đến đến rơi lệ, xin gửi đến em sự cảm thông và lời chia buồn sâu sắc nhất. Hoàn cảnh gia đình của em hòa trong nối đâu chung của dân tộc, nhưng xót xa ở chỗ quá nhiều cho một cho một cá nhân. Sự đồng cảm với bài thơ của bác HL là điều dễ hiểu ở Quế, chúng ta chân thành thông cảm và đồng hành cùng QuếMF và các Quế khác trên mỗi bước đường tiến về tương lai, nơi mà cha ông đã hy sinh thân mình để tiến tới.
    Anh đồng ý với Quế rằng ca từ bài hát, vốn được cải biên từ phía kia còn lâu mới sánh được với lời thơ nguyên gốc của bác HL. Tầm của nó cao gấp bội lần sự cắt nối của ca từ mà bài hát mang lại. Giữa ý nghĩa ca từ và lời thơ không thể trộn lẫn. Có thể, do tính đại chúng mà lời ca được nhiều người thích và được nhân ra đại trà, nhưng khi bài thơ được phổ biến, ý nghĩa và giá trị của nó đã nhanh chóng có một gía trị đặc biệt trong lòng công chúng. Nó chính là cái "Qúy phái" mà Quế MF đã nói đến.

    Trả lờiXóa
  40. Cám ơn Vinh! he he! votka làm mờ mắt, cứ ngạc nhiên không biết tại sao!hề hề.

    Trả lờiXóa
  41. @TQtrung: Cám ơn anh nhiều, sáng nay ngồi viết cái còm kia, MF lâu nay tưởng mình chai lỳ, chỉ còn bít chọc ghẹo thiên hạ nữa thui, đã khóc sưng cả mắt. Năm 1988, cơ duyên, nhà thơ Hữu Loan đã đến ở lại nhà MF một đêm, gặp ông, vừa mừng vừa ngỡ ngàng, mừng vì gặp được người có tên tuổi đã đi vào ký ức mình, ngỡ ngàng vì khi nào cũng hình dung HL là chàng "Vệ quốc quân" cao lớn vạm vỡ, "...mặc đồ quân nhân, đôi giày đinh bết bùn đất hành quân", vẻ mặt rắn rỏi với đôi mắt sâu lắng! Nhưng đến nhà MF là một Hữu Loan râu tóc và dáng dấp của một nghệ sỹ xế chiều nhưng với ánh mắt lấp lánh vui tươi, tay cứ mân mê tập thơ viết trên tập vở học trò!

    Trả lờiXóa
  42. Chuyện của QMF nghe bi ai quá.
    Cứ tưởng con người rong duổi khắp nơi có một cuộc sống vui vẻ, vậy mà gia đình gặp phải chuyện không hay, xin cảm thông cùng bạn.
    Vậy là Q NH, QMF đều có những nỗi niềm riêng rất buồn, xin chia xẻ cùng các bạn !

    Trả lờiXóa
  43. Đọc mà thấy cay mắt. Xin được chia xẻ cùng Quế.

    Trả lờiXóa
  44. @Cám ơn các anh nhìu. Cuộc chiến qua đi, kẻ ít người nhiều, gia đình Việt nào cũng có những nỗi niềm. Vì vậy chỉ ước cho một hòa bình mãi mãi với nhân loại.

    Trả lờiXóa
  45. Để tôi kể cho các đ/c nghe câu chuyện của tướng Trần Độ:Thời thởi cuộc chiến đang khốc liệt,khắp các chiến trường giặc dùng vũ khí tối tân để chặn đường tiến quân của ta.Ở một cung đường giao liên nọ có một ông phóng viên tây được theo đòan vào nam viết tin.PV tây ngỡ ngàng với cảnh sắc Trườg sơn,ông luôn miệg thốt lên:Đẹp quá!Hùng vĩ quá!Cả đòan vẫn lặng lẽ đi.Rồi máy bay giặc đánh bom(giống trong phim đường về quê mẹ í),bom nổ ầm ầm,bụi đất cày tung,pv tây hỏang kinh.Bỗng nghe chíu...đòang,pv lăn quay,kỳ diệu thay khi ông mở mắt ra đã thấy một chiến sỹ giao liên nằm đè lên người ông nhằm che chở cho ông,người lính mỉm cười với ông coi như chẳng có chuyện gì xảy ra.Khâm phục,khâm, phục suốt quãng đường còn lại ý nghĩ đó luôn hiện trong đầu ông tây.Về tới binh trạm ông liền kể câu chuyện cho mọi người cùng nghe,ông háo hức kể,chiến công của người giao liên,ấy vậy mà người thì ngủ gà gật,người thì hờ hững lau súng.Trời!Không thể tưởng tượng được một hành động anh dũng như vậy,quên mình như vậy mà mọi người lại bình thản đến ngạc nhiên.Ông dừng kể,đến bên một người lính ông hỏi:sao lại thế?Hả?Sao lại thế?Người lính trả lời:bình thường thôi,bình thường thôi,bởi với chúng tôi vào hòan cảnh đó ai cũng làm như vậy.Thế đó,chiến tranh đã làm cho cái chết và nỗi đau thành chai lỳ.NGƯỜI CHIẾN SỸ ẤY.Trong đó có cha của tôi.X.H

    Trả lờiXóa
  46. Tôi không đồng tình với cảm nghĩ của Quế XH nào đó với câu: "Thế đó,chiến tranh đã làm cho cái chết và nỗi đau thành chai lỳ".
    Tôi nói không ngoa dụ chút nào bởi ở dân tộc VN ta, rất kỳ lạ hơn bất kể nơi nào trên trái đất này. Dân ta cực kỳ gan dạ,dù chịu đạn bom, nhưng sau mưa bom bão đạn, những người lính và cả người dân nữa đều bình thản, có khi lại ca hát ngay sau đó được (Nếu không có đồng đội hy sinh), chẳng thế mà hành động rất anh hùng nhân văn của chiến sỹ nọ nhưng rất đỗi bình thường ở VN mà người Tây thấy lạ. Bạn XH nào đó nói con người chai lỳ là không phải. Tôi phê bình: sao bạn không viết XH là tên luôn khi mà bạn có người Bố đáng kính trọng vậy ? trong câu chuyện trên tướng Trần Độ là ai ? ở HN, nhà tướng Trần Độ liền kề với nhà tướng Trần Tiểu Bình (Bố của lính Trỗi Trần Kiến Quốc).

    Trả lờiXóa
  47. Tôi biết câu chuyện về hành động của người lính đó là có thật, và quá bình thường đối với những người chiến sỹ VN trong các cuộc kháng chiến vừa rồi, bởi (không phải khoác lác đâu) chính tôi đã gặp đâu đó trong những ngày ra trận. Người ngọai quốc họ không hiểu nổi vì sao có người sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình để che chở cho những người như họ. Người lính không chai sạn, cũng không lỳ lợm, họ cũng có cha có mẹ, có một người con gái để yêu thương, nhưng họ có những hành động cao cả như người thân của QuếXH là vì họ biết mình phải làm gì trong những trường hợp tương tự.
    QuếXH chỉ dùng sai từ để biểu lộ một cảm nghĩ đúng, chắc em không muốn nói "Cái chết và nỗi đau thành chai lỳ" ở khía cạnh tiêu cực đâu ông Thắng ạ. Ngoài ra ông bố nổi tiếng của KQ là Trần Tử Bình chứ không phải Trần Tiểu Bình nhé! người ta đổi họ đi một phát là KQ nó kiện ông bỏ mẹ. He he!

    Trả lờiXóa
  48. Tôi lại kể cho các đ/c nghe chuyện của X.H:Năm nẳm 197mấy đang học ptth(thôi nói cấp 3 cho nhanh-lớp 10)ở tập thể 28 đ.b.p.Học kỳ 1,một hôm đ/c công an khu vực(bây giờ là ca phường)vào nhà hỏi:Thích làm ca không?Cho đăng ngay!Tất nhiên nó trả lời KHÔNG.Học kỳ 2 gần ngày thi, khi đó cả nước hồ hởi lắm,tin thắng trận vang lừng từ quê đưa ra,ta sắp thắng rồi.Phải theo cha!Nó khấp khởi.2tháng 4 tiễn thằng bạn cùng lớp đi bộ đội,phải nói ngày đó như đi hội,đông lắm mà cũng tình lắm.Thật đấy.Về đến nhà,trưa,đang nấu mì cho thằng em ăn,nó trách sao anh về trễ,em đói.Đ/C ca khu vực vào đưa nó giấy nhập ngũ.Thôi rồi nó mừng hết lớn,vứt ngay nồi mỳ cho thằng em:mày tự lo lấy,anh đi.Đầu tiên chạy vụt đến nhà đứa bạn gái cùng lớp mà nó để ý(chuyện này kể sau)báo cái đã,ý rằng trong mắt ấy tớ đã thành người hùng.Thật đấy. Vài tiếng sau cả lớp biết,chỉ mỗi bà u(nó gọi mẹ là u)đi làm về không biết:Ơ,Ơ,Ơ...Mùng 4 tháng 4 bãi pháo An Dương vẫn đông như hội,tiễn đưa.Từng đ/c(lúc này đã là đ/c)lên xe theo tên gọi,mãi không thấy tên X.H.Lạ quá?Sao?Sao?Bà u liền chạy lại đ/c nhận quân hỏi sao không thấy đọc tên.Lục hồ sơ không thấy,u quay lại nhìn thấy nó hồ hởi quá,chia tay oai hùng.Thôi chú ghi tên nó vào để nó đi...chắc cha nó gọi nó.Bây giờ có đ/c BỘ ĐỘI tên là X.H

    Trả lờiXóa
  49. Anh Qt lúc nào cũng sợ bị kiện cáo lôi thôi, còn tôi thì chuyên ...vô tư. Không tin anh cứ hỏi KQ xem hắn có ý kiện tôi không ??? hề hề !

    Trả lờiXóa
  50. @TK5: Các Quế thường hay xí hổ nên chỉ thích để nick, đại ca cứ để cho X.H tự nhiên đi, dẫu sao thì Quế í cũng đã có ... đuôi (như các đại ca Trỗi yêu cầu trước đây!) Một lúc nào đóo offline rùi sẽ...đuôi :):)
    @XH: Nếu X.H là Quế, mà năm 197mấy sắp thắng lợi học lớp 10 thì chắc học hết lớp 7 năm 1971 hoặc 1972 phải hem? Mà lại còn ở với "U" thì chắc về nước trước khi hết lớp 7?
    Q.MF

    Trả lờiXóa
  51. Mình thấy các Quế rất thích đảo Cần Giờ, vui chơi với "chủ nhà". bây giờ mới hiểu ra là các Quế nào cũng có...đuôi. hay đáo để.

    Trả lờiXóa
  52. @Thắng k5: Đuôi nì ra đời sau các Quế, do các anh Trỗi "bắt" phải gắn vào mỗi tên mỗi cái khác nhau để các anh í nhận ra Quế nèo hay quậy nhứt mà ... trị!

    Trả lờiXóa
  53. QMF nói sai rồi. Mình thấy Quế nào cũng có đuôi, thỉnh thoảng các Quế rủ nhau ra đảo Cần Giờ thì bỗng có liên tưởng thú vị vậy thôi, chứ có nghĩ đến chuyện đuôi của ai để mà trị người ấy đâu. Thời nay VN mời Mỹ viếng thăm mà họ đã sang đâu, thế mà QMF lại có ý tưởng trị nhau, không đúng với ý của Đảng rồi, mau mau học lại lí luận CM đi nhé !

    Trả lờiXóa
  54. Qua góp ý của anh em về bài TÌNH ĐỒNG CHÍ, tui xin gúc lại thế này:

    Quê hương anh nước mặn đồng chua,
    Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
    Anh với tôi đôi người xa lạ,
    Tự phương trời chẳng hẹn (mà) quen nhau.
    Súng bên súng, đầu nép bên đầu,
    Đêm tối chung chăn (lạnh thấu xương) thành đôi tri kỷ.
    Đồng chí!
    Ruộng nương anh gửi bạn thân cày,
    Gian nhà (trống) không (đành) mặc kệ gió lung lay.
    Giếng nước gốc đa nhớ người trai làng ra lính.
    Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh,
    Sốt run người, vừng trán đổ mồ hôi.
    Áo anh rách vai, quần tôi có hai mảnh vá.
    Miệng còn cười, buốt giá chân không giày (mùa đông đi chân không thì trên cả buốt giá),
    Thương nhau ta nắm lấy bàn tay.
    Đêm nay rừng hoang sương muối,
    Nằm (nằm phục kích) kề bên nhau chờ giặc tới,
    Đầu súng trăng treo (trăng mới lên nên nó vẫn có thể vướng vào đầu súng nằm xeo xéo).

    Bà con cô bác thấy sao?

    Trả lờiXóa
  55. Thật vui thấy chợ Bán Giời đang trở thành thi đàn.

    Cảm ơn anh HCQ đã gúc lại "Tình Đồng Chí". Đó là ca từ, so với nguyên bản thơ của Chính Hữu thì đã có sửa vài chỗ để cho dễ hát.

    Tôi cũng đã gúc được bí danh Vũ Hòa Thanh/Vũ Hòa Khanh của dị bản "Tình nước" xuất bản ở Sài Gòn. Đáng tiếc là trang "nhaccuatui.com" khi đưa dị bản này lên, mặc dù đã chịu khó trả lại tên Chính Hữu, nhưng vẫn không cải chính lại tác giả bản nhạc là Minh Quốc.

    Trả lờiXóa
  56. Và cũng hơi buồn vì anh quản trị mạng không thấy sủi tăm suốt cả tuần.

    Trả lờiXóa

Đọc kỹ trước khi comment
Bạn Trỗi là những người chính trực, vì vậy bạn cần dùng chính danh để viết nhận xét. Bạn có thể click vào tiêu đề bài viết để xem toàn bài, ô cửa sổ cuối bài là nơi để bạn viết nhận xét của mình. nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa.
Các bạn có thể chèn Ảnh hoặc video clip trực tiếp vào Phần nhận xét bằng cách copy URL ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment