Kính gửi anh chị em bạn
Trỗi
Đã gần đến giữa thu, mình muốn gửi tới anh chị em bài thơ của ông thân mình
để cùng thưởng thức.
Bài thơ tứ tuyệt này được nhà thơ Vũ Quần Phương khen trong bài giới thiệu
về tập thơ của ông, như có Thần.
Thật lạ vì nhà thơ Đoàn Văn Cừ đề nghị sửa thành DƯ HƯƠNG MÙA HẠ cho rõ
nghĩa, nhưng nhà thơ đồng hương Vũ Quần Phương lại sửa thành DƯ HẠ như ý ban
đầu.
Bài thơ rất ngắn, toàn bài chỉ có 4 câu chứ không tràng giang.
Câu đầu là mở: “Sáng sớm mưa thu lác đác rơi”. Mọi người sẽ ngạc
nhiên rằng, giờ này mưa đang tầm tã mà sao ông thân mình lại nói mưa lác đác?
Sự kiện biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra mưa lụt hiện nay không phản ảnh được
mùa thu trước đây.
Mùa Thu thật lạ, có lúc trời trong vắt và có lúc quằn quại của giông bão để
chuyển mình sang mùa mới – mùa Đông.
Mưa lác đác là cơn mưa chuyển mùa, vẫn còn hơi nước của mùa hè nhưng thưa
dần và hạt sương buổi sớm nhả xuống trong vắt.
Câu hai là câu dẫn, đưa người đọc vào câu chuyện: “Trong đầm ai hái lá sen
tươi”.
Vào thu thì sen tàn, chỉ có người nào thật tinh tế hay những người bán xôi
là biết được điều đó. Trong bộ tranh tứ quí, người ta vẽ sen để tượng trưng cho
Mùa Hạ, còn sang Thu, sen lụi dần và trên đầm dần sẽ không còn bóng lá
sen.
Khi có người hái lá sen trên đầm vào mùa Thu thì đó mới chỉ là chớm Thu. Ai
hái? Có chủ thể, nhưng chủ thể không rõ, có thể là bất cứ ai và chưa rõ người
ta hái để làm gì?
Câu thứ ba là tả thực: “Lá sen ai gói thơm xôi nóng”. À, người hái lá sen
để gói xôi. Ai đã từng ăn xôi xéo hay xôi ngô gói trong lá sen thì thích lắm,
hạt gạo nếp dẻo, đậu xanh chín giã nhuyễn thật bùi và hành phi thơm béo ngậy,
phảng phất hương thơm của sen. Nó không có vị thơm gắt cùa chè ướp hương bằng
hoa sen như bây giờ, xưa kia người ta ủ chè bằng lá sen khô.
Đó là thú vui tinh tế của người Hà Nội, ít có người biết. Lạ, vì sang Thu
thì sen tàn, làm gì có lá sen nữa. Khi mới chớm thu thì còn lá Sen, đó là dư
hạ. Gần giữa Thu thì người ta gói xôi bằng lá dong, lá chuối nhưng không thú vị
bằng lá Sen.
Kết là câu thứ 4, “Thơm cả bàn tay cô bán xôi”. Câu kết cũng
chính là câu Thần như nhà thơ Vũ Quần Phương đã nói; nếu chỉ lá sen, gói
xôi....thì như mọi người nói thường.
Mình đã ra đầu ngõ từ sáng sớm để mua xôi, quan sát và hỏi chuyên cô bán
xôi. Nhìn hai bàn tay sứt sẹo vì bị bỏng và cặp mắt thâm quầng vì thức đêm đồ
xôi và mình thấy ngạc nhiên. Hình như vang vọng từ sâu lắng câu ca dao
của đồng bằng Bắc Bộ: “Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt, đắng cay
muôn phần”.
Câu thơ ấy như sự cảm tạ bao nhiêu người đã góp công sức để làm ra hạt gạo
mà trong nhà mình hay gọi là “NGỌC THỰC”, cấm để vương hạt nào, con cái đánh
rơi phải nhặt, tự đưa vào mồm mình. Trái là dừ đòn.
Hóa ra cụ muốn nhắc cho con cháu phải biết quý và yêu hạt gạo.
Xin mời anh chị em thưởng thức:
"DƯ HẠ
Sáng sớm mưa Thu lác đác rơi
Trong đầm ai hái
lá Sen tươi
Lá Sen ai gói thơm xôi nóng
Thơm cả bàn tay cô bán xôi!"
QcV lại nói tới triết lý hạt gạo, ngay cả người Chinese gốc Quảng cũng có câu "hạt gạo là hạt vàng", có những người Chinese gốc Quảng nghiện món cháo trắng đến nỗi phải ăn hàng ngày.
Trả lờiXóaMột phim của người Nhật đóng khoảng 1950 nói về nước Nhật trong thế kỷ 18 các nhóm cướp tràn qua các làng cũng chỉ là để cướp gạo, dân làng phải đóng góp gạo để đi thuê kiếm sĩ Samurai về bảo vệ xóm làng, các kiếm sĩ được ăn cơm, còn dân làng phải ăn "cục bột mì chín hơi".
Món ăn được ưa chuộng nhất ở các nước phương tây hiện nay là Shusi của người Nhật, thì cũng là món ăn trong đó có cơm gói với cá hay tôm.
Phải chăng Việt Vương Câu Tiễn mất nước chính là vì "hạt gạo là hạt vàng" này?.
Bài viết này của QcV làm mình nhớ tới món cốm gói lá sen, chưa bao giờ thấy cốm gói bằng lá khác.
CB
Bây giờ người ta gói trong lá khoai nước, gói ngoài lá sen, để giữ ẩm cho cốm đi xa hơn, để trong tủ lạnh lâu hơn.
Trả lờiXóa