Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

Quốc Việt K5 (NC) TẠI SAO - TRUNG QUỐC?.

Kính gửi anh chị em bantroi kính mến,


Khóa 6 tổ chức đại lễ riêng, có các thày cô và Ban Liên lạc nhà trường tham gia, rất đáng mừng khi còn nhiều những tấm lòng nhiệt huyết, mong các bạn có tin về. 
Mặc dù vẫn mệt, bài viết cần rút gọn lại, rất dễ bị đại khái; Tuy nhiên, nghiên cứu là quá trình tiệm cận dần với sự thật thông qua những phát hiện mới nhất của khoa học, do đó mới có các thuyết, học thuyết. Trung Quốc là gì? Tại sao gọi là Trung Quốc? Đó là vấn đề quá lớn mà ngay các học giả Trung Quốc cũng đang mày mò, đầy định kiến và sai lầm, “Không Môn” còn có nghĩa là bỏ qua các định kiến, chấp nhận cái Vô Thường (Không bình thường); Bài viết này phải cực ngắn, không thể đưa dẫn chứng. Mong anh chị em và các bạn thông cảm..
Xin gửi anh chi em và các bantroi bài nghiên cứu:


TẠI SAO - TRUNG QUỐC? (Phần 1).
Câu chuyện dài về Loài người đi chính phục thế giới: Phía Tây chiếm lĩnh Trung Đông, rồi Châu Âu, Châu Phi, Ấn Độ hoặc chinh phục Tân Thế giới về phía Đông. Bài này chỉ đi vào một phần phía đông, Chúng ta ngược thời gian đi về Đông Á...
Người Đông Á là ai?
Wikipedia: “Đại chủng Á (tiếng Anh: Mongoloid) là danh từ để chỉ một trong bốn đại chủng trong nhân chủng học. Đại chủng Á là những người sống ở Đông Á, quần đảo Indonesia cùng các quần đảo khác tại Ấn Độ Dương, và châu Mỹ. Người Hán (tiếng Anh: Han Chinese) là nhóm người lớn nhất thuộc đại chủng này, ngoài ra đại bộ phận dân cư vùng Trung Á và vùng Bắc cực như người Yakut, người Inuit, người Tây Tạng, và tất nhiên là người Mông Cổ nữa. Chiếm gần 40% dân số thế giới. Cách đây 2 vạn năm, vào cuối thời kì băng hà Đệ Tứ, mực nước biển trên thế giới thấp hơn so với hiện nay. Châu Á và Bắc Mĩ được nối với nhau bởi eo đất Bê-rinh. Vì thế, người Mongoloid dễ dàng di cư từ châu Á sang và trở thành cư dân bản địa châu Mỹ. Về sau, do băng tan, châu Á bị ngăn cách với châu Mĩ bởi eo biển Bê-rinh. Từ đó nhánh Mongoloit ở châu Mĩ bị tách biệt với nhánh Mongoloid ở Cựu lục địa. Cư dân vùng Đông Nam Á cũng được coi thuộc Đại chủng Á theo lý thuyết bốn đại chủng ở trên, tuy nhiên, họ rất khác với các cư dân miền bắc Á hoặc Trung Á nên có thể được coi như một chủng tộc riêng biệt. Điều này cũng tương tự như các thổ dân Mỹ Châu”.

“Người Hán là một dân tộc bản địa của Trung Quốc và là dân tộc đông dân nhất trên thế giới.
“Người Hán chiếm khoảng 92% dân số của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và khoảng 19% dân số thế giới. Có một sự đa dạng lớn về xã hội, ngôn ngữ, di truyền, văn hóa lớn giữa các phân nhóm dân tộc, chủ yếu là do hàng ngàn năm đồng hóa địa phương hóa của các dân tộc và bộ lạc ở Trung Quốc. Tên gọi "Hán" xuất phát từ nhà Hán, một triều đại kế tiếp của nhà Tần tồn tại trong thời gian ngắn và đã thống nhất Trung Quốc. Chính trong thời kỳ nhà Tần và nhà Hán thì các bộ lạc của Trung Hoa đã bắt đầu cảm thấy rằng họ thuộc về cùng một nhóm dân tộc, so sánh với các dân tộc khác xung quanh họ. Thuật ngữ Hán thì thường được người Hán ở Trung Hoa Đại lục và người gốc Hán ở nước ngoài sử dụng để chỉ những gì thuộc về văn hóa và dân tộc của mình”.
Ta điểm qua các cứ liệu:
Người Nam Trung Quốc hay Hoa Nam (Giang Nam) là ai?
Cũng theo Wikipedia: ”Người Trung Quốc cổ đại gọi các dân tộc sống ở phía nam sông Trường Giang (cũng gọi là sông Dương Tử) bằng một cái tên chung là Việt. Bắt đầu từ thời nhà Hán, sử sách thường nói đến cái tên Bách Việt với nghĩa "một trăm bộ lạc Việt".
Sách Hán thư viết: "Trong vòng bảy hoặc tám nghìn dặm từ Giao Chỉ tới Cối Kê (thuộc vùng Bắc Chiết Giang – nay là Thượng Hải), ở đâu cũng có Bách Việt, mỗi nhóm có các thị tộc của mình.". gồm các cộng đồng người có địa bàn cư trú rất rộng lớn, gồm toàn bộ lưu vực phía Nam sông Hoàng Hà, tới sông Dương Tử, trải dài hết khu vực Đông Dương đến các quần đảo trên Thái Bình Dương.
Các di chỉ khảo cổ học có niên đại thuộc thời đại Đồ Đá Mới (Neolithic) tại Quảng Tây và ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là các ngôi mộ chum được tìm thấy nhiều ở Việt Nam và một số ở Quảng Tây, các nhà khảo cổ cho rằng thổ dân bản xứ có nguồn gốc ở phía Nam và có quan hệ gần gũi với các nền văn hóa Hòa Bình (9000 - 5600 TCN) và Bắc Sơn (8300 - 5900 TCN) ở Việt Nam. Chữ Việt có liên quan đến cái rìu lớn, một thứ binh khí thời xưa, thường được coi là biểu tượng của hoàng gia hoặc quyền lực hoàng đế đồng thời cũng có nghĩa là vượt. Lãnh thổ nước Văn Lang (hay Lĩnh Nam) của các vua Hùng cũng trùng với vùng đất Bách Việt”.
Sông Trường Giang (còn gọi là Dương tử) chia đôi Trung Quốc về di truyền học và văn hóa.
Phía Nam Trường Giang hay Giang Nam (Hoa Nam, Nam Trung Quốc) là Bách Việt.
Cũng là Wikipedia, nhưng hai thông tin này trái ngược nhau.
(1) 92% dân số Trung Quốc là người Hán, song người Hán đa dạng lớn về xã hội, ngôn ngữ, di truyền, văn hóa lớn giữa các phân nhóm dân tộc, chủ yếu là do hàng ngàn năm đồng hóa địa phương hóa của các dân tộc và bộ lạc ở Trung Quốc, Thực tế rất nhiều khu vực ở Trung Quốc hay Kiều dân nhận mình là Việt, Hẹ, Triều, Mân, Quảng, Dương... chứ không nhận là Hán, mặc dù họ bị ảnh hưởng nhiều các phong tục của người Hoa Bắc.
(2) Chỉ có người Bắc Trung Quốc hay Hoa Bắc, Giang Bắc là người Hán
Có 2 giả thuyết về sự biến mất của người Hoa Nam thành người Hán:
(1) Tộc Việt ở phía Nam sông Trường Giang bị chết hết, bị đồng hóa về chủng tộc
(2) Wikipedia có sự nhầm lẫn
Khảo cổ , địa chất và Lịch sử.
Sau khi định cư ở thềm lục địa Sudaland, vào 34 ngàn năm trước đây khảo cổ học đã phát hiện Văn hoá Hoà bình sớm, con người lúc đó xuất hiện đột biến Gene EDAR giúp chống nóng và ẩm.
25 ngàn năm trước đây có Văn hoá Ngườm Việt Nam, đã hình thành các thị tộc săn bắn, hái lượm,
2 vạn năm trước, khảo cổ học phát hiện Văn hoá Hoà Bình giữa, đã có di chỉ lúa, xương chó, xương trâu bò. Gene người cho thấy người Đông Á tách ra từ chính những cư dân Đông Nam Á này đi lên (theonlinrcitizen)
17 ngàn năm trước đây, Văn hoá Hoà Bình đã có di chỉ thuần hoá được cây lúa nước
15 ngàn năm trước, con người định cư ở đảo Đài Loan (nam Trường Giang), Thổ dân ven bờ Thái Bình Dương có 3 lần đột biến Gene (Đa đảo Malaynesian) ở giai đoạn này trùng với 3 lần đại hồng thủy .
14 ngàn năm trước, Đại Hồng thủy ở Viêt Nam và Đông Nam Á, người ta phát hiện có sự thuần hoá chó nhà ở khu vực nay là Đông Nam Á từ loại sói lửa Đông Nam Á mang 60 bộ Gene khác với chó rừng hiện nay và đã có Gene hấp thụ tinh bột
12,5 ngàn năm trước ADN chỉ ra việc thuần hóa bò tại Đông Nam Á từ giống bò rừng Banteng có yếm, hiện nay chỉ tồn tại ở Tây Nguyên
8 ngàn năm trước có chữ viết (hỏa tự) ở Hòa Bình Bắc Việt Nam. Bắc Mĩ nước đột ngột dâng cao 160 m. Đông Á nước lên cao 9m.
6 ngàn năm trước, có chữ viết (hỏa tự) của người Lạc Việt ở Bình Quả - Quảng Tây
4892 năm trước, (truyền thuyết) thời Hồng bàng (Nước Xích quỷ từ phía Nam rặng núi Ngũ Linh trở xuống)
4016 năm trước –3780 năm trước: (truyền thuyết) Nhà Hạ Trung Quốc (Nam Trường Giang).
4 ngàn năm trước, phát hiện Văn hoá Phùng Nguyên có giáo, tên, đục, bàn mài, cưa, trang sức đá (đã có nghề thủ công và phân công lao động)
3779 năm trước – 3135 năm trước: (truyền thuyết) Nhà Thương (Ân) Trung Quốc – Có chữ giáp cốt, Gắn với truyền thuyết Thánh Gióng (Nam Trường Giang)
3135 – 2269 năm trước: (truyền thuyết) Nhà Chu Trung Quốc (Nam Trường Giang)– có chữ Kim văn.
3070 năm trước, khảo cổ học phát hiện Văn hóa Đồng Đậu, gốm, vũ khí, trang sức, khuôn đúc, trồng lúa, chăn nuôi,
2,8 ngàn năm trước: (văn tự) Việt Nhân Ca (Nam Trường Giang)
2784 năm trước: Bắt đầu thời Đông Chu Liệt quốc (phần lớn Nam Trường Giang).
2709 năm trước: (truyền thuyết) Vua Hùng - Nhà nước Văn Lang
2613 năm trước: Lão Tử (nước Sở - Nam Trường Giang)
2564 năm trước: Khổng Tử (Sơn Đông – Nam Trường Giang)
2558 năm trước: Tôn Tử - Tô Châu (Cối Kê – Nam Trường Giang)
2234 năm trước: Tần Thủy hoàng (khởi nghiệp ở Ba Thục – Nam Trường Giang) lập triều đại phong kiến tập quyền đầu tiên, thống nhất chữ viết, đơn vị đo lường, lịch sử, đặt tên nước là Tần (Chin - China), quy định đánh thuế theo hộ, bỏ chế độ nô lệ, gọi người trồng trọt phương Nam là Miêu, nông dân là Dã Nhân. (Đóng đô ở Thiểm Tây – Bắc Trường Giang)
2227 năm trước: Nhà Tần chiếm Dương Viêt đặt 3 Quận: Quế lám, Nam Hải và Tượng Quận. Người Việt khởi nghĩa 10 năm, giết Đồ Thư, nhà Tần bãi binh
2270 - 2220 năm trước: An Dương Vương thay Hùng Vương, nước Âu Lạc
2220 – 2124 năm trước: Nhà Triệu – Nam Trường Giang
2219 – 1793 năm trước: Nhà Hán (khởi nghiệp ở Giang Tô – Nam Trường Giang), đóng đô ở Thiểm Tây (Bắc Trường Giang), quận Hán nằm bên sống Hán Thủy – Bắc Trường Giang,
Bước chân của tổ tiên cho thấy, trong 4 đợt biển tiến, người ở Đông Nam Á tràn lên phía Bắc theo nhiều đợt khác nhau nhưng theo thành 4 đợt chính:
- Người săn bắn hái lượm (40 – 25 ngàn năm trước)
- Người du mục (25 – 17 ngàn năm trước) – Bắc Trường Giang
- Người trồng trọt (17 – 8 ngàn năm trước) – Nam Trường Giang
- Người mang theo Văn hóa và đồ đồng (8 – 2,8 ngàn năm trước) – Nam Trường Giang
Các nhà khoa học Mĩ cũng phát hiện, trong lòng địa cầu còn 2 Đại Dương với khối lượng nước gấp nhiều lần lượng nước các đại dương hiện có.
Các nhà khảo cổ, địa chất cho biết, tại khu vực nay là Việt Nam, di chỉ khảo cổ bị mất dấu do một trận Đại Hồng thủy, cùng với biển tiến cách đây 5 ngàn – 4 ngàn năm, nước từ lòng đất phun trào, để lại truyền thuyết Sơn tinh - Thủy tinh, hồ Ba Bể, Biển Hồ ở Tây Nguyên và Nam Bộ sụt lún vẫn còn dấu tích của bãi hà trên núi cao (cách mực nước hiện nay 5 mét), cũng như tầng bùn chứng tỏ nước ngập 1000 năm. Các nền Văn minh cổ bị ngập trong nước Biển Đông Việt Nam. .
Đó cũng là lúc tộc Việt bị Bắc thuộc 1048 năm, nhưng không bị đồng hóa do có nền Văn hóa mạnh hơn.
Gene nói lên điều gì?
Các nhà khoa học ở viện Pháp Á (Bác sỹ Trần Đại Sỹ, giáo sư Tarendino – người Ý, giáo sư Varcilla Pascale – người Pháp), qua ADN đã kết luận:
- Cư dân Hoa Nam từ Nam Trường Giang tới cực Nam Việt Nam, Lào, Kampuchea, Thái Lan cùng một huyết thống.
- Cư dân Hoa Nam và cư dân Hoa Bắc khác nhau về Gene.
Năm 1998, giáo sư J.Y. Chu và 13 đồng nghiệp ở Đại học Texas đã phân tích 15-30 mẫu “Vi vệ tinh” DNA (microsatelltes) để thử nghiệm sự khác biệt di truyền trong 24 nhóm dân từ nhiều tỉnh khác nhau ở Trung Quốc, 4 nhóm dân vùng Đông Nam Á gồm 2 nhóm thổ dân châu Mỹ, một nhóm thổ dân châu Úc và một thuộc thổ dân Tân Guinea, 4 nhóm dân da trắng Caucasian và 3 nhóm dân Phi Châu.
Kết qủa của công trình nghiên cứu bằng phương pháp phân tích thống kê có tên là “Phân tích chủng loại” (Phylogetic Analysis). Nhà bác học Chu và 13 đồng nghiệp khác tại đại học Texas Hoa Kỳ và các trường đại học và viện nghiên cứu lớn nhất ở Trung Quốc đã công bố một công trình thành công về di truyền học mang tên “Genetic Relationship of Population in China” được đăng trong Tạp chí Hàn lâm viện Khoa học Quốc gia của Hoa Kỳ (The Nation Academy of Sciences, USA, Vol.95 issue 20, ngày 29/7/1998) như sau:
1. Tổ tiên của các nhóm dân Đông Á ngày nay có nguồn gốc từ Đông Nam Á và
2. Người Trung Quốc ở phía Bắc Trung Quốc có cấu trúc di truyền khác với người Trung Quốc ở phía Nam Trung Quốc”
Các kết luận về di truyền học:
(1) Người Đông Á từ Đông Nam Á đi lên, nhưng vào 2 giai đoạn khác nhau và tạo ra nhóm Gene khác nhau.
(2) Hàng ngàn năm ở chung trong một lãnh thổ, dưới cùng một triều đại, nhưng người Hoa Bắc và Hoa Nam không hề trộn Gene; Cộng đồng dân tộc được gọi hay tự nhận là người Hán, con cái không được lấy nhau.
(3) Người Trung Quốc (hay Hán) ít nhất có 5 hệ gene lớn (hay chủng tộc) khác nhau theo luồng di cư và sự hòa huyết với người Trung Đông. Trong từng luồng di cư lại có nhiều nhóm khác nhau tạo ra sự khác biệt rất lớn về ngôn ngữ, văn hóa, truyền thống...
(4) Tộc Việt (Bách Việt) vẫn tồn tại ở Nam Trường Giang nhưng nhầm lẫn về lịch sử và truyền thống hay bị Hán hóa về lịch sử và truyền thống
(5) Người Hán (Hán tộc) hay người Trung Quốc thực tế chỉ là cái vỏ ngoài của hàng ngàn chủng tộc, sắc tộc khác nhau. Trong danh xưng các triều đại Trung Quốc, Kí tự Hán cũng có nghĩa là người lớn nên được dùng phổ cập.
Ngôn ngữ nói lên điều gì?
Gene người thật kì lạ, gắn với hệ ngôn ngữ.
Đỗ Thành, một người Hoa gốc Chiết giang, theo một con đường riêng - bằng ngôn ngữ học - chứng minh rằng, Không Tử, Tôn Tử, vua Thành Thang, vua Trụ, vua Kiệt, Tần Thủy Hoàng, Lưu Bang và cả Tư Mã Thiên đều nói gần giống như người Việt Nam hiện đại. Cũng bằng cách này Đỗ Thành đã dịch được Việt Tuyệt ca, một bài hát cổ, cũng như Duy Giáp Lệnh là mệnh lệnh của Việt Vương Câu Tiễn
Cách nay gần 1000 năm, Huyền Quang Tam Tổ Lý Đạo Tái dịch bài thơ Hữu Không của Đạo Hạnh Thiền sư giống như phát âm của chúng ta bây giờ.
Bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế đời nhà Đường, hình như người Việt Nam dể hiểu hơn người Hán: “Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên”(Trăng lặn, quạ kêu, sương đầy trời).
Chắc chắn rằng, khi người Việt đánh tướng Tân (Đồ Thư) cách nay 2257 năm và Trưng Vương dựng cờ “Kinh kì đóng cõi Mê Linh, Linh Nam riêng một Triều đình nước ta” cách nay 1973 năm trước đây có cùng ngôn ngữ.
Người Trung Quốc cổ cũng sớm phát hiện ra khu vực Lạc Việt dù cách xa chủng U Việt (dân tộc Ngô – Wu), nhưng rất giống nhau về truyền thống, ngôn ngữ. 2 tộc người này đều được kí tự là Việt bộ Tẩu, nhiều người lầm tưởng Tẩu là chạy, nhưng bộ tẩu còn có nghĩa là Vượt, người Ngô Việt là một nhóm Lạc Việt di cư lên cuối cùng, chiếm lĩnh vùng ven biển Giang Nam
Đỗ Thành đã phân tích, như chữ Nôm Việt Nam, chữ Hán cũng có phiên âm và có một cuốn sách “Thuyết văn giải tự” xuất bản thời Hán dạy cách đọc; Tuy nhiên cho đến nay, chỉ còn người Việt Nam là đọc được theo sách hướng dẫn này, còn tiếng Bầy Chinh (Bắc Kinh) không thể đọc được.
Chỉ có Việt Nam (hay Lạc Việt) mới có khái niệm Tổ Quốc hay nước Tổ, phải chăng đó chính là cách gọi để tộc Việt hay Bách Việt ghi nhớ khu vực Việt Nam hiện nay là nước tổ của Tộc Việt và khái niệm đồng bào là những người Bách Việt vốn cùng một bọc Việt Nam mà ra, Câu chuyện Lạc Long Quân là biểu tượng của tộc Lạc Việt và Âu Cơ là biểu tượng của Âu Việt (Ngô Việt) với bọc 100 trứng Bách Việt mà người Hán vẫn chê cười chúng ta là quái thai.
Nền Văn minh In ca tận Nam Mĩ cũng thờ ngôi sao 12 cánh, cũng có tục bôi đất đỏ lên người tù trưởng mà người ta nhầm là da đỏ, cũng váy khố và đội mũ lông chim như người Lạc Việt đúc trên trống đồng, cũng điệu nhạc như người Tây Nguyên hiện đại và các nhà khoa học Mỹ đã thí nghiệm vượt biển bằng các cây luồng Thanh hóa, xuất phát từ Việt Nam, người xưa có thể đã chiếm lĩnh Ha oai và Nam Mĩ.

Khảo cổ nói gì về Chữ Viết”
Chữ viết quan trọng vì truyền được kinh nghiệm, văn hóa, truyền thống cho nhiều thế hệ sau, cho nên cũng có thể gọi là lịch sử thành văn. Có thể nói rằng, lịch sử chữ viết luôn kèo theo một hệ quả là có một thể chế Nhà nước, có Văn hóa, có Tín ngưỡng
Cuối năm 2011, các nhà khảo cổ Trung Quốc tiến hành khai quật khu di chỉ Bình Quả, Quảng Tây của người Lạc Việt đã phát hiện nhiều di chỉ xẻng đá có chữ viết tượng hình của người Lạc Việt cổ, có niên đại cách nay 6 ngàn năm, tương tự chữ Hán hiện đại.
Năm 1930, M. Colan, nhà khoa học người Pháp đã tìm thấy ở Hòa Bình hai đĩa gốm có chữ tượng hình tương tự chữ Hán hiện đại cách nay khoảng 8 ngàn năm – trước Bình Quả 2000 năm; Các nhà khảo cổ Ytung Quốc còn phát hiện trên thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn có chữ tương tự chữ Hán (gọi là Thủy tự - chữ như nước) cách đây 2258 năm, trước nhà Hán 339 năm và được nhà Tần giản lược đi cho dễ đọc sau đó 324 năm, gọi là chữ Hán,
Chữ viết của người Việt cổ cũng có dạng ghép vần như a, b, c dã được nhà giáo Trần Văn Xuyền bỏ công sưu tầm và tổng kết, có thể dịch được lời hiệu triệu của Trưng Vương.
Năm 1991, giáo sư Jean Piere Drège Giám đốc trường Viễn đông Bác cổ Pháp, chuyên gia Trung Quốc học chứng minh bằng thư tịch cổ Trung Quốc, chính người Lạc Việt đã phát minh cả giấy viết, vải dệt và lụa, các nhà khoa học Trung Quốc cũng khẳng định Thái Luân, người phát minh ra giấy viết của Trung Quốc cũng là người Việt vùng Quý Châu.
Quách Mạt Nhược, Viện trưởng Viện Hàn lâm Trung Quốc đã bỏ công sưc hàng chục năm đọc chữ khắc trên thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn (cách nay 2558 năm) có nghĩa là Việt Vương Câu Tiễn tự tác dụng kiếm – “Vua Việt Câu Tiễn tự rèn để dùng”
Nhiều nhà khoa học chứng minh, hình người nhảy múa được khắc trên trống đồng chính là kí tự mang nghĩa là tộc Việt được cách điệu; Người Việt, Tộc Việt, đất Việt, Vua Việt có các kí tự khác nhau.
Chữ Quốc trong Trung Quốc (tức Nước hay Quốc gia), vốn là chữ Việt (tộc Việt) nằm trong chữ Vi (tường thành), sau này chữ Việt đổi thành Hoặc hay nghi hoặc, tuy vậy Khang Hi tự điển vẫn ghi Hoặc cũng đọc là Việt chỉ vùng lãnh thổ như Quốc nhưng to lớn hơn.
Chữ viết xuất hiện từ khu vực Bắc Việt Nam từ 8000 năm trước rồi truyền dần lên phía Bắc (tới Bình Quả là 6000 năm, đến Chiết giang gần 3442 năm sau), rồi mới vào nhà Tần cùng một thứ chữ viết.

3 nhận xét:

  1. Như vậy là: Chữ Tàu giống chữ mình, chớ ko phải lâu nay vẫn nói: Chữ mình giống chữ Tàu!
    Và có lẽ phải gọi bán đảo Đông dương là Indovina chớ ko phải là Indochina như lâu nay!
    Đ/c này cung cấp toàn tư liệu quý. Cám ơn nhiều!

    HMK6

    Trả lờiXóa
  2. Cảm ơn QcV.
    Lịch sử là lịch sử, có nghĩa là những cái gì đã xẩy ra.
    Một nghiên cứu rất hay, QcV nên viết hẳn thành sách và xuất bản, chia thành vài mục trong đó, thêm vào những dẫn chứng, tham khảo, không cần phải dầy lắm, vài chục trang cũng được, càng dễ đọc.
    Nhưng khi đã viết thì phải tìm cách loại bỏ hết những gì là giả thuyết, mặc dù mình cảm thấy nó rất đúng như vậy nhưng không có chứng minh.

    Trả lờiXóa
  3. Các bạn có thể dẫn nguồn từ Wikipedia - từ điển mở, nhưng chú ý những người làm trang này đã cảnh báo rằng:
    "Wikipedia là một bách khoa toàn thư trực tuyến với nội dung mở nhờ sự hợp tác giữa rất nhiều người, có nghĩa là một tập thể tình nguyện bao gồm các cá nhân và nhóm người cùng xây dựng một kho kiến thức chung của nhân loại. Cấu trúc của dự án cho phép bất cứ ai chỉ cần kết nối với Internet là đã có thể sửa đổi được nội dung. Vì thế, xin hiểu rằng những gì tìm được ở đây không nhất thiết là đã được những nhà chuyên môn thẩm định nhằm cung cấp cho bạn những thông tin hoàn hảo, chính xác và đáng tin cậy."
    Nói như vậy không có nghĩa là bạn sẽ không tìm thấy những thông tin giá trị và chính xác từ Wikipedia; phần lớn thông tin sẽ là chính xác. Dù vậy, Wikipedia không đảm bảo giá trị pháp lý của thông tin được tìm thấy ở đây. Nội dung của bất kỳ bài viết nào đều có thể bị sửa đổi, phá hoại hoặc thay thế bởi những người không thuộc về chuyên môn..."

    Trả lờiXóa

Đọc kỹ trước khi comment
Bạn Trỗi là những người chính trực, vì vậy bạn cần dùng chính danh để viết nhận xét. Bạn có thể click vào tiêu đề bài viết để xem toàn bài, ô cửa sổ cuối bài là nơi để bạn viết nhận xét của mình. nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa.
Các bạn có thể chèn Ảnh hoặc video clip trực tiếp vào Phần nhận xét bằng cách copy URL ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment