Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2015

Quốc Việt K5 (NC) TRIẾT HỌC TRONG “SÁCH ĐẠO ĐỨC” (Tiếp)

Kính gửi anh chị em bantroi
Mãi năm 1976, lớp sinh viên bọn mình mới quay về thi tốt nghiệp, mặc dù theo quy định của Bộ Giáo dục, số trưng dụng đi tiếp quản miền Nam không phải thi tốt nghiệp; Ông hiệu trưởng mới thay cụ Nghi cho rằng cái bọn đi tiếp quản chắc chắn tiêm nhiễm nhiều thói hư tật xấu nên cần chỉnh huấn lại.
Mặc dù phải thi lại môn võ thuật vì bị tụt đường huyết, trong số 200 học sinh khoá  ấy, may mắn làm sao mình được lọt vào danh sách 70 người thi đỗ với các điểm là 3, 4, 4, 5, trong đó Triết học được có 3 điểm. Thi xong vẫn thấy Triết học “U tì quốc” lắm và mình quyết xem cái món dành cho đám Lưu manh, trộm cắp ấy thế nào?  
TRIẾT HỌC TRONG “SÁCH ĐẠO ĐỨC”
Xưa nay, triết học thường được dùng cho số ít người, nhưng "người biết thì không nói, người nói thì không biết", thậm chí định nghĩa rất rối rắm.  
Theo WIKIPEDIA: "Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ. Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận.". 
Định nghĩa như thế thì...chỉ những giáo sư triết học mới hiểu, hóa ra nó được dịch ra từ sách Tây, theo sau định nghĩa này sẽ còn một đống định nghĩa nữa. 
Nhìn sang phương Tây, danh từ Triết học (Philosophy) hiện nay mở ra tới 7 khái niệm khác nhau do sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trên thế giới, chủ yếu danh từ Philosophy được sử dung trong Tôn giáo, Văn học, Tâm lý học. Đúng như Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Hiện nay, tư tưởng nhiều, triết học nhiều; Nghe cái gì? Đọc cái gì? Lấy cái gì làm cơ sở cho hành động của mình là rất khócăn cứ lý luận của Đảng Lao động Việt Nam là: Cái gì có lợi cho dân thì hết sức làm, cái gì có hại cho dân thì hết sức tránh”.  
Hãy xem lại gốc tự Hy Lạp của Philosophy nghĩa là gì và xem nó đã biến dạng thế nào? 
Danh từ Philosophy (Phi-lô-sô-phi) - Triết học được lấy từ tiếng Hy Lạp, (phylos) có nghĩa là "tình yêu" hay "chọn bạn " và (sophie) có nghĩa là "sự khôn ngoan." Như vậy, "Triết học" có nghĩa là "tìm kiếm sự khôn ngoan". Theo Socrates (Xô-crát) 469–399 TCN, nhà triết học cổ Hy Lạp, Philosophy còn được dùng như một môn khoa học nghiên cứu về cái chết. Thật kỳ lạ khi Socrates sống cùng thời Lão Tử.
Người Nhật quả là thông minh khi mang chữ  “Khôn ngoan” (): ghép vào khái niệm "Triết học" () thay cho từ Philosophy của Âu châu để đem đến nền văn hóa phương đông một danh từ với ý nghĩa Khoa học của sự Khôn ngoan, rất sát với khái niệm nguyên thủy của Philosophy. 
Nôm na “triết học là một môn khoa học nghiên cứu về bản chất của thế giới khách quan và chủ quan, nhằm giúp con người có cách xử thế khôn ngoan trong xã hội và với tự nhiên". Thành thật xin lỗi ông bạn tiến sỹ Triết học của mình cũng như các giáo sư Triết về sự nhầm lẫn thời trai trẻ. 
Wikipedia định nghĩa Triết học như vậy là vì quên Lão Tử với “Đạo Đức Kinh” là cuốn sách Triết học khai sáng thời cổ Châu Á như Georg Wilhem Friedrich Hegel (Hê-ghen) (1770-1831), nhà triết học vĩ đại người Đức khẳng định.
Mình không có tham vọng dịch lại toàn bộ quyển ĐẠO ĐỨC KINH, với 5000 con chữ đã biến đổi sau 2800 năm, trộn lẫn trong một đất nước có hàng ngàn dân tộc ấy thì không thể sống đủ thời gian mà viết được; chỉ muốn qua đây nói sơ lược về khái niệm ĐẠO ĐỨC của người Việt mà lâu nay bị người đời hiểu nhầm.   
Thế “Đạo Đức” là gì?  Theo Wikipedia: Đạo đức là một hiện tượng xã hội phản ánh các mối quan hệ hiện thực bắt nguồn từ bản thân cuộc sống của con người. Đạo đức là tập hợp những quan điểm của một xã hội, của một tầng lớp xã hội, của một tập hợp người nhất định về thế giới, về cách sống. Nhờ đó con người điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội”
Thế thì ...quá mệt mỏi. Đó chính là khái niệm của Moral (tiếng Pháp) hoặc Morality (tiếng Anh) dùng trong phạm trù tâm lý, chỉ hành vi hay suy nghĩ của con người tự xác định là sai hay đúng đối với các giá trị tiêu chuẩn của xã hội. Nôm na đó là người “Ngoan”, chứ chưa phải là người "Khôn". 
Mình hỏi mọi người về khái niệm “KHÔN”, các cháu lái xe Taxi nói rằng, người Việt có sở thích là luôn phải “khôn” hơn người khác, dù là tí ti, nhưng nói chung là “DẠI”, người ta gọi đó là “Khôn lỏi”, còn Khôn ngoan thì phải vì lợi ich chung, lâu dài, toàn thể. 
Khái niệm ”Đạo Đức” của người châu Á lại là một khái niệm về Triết học cho đến trước khi người Nhật dùng chữ Triết thay cho Đạo Đức và Đạo Đức thay cho Morality. 
Ta hãy quay trở về thời kì của Lão Tử sống ở nước Sở cách nay gần 2800 năm, với nhận thức không thể như hiện tại và các con chữ được đẽo một cách khó nhọc trên thẻ tre, chắc mỗi một thẻ như thế chỉ cố gắng khắc được từ 3 đến 4 con chữ đơn giản chứ không loằng ngoằng như chữ Nho, chữ Trung Quốc hiện nay. 
Lão tử có phải là một con người không? Không! Mặc dù Đạo Đức Kinh là công trình của nhiều người nhưng ta cứ gọi tác giả của nó là Lão Tử cho lành với ý nghia là Học thuyết của người già đã được chiêm nghiệm trong cuộc sống - hay lão làng. 
Triết học của Lão Tử là gì? 
Sách về “Đạo Đức” (Đạo Đức Kinh) của Lão Tử cho rằng vạn vật tồn tại, phát triển và tiêu vong không phụ thuộc vào sự cầu khấn của con người: “Thiên địa bất nhân”, đơn giản có nghĩa là trời đất không phải là con người. Thế giới khách quan đó được gọi là ĐẠO, trong triết học hiện đại, đó là phạm trù Vật Chất và phần ý thức con người về thế giới khách quan đó được ông gọi là “DANH”.
Lão Tử khẳng định, trước khi con người nhận biết được nó (Vô danh), vật chất là khởi thủy của trời đất, sau khi nhận biết được nó hay nó được đặt tên (Hữu danh), vật chất là nền tảng của vạn vật: “Vô danh thiên địa chi thủy, hữu danh vạn vật chi mẫu”.
Nhận thức con người hay “Danh” là nhận biết thế giới khách quan. Nhưng Lão Tử nhắc chúng ta nên nhớ đó vẫn là nhận thức thôi, không nên nhầm lẫn: “Thử lưỡng giả đồng, xuất nhi dị danh.” (Vật chất và ý thức là 2 vế của một cấu trúc nhận thức tự nhiên, cần phải hiểu là 2). Đó còn gọi là thế giới quan hay quan niệm về thế giới. 
Thế giới khách quan đó theo Lão Tử tồn tại như thế nào? 
Đầy biến động và mâu thuẫn: Thế giới vận động đại để như cái ống bễ lò rèn (Cốc thần), liên tục vận động và lặp đi, lặp lại có quy luật: “Khoảng trời đất giống như ống bễ, trống không mà không hao kiệt, càng động càng nhiều”
Vạn vật, kể cả xã hội loài người tồn tại luôn có các mặt đối lập song hành, tự cấu thành các cặp mà ngày nay chúng ta gọi là các cặp phạm trù: Đẹp - Xấu, Ác - Tốt,  Có- Không,  Dễ - Khó; Ngắn - Dài; Cao - Thấp, Âm- Thanh, Trước - Sau.   Các nhà triết học ngày nay thích dùng các  cặp phạm trù "khách quan" như Chung - Riêng, Trong - Ngoài, Bản chất - Hiện tượng. 
Sự phát triển của vạn vật (kể cả xã hội loài người) y như định luật vạn vật hấp dẫn của Newton chứ không giống quy luật phủ định của phủ định, lượng đổi thành chất hay đấu tranh giữa các mặt đối lập...kiểu các triết gia bây giờ. 
Về phương pháp luận, Triết học Lão tử giải quyết những gì? 
Triết học giải quyết thông qua tư duy trừu tượng chứ không bằng trực quan: “Nhìn không thấy là Di, nghe không thấy là Hi, cầm không được là Vi, đó là việc của Triết học”.   
Thật lạ, chữ Vi () này theo Lão Tử có nghĩa là không cầm nắm được với chữ Vi () có nghĩa là cai trị hay làm việc lại đồng âm nhưng khác con chữ và khác nghĩa. Về suy luận thì nó có một nghĩa, vì vậy Vô Vi có nghĩa là cai trị như không cai trị vậy, khiến người dân (kẻ bị trị) cũng thấy thoải mái.       
“Đạo Đức” đóng góp gì để người đọc trở thành người khôn ngoan? 
Rất nhiều. Đó là phần Đức của Đạo Đức, 
Lão Tử cho rằng thánh nhân hay người hiền nên sống phù hợp với thiên nhiên, "Thánh nhân bất nhân". Cái ông Thánh ấy không thể đẽo cày giữa đường, bạ ai nói gì cũng theo thì không lãnh đạo được. 
Người ta phê phán Lão Tử vì thuyết Vô Vi tức là không làm gì, nhưng Vi Hành có nghĩa là nhà Vua đi kiểm tra sửa sang, Vi Trị tức là cai trị. Vậy Vô Vi có nghĩa lãnh đạo một cách khôn ngoan. 
Đại để Lão tử nói về chính trị như Đại Dương mênh mông được hình thành từ giọt nước nhỏ, rặng núi hùng vĩ hình thành từ những hạt bụi, thế thì hãy giải quyết vấn đề mâu thuẫn khi nó còn là giọt nước hay hạt bụi li ti chứ đừng để khi nó trở thành bão tố hay nước lụt. Một kẽ nứt có thể làm cạn cả một biển nước, sụp đổ cả dãy núi, hãy tìm ra kẽ nứt đó để giải quyết biển nước hay trái núi.  
Cái đế quốc Nguyên Mông chinh phục khắp Á - Âu bị sụp đổ trước quân dân Đại Việt khi xưa, đế quốc Pháp rồi đế quốc Mỹ hùng cường trong thế kỉ 20 bị đánh bại bởi người Việt Nam, chắc cũng như trái núi hay bể nước.
Lão Tử cũng dạy người lãnh đạo hãy tự mình làm sao để mình cần cho xã hội như không khí và nước uống.  Hình như điều đó giống hệt Hồ Chí Minh trong bài viết súc tích của mình "Nâng cao Đạo Đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân". Phải “tránh nhuệ khí, gỡ rối loạn, che ánh sáng, cùng trần tục”. 
Thế nào là “đồng kỳ trần”? Nhà báo người Úc Wilfred Graham Burchett (16/9/1911 – 27/ 9/1983) đã viết: “một cái gì đó trong mỗi người Việt Nam đều có trong Hồ Chí Minh, một cái gì đó trong Hồ Chí Minh đều có trong hầu hết những người Việt Nam"...”Hồ Chí Minh là của toàn thể quốc gia Việt Nam. Không có một lằn danh giới nào ở vĩ tuyến 17 có thể làm cho người dân miền Nam xa lìa Hồ Chí Minh dù rằng thủ đô được đặt ở miền Bắc. Hồ Chí Minh đã được chấp nhận là lãnh tụ và là nguồn cảm hứng cho mọi người Việt Nam – trừ số người đã lần lượt phục vụ những quan thầy Nhật, Pháp, rồi Mỹ”. Hồ Chí Minh sẽ sống mãi trong lòng dân Việt, không phải với tư cách là ông Thánh mà với tư cách một người Bác, một người ông trong nhà.
Lão tử cho rằng cái  vò đặc ruột thì không chứa đồ vật được, cho nên cái hình thể sự vật để nắm bắt, còn cái dùng được chính là cái khoảng trống bên trong sự vật. 
Ai đã từng xem "Pháp lệnh của Chủ tịch nước VNDCCH về tự do tín ngưỡng", sẽ thấy giống Lão Tử bàn về Lập pháp, chủ trương luật nên đơn giản, dễ hiểu, tránh chi li quá làm người thi hành khó thực hiện và tính pháp chế vì vậy không nghiêm minh. Như các bánh xe, phải có các nan hoa, nếu là khối đặc sẽ khó vận động: “Ba mươi cái nan hoa tụ lại ở bầu xe, xe cộ mới đi xa được” . 
Về chiến tranh, theo Lão Tử bất đắc dĩ phải dùng, khi dùng thì điềm đạm, tránh cực đoan là hơn", Nếu biết cách tiến hành chiến tranh cho đúng thì mềm sẽ thắng cứng, nhỏ sẽ thắng to, yếu sẽ thắng mạnh. Tôn tử học đúng Lão Tử về quan niệm này: 
“Chiến tranh là đại sự của quốc gia, quan hệ tới việc sống chết của nhân dân, sự mất còn của nhà nước, không thể không khảo sát nghiên cứu cho thật kỹ. Phải dựa vào năm mặt sau đây mà phân tích, nghiên cứu, so sánh các điều kiện tốt xấu giữa hai bên đối địch, để tìm hiểu tình thế thắng bại trong chiến tranh: Một là Đạo, hai là Thiên, ba là Địa, bốn là Tướng, năm là Pháp.... Tức là phải xem xét: Vua bên nào có nền chính trị được lòng dân hơn? Tướng soái bên nào có tài năng hơn? Thiên thời địa lợi bên nào tốt hơn? Pháp lệnh bên nào được quán triệt hơn? Thực lực quân đội bên nào mạnh hơn? Binh sỹ bên nào được huấn luyện thành thục hơn? Thưởng phạt bên nào nghiêm minh hơn?”... "Nguyên tắc chung khi dụng binh tác chiến là khi phải huy động chiến xa nghìn chiếc, xe tải nặng nghìn chiếc, quân đội mười vạn, vận lương đi xa nghìn dặm, thì chi phí ở tiền phương và hậu phương, chi phí đãi khách khứa sứ thần, bảo dưỡng và bổ sung tiêu tốn hàng nghìn vàng thì mới có thể cho mười vạn quân xuất chinh được. Dùng một đạo quân khổng lồ như thế để tác chiến thì đòi hỏi phải thắng nhanh. Nếu kéo dài thời gian, quân đội sẽ mệt mỏi, nhuệ khí sẽ suy giảm; tấn công thành trì sẽ hao hết sức chiến đấu, quân đội tác chiến ở ngoài lâu có thể làm nền tài chính của quốc gia gặp khó khăn. Nếu quân đội mỏi mệt, nhuệ khí suy giảm thì lúc đó cho dù là người tài giỏi sáng suốt đến đâu cũng không thể cứu vãn tình thế được.... Cho nên người giỏi dụng binh, lính mãn ngũ không gọi lại, lương thực không vận tải quá 3 lần, quân nhu lấy tại nước mình, lương thực giải quyết tại nước địch. Được vậy thì lương thảo cấp dưỡng cho quân đội sẽ được thoả mãn. Sở dĩ quốc gia phải nghèo vì dụng binh là do vận tải lương thực đi quá xa. Vận tải lượng thực xa, bá tánh sẽ nghèo. Chung quanh nơi quân đội tập kết, vật giá sẽ cao vọt bất thường. Vật giá cao vọt sẽ làm cho tiền tài của bách tính khô kiệt. Tiền tài khô kiệt tất phải gấp rút thu thêm thuế. Sức mạnh tiêu hao hết, tiền tài khô kiệt, trong nước khắp đồng quê nhà nhà đều trống rỗng. Bách tính thì tiền tài 10 phần hao bẩy, quốc gia thì xe hỏng ngựa mỏi mười phần hết sáu. Cho nên tướng soái giỏi lấy lương thực ở nước địch. Ăn 1 chung gạo ở nước địch bằng 20 chung gạo ở nước nhà....”. Với 5 triệu quân Trung Quốc xâm lược Việt Nam tháng 2/1979, CHINA NAZI phải tổn hại thế nào về sức người, sức của?  
Ta xem lại Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch: "Hỡi đồng bào toàn quốc, chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng, nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng muốn cướp nước ta lần nữa. Không, chúng ta thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ....". cũng như chủ trương trường kỳ kháng chiến buộc Pháp, Mỹ phải kiệt quệ.
Ứng dụng của “Đạo Đức” hay Triết học Á Đông ấy có rất nhiều trong cuộc sống. “Tự nhiên có vẻ như không làm gì nhưng việc gì cũng làm” . Hình như ông Hồ Chí Minh cũng thế. 
Hóa ra “Đạo Đức Kinh” là một cuốn Triết học cổ đại được coi là học thuyết của người đã từng trải, nhưng bị người đời sau thêm bớt trong suốt 28 thế kỉ nên "tam sao thất bản", có nghĩa là mất hết nghĩa gốc. 
"Các Mác là nhà triết học phương Tây vĩ đại, nhưng phương Tây.... không phải là cả thế giới", đó là khẳng định của Nguyễn Ái Quốc khi làm luận văn tiến sỹ tại Đại học Phương Đông Moscou những năm 30 của thế kỉ trước; còn sau đây là kết luận của nhà báo Úc Wilfred Burchett trong cuốn Ho Chi Minh: An Appreciation (Hồ chí Minh – một cách nhìn nhận): “Không phải thuần túy chỉ là Marx, là Lenin hay Mao Trạch Đông, mà chính là lịch sử 2000 năm chống ngoại xâm của Việt Nam đã tạo nên ông Hồ”
Còn Stanley I. Kutler  trong The Encyclopedia of the Vietnam đã kết luận:“một nhà cách mạng ái quốc gần với Thomas Jefferson hơn là với V. I. Lenin”. Phải, biển học vô bờ và chủ nghĩa Mác là hệ tư tưởng mở, cứ máy móc theo từng từ trong chủ nghĩa Mác thì làm sao có Cách mạng tháng 10 và làm sao có Cách mạng tháng 8. 
Suốt 27 thế kỉ ấy, hàng tỉ người Trung Quốc, người châu Á và cả nhân loại nữa, mày mò học hỏi lý thuyết của Lão Tử, thậm chí cả tu luyện, nhưng chưa bao giờ tìm ra người nào hiểu chân giá trị của nó, hay trở thành "Thánh nhân" cho đến thế kỉ 20. 
Người ta thường nói cứ 600 năm thì trời đất sinh ra một vị thánh nhân nhưng hình như nhân loại phải chờ đợi gần gấp 5 lần số thời gian ấy.  
27 thế kỉ sau, ở tít tận nơi chân trời, ngoài cực nam đế quốc nhà Tần (China, Chin, Kitai) nơi mà Tần Thủy Hoàng sai người đi tìm thuốc trường sinh và đưa ra kết luận: “Thần tiên ở phương Nam”, có một con người trở thành “Thánh” được cả thế giới công nhận, kể cả toàn bộ cư dân mà ngày nay gọi là Trung Quốc – đó là Hồ Chí Minh với tổng kết “Đạo Đức” Hồ Chí Minh, giống hệt “Đạo Đức” Lão Tử. 
Các nhà lí luận Việt Nam bị Tây hóa hay vọng ngoại đã từ bỏ “Đạo Đức Hồ Chí Minh” với ý nghĩa triết học sâu sắc, đúng với nghĩa gốc của từ: Học sự khôn ngoan. 
Lão Tử nói “Thánh Nhân”, hình như ...nói về Hồ Chí Minh chính xác với tiêu chí về “Đạo Đức” mà ông đã bàn tới trước khi "Thánh nhân" xuất hiện tới 27 thế kỉ. 
Kính thưa các cụ, Đạo Đức Kinh quả là cuốn sách học về sự khôn ngoan đáng được đọc, nhưng các cụ đọc từ từ thôi. 
Tái bút
Để cho nội dung khách quan, xin gửi anh chị em một nhận xét của anh bạn mình là Tiến sỹ về Triết học:
Cảm ơn. Mình đã nhận được. Bạn có kiến thức triết học tuyệt vời đấy nhưng cho phép thư thư mấy ngày nữa mình sẽ trả lời vì dạo này đang quá bận, chưa có thời gian suy tư .
Có điều nói ngay, bạn đã hiểu sai về ý nghĩa tên gọi Đạo Đức Kinh. Đây là cuốn sách viết về Đạo, với nghĩa là về cái mà từ đó, mọi sự vật vật chất và hiện tượng tinh thần sinh ra và chịu sự quy định của Đạo.
Tác phẩm này của Lão Tai To không viết về đạo đức con người, thật ra có nói đến nhưng chỉ khuyên người ta sống Vô Vi, theo lẽ tự nhiên mà thôi”
Cho phép mình dấu tên người tham gia ý kiến.


5 nhận xét:

  1. Em thích bài viết này, dù kiến thức triết học ngày xưa học bằng tiếng Nga giờ đã mòn hết rồi.

    Trả lờiXóa
  2. "Lão tử cũng dạy người lãnh đạo phải làm sao để tự mình cần cho xã hội như không khí và nước uống. Hình như (?) điều đó giống hệt HCM trong bài viết súc tích của mình "Nâng cao Đạo đức CM, bài trừ CN Cá nhân""
    Vậy là Lão tử đã đạo văn của Bác Hồ của chúng ta. Bọn CHINAZI chẳng còn quái gì để tự hào!

    Trả lờiXóa
  3. Tặng riêng QcV, người Anh nghiên cứu về người Chinese rất kỹ nên họ biết người chinese rất thiên về triết lý Confucius (là triết lý Lão Tử hay Khổng Tử thì mình không biết vì bây giờ 1 chữ tàu bẻ đôi không biết, QcV tra chữ Confucius trên mạng sẽ biết qua chữ tàu nguyên văn).
    Chỉ có một chân lý là "có thực mới vực được đạo", nên tất cả các nước kể cả tàu đã làm hàng ngàn năm nay là phải buôn bán với các nước để phát triển kinh tế cho nước đó.
    CB

    Trả lờiXóa
  4. Đọc xong dòng Tái bút: Chỉ thấy lời nhận xét: " Bạn có kiến thức triết học tuyệt vời đấy (QcV) " thế thôi.

    Trả lờiXóa
  5. Thêm một nhận xét nữa để bổ xung cho triết lý của QcV, nếu mình cứ tự hỏi mình là khi làm ăn, buôn bán, mình có làm ăn với những kẻ gian dối, lừa đảo hay không?, khi đó sẽ hiểu tại sao những nước có kinh tế phát triển đều làm ăn với tầu hiện nay, nơi mà HK vẫn là khu đặc biệt thêm 40 năm nữa, tất cả Iphone đều có chữ thiết kế tai California lắp ráp tai china, chưa kể đến những hàng khác nữa.
    CB

    Trả lờiXóa

Đọc kỹ trước khi comment
Bạn Trỗi là những người chính trực, vì vậy bạn cần dùng chính danh để viết nhận xét. Bạn có thể click vào tiêu đề bài viết để xem toàn bài, ô cửa sổ cuối bài là nơi để bạn viết nhận xét của mình. nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa.
Các bạn có thể chèn Ảnh hoặc video clip trực tiếp vào Phần nhận xét bằng cách copy URL ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment