Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

Quốc Việt K5 (ST) "Dạy Việt Nam 1 bài học, PLA học được 6 bài học"

Kính gửi anh chị em bantroi

Xin trân trọng giới thiệu với anh chị em phần tổng kết bài học của CHINA NAZI sau cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979 do Xiaoming Zhang (张晓明- Trương Tiểu Minh) biên soạn.
Zhang Xiaoming sinh năm 1963. UV BCHTW ĐCSTQ, thạc sỹ luật học, là Trưởng đại diện ĐCSTQ tại đặc khu Hành chính Hồng Công từ năm 2012.

Bài viết của ông ta nhan đề “China’s 1979 War with Vietnam: A Reassessment” (Nghiên cứu về cuộc chiến tranh của Trung Quốc năm 1979 chống Việt Nam)
đăng tại The China Quarterly, bộ 184, tháng 12/2005 (Tạp chí Trung Quốc số ra hàng quý).
Bài viết đầy giọng điệu CHINA NAZI, tuy nhiên cũng đầy lý thú dưới góc nhìn khác. PLA đã đưa quân số gấp 8 lần số lượng dân quân Việt Nam nhưng xua quân kiểu "NHÂN HẢI" thì kết cục càng thảm hại.
(Các tiêu đề là do người biên tập đưa ra, thay cụm từ Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc thành PLA, ban lãnh đạo Trung Quốc là CHINA NAZI).
Xin giới thiệu với anh chị em tham khảo.

LÃNH ĐỦ 6 CÁI TÁT

1- KHÔNG LƯỜNG ĐƯỢC KHẢ NĂNG TÁC CHIẾN CỦA DÂN QUÂN VIỆT NAM.
Một trong những châm ngôn truyền thống của PLA là “biết địch biết ta trăm trận trăm thắng”. Cuộc chiến Việt-Trung năm 1979 cho thấy PLA quan tâm rất ít đến binh pháp và chiến thuật của QĐND Việt Nam trước khi họ tấn công Việt Nam. Kết quả là, PLA đánh giá thấp khả năng chiến đấu của các đối thủ của mình. Có thể từ chỗ lo sợ vì đã tung hô quá nhiều danh tiếng của quân đội Việt Nam, nên tài liệu quân đội PLA đã kết luận rằng lực lượng chính quy của kẻ địch thiếu kiên trì trong tiến công và phòng ngự và có rất ít các chiến dịch hiệp đồng, nhưng lại thừa nhận rằng chiến thuật kiểu du kích, công binh và dân quân tự vệ của Việt Nam đã thành công đáng kinh ngạc trong việc kìm chân quân PLA giảm thế cân bằng khi họ lo tìm kiếm những trận đánh quyết định với quân chính quy của QĐND Việt Nam trong một cuộc chiến hạn chế. Một sĩ quan Mỹ khi tổng kết kinh nghiệm của người Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam, đã ghi nhận rằng không thể “để xâm nhập, vòng sườn, hoặc bao vây” vị trí cố thủ của quân đội Việt Nam “mà không bị thương vong rất nặng”. Chiến thuật của PLA, thúc thật nhiều bộ binh tấn công xáp lá cà vào vị trí đối phương bất chấp tử vong cao, đã giải thích tại sao CHINA NAZI dám khẳng định rằng quân đội Việt Nam không có khả năng trong phòng thủ bảo vệ vị trí của họ.

2- CÔNG TÁC TÌNH BÁO CỦA PLA QUÁ YẾU:
Những khó khăn bất ngờ trong tác chiến đã khiến PLA rút ra bài học thứ hai từ cuộc xung đột liên quan đến tình báo và lập kế hoạch. Thiếu thốn thông tin từ lâu về một đồng minh truyền thống đã là một thách thức lớn cho việc lập kế hoạch chiến tranh và kế hoạch tác chiến của
PLA. Các đánh giá về địa lý và địa hình của miền Bắc Việt Nam của PLA thường dựa trên các bản đồ và thông tin địa lý đã lỗi thời, trong khi khả năng trinh sát chiến trường lại bị hạn chế. Một trong những sai lầm lớn của
PLA là đánh giá sai số lượng lực lượng dân quân rất lớn trong dự đoán về sức mạnh quân sự Việt Nam. Kinh nghiệm của PLA cho thấy, dân quân Việt thể hiện sức đề kháng không hề nao núng và thực hiện các cuộc tấn công bất ngờ hơn vào các quân xâm lược hơn cả bộ đội chính quy QĐND Việt Nam. Lúc đầu các nhà kế hoạch quân sự của PLA tin rằng họ đã tập hợp được một lực lượng vũ trang vượt trội với tỷ lệ
8/1 để tấn công quân Việt Nam. Nhưng chỉ tính riêng tại khu vực Cao Bằng đã có 40.000 cho đến 50.000 dân quân khiến tỷ lệ lực lượng Trung Quốc chỉ còn hơn Việt Nam là 2/1.
Trong suốt chiến dịch, PLA không bao giờ cho thấy khả năng đè bẹp đối phương bằng mức vượt trội về quân số. Cuộc chiến tranh này còn cho thấy sự khó khăn như thế nào khi thực hiện các chiến dịch quân sự ở nước ngoài nếu dân chúng địa phương được huy động vào việc kháng cự.

3- KHẢ NĂNG TÁC CHIẾN CỦA PLA QUÁ LẠC HẬU
Bài học thứ ba là về khả năng chiến đấu của PLA vì đây là lần đầu tiên CHINA NAZI áp dụng tác chiến phối hợp với nhiều binh chủng gồm xe tăng, đại bác, bộ binh cùng với một lực lượng không quân và hải quân yểm trợ. Lạc hậu trong binh pháp và chiến thuật khiến PLA không thể phối hợp một cách bài bản trong tác chiến. Trong khi đó ở Bắc Kinh, sự ràng buộc chính trị và tư duy quân sự lạc hậu đã bác bỏ phương án yểm trợ tác chiến của không quân. Các lực lượng mặt đất cũng cho thấy sự thiếu đồng bộ giữa bộ binh, xe tăng và các đơn vị pháo binh để có thể triển khai việc phối hợp tác chiến sao cho hiệu quả. Một ví dụ rõ ràng là bộ binh đã không bao giờ được huấn luyện kiến thức đầy đủ về phương án tấn công phối hợp với các đơn vị xe tăng. Lính bộ binh, những người bị buộc bằng dây thừng vào tháp pháo xe tăng để khỏi ngã khi hành quân đã bị mắc kẹt khi bị quân địch bắn hạ. Mặt khác, các đơn vị xe tăng thường phải chiến đấu không có bộ binh tháp tùng và thiếu liên lạc trực tiếp giữa hai bên nên đã phải chịu nhiều thiệt hại và tổn thất khôn lường. Kinh nghiệm của cuộc chiến tranh 1979 đã dạy cho PLA bài học giá trị về kỹ năng phối hợp tác chiến đa binh chủng.

4- NGÔN NGỮ BẤT ĐỒNG, KHẢ NĂNG CHỈ HUY CỦA LÃNH ĐẠO
PLA YẾU
Bài học thứ tư là về hiệu năng chỉ huy và điều khiển mà phần lớn bắt nguồn từ truyền thống và văn hóa của PLA.
Mối quan hệ cá nhân giữa sĩ quan chỉ huy và chiến sĩ, vốn đã được vun trồng trong quá khứ, vẫn tạo nhiều rắc rối trong hàng ngũ PLA. Khi mà mối quan hệ giữa các cá nhân trở nên quan trọng hơn cả điều lệnh thì chẳng ngạc nhiên khi biết rằng các chỉ huy của Quân Khu Quảng Châu sau này thừa nhận rằng họ cảm thấy khó chịu khi chỉ huy quân sĩ được chuyển từ Quân khu Vũ Hán và Thành Đô đến trong thời gian phục vụ chiến dịch. Các nhà lãnh đạo CHINA NAZI cũng nghe nhiều cấp dưới phàn nàn về phong cách chỉ huy của họ Hứa (Hứa Thế Hữu - ND) vì trước đó ông ta chưa từng chỉ huy họ. PLA còn gặp khó khăn do nhiều sĩ quan chưa có kinh nghiệm trận mạc. Mặc dù nhiều sĩ quan có cấp bậc cao hơn và có thâm niên chiến đấu đã được cử đến để chỉ huy các đơn vị cấp thấp hơn để giúp đỡ chấp hành mệnh lệnh, nhưng khả năng tác chiến của PLA vẫn thất bại vì các sĩ quan cấp thấp vẫn còn thiếu khả năng quyết đoán độc lập và phối hợp tác chiến trong những thời điểm quyết định. Tuy nhiên, cuộc chiến 1979 với Việt Nam đã khai sinh ra một thế hệ mới các cán bộ PLA có kinh nghiệm chiến trường, và nhiều người trong số họ hiện nay đang phục vụ tại các vị trí cao cấp của PLA.

5- KHẢ NĂNG HẬU CẦN CỦA PLA QUÁ KÉM, KHÔNG CÓ ĂN

PLA thiếu một hệ thống và cơ cấu cung cấp hậu cần hiện đại, để hỗ trợ cho những chiến dịch quân sự đòi hỏi di chuyển nhanh và ở vùng xa xôi. Các số liệu thống kê cho thấy trung bình mỗi ngày tiêu thụ đạn dược và nhiên liệu là 700 tấn cho mỗi loại. Hoạt động hậu cần là một lĩnh vực lớn để PLA rút ra bài học.
Vì không có đầy đủ dự trữ và phương tiện giao thông vận tải, khiến cả Quân khu Quảng Châu và Côn Minh đã phải đặt dưới cùng một hệ thống cung cấp, mà hệ thống đó chẳng bao giờ hoạt động thông suốt và hiệu quả. Một số lượng đáng kể các nguồn cung cấp bị mất hoặc là do quản lý kém hay bị Việt Nam phá hoại. Khi lực lượng của họ tiến sâu hơn vào lãnh thổ Việt Nam, để bảo vệ mình, các sĩ quan hậu cần đã phải rất khó khăn để giữ liên lạc không bị trệch hướng với đại quân. PLA  đã kết luận rằng cần thiết phải tạo ra bộ chỉ huy về giao thông vận tải để đối phó với các vấn đề mà bộ đội của họ đã phải đối mặt trong chiến dịch. Kinh nghiệm này có vẻ vẫn còn giá trị cho CHINA NAZI đến tận hôm nay khi cựu phó chỉ huy của Đại học Quốc phòng PLA Trung Quốc phát biểu tại một hội nghị chuyên đề về “kiểm soát truyền thông” vào năm 2002.

6- CUỘC CHIẾN TRANH CỦA CHINA NAZI KHÔNG ĐƯỢC LÒNG DÂN
Bài học cuối cùng là làm thế nào để có thể diễn giải một học thuyết cũ về chiến tranh nhân dân vào các cuộc xung đột diễn ra bên ngoài biên giới Trung Quốc. Một trong những nguyên tắc của học thuyết chiến tranh nhân dân của CHINA NAZI là việc huy động dân thường để hỗ trợ cho chiến tranh. Những kinh nghiệm chiến tranh 1979 đã chỉ ra rằng hầu như không thể đưa một lực lượng khổng lồ PLA hoạt động ở nước ngoài mà không có sự ủng hộ chiến tranh của nhân dân trong nước. Bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh đã đánh thức lòng yêu nước của công chúng và lòng tự hào về người lính Quốc xã Trung Quốc. Biểu hiện mạnh mẽ của lòng yêu nước đã giúp PLA nhận được hỗ trợ trực tiếp cho các hoạt động từ người dân sống tại hai tỉnh biên giới. Tại riêng tỉnh Quảng Tây, hơn 215.000 cư dân địa phương đã được huy động để làm người vận chuyển, nhân viên bảo vệ và khuân vác để hỗ trợ tiền tuyến; và hơn 26.000 dân quân từ khu vực biên giới đã thực sự tham gia vào các hoạt động chiến đấu trực tiếp.
PLA vào thời điểm đó chỉ có một hệ thống cung cấp vá víu đòi hỏi các đơn vị phải tự túc hệ thống cung cấp trên chiến trường theo kiểu “hậu cần bán lẻ”. Chính quyền địa phương đã làm mọi việc dễ dàng cho binh lính bằng cách đơn giản hoá thủ tục, giúp họ nhận được đầy đủ vật chất và thực phẩm tươi trong thời gian ngắn nhất có thể. Kinh nghiệm này đã thuyết phục bộ chỉ huy PLA rằng huy động chính quyền địa phương và dân chúng để hỗ trợ cho một cuộc chiến tranh vẫn là chìa khóa cho chiến thắng.

ĐẶNG VÀ HỌC THUYẾT KIẾM ĂN CHÍNH TRỊ QUA CHIẾN TRANH
Những bài học mà CHINA NAZI đã rút tỉa được từ cuộc chiến 1979 với Việt Nam có thể không được liền tục, thiếu toàn diện và khó mà khách quan vì PLA không đánh giá sự thành công về chiến dịch quân sự của họ trên cơ sở kết quả tác chiến mà là trên cơ sở các tác động của cuộc xung đột đến tình hình chung. Chịu ảnh hưởng sâu sắc lời dạy của Mao là chiến tranh về cơ bản là một vụ kinh doanh chính trị, miễn là CHINA NAZI cho là họ đã thành công trong việc đạt được mục tiêu quân sự và chiến lược đề ra, còn các vấn đề gây ra từ thất bại của chiến thuật chỉ là thứ yếu. Đây cũng là lý do tại sao các bài học đó đã có những khác biệt đáng kể so với các nghiên cứu của phương Tây nơi mà nhiều thông tin tương đối khả tín, mặc dầu đôi khi vẫn thấy xuất hiện đây đó một chút thái quá do lạm dụng các nguồn tin hạn chế để kết luận về một vấn đề cực kỳ phức tạp. Các nghiên cứu của PLA nhìn nhận rằng cuộc Cách Mạng Văn Hóa (1966-1976) đã tạo bất lợi và hủy hoại những truyền thống tốt đẹp của PLA và kết quả là, các lực lượng của PLA thực hành tác chiến tồi tệ trong chiến tranh. Những bài học rút ra của PLA đã tập trung nhiều vào cấp độ chiến thuật của chiến tranh với sự nhấn mạnh vào chỉ huy và kiểm soát, phối hợp tác chiến giữa các đơn vị, cơ cấu lực lượng và vũ khí hơn là chiến lược và triết lý mang tính học thuyết. Trong quá trình đánh giá kinh nghiệm chiến tranh 1979, PLA có vẻ như không tìm cách che đậy hoặc bỏ qua thiếu sót về các hạn chế của họ vào thời điểm đó; tuy nhiên họ đã mắc sai lầm khi không đề cập đến những khiếm khuyết trong tư duy quân sự và binh pháp truyền thống.

BÀI HỌC VỀ KHÔNG QUÂN KHÔNG THAM CHIẾN
Các nghiên cứu của phương Tây đã so sánh những bài học mà PLA đã rút ra từ cuộc chiến Việt-Trung 1979 với việc đánh giá lại vào năm 1985 của ban lãnh đạo CHINA NAZI về bản chất của chiến tranh hiện đại và các mối đe dọa đang rình rập CHINA NAZI cộng với những nỗ lực tiếp theo để cải tiến và chuyên nghiệp hóa PLS trong suốt những năm 1980. Bài học Việt Nam đối với PLA và những cuộc giao tranh vẫn liên tục xảy ra trên biên giới Trung-Việt trong những năm 1980 đã giúp cho cho ban lãnh đạo CHINA NAZI phải thực hiện những cuộc chuyển đổi chiến lược từ việc nhấn mạnh đến sự chuẩn bị cho chiến tranh tổng hợp đến việc chuẩn bị cho chiến tranh cục bộ và chiến tranh hạn chế theo xu hướng của thời gian. Trong quá trình chuyển đổi PLA thành một lực lượng hiện đại vào những năm 1980, có rất ít những nỗ lực được thực hiện nhằm sửa chữa thiếu sót về tư duy quân sự, đó là thái độ luôn luôn coi nhẹ vai trò của của không quân. Kết quả là, nếu có điều gì còn chưa trung thực trong việc rút kinh nghiệm của PLA thì đó chính là bài học về ưu thế trên không hoặc yểm trợ không quân. Tài liệu của PLA vẫn cho rằng việc hạn chế khả năng của lực lượng không quân Trung Quốc là lý do chính khiến không quân Việt Nam không tham gia vào xung đột. Nguyên soái Diệp Kiếm Anh (Ye Jianying) thậm chí còn nhận xét một cách lố bịch rằng hoạt động giả vờ của không quân PLA trong cuộc chiến chống lại Việt Nam là một “đòn nghi binh khéo léo trong tác chiến không quân”. Nhận xét đó rõ ràng cho thấy vẫn còn sai lầm trong giới lãnh đạo CHINA NAZI khi họ tiếp tục đánh giá chưa cao vai trò quan trọng của không quân trong chiến tranh hiện đại.

ÂM MƯU VỀ MỘT CUỘC CHIẾN TRANH MỚI XÂM LƯỢC VIỆT NAM
Tuy nhiên, tổng kết các kinh nghiệm của PLA trong cuộc chiến 1979 với Việt Nam đã cung cấp một cái nhìn hữu ích về việc giới lãnh đạo CHINA NAZI trong việc tiếp cận vấn đề chiến tranh và chiến lược như thế nào. Cái nhìn này cũng phù hợp với những phát hiện nằm trong các công trình nghiên cứu gần đây. 1) Trước tiên, các nhà lãnh đạo CHINA NAZI đã thảo luận và tính toán thời điểm và như thế nào khi sử dụng sức mạnh quân sự, nhưng đã không ngần ngại quyết định khởi chiến khi họ cho rằng lợi ích quốc gia của CHINA NAZI đang bị hăm doạ hoặc lâm nguy. 2) Thứ hai, PLA thể hiện quyết tâm giành và giữ thế chủ động tác chiến bằng việc triển khai quân số vượt trội (chiến thuật biển người).
3) Thứ ba, ý thức về chiến thắng quân sự của CHINA NAZI đặt nhiều hơn vào việc đánh giá kết quả địa chính trị khi đem so với phê phán về hiệu năng tác chiến trên chiến trường.
Kể từ sau cuộc chiến 1979 với Việt Nam, PLA đã tiến hành sửa đổi sâu rộng trong học thuyết quốc phòng, chỉ huy và điều khiển, chiến thuật tác chiến, và cơ cấu lực lượng, trong khi các hoạt động quân sự thế giới cũng đã chuyển đổi đáng kể từ khi cuộc chiến năm 1979.
Ngày nay, không ai nghĩ rằng các lực lượng vũ trang PLA sẽ lặp lại những gì họ đã làm trong chiến tranh biên giới với Việt Nam. Từ góc độ lịch sử, những nét đặc thù của CHINA NAZI đã bộc lộ trong cuộc chiến 1979 với Việt Nam có thể vẫn còn có giá trị trong các giáo trình của học viện quân sự của CHINA NAZI cũng như đối với những người hằng quan tâm đến phương pháp sử dụng sức mạnh quân sự của CHINA NAZI, không chỉ trong quá khứ mà cả với hiện tại và trong tương lai.

© Thời Đại Mới
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN
Số 18  - Tháng 3/2010

1 nhận xét:

  1. Tác giảlà người Tàu ô nên không chấp.
    thực tế bọn tq rất mạnh, do vậy chiếm cứ các tỉnh của ta nhanh chóng khiến CP hoảng hốt lập phòng tuyến sông Cầu, và điều các quân đoàn từ CPC mau chóng lên HG, CB, LS.
    Họ nói tình báo họ kém là không đúng đâu, ví dụ: quân chủ lực gài mìn chống Tăng, vậy mà xe tăng tàu thản nhiên đi qua mà kg bị nổ chiếc nào, do là chúng biết được vị trí chôn mìn, do tin tình báo tàu rất chuẩn.
    M

    Trả lờiXóa

Đọc kỹ trước khi comment
Bạn Trỗi là những người chính trực, vì vậy bạn cần dùng chính danh để viết nhận xét. Bạn có thể click vào tiêu đề bài viết để xem toàn bài, ô cửa sổ cuối bài là nơi để bạn viết nhận xét của mình. nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa.
Các bạn có thể chèn Ảnh hoặc video clip trực tiếp vào Phần nhận xét bằng cách copy URL ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment