Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012

QUỐC GIA HƯNG VONG, THẤT PHU HỮU TRÁCH

Chưa hết ngày Mùng Tết Nhâm Thìn, cư dân mạng sôi sùng sục bàn chuyện “trí thức/trí ngủ” nhân việc Ngô Bảo Châu nói anh ấy “không đồng ý với việc coi phản biện xã hội như chỉ tiêu để được phong hàm trí thức” (trả lời PV Báo Tuổi Trẻ). Kẻ bênh vực Châu cũng có, mà kẻ mạt sát còn nhiều hơn. Âu cũng lại một lần nữa ta thấy cái tính xấu của dân Việt mình, ấy là khoái cãi nhau nhưng lại không biết cách chấp nhận sự đa dạng chính kiến, phàm cứ suy nghĩ nào không giống mình thì đều được coi là bỏ đi hết.
Các ý kiến phản đối Ngô Bảo Châu tựu trung khẳng định phàm là trí thức thì phải có chính kiến xã hội và phát biểu ra khi cần. Có quý vị đi xa hơn, còn khẳng định như đinh đóng cột rằng trí thức chỉ mới xuất hiện cỡ đầu thế kỷ trước thôi. Vị ấy viết “thi phong kiến tt nhiên cũng có mt tng lp có hc vn cao. nước ta, h được gi là nho sĩ, nếu ai có thêm nhng phm cht cao quý (liêm chính, thng thn, vô tư…) thì được tôn là sĩ phu… Sĩ phu, dù cương trc đến đâu, mt khi đã nhn quan tước cũng ch di mà “phn bin” vua – s mt đu ngay. Bo gan nht là dám (l phép) can vua; can không được thì phi t li ngay. Nếu thy vua còn gin thì phi kp xin v quê yên phn, tránh hoạ”.
Nếu cứ theo như lời khẳng định nói trên, thì không những văn hào Nguyễn Du ngẩng trời kêu “Thiên hạ hà nhân khốc Tố Như” không được coi là trí thức, mà cả nhà giáo vĩ đại Chu Văn An viết “Thất trảm sớ” từ quan về quê dậy học cũng không phải là trí thức nốt.
***
Theo T đin bách khoa toàn thư Vit Nam, trí thc là tng lp xã hi làm ngh lao đng trí óc, trong đó, b phn ch yếu là nhng người có hc vn cao, hiu biết sâu rng v chuyên môn ca mình, có sáng to và phát minh. Trí thức bao gồm các nhà khoa học, kỹ sư, kỹ thuật viên, thầy giáo, thầy thuốc, luật sư, nhà văn, nghệ sĩ... Trí thức xuất hiện cùng với việc tách lao động trí óc khỏi lao động chân tay, phát triển cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật. Trí thức không phải là một giai cấp riêng vì nó được thu hút từ nhiều giai cấp khác nhau, không có vị trí riêng trong hệ thống sản xuất xã hội. Trí thức nói chung, thường nhạy cảm với cái mới, tiếp thu và truyền bá những tư tưởng cách mạng, tiến bộ trong nhân dân, có vai trò rất lớn đối với sự phát triển lịch sử, nhất là trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật ngày nay… (http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120127/the-nao-la-tri-thuc.aspx)
Theo Wiki tiếng Việt, “ở Việt Nam, đã từ lâu trí thức được hiểu đơn giản hơn là những người lao động trí óc (để phân biệt với lao động chân tay) hay phức tạp hơn một chút là những người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Trí thức không phải là một giai cấp, không chỉ là những người có bằng cấp, càng không phải chỉ gồm những người làm quan. Trí thức trước hết là một con người bình thường, có học, có hiểu biết, có sáng tạo phát minh và đem truyền hiểu biết ấy cho mọi người. Do cách thc đem truyn tâm huyết ca mình mà có nhiu dng trí thc, thông thường h rt say mê, đy nhit huyết và cũng đy trách nhim vi cng đng. H thường nhanh nhy tiếp thu mi biến đi, chn lc và phát trin thành hiu biết ca mình, đến mt lúc nào đó khi tiêu hoá tt nhng vn đ tiếp thu chính h li là người sáng to, phát minh ra nhng cái mi chưa tng có và khi đó h phi đi mt vi nhng bước tiến ca xã hi. Nếu xã hi đng thun tiến thì h được ghi công , nếu xã hi chưa đến mc đ tiếp thu được, nhiu khi h b qut ngã thm chí phi thế c sinh mng ca mình. (http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%AD_th%E1%BB%A9c).
Theo Wiki tiếng Anh (http://en.wikipedia.org/wiki/Intellectual), An intellectual is a person who uses thought and reason, intelligence and critical or analytical reasoning, in either a professional or a personal capacity. "Intellectual" can denote three types of people:
  1. a person involved in, and with, abstract, erudite ideas and theories;
  2. a person whose profession (e.g. philosophy, literary criticism, sociology, law, political analysis, theoretical science, etc.) solely involves the production and dissemination of ideas;[1]
  3. a person of notable cultural and artistic expertise whose knowledge grants him or her intellectual authority in public discourse”.
Tạm dịch: “Trí thức là người sử dụng suy nghĩ, suy luận, hiểu biết, lập luận phê phán hay phân tích trong nghề nghiệp và khả năng cá nhân của mình. “Trí thức” có thể hàm 3 loại người: 1) người tham gia vào các ý tưởng hay lý thuyết trừu tượng, uyên bác; 2) người hành nghề (triết học, phê bình văn học, xã hội học, luật gia, chính trị gia, khoa học lý thuyết v.v...) chuyên sản sinh và truyền bá các ý tưởng; 3) người có chuyên môn văn hóa hay nghệ thuật được xã hội công nhận”.
Như vậy, trong cả 3 tài liệu đã dẫn nói trên, trí thức là một khái niệm mờ, không có một định nghĩa chặt chẽ. Mặc dù cả 3 bài đều nhấn mạnh đến thái độ dấn thân vì xã hội của tầng lớp trí thức, thái độ ấy chỉ là thuộc tính thường thấy, không nhất thiết có ở mọi loại trí thức. Bởi vậy tiếng Việt mới có khái niệm “trí thức trùm chăn”, tức là trí thức mà vô cảm với chuyện quốc gia hưng vong.
***
Theo tôi, câu nói trên của Ngô Bảo Châu không sai về lý, ngược lại, nó chính xác như Toán Học. Ngoài ra, nếu đọc toàn bài của anh còn có nhiều ý khác rất sâu sắc.
Chỉ có điều, anh đã phát biểu như vậy trong không khí thật nóng của Tết Nhâm Thìn. Những chiếc xe máy xe hơi “tự dưng” bốc cháy. Tiếng súng tiếng mìn đâu đó âm vang. Gió lạnh từ lục địa phương Bắc tràn về cùng chuyến thăm của người láng giềng 16 chữ vàng không làm nguội lòng người Việt với Hoàng Sa, Trường Sa. Đến cả những bà lão về hưu cũng phải kêu “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”.
Về lý thì anh đúng. Tôi rất kính phục anh về bức tâm thư boxit anh gửi Quốc Hội, về lề phải dành cho đàn cừu... Nhưng phải nói rằng về tình, với câu nói trên, có lẽ anh đã không đủ nhạy cảm trong cái khí quyển nóng bỏng này.

2 nhận xét:

  1. Minh cũng nghĩ như bạn này:

    "Tôi xin góp thêm: có lẽ người Việt Nam ta luôn có những "sáng tạo, hết sức tài tình" mà thế giới không có. Chuyện này cũng đúng trong lĩnh vực "chơi chữ" hay sáng tác ra những khái niệm có một, không hai. Còn nhớ một thời chúng ta có khái niệm "làm chủ tập thể" (nay không dùng nữa!) mà ngay đến cả những vị anh kiệt nhất trong giới phiên dịch ngoại giao ngày ấy, nghe nói cũng đành chịu bó tay không làm sao mà dịch ra cho người nước ngoài hiểu được ngụ ý của người Việt Nam ta.
    Chúng ta thử đọc và tìm hiểu kỹ về "phản biện xã hội" trong bài viết của tác giả Tô Văn Trường (link đã dẫn: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-12-13-van-hoa-co-ban-va-phan-bien-xa-hoi):
    Phản biện có lẽ là một từ của tiếng Việt, không có trong tiếng Trung Quốc, tuy lấy hai từ Hán Việt chắp lại: "Phản" như trong phản đối, phản kháng, phản công, phản bác... và "Biện" như trong biện luận, biện bạch, biện minh, biện hộ. "Phản biện" trong hoạt động khoa học là đánh giá một công trình khoa học khi công trình đó được bảo vệ trước một hội đồng khoa học để lấy học vị hoặc để được công nhận sự đúng đắn.
    Ai đã đặt ra từ phản biện ở Việt Nam? Tôi được nghe Gs Hoàng Tụy kể lại đầu 1960, GS và các đồng nghiệp ở khoa Toán Đại học Tổng hợp Hà Nội muốn thực hiện phong cách nghiên cứu khoa học và đào tạo mới, cho nên gặp chuyện luận án khi bảo vệ phải có opponent (từ Nga), Gs Hoàng Tụy bèn nghĩ ra từ phản biện để dịch từ "opponent". Thế là dần dần thành phổ biến, và đi ra ngoài xã hội để có cuộc sống riêng.
    Theo nhà thơ Việt Phương "phản biện" trong phạm vi rộng, không chỉ trong hoạt động khoa học, là rà soát, khẳng định, bổ sung, phát triển một đề án, một công trình, nhằm đạt một hoặc những mục tiêu xã hội thống nhất. "Phản biện" không nhất thiết bao gồm phản bác, nhưng cũng có nhiều khi có phần phản bác. Đặc điểm của "phản biện" là dựa trên lập luận khoa học và chứng cứ thực tế, thực tiễn. Còn "dư luận xã hội", "góp ý", "kiến nghị", "khuyên can" ...thì không nhất thiết phải dựa trên lập luận khoa học và chứng cứ thực tế, thực tiễn. "Phản biện xã hội" là thuật ngữ xuất hiện trong Nghị quyết Đại hội X năm 2006 của Đảng cộng sản Việt Nam. "Phản biện xã hội" là phản biện của cộng đồng, của xã hội dân sự, của nhân dân.
    Vâng, đọc qua thế rồi có ai hiểu "phản biện xã hội" là gì không? 3Chai và nhiều anh chị em sống ở nước ngoài rất lâu có thấy "phản biện xã hội" được thực thi ở những nước sở tại hay "phản biện xã hội" chỉ là "đặc sản" của Việt Nam? Riêng tôi, khi sống ở nước Đức (thống nhất) và Nhật Bản khá lâu, tôi chẳng thấy một vị GS, một nhà khoa học nổi tiếng nào của họ làm cái công việc gọi là "phản biện xã hội" hết cả, mặc dù xã hội Đức và Nhật đâu phải mọi thứ đều hoàn hảo?
    Quay lại chuyện NBC. Là người sống ở Pháp, rồi Mỹ rất lâu, ai cũng hiểu NBC là một nhà khoa học thuần túy và NBC được đánh giá cao trước hết trong giới khoa học. Tôi tin chắc là NBC hay bất kỳ nhà khoa học nào (chỉ làm chuyên môn, không tham gia làm chính trị, hoạt động xã hội) thì đều không bao giờ có thể đưa ra cái gì có thể gọi là "phản biện xã hội" đáng kể nào đó mà được xã hội ở nước sở tại công nhận.
    Tôi rất ngạc nhiên và không thể đồng tình với những tiếng la ó (chủ yếu của mấy vị blogger thích cái gì cũng "phản biện") về bài trả lời phỏng vấn của NBC. Chúc NBC tiếp tục gặt hái những thành công mới trên con đường mình đã chọn. Tôi tin rằng những đóng góp thiết thực của anh cho sự nghiệp khoa học và đào tạo của đất nước sẽ là câu trả lời xác đáng nhất cho vấn đề tiếng nói của "trí thức" đối với "xã hội"!
    http://www.studentkgu.vn/blog/view/id_116/title_QU-C-GIA-H-NG-VONG-TH-T-PHU-H-U-TR-CH/

    Trả lờiXóa
  2. Trí thức là cái gì mà phải giằng co phong tặng nhau dữ vậy.
    Người có tri thức chưa chắc đã là trí thức.
    Người có học vấn chưa chắc đã là người có văn hóa.

    Trả lờiXóa

Đọc kỹ trước khi comment
Bạn Trỗi là những người chính trực, vì vậy bạn cần dùng chính danh để viết nhận xét. Bạn có thể click vào tiêu đề bài viết để xem toàn bài, ô cửa sổ cuối bài là nơi để bạn viết nhận xét của mình. nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa.
Các bạn có thể chèn Ảnh hoặc video clip trực tiếp vào Phần nhận xét bằng cách copy URL ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment