Có thể sẽ có hàng vạn người đến khóc và thắp hương cho đại tướng tại 30 Hoàng Diệu
Hà Nội nếu căn nhà đó vẫn mở cửa đón khách, không phải vì ông có quân hàm đại
tướng,
mà vì ông là đại tướng trong lòng dân.
mà vì ông là đại tướng trong lòng dân.
Thông báo của BCHTW, thể theo nguyện vọng của cá nhân ông và
gia đình, đại tướng muốn yên nghỉ tại quê nhà. Bác Hồ cũng có nguyện vọng tương
tự mà không được.
"Còn hơn lăng tẩm cung đình vàng son"
(Viễn Chi - Nhớ Côn Sơn Nguyễn Trãi )".
Ông sẽ mãi mãi là vị anh hùng Dân tộc trong lòng người dân
Việt Nam!
"Mây không che nổi mặt trời,
Võ Công, Văn Đức còn ngời sử xanh"
(Viễn Chi - Nhớ Côn Sơn, Nguyễn Trãi).
Ít có vị tướng soái nào được đối phương kính trọng nhưng vẫn
cầu mong chết sớm như tướng Giáp, ngay từ 1966 đã đồn đại câu sấm " Mã đề
Dương cước anh hùng tận" rồi BBC đưa tin tướng Giáp bị bom chết năm 1972
và nhiều lần khác, rất khó tin khi ông đi thật. Đại tướng ở lại với dân nước
ngày nào thì Dân Việt có phúc phận ngày đó.
Mới tháng trước, anh HT đưa cho tôi xem tập hồi kí của ông
hùm xám Đặng Văn Việt có bút phê của Đại tướng: "Rẩt tiếc anh Đặng Văn Việt
không được tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ" thật nhiều ý nghĩa.
600 năm, nhân loại mới sinh ra một Thánh nhân và 300 năm, mới
sinh ra một Thiên tài.
Lạ lùng Lịch sử lăp lại ngay.
Tại Việt Nam khi vào thế kỉ thứ 13 với nhà Trần hiển hách có
đức Thánh Trần 3 lần đánh bại quân Nguyên Mông, thì thời đại Hồ Chí Minh oai
hùng có tướng Giáp, vị giáo sư nhỏ bé cùng dân tộc mình đánh bại 2 đội quân nhà
nghề, mạnh nhất thế giới lúc đó, trụ cột của hệ thống thuộc địa cũ và mới, chấm
dứt chính sách ngoại giao pháo hạm khi các nước lớn thỏa sức áp đặt luật lệ
riêng mình lên đầu các nước bé hơn. Các cuốn hồi kí của ông đầy điều kì diệu
xoá lấp các tin dồn ác ý. Ông luôn nhận mình là 1 giọt nước giữa biển cả nhân
dân mênh mông, nhưng chính ông là hạt ngọc lấp lánh.
Công lao của ông với dân tộc Việt Nam quá lớn đến mức người
ta thường quên người cha kính yêu và người vợ đầu của ông bị thực dân Pháp tra tấn đến chết trong tù ngục.
Chỉ cần 1 việc ấy thôi đối với người Pháp, người Mỹ, đã là sự
trả thù tàn bạo với cả làng, cả một dân tộc, thì với Đại tướng là sự khoan hồng vi đại.
Khi nhà báo Bertran Russel hỏi ông về 9000 tù binh Pháp bị bắt
ở Điện Biên Phủ chỉ còn 2000 được trao trả, ông đã nghẹn ngáo: "Chúng tôi
đã cố hết sức, nhưng khó khăn và sốt rét nữa"
Người Pháp phải xem lại mình lúc đó, nếu không ngoan cố mất
thêm 600 ngày bàn giao theo Hiệp định Gêneva, người Pháp chấp nhận thua trận chịu
rút quân ngay thì số tù binh còn sống chắc nhiều hơn - binh lính Âu Phi không
thể sống với nắm cơm như anh bộ đội cụ Hồ.
"Khi ra sấm bể mưa nguồn,
Khi về như núi như cồn lặng yên"
(Viễn Chi - Nhớ Côn Sơn, Nguyễn Trãi)
Phải chăng bài thơ ấy không chỉ nói về người anh hùng dân tộc
Nguyễn Trãi mà cũng nói về ông, vị thống soái tối cao suốt đời chiến đấu vì Hoà
Bình, câu nói của ông vẫn văng vẳng: "iTẩt cả mọi người phải chung sức để chiến
tranh không bao giờ đe dọa các dân tộc, các Quốc gia và loài người."
Con Người ấy khi đã ra cầm quân là đem lại sự bình yên cho
Dân tộc và hàng triệu người sẵn sàng theo ông, hàng triệu người mẹ mà ông đã vô
vàn biết ơn khi tiễn con ra chiến trường
"Chết vinh còn hơn sống nhục - biết quân ta dùng được"
(Nguyễn Trãi - Phú núi Chí Linh)
Khi về chính là thắng
trận trở về, y như câu ca dao "Lên Đông - Đông tĩnh, sang Đoài - Đoài
yên".
Người ta hay giả thiết nếu không có chiến tranh thì tướng
Giáp sẽ là nhà Sử hoc ?
mà quên rằng ông còn là
cử nhân luật, đỗ đầu khi thi vào khoa kinh tế, đã từng có học bổng tiến
sĩ Kinh tế Đông Dương: trước khi là nhà quân sự, ông là nhà chính trị. Nếu
không có chiến tranh, ông có thể là nhà chính trị, nhà lập pháp hay nhà kinh tế
và có thể đất nước này hùng cường hơn.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị khai Quốc công thần hàng đầu của
nước Việt Nam mới đã vĩnh biệt chúng ta, tự tâm khảm, dù chỉ là con cháu, tôi muốn ông mãi mãi là Anh Văn -
mãi mãi là người anh cả của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
Không rõ bí danh Anh Văn của ông do ông tự đặt hay do Bác Hồ
đặt với ý nghĩa người tướng soái nhưng trọng Văn, trọng Nhân, đặt chính trị cao
hơn quân sự.
Quân đội Việt Nam tự hào có vị tướng soái là trí thức, là
nhà Văn hoá, nhà sử học với hơn 70 đầu sách mà nhiều cuốn trở thành sách gối đầu
giường của các tướng lĩnh trên thế giới
24 thế kỉ có 10 Thiên Tài quân sự. Đó là tổng kết của phương
Tây với tư tưởng của kẻ chinh phục. Tư tưởng quân sự phương Đông có cách nhìn
khác.
Bậc Thánh Võ - bậc cao nhất trong Võ Công phải là người làm
chủ cuộc chiến, biết mở và biết kết thúc cuộc chiến đúng lúc, biết giữ Hoà
Bình.
Ông là bậc Thánh Võ chăng?
Cứ từ từ đã nào. Bác ấy giỏi thì đúng rồi nhưng không nên phong thánh vội. Bởi vì còn nhiều góc nhìn khác. Lịch sử sẽ nói ra điều thật nhất và lúc đó cũng chưa muộn mà.
Trả lờiXóaK6LS .
Cách nhà bác Giáp không xa là đài tưởng niệm các AHLS mà các đồng bào vô chia buồn vẫn tàn lạnh khói hương ? Nhẽ đâu thế???
Trả lờiXóaK6LS .
K6LS: Việc nào ra việc ấy chứ, Đài tưởng niệm các AHLS là nơi chung, còn Bác giáp là riêng mà.
Trả lờiXóaQua vụ này mới thấy Dân ta cực kì thông minh, rất hiểu biết, rất trọng người có Tâm và Đức với đất nước.
Theo tôi hiểu thì VN mới có vài vị Thánh nhận: Trần Hưng Đạo, Bác Hồ, Ông Nguyễn Trãi đang phò tá cho Bác.
giờ có thêm bác Giáp thì hân hạnh cho dân VN ta quá rồi.
Quân Đội Nhân Dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu.
Trả lờiXóaCái anh mắt chẳng nhìn thấy gì (QV đã mổ lại mắt), vậy mà xuất thần phong Thánh cho Bác, giỏi thật.
Trả lờiXóaMột nhân cách lớn đã cảm hóa toàn dân, gắn kết họ thành một khối đoàn kết tương thân tương ái trong mấy ngày viếng thăm Bác thì đúng là một vị Thánh nhân rồi, trong thế kỷ 20 này chỉ có hai con người kiệt xuất: Bác Hồ và Bác Giáp!
Hai con người này đã lấy đi không biết bao nhiêu nước mắt của người dân, Bởi tại Họ đều vì dân vì nước !
Nếu các lãnh đạo ta học được một phần nhỏ Nhân cách của hai Ông Thánh này, nước ta điềm nhiên trở thành Thánh địa của CHXH.