Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

KHÔNG MÔN VÀ CHỮ "KHÔNG" CỦA TRÚC LÂM YÊN TỬ

Trần Quốc Việt K5 (NC)
Anh chị em bantroi thân mến !
Tôi bị ốm nên mấy hôm không tham gia Blog được với các anh em; các cháu học sinh cùng tham gia đóng góp cho trẻ em vùng cao đọc hộ và bình luận, thật thú vị, chúng khen bác Bắc Hải khôn quá, cái học thuyết về Gene của cụ Mendel (bài đậu đỏ đậu vằn), mà học sinh Việt Nam học suốt từ cấp 2, cấp 3, ai cũng tranh thủ gỡ gạc thêm điểm 5 (theo thang điểm Nga – mình cũng vậy), trong khi Liên xô theo học thuyết Mít-xu-rin (tạm gọi là Táo lai Lê) nên cấm Mendel; bác Bắc Hải lấy kiến thức học 2 cấp để dọa cô giáo Nga hay thật. Rồi lại cái hồng ngoại nữa, Bắc Hải đưa miếng thịt chó tẩm riểng mẻ vào, nó sẽ đổ mồ hôi, cháy xèo xèo, thơm điếc mũi và chấm mắm tôm – rất thú vị, nhưng, hình như người ta không gọi đó là mồ hôi, mà là ... mỡ chó.
Vui tí thôi, coi như sai sót kĩ thuật – tiểu thuyết mà.
Bài này mình đã gửi cho một anh bạn rất thân, nhưng vì ốm quá, không viết được nên gửi các anh em cùng thưởng thức:
       KHÔNG MÔN VÀ CHỮ "KHÔNG" CỦA TRÚC LÂM YÊN TỬ


Hữu - Không
Từ Đạo Hạnh

”Tạc hữu trần sa hữu
Vi không nhất thiết không
Hữu không như thuỷ nguyệt
Vật hữu trước không không”

ĐẠO HẠNH Thiền sư là nhà tư tưởng - đạo đức nổi tiếng vào thời Lý, để lại cho đời bài thơ HỮU - KHÔNG
Bài thơ này là sự trăn trở lớn: Tồn tại hay không tồn tại?
Hạt bụi, hạt cát bé tí tẹo kia có tồn tại không? Làm sao chúng làm nên bao núi cao, sông suối, gò đồi?
Theo PHẬT PHÁP, khi đã đạt đến sự hiểu biết đủ đày thì nhận thức sẽ đến giai đoạn "KHÔNG", do đó Cửa Phật còn gọi là "KHÔNG MÔN".
Nhưng nhận thức đúng bản chất sự vật là rất khó, như ÁNH TRĂNG soi ĐÁY NƯỚC, ÁNH TRĂNG là thật còn MẶT TRĂNG thì ảo.
Chưa ai dịch bài này hay và đẹp như HUYỆN QUANG Tam Tổ
Lý Đạo Tái, trạng nguyên đời nhà Trần, xuất gia thành Tam Tổ của Thiền phái Trúc Lâm, sống cách đây tới 758 năm, sau thời Đạo Hạnh 138 năm, dich bài thơ trên một cách rất giản dị, rõ ràng, thuần Việt:


Có Không


"Có thì có tự mảy may
Không thì cả thế gian này cũng không
Kìa xem bóng nguyệt lòng sông
Ai hay không có, có không là gì ?"


"CÓ TỰ MẢY MAY"
Hạt mảy, hạt may ấy chính là hạt bụi lúa khi người ta xay lúa hay giã gạo bay lơ lửng trong gian bếp, chính là nguồn cơn khi đứa trẻ tò mò hỏi nó ở đâu khi bố mẹ nó gặp nhau. Đó là cội nguồn sâu xa cấu thành sự vật.

"KHÔNG THÌ CẢ THẾ GIAN NÀY CŨNG KHÔNG"
Ta như nhìn thấy Vua Trần Nhân tông, một vị vua được coi là anh minh và anh hùng bậc nhất trong lịch sử Việt Nam, sau chiến thắng quân Nguyên, vứt bỏ hoàng bào, lên núi làm sư, sống cuộc đời cơ hàn nhẹ nhàng như không.
Từ bỏ quyền lực, giàu sang phú quý là quá khó với nhiều người.
Cái "không" của Phật pháp chính là sự hiểu biết đủ đầy và chuyển sang giai đoạn khác, khái niệm khác của nhận thức. Nhất "thiết"vốn từ tha thiết mà ra, có phần là tâm tư của lòng mình.
Và đó cũng chính là cuộc đời của dịch giả.
Kinh ngạc làm sao, chỉ một thế kỉ sau khi phải mượn chữ Hán để nói về tư tưởng Việt thì người Việt đã sử dụng quốc âm để nói lên tư tưởng của mình, Quốc âm đó giống hệt ngôn ngữ Việt của thế kỉ 21, sau bài thơ đó gần 1000 năm. Phải chăng ta và tổ tiên có thể nói chuyện với nhau như chúng ta bây giờ?
Chữ "Không" của Trúc lâm Yên tử là thế nào?
- Ngoài 3 lần đánh bại quân Nguyên Mông làm cả thế giới Kinh ngạc.
- Chỉ đến đời Trần, lần đầu tiên người Việt mới có chinh sử khi Trần Thánh tông giao cho bảng nhãn Lê Văn Hưu biên soạn, gọi là Đại Việt sử kí - về cơ bản đến nay ta vẫn học.
- Chỉ đến nhà Trần, lần đầu tiên Nhà nước bổ nhiệm người có học ra làm quan; bắt đầu là Đoàn Nhữ Hài.
- Cũng chỉ đến nhà Trần, lần đầu tiên trong lịch sử Triều đình cho nối các đê cúa từng làng để trở thành con đê dọc theo các con sông. Vua thân đi đắp đê.
- Nhà Trần lần đầu tiên trong lịch sử đưa ra chế định dùng chữ Quốc Âm trong văn thư Nhà nước và trong ghi chép dân gian (nhà Nguyễn phế bỏ, gọi đó là chữ Nôm).
- Công lớn nhất mà nhà Trần đã làm cho dân tộc Việt là tạo ra nền văn hoá, hệ tư tưởng riêng khi chính nhà vua, tổng hợp các hệ phái Phật giáo lập ra Thiền phái Trúc lâm, tách hoàn toàn khỏi hệ tư tưởng phương Bắc.
Chữ "Không" mà Hán tự dùng để chỉ sự trống rỗng, Chữ "Không" kì diệu này cúa Đạo Hạnh và Trúc lâm Yên tử chính là sự hiểu biết. Đó cũng chính là chữ "Không" của Phật Hoàng Trần Nhân Tông, "Không" mà lại là"Có"
Đó cũng là tiêu đề của bài thơ.
Có Không?! Sư Huyền Quang, vị Trạng Nguyên đó thật là thông tuệ và tinh tế./.

2 nhận xét:

  1. À biết rồi, nhờ QV phân tích mà tôi hiểu: không tức là có, có mà như không, hay thật.
    Trống rống là không có gì, thực ra là có nhiều, vì khi đạt đến không tức là hiểu biết nhiều nhất.Tôi thấy ánh trăng và mặt trăng dưới nước là như nhau cả, chẳng thế mà ở thôn quê, họ trách nhau: ...sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
    Cũng như cái cậu ca sỹ Bằng Kiều nọ, có tất cả, đạt được đến Không rồi, nay ly hôn trở thành Không có gì(nhưng lại là đạt được nhiều nhất), vậy là trên thế gian này luôn có một tồn tại ngẫu nhiên, đó là Vòng luẩn quẩn.
    Nếu thấy sự hiểu biết của tôi đã đạt đến Không rồi, anh QV nhớ cho tôi làm trợ lý nhé.

    Trả lờiXóa
  2. Không mà có, có mà không là triết lý của người Việt Nam bao đời nay.
    Nóng lạnh phải cân bằng là triết lý của người Korea.
    Những di sản kiến thức người châu Á đóng góp cho loài người không phải nhỏ.

    Trả lờiXóa

Đọc kỹ trước khi comment
Bạn Trỗi là những người chính trực, vì vậy bạn cần dùng chính danh để viết nhận xét. Bạn có thể click vào tiêu đề bài viết để xem toàn bài, ô cửa sổ cuối bài là nơi để bạn viết nhận xét của mình. nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa.
Các bạn có thể chèn Ảnh hoặc video clip trực tiếp vào Phần nhận xét bằng cách copy URL ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment