Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

NGƯỜI VIỆT LÀ AI? (phần I)

Quốc Việt K5  (NC) 

Kính gửi anh chị em và bantroi

Chúng ta đã có một cuộc tranh luận sôi nổi, tới 42 các còm với ông khách (Nặc Danh rồi lấy bút danh Hoài Bắc – nghĩa là tưởng mình là người Giang Bắc); Những người được gọi là thông minh (Intelligence Agency) ấy của China, mặc dù cũng được học tiếng Việt ở Quảng Châu (Guǎngzhōu) nhưng vốn liếng thế thôi; “Ông cai bé nhỏ” (Notre petite Regle) là câu nói cửa miệng của người lính Pháp để tỏ ý kính trọng vị Hoàng đế của mình, giống như anh bộ đội Cụ Hồ gọi vị Tổng Tư lệnh của mình là “Anh Văn”. Nhưng thôi, coi đó như lỗi kỹ thuật, ta đi vào vấn đề chính: 

Người Việt là ai?

Tộc Việt hay Bách Việt là tộc người đông đảo sổng ở phía Nam Trường giang xuống tất cả vùng đất phía Nam, kể cả Indonesia, Malaysia, Thailand, nhưng người Việt hay Việt Nam chỉ là cộng đồng người sống tại lãnh thổ nay là Việt Nam.
Họ thế nào? Giống hay khác các tộc người khác, thậm chí với Tộc Việt?
Sau 4 lần biển tiến, 4 lần biển thoái, một số tộc Việt chạy lên phía Bắc tránh nạn, trở thành hàng ngàn Mandala Bách Việt hay còn gọi là Giang Nam. Họ có Gene giống nhau.
Nhiều người vẫn ở lại mảnh đất hình chữ S được cư dân Bách Việt gọi là Tổ Quốc hay ĐẤT NƯỚC CỦA TỔ TIÊN và cư dân Bách Việt ấy được gọi là ĐỒNG BÀO với sự tích Kinh Dương Vương và Tiên nữ Hồ Động Đình, Lạc Long Quân và Âu Cơ; Ngay sau lễ Tuyên Ngôn Độc lập ngày 2/9/1945, Hồ Chủ tịch đã viết thư kêu gọi đồng bào Hoa kiều yên tâm làm ăn dưới sự bảo trợ của Lâm thời Chính phủ mới. Sử sách còn ghi Việt Vương Câu Tiễn có thư gửi Hùng Vương để liên minh đánh Nhà Chu nhưng Hùng Vương không chấp nhận.
Theo Chính sử Nhà Hán, ngay khi xâm lược Nam Việt, người Hán đã thấy nền văn minh ở đây (xứ Giao Chỉ) đã thuần hóa cây lúa nước (sách sử Chína gọi lúa chín 2 mùa là lúa Giao Chỉ), trồng dâu nuôi tằm, trồng bông, đay, gai, dệt cửi, làm vải, nổi tiếng là vải bông cát bá nhỏ sợi, rất mịn, vải bằng tơ chuối, biết dùng mía nấu mật làm đường, gọi là thạch mật (chỉ có vua, chúa nhà Hán mới được dùng); Có nhiều hoa quả như: nhãn, vải, quýt, chuối, bầu bí... có 5 giống gia súc là trâu, lợn, gà, dê, chó... (Cult) đã tạo ra một nền kinh tế sung túc; Cư dân ở đấy có số lượng gần 1 triệu dân sau 3 trận Đại Hồng thuỷ.
Sự phát triển ngành nghề thủ công (dệt, gốm, mài đá, đúc đồng, luyện sắt, mộc, sơn then, thuộc da, nấu rượu, làm đồ đá) đòi hỏi phải dư dả lương thực và chuyên môn hóa, phân công lao động xã hội để tạo ra những người thợ tài giỏi; Mã Viện khi xâm lược Việt Nam vào năm 43 còn thu được thuyền đồng, trống đồng khá nhiều.
Chữ viết phát triển trước China khá xa (hàng ngàn năm), chứng tỏ đã có những cư dân chuyên môn và cung cấp đủ lương thực cho họ - đó là hệ thống tăng lữ, đã có tín ngưỡng, có Nhà nước, một dạng Mandala như cư dân Bách Việt khác. Lạc Việt chính là Nền Văn minh bên dòng sông Lúa - sông Hồng hiện đại - như kiến giải của Đỗ Thành.
"Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có."
Lời văn hào hùng ấy được ghi trong Đại Cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi, do cụ đầu xứ Tố dịch. 
"Nhi các đế nhất phương", nghĩa là mỗi bên làm Đế vương một phương, cũng như câu thơ Thần: "Nam quốc Sơn hà Nam Đế cư - Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư". Sách Trời hay "Núi sông bờ cõi đã riêng" là tổ tiên Bách Việt khẳng định Kinh Dương Vương đã lấy sông Trường giang làm biên giới với Hoàng đế China.
Cũng có thuyết cho rằng Nhà Hán mới đô hộ Việt Nam sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, trước đó là đoạt khống (chưa chiếm được nhưng đưa vào đất minh rồi – như hành động của China vừa rồi).
Theo Gene, có 3 trận Đại Hồng thủy đã giết phần lớn cư dân Người Việt dưới thấp, để lại các lớp di chỉ khảo cổ chồng lên nhau rất ngắn, do người đời sau chạy lên vùng đất tổ tiên đã ở từ trước cũng như lớp di chỉ nằm sâu dưới bùn - khi đào móng xây lại khu Bách hoá Tổng hợp Tràng tiền, người ta còn thấy một ngôi chùa cổ dưới sâu 5 mét.
Nước của trận Đại Hồng thuỷ đột ngột lên cao 5 mét, sóng cao ngất trời, nước biển tới ngã ba Bạch Hạc; Một bộ phận của nền Văn minh Lạc Việt nằm lại dưới thềm lục địa biển Đông, một phần bị cuốn trôi ra biển. Đại Hồng thuỷ còn do nước của Đại Dương khổng lồ từ lòng đất phun lên. Trước cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, năm 13 SCN, nước biển còn dâng cao 2 mét, tức là phần lớn đồng bằng Việt Nam chìm trong nước, nhiều nơi nước chỉ lấp sấp ngang mắt cá chân. Từ thủa ấy, ĐẤT cũng là NƯỚC, NƯỚC cũng là ĐẤT, do đó có danh từ ĐẤT NƯỚC và NƯỚC VIỆT. Con người vật lộn với thiên nhiên, sống trong lòng ĐẤT - NƯỚC của mình. Nước gắn với Làng nên có khái niệm LÀNG – NƯỚC. Các nhà Ngôn ngữ học đang tìm cách lí giải các danh từ này, nhưng đúng nhất vẫn là từ thực tế, trong khi khái niệm Quốc của China là toà thành, khái niệm đất nước của châu Âu đồng nghĩa với đồng quê hay nơi sinh.
Rồi ngoại xâm:
Xem qua cứ liệu lịch sử bằng chính số liệu của sử sách China:
Tổng điều tra dân số nhà Hán (theo thống kê năm 3 SCN)
Giao Chỉ 92440 hộ, 746237 người, bình quân mỗi hộ có 8 người
Cửu Chân 35743 hộ, 166014 người, bình quân mỗi hộ 5 người
Nhật Nam: 15460 hộ - 69485 người, bình quân mỗi hộ 5 người
Tổng cộng có: 981736 người (gần 1 triệu)
Tổng điều tra dân số Nhà Đường năm 622 (sau 619 năm):
Giao Chỉ có 30056 người; còn 4% (chết 96%)
Cửu Chân có 16135 người; còn 8,7% (chết 91,3%)
Nhật Nam có 9915 người, còn 14,3% (chết 85,7%)
Tổng số 56.106 người (còn 5,7% - chết 94,3%)
Con người trên vùng đất của Tổ Tiên ấy bị tàn sát như con vật - nô lệ, không có quyền sống, không có quyền làm người, bị coi là Miêu, hay Man Di (sâu bọ man rợ). Hậu Hán thư ghi: “Dân Lạc Việt cởi truồng cũng xưng Vương”; Mặc dù, chính người Lạc Việt ấy phát minh ra vải, lụa, giấy, mật mía, hoàng lạp, bạch lạp ... cống nạp cho China, không kể hàng năm phải cống người đẹp, thày thuốc, người biết chữ, phù thủy (mỗi loại 2 người), Thuế nông nghiệp mà nhà Hán thu hàng năm là 13,6 triệu hộc (bình quân 14 hộc một đầu người, không kể mới đẻ hay sắp chết) - Chinese phải đóng 2 hộc. Chính sử China cũng thừa nhận, các quan lại China cai trị ở Giao chỉ, Cửu cân, Nhật Nam bóc lột người dân ở đây thậm tệ, không thể sống nổi.
Đấy là nguồn gốc bàn chân Giao chỉ, Mai Hắc đế đã khởi nghĩa vì tục cống vải, sức nặng của sưu thuế ấy đã đè lên ống chân và đè sập cấu trúc vòm của xương bàn chân. Cảm ơn cứ liệu lịch sử của ban Quang Trung. Lạ lùng là tứ đại Mĩ nhân Chinese đều là Bách Việt và Chiêu Quân chính là người Giao chỉ, chắc khi bị cống sang nhà Hán, cô ấy còn bé.
Lịch sử nói gì?:
905: Khúc Thừa Dụ làm Tiết Độ sứ; bắt đầu thời kì tự chủ
938 Ngô Quyền đại phá Nam Hán trên sông Bạch Đằng,
968 – 1054: Tên nước: Đại (Cồ) Việt; Đinh Tiên Hoàng lên ngôi Hoàng đế, cho đúc tiền, ban hành quy chế quan lại, độc lập với phương Bắc,
980 – 1009: Nhà Tiền Lê (Đại Hành Hoàng đế).
981 – 982: Đại Hành Hoàng đế đánh bại quân Tống, giết Hầu Nhân Bảo bắt 6 tướng Tống tại sông Cà Lồ. Nhà Tống 2 lần đưa sứ thần đến xin tha 6 tướng nhưng để xử trảm.
1009 – 1225: Nhà Lý
1075-1077: Lý Thường Kiệt – Tôn Đản: đánh Châu Ung, Châu Khâm nhà Tống triệt toàn bộ kho Hậu cần, tuyên bố sẽ đánh tới Hàng Châu.
Lý Thường Kiệt đại phá quân Tống tại chiến tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu), Quân Tống chết 65%, Quách Quỳ xin hoà và bị Nhà Tống ép tự xử.
Nhà Trần (1226 - 1400), xuất hiện nhiều danh nhân như Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Thủ Độ, Phạm Ngũ Lão, Đỗ Hạnh, Nguyễn Khoái, Lê Tần, Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản, Yết Kiêu, Dã Tượng, Đoàn Nhữ Hài, Trương Hán Siêu...
Năm 1267, Trần Thái Tông đánh bại 4,5 vạn quân Mông cổ (có 1 vạn quân Nam Chiếu), cùng 9 vạn dân binh, do danh tướng Ngột lương hợp thai cầm đầu, quân Mông cổ thua chạy về đến Vân Nam còn 5 ngàn người.
Năm 1285, Trần Thánh Tông đánh bại 20 vạn quân Nguyên do Danh tướng Ô Mã Nhi và Toa Đô cầm đầu và 30 vạn dân binh, quân Nguyên thua chạy về chỉ còn 5 vạn.
1287, Trần Nhân Tông đánh bại 30 vạn quân Nguyên, không kể dân binh (khoảng 60 vạn theo quy chế Mông cổ), Toa Đô bị giết, Ô Mã Nhi bị tướng Đỗ Hạnh bắt sống, Thoát Hoan chạy thoát.
Nhà Hồ (1400 - 1407), Sử gia Ngô Sỹ Liên không xếp Nhà Hồ vào chính sử vì Hồ Quý Ly nhận là người China, chính sách phiền nhiễu của nhà Hồ chỉ nhằm xoá bỏ ảnh hưởng Nhà Trần nên lòng dân không theo.
“Vừa rồi:

Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận
Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh”

Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi – Bản dịch của Ngô Tất Tố
Cụ Thái Học sinh tổng kết họa ngoại xâm rất hay, chỉ có 4 câu.
Đại Việt lại bị Bắc thuộc.
Bắc thuộc (1407 - 1427): Theo chính sử Nhà Minh: 
Dân số Đại Việt năm 1407 (bị Nhà Minh đổi là Giao chỉ) là 5207500 người, sau 10 năm (1417) còn 450288 người (8,6%, chết 91,4%). 
Nhà Minh mang về China 235900 trâu bò, voi, 13,6 triệu thạch gạo, 8670 tàu thuyền, 2 triệu rưỡi binh khí. Bắt toàn dân Giao chỉ từ 16 đến 60 tuổi phải đi lao dịch, mò ngọc, đãi vàng, tìm trầm hương cho cả vua chúa nhà Minh và quan lại cai trị, thuế ruộng cao gấp 3 lần Chinese, Quan lại nhà Minh độc quyền muối và khai khoáng. Tịch thu toàn bộ thư tịch của Đại Việt, số không mang đi được thì bị đốt bỏ và đập phá.
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời.
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc.
Vét sản vật, bắt dò chim sả, chốn chốn lưới chăng.
Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán,
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa?
Nặng nề những nổi phu phen
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi !
Lẽ nào trời đất dung tha?
Ai bảo thần dân chịu được?”

Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi – Bản dịch của Ngô Tất Tố

4 nhận xét:

  1. Cảm ơn QcV,
    Bài nghiên cứu đã giúp cho những ai đã học lịch sử Việt Nam, nhưng không có điều kiện để đọc thêm nhiều chi tiết khác nữa, giúp cho những ai nhìn mình là người Việt Nam hiểu thêm về dòng máu và dân tộc Việt mình mang trên người.

    Trả lờiXóa
  2. Âý chết! để hỏi lại Hồ Qúy Kỳ k4 xem nó có nhận là người China không? ông QcV không biết chứ HQK nói rằng cụ HQL vưỡn làm vua dưới âm đấy.

    Trả lờiXóa

Đọc kỹ trước khi comment
Bạn Trỗi là những người chính trực, vì vậy bạn cần dùng chính danh để viết nhận xét. Bạn có thể click vào tiêu đề bài viết để xem toàn bài, ô cửa sổ cuối bài là nơi để bạn viết nhận xét của mình. nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa.
Các bạn có thể chèn Ảnh hoặc video clip trực tiếp vào Phần nhận xét bằng cách copy URL ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment