Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

Quốc Việt K5 (ST) NGƯỜI VIỆT

Kính gửi anh chị em bạn Trỗi
Anh Trần Trung Hiếu, nguyên là cán bộ Ban Dân tộc Đài Truyền hình Việt Nam, đã tốt nghiệp Ma. Of Sc. ở Mỹ về, chuyên về Dân tộc học; Sau khi được nhận 3 bài viết của mình, anh Hiếu có một số nhận xét thú vị, xin gửi anh chị em bức thư của anh Hiếu, mong anh chị em tham khảo:   
Chào chú,
Cháu đã đọc cả ba bài viết chú gửi và cháu  xin gửi một số ý kiến của cháu dưới đây.
Về bài dân tộc Mèo hay Hmông, cháu đồng ý với quan điểm là dân tộc này có nguồn gốc từ khu vực hiện tại là Nam Trung Quốc. Từ xưa đến nay con người luôn có xu hướng di chuyển để tìm nơi có điều kiện sống tốt hơn hay tránh các mối đe dọa hoặc thỏa mãn khát khao khám phá. Bài về Ngôn ngữ Ngô Việt cũng phản ánh quan điểm này về sự dịch chuyển của người Việt trong suốt quá trình lịch sử. Ngôn ngữ của các cộng đồng dân tộc sống gần nhau sẽ có sự vay mượn từ vựng lẫn nhau và cũng rất có thể do chung một nguồn gốc. Tên gọi phổ biến của một dân tộc đôi khi lại là tên gọi do người ngoài đặt vì nhiều lý do khác nhau.
Ví dụ cụ thể là cháu có lần đến gặp người Thái Thủy (theo cách gọi của Trung Quốc chỉ người Thái sống gần ở nơi có nguồn nước) thấy họ dùng từ "bố" "mẹ" y như tiếng Việt. Họ cũng kể là tổ tiên vốn sống ở phía nam sông Hoàng Hà rồi di cư xuống vùng Vân Nam giáp ranh Myanmar và Lào. Sang Thái thì cháu thấy họ dùng từ "má" là có nghĩa là chó. Hay người Tày ở Việt Nam nói "pheo" là "tre". "Chó mà' hay "tre pheo" đều là những từ được dùng trong tiếng Việt. Riêng tiếng Việt và tiếng Trung Quốc thì có rất nhiều các từ giống nhau mà tiêu biểu như bài viết Ngôn ngữ Ngô Việt chú gửi. Sang Inđônexia cháu thấy những ngôi nhà sàn cố truyền hay gùi của người ở đây rất giống với gùi, nhà sàn của người dân tộc vùng Tây Nguyên, và có cả những ngôi nhà giống với hình ảnh trên mặt trống đồng Ngọc Lũ! Cháu không biết tiếng dân tộc nào ở Tây Nguyên nên không thể so sánh trực tiếp ngôn ngữ với ngôn ngữ của người Inđônexia.
Về sự di cư của người Việt trong lịch sử, chắc do nhiều lý do nên giới khoa học Việt Nam chưa đề cập sự di cư từ Nam Trung Quốc xuống. Như ở Anh thì người Anh họ hiểu rất rõ người Saxon từ Đức (ở Đức vẫn có bang Saxony) và cả người Norman từ Pháp đến đã di cư đến nước Anh là tổ tiên của người Anh hiện đại. Cũng tương tự người Việt và người Hán, người Đức (German), Saxon, và Norman cạnh tranh với nhau trong suốt một quá trình lịch sử dài cho đến ngày nay, nhưng đồng thời cũng chia xẻ rất nhiều điểm chung về văn hóa, lối sống và ngôn ngữ.
Về bài Đông Nam Á là cái nôi của văn minh loài người thì cháu chưa tìm hiểu nhiều về vấn đề này. Nhưng về cấu trúc ADN của con người đến 99,9% là giống nhau chứng tỏ là có chung  một nguồn gốc từ xa xưa.
Trên đây là một số quan sát mà cháu đã thấy. Công việc cháu hơi bận chút nên gửi thư trả lời chú hơi chậm, mong chú thông cảm.
Cháu chào chú,
Trần Trung Hiếu
Bài viết của anh Hiếu rất thú vị, đúng là ngôn ngữ Gia-rai ở Tây Nguyên giống ngôn ngữ Mã Lai đến mức có thể giao tiếp thẳng, nền Văn hóa Việt Nam giống hệt văn hóa Nam Trung Quốc, thậm chí đến cả một số từ ngữ.
Đó là sự giao thoa về ngôn ngữ chăng? Tuy vậy, dễ dàng nhận thấy có một nền văn hóa rộng lớn từ Nam sông Trường Giang tới cực nam Đông Nam Á và từ Nhật Bản tới rặng núi Tây Tạng có nhiều nét tương đồng.
Có thể là tự nhiên nó thế, nhưng trên tất cả là có một quy luật, quy luật của quá trình di dịch cư của loài người hay quá trình di truyền Gene, quá trình phát triển về Văn hóa và ngôn ngữ có sự đa dạng nhưng cùng một nguồn gốc. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Đọc kỹ trước khi comment
Bạn Trỗi là những người chính trực, vì vậy bạn cần dùng chính danh để viết nhận xét. Bạn có thể click vào tiêu đề bài viết để xem toàn bài, ô cửa sổ cuối bài là nơi để bạn viết nhận xét của mình. nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa.
Các bạn có thể chèn Ảnh hoặc video clip trực tiếp vào Phần nhận xét bằng cách copy URL ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment