Thứ Sáu, 4 tháng 2, 2011

Chuyện Mèo- Thỏ

***
Chuyện năm tuổi, từ xưa đến nay trong trí nhớ của tôi năm Mão trong mười hai con giáp luôn là năm con mèo, con vật rất gần gũi và thân thiện với mỗi gia đình người Việt. Gần đây mới biết là dân Trung quốc gọi năm này là năm con thỏ.
 Chuyện gọi tên năm, con vật đại diện của năm trước kia không thấy có mấy ai đặt vấn đề gì, vậy mà trong bối cảnh hiện tại, xem ra lại thấy um sùm, người ta tìm cách lý giải vì sao có sự khác nhau. Có nhiều cách giải thích khá ngộ nghĩnh như từ bài viết của một người nước ngoài dưới đây chẳng hạn. Nhưng theo tôi thì gắn chính trị vào chuyện con mèo con thỏ thì khá buồn cười, chẳng qua là đối với cha ông ta con thỏ là con vật ngoại lai, không gần gũi như con mèo, không nhiều tính cách như con mèo, và quan trọng nhất, không thể làm món "Tiểu Hổ" đưa cay được (mặc dù thịt thỏ cũng không phải xoàng, nhất là món ragu hoặc rooti, cari
 Năm mới nói tý chuyện cũ, tôi lần mò trên mạng ra khá nhiều trang của các vị Thiếu sinh quân, cả Tây cả Tầu cả Ta, riêng ta có đến hai loại Thiếu sinh quân của "Cộng sản" và của "Quốc gia". Là tại vì đọc thấy anh Bachai hứng thú với "Thiếu sinh quân" (trên tiêu đề trang) nên mình tò mò tìm xem thế nào, Riêng của Cộng ta thì nhiều quá, không liệt kê được, nhưng có trang này, xem ra các cựu TSQ này nghe chừng mạnh mồm, hơn hẳn mấy trang bạn Trỗi vì độ VOLUMME, he he he! chắc các bố cao tuổi, về hưu hết rồi nên phát được, bố sắp chết nên bố đ.. sợ thằng nào.( Đặc biệt các bố thiếu sinh quân này không coi Trường Trỗi là các đinh gì, trong liệt kê lịch sử không có dòng nào nói về Thiếu sinh quân trường Trỗi của các pác cả. Oài!!!)

Bài tham khảo nhé!
Agence France-Presse
Ngày 3-2-2011
Hà Nội – Trong khi phần lớn châu Á đón chào năm Thỏ, Việt Nam lại ghi một điểm đáng chú ý để chứng tỏ sự độc lập với ảnh hưởng chi phối của văn hóa Trung Quốc bằng việc mừng năm mới là năm con Mèo.
Hai quốc gia cộng sản này hiện vẫn là đồng minh về ý thức hệ và đều cùng chấp nhận quá độ sang nền kinh tế thị trường.
Tuy nhiên mối quan hệ giữa hai nước tạo nên những tình cảm và mâu thuẫn mãnh liệt ở Việt Nam, nơi mà rất nhiều người vẫn còn cay đắng nghĩ đến 1000 năm Bắc thuộc và gần đây hơn là cuộc chiến tranh biên giới năm 1979.
Trong khi nước nhỏ hơn này vẫn còn dùng rất nhiều từ ngữ, phong tục tập quán Trung Quốc, nhưng họ cũng cảm thấy một nhu cầu mạnh mẽ được thoát ra khỏi người láng giềng khổng lồ.
Hai nước có chung 10 trên tổng số 12 con giáp – chuột, hổ, rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó và lợn. Nhưng người Việt thay thỏ bằng mèo, bò bằng trâu.
Cho đến nay, vẫn chưa rõ nguyên do chính xác của việc họ lựa chọn những con vật khác này, nhưng vài học giả cho rằng có thể tìm về nguồn gốc của các con giáp theo truyền thuyết trong lịch hoàng đạo, để hiểu sự khác biệt đến từ đâu.
Một trong các truyền thuyết kể rằng, Phật đã bảo các con vật thi bơi qua sông, và 12 con nào sang được bờ bên kia trước sẽ được vinh dự xuất hiện trong âm lịch.
Do không biết bơi, hai con vật vốn là bạn thân của nhau – mèo và chuột – đã quyết định cưỡi nhờ lưng bò. Thế nhưng khi chúng tới đích, loài gặm nhấm lừa lọc kia đã đẩy mèo rơi xuống nước – và kể từ đó mèo và chuột trở thành kẻ thù truyền kiếp.
Người Việt kể câu chuyện hơi khác một chút. Theo họ, Ngọc Hoàng, một vị chúa trời của đạo Lão, mới là người tổ chức cuộc thi. Và trong phiên bản của Việt Nam thì mèo biết bơi.
“Có những cách lý giải mang tính nhân loại học và văn hóa” – ông Philippe Papin, một chuyên gia về lịch sử Việt Nam tại Trường Cao học Thực hành ở Paris, nói. Tuy nhiên, theo ông, bởi vì rất nhiều người Việt ngày nay có nguồn gốc Trung Hoa, nên lời giải thích có độ xác tín cao nhất nằm trong lĩnh vực ngôn ngữ.
“Trong tiếng Trung Quốc, thỏ là “mao”, phát âm nghe giống như từ “mèo” trong tiếng Việt. Và vì cách phát âm của từ đã thay đổi nên ngữ nghĩa của nó cũng thay đổi” – Papin nói.
Cho dù sự khác biệt đó xuất phát từ đâu thì người Việt ngày nay cũng không quan tâm đến việc hợp nhất tên gọi những con giáp của họ với Trung Quốc.
“Đối với người Việt, đó là vấn đề quốc thể, chứ không thể cứ chép hoàn toàn của Trung Quốc được” – Benoit de Treglode, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Đương Đại ở Bangkok, nói.
“Có thể thấy hình thức bắt chước có phân biệt này trong toàn bộ nền văn hóa Việt Nam” – ông nói thêm.
Chính trị cũng đóng một vai trò trong việc Bắc Kinh và Hà Nội ngày càng bất đồng về một số vấn đề tranh chấp lãnh thổ vốn đã kéo dài.
“Chúng tôi không biết chính xác việc lựa chọn 12 con giáp diễn ra khi nào”, Đào Thanh Huyền, một nhà báo độc lập ở Hà Nội, nói.
Nhưng “giờ đây khi mà từ “Trung Quốc” và “người Trung Quốc” có thể trở thành một nguồn gây bất đồng, thậm chí dẫn đến tranh cãi, nhiều người Việt Nam không muốn giống như nước láng giềng của họ, cho dù đôi lúc khá là ngớ ngẩn khi nghiêm trọng hóa vấn đề này”.
Hoàng Phát Triệu, một diễn viên Việt Nam đã nghỉ hưu, cho biết đồng bào của ông chỉ đơn giản là thích mèo hơn thỏ.
“Phần lớn người Việt là nông dân” – ông già 76 tuổi này nói. “Thỏ chẳng liên quan gì đến nông dân Việt Nam cả, trong khi đó mèo luôn luôn là bạn tốt của nông dân, mèo diệt chuột để cứu mùa màng cho nông dân”.
Khi Việt Nam kỷ niệm năm mới âm lịch vào thứ năm tuần này, những người sinh năm Mão, năm Ngọ hay năm Dậu sẽ phải cẩn thận, chớ có làm người đầu tiên bước chân vào một ngôi nhà nào đó – vì điều đó bị coi là có thể đem lại vận xấu.
“Theo thầy bói, năm nay sẽ là một năm bình thường” – Huyền nói. Nhưng cô hy vọng chồng con cô, cả hai đều tuổi Tuất theo lịch hoành đạo, sẽ làm cho năm nay trở nên thú vị hơn lời dự báo buồn tẻ một cách đáng thất vọng kia.
“Ai cũng biết chó mèo ăn ở với nhau như thế nào rồi đấy” – cô nói, để chứng tỏ cái mong muốn những dự báo tương lai sẽ chỉ nói toàn điều tốt là một mong muốn rất phổ biến.
Ít nhất thì người Trung Quốc và người Việt Nam cũng giống nhau ở điểm đó.

Người dịch: Đan Thanh

23 nhận xét:

  1. Nhiệt liện hoan nghênh anh Tt khai bút đầu năm. Tuy nhiên các pác nên cân nhắc khi định nhắp vô đường dẫn "Tiểu Hổ". Nhạy cảm lắm.

    Trả lờiXóa
  2. Bởi nhạy cảm mới có nhiều comment khác nhau, để "rộng đường dư luận" thì admin trang đó có lưu ý cẩn thận nhưng vẫn để đọc thêm "kiến thức"
    Tội ngịp eng Bachai, Tết nhất vẫn phải đi mần à?

    Trả lờiXóa
  3. 10 giờ 16 tối rồi, tính đi mần chi đây eng?

    Trả lờiXóa
  4. Đơn giản là khi nói đến con thỏ thì gần như 100% người dân VN không biết là con gì trong thực tế.
    Đến con bò gần gũi thế còn không thân thiết bằng con tru thì mèo thay cho thỏ là đương nhiên.
    Người Việt có văn hóa, không cuồng Tầu, đều biết quý trọng văn hóa Trung Hoa và hấp thụ nó một cách có văn hóa.

    Trả lờiXóa
  5. Phê bình anh HT nói hơi quá, không thể 100% không biết con thỏ mà chỉ chừng vài chục phần trăm thôi! có điều người ta không tín nhiệm con thỏ, cái loài gậm nhấm mà nhát "như thỏ"ấy không xứng đáng để đại diện cho một năm trong tâm thức người Việt, biết học hỏi nhưng nâng cao là thế.
    to Bachai, bên ấy hơn mười giờ dêm hả, lúc mình viết vẫn đang bốn giờ chiều mà!

    Trả lờiXóa
  6. Con thỏ trong cuộc sống ông Tt ạ. Đa phần người VN biết con thỏ qua... chuyện tranh Rùa và Thỏ. Chứ có ai biết con thỏ nó chạy nhảy thế nào?
    Tôi nói với ông nhé, thời buổi bây giờ trẻ con thành phố chỉ biết con gà khỏa thân thôi. Chứ gà còn lông có khi chúng nó lại ngoại suy ra là gà rừng :-)

    Trả lờiXóa
  7. Chiện thật 100% nhân chiện gà rừng của HT. Cô cháu gái mời 2 bác đến ăn cơm tối Mùng Một. Ăn rồi uống rồi mới nói chiện có người bạn nuôi gà đẻ lâu lâu gặp lại tặng cho hộp trứng. Cháu thỏ thẻ thế muốn nuôi gà đẻ thì cần mấy con mái mấy con trống.
    Ấy là cháu đã tốt nghiệp PTTH Việt Nam và sắp tốt nghiệp ĐH của Úc!

    Trả lờiXóa
  8. Là vì nó nghĩ gà của tư bản Úc không phải theo chế độ một vợ một chồng!!!

    Trả lờiXóa
  9. Ặc sặc sặc!!!
    Cháu nó ở đây mấy năm rùi mà chưa gặp đứa nào giãy chết, dzậy chắc không phải là gà tư bản rùi!

    Trả lờiXóa
  10. Chào Bắc Hải ! Giờ này bạn ở đâu ? Mình vừa xem tin trên vnexpress về "10 giai điệu bất hủ về mùa xuân". Mình hơi thất vọng vì không có tên hai bài hát rất hay về mùa xuân. Mình có thể nói rằng, thiếu hai bài hát này thì bất thành mùa xuân. Đó là : " Xuân nghệ sĩ hành khúc" ( Lê Yên ) và " Xuân & tuổi trẻ " ( La Hối - Thế Lữ ). Mình nói thêm bài "Xuân nghệ sĩ hành khúc" là bài duy nhất viết về mùa xuân theo thể loại hành khúc. Bài hát rất hay! Bạn thử nghe xem và cho ý kiến
    http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=XEVl5NMg5p

    Trả lờiXóa
  11. Nếu nói như Ô Qt thì ở VN ta theo chế độ một vợ một chồng, có nghĩa là 10 gà mái, anh BH phải cưới cho đủ 10 gà trống, lúc đó mới có đủ trứng gà mà ăn nhỉ ?

    Trả lờiXóa
  12. Chào Trần Phong. Chúc bạn năm mới nhiều sức khỏe, nhiều vui vẻ và nhiều cơ hội gặp bạn bè. Mình vừa nghe bài "Xuân nghệ sĩ hành khúc" mà Phong giới thiệu và thấy nó rất hay. Cũng có nhiều bài hát khác của VN về mùa xuân viết theo nhịp 2/4, ví như "Tết Tết Tết Tết đến rồi" hầu như năm nào cũng phát lại. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng văn hóa Việt nghèo về dân vũ, do đó dân ca Việt thường không rõ nét nhịp điệu. Cứ nghe nhạc latin, nhạc Phi, nghe họ sử dụng bộ gõ thế nào, rồi nghe lại nhạc Việt thì thấy ngay thôi. Nói vậy không có nghĩa vơ đũa cả nắm - vẫn có nhiều bản nhạc Việt sử dụng rất hay bộ gõ như bài Phong vừa giới thiệu rất đặc sắc. Phong thử nghe ANH VỀ THĂM HỘI QUÊ EM của mình, đoạn đầu có bộ gõ nghe cũng khá.

    Trả lờiXóa
  13. @ThắngK5. Luật một số thằng tư bản nó cho phép đàn bà cưới nhau. Đẻ đái chẳng cần đàn ông nữa.
    Ông trả lời tôi nhé (Xem có khá hơn cô cháu gái tôi không :))):

    Gà mái có cần gà trống mới đẻ trứng được hay không?

    Trả lờiXóa
  14. Chào Bắc Hải ! Mình vừa thưởng thức nhạc phẩm " Anh về thăm hội quê em " của bạn. Hay lắm ! Bài hát này làm mình nhớ lại bài thơ " Hoa lúa " của thi sĩ Hữu Loan viết tặng cho vợ hồi cải cách ruộng đất ở miền Bắc. Lúc đó, bài thơ này không được phổ biến vì Hữu Loan tham gia phong trao nhân văn- giai phẩm. Bây giờ, bạn dễ dàng tìm được bài thơ này trên mạng.

    Trả lờiXóa
  15. Hi! Trần Phong, chúc một cái tết an lành nha!Lâu lâu mới thấy lên mạng, năm mới giữ gìn sức khỏe để còn đấu hót với anh em nhé!
    Xem ra Trần Phong rất có năng khiếu về thơ ca và âm nhạc, chúng tôi rất muốn ông đưa lên BGk5 những hiểu biết và thú vui của mình để anh em cùng thưởng thức và bình luận, cố lên TP!

    Trả lờiXóa
  16. Hoan hô!Tiêu chí của BTK5 là một bài có 3 người còm trở lên đã dư,cứ thế nhá.Và còn rất nhiều người đọc nhưng "im"thế mới hay.

    Trả lờiXóa
  17. Anh NT với anh TK5 rất có duyên trong việc khơi chiện các bà Tám Quế. Hai anh cứ thế nhá.
    :)

    Trả lờiXóa
  18. Q.Trung thân mến ! Cám ơn bạn nhiều ! Tết này Trần Phong rất vui vì sức khoẻ tốt hơn mọi năm. TP theo dõi gần hết Táo Idol trên truyền hình và cũng theo dõi chương trình thơ của đài VOV. Rất tiếc là không được nghe bài thơ " Vội vàng " của Xuân Diệu do NSƯT Hồng Ngát diễn ngâm.

    Trả lờiXóa
  19. nhân chuyệ Mèo Thỏ,Các bạn thấy có một thằng học giả, Đ... học thật nó nói mình chẳng qua là làm khác Tầu , hắn viện dẫn thuật ân dương nghe cũng kinh,nhựng vị này quên một điều là thuật âm dương lại là của người Bách Việt,Đan Mạch cái lũ nô dịch.
    DS

    Trả lờiXóa
  20. @DS:"...vị này quên một diều là thuật âm dương lại là của người Bách Việt"...Thế thì Đ...bằng DS!
    DS sau Tết có về quê k đới?BT Quy Nhơn chờ đấy.Tết này có mỗi Đông Nhân K5 về thăm gia đình vợ.

    Trả lờiXóa
  21. Mới đầu xuân mới con Mão mà thấy có nhiều danh sĩ nói bậy...Đ chịu được, ấm ức mà phải ...nói lên nhời cho đỡ thua thiệt..
    Anh BH à, kích động ai đấy, lão tôi đây trả lời vô tư cho anh về chuyện gà mái để trứng không cần bố nó (gà trống) mà bị giam giữ không thấy đâu cả.
    Vừa về QH của nhà thơ N.Du hôm mùng 5 tết, thì ra quê ông có xưởng đóng tàu, hiện có một con tàu cập mạn xưởng (khg biết nghỉ nhờ ăn tết hay chờ SC) và một con tàu đang trong đốc tàu, chưa xuất chuồng. chắc nó muốn nhờ anh Qt xuống cắt băng lao ụ tàu như cái nhà anh TT dũng hồi nào.H.Tĩnh rất đẹp bởi núi sông và biển quyện nhau nên mới sinh ra nhà thơ vĩ đại vậy.

    Trả lờiXóa
  22. Mới ra Giêng giời còn mát mà nhiều pák đã thấy bức bối thế này.
    Trong kho quản lý thị trường hiện tại không thấy có hàng nào bị giữ kể cả hàng Đan Mạch, chắc là anh TK5 bấm nút đi đâu ấy.

    Trả lờiXóa
  23. Có lẽ tôi ấn nhầm phải nút phóng Tên lửa của TQ rồi, nên cậu ấy đi đâu về đâu không ai quản lý được.
    Tk5.

    Trả lờiXóa

Đọc kỹ trước khi comment
Bạn Trỗi là những người chính trực, vì vậy bạn cần dùng chính danh để viết nhận xét. Bạn có thể click vào tiêu đề bài viết để xem toàn bài, ô cửa sổ cuối bài là nơi để bạn viết nhận xét của mình. nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa.
Các bạn có thể chèn Ảnh hoặc video clip trực tiếp vào Phần nhận xét bằng cách copy URL ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment