Hôm vừa rồi anh bạn mình mời mình nghe anh ấy thuyết
trình cuộc bảo vệ luận án tiến sỹ
Đề tài được chọn cực thú vị: Cơ sở khoa học xử lý lụt
ở nội đô Hà Nội khi lượng nước mưa từ 100 mm tới 300 mm.
Anh bạn thông minh đi vào các nút cống của các khu vực
giao tiếp giữa các quận, gồm 29 nút ngập và chỉ cần khắc phục 11 nút là có thể
khắc phục tới 80% nạn úng lụt tại nội đô Hà Nội. Nếu các nút cống nối giữa các
quận nội đô chính là các hồ chứa thì kinh phí rất rẻ.
Cái đề tài rộng lớn này chỉ cần một chi tiết là đủ
luận án tiến sỹ rồi; Ví như: Cách khắc phục và đảm bảo chất lượng nguồn
nước ở HN; Cơ sở khoa học cho việc xây dựng nhà cao tầng ở thủ đô liên quan tới
hệ thống sông ngòi, nước ngầm cổ; Lịch sử phát triển đô thị cổ ở Việt Nam bên
các dòng sông ....nhiều lắm.
Hoá ra Thăng Long cổ được xây dựng dựa vào hệ thống
cấp thoát nước tự nhiên, đặc biệt với các hồ ao chứa nước khi mưa, lũ; đúng như
Chiếu dời đô do Hoàng đế LÝ THÁI TỔ đã viết:
"...Vùng này mặt đất rộng
mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm,
muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó
là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi
thượng đô kinh sư mãi muôn đời...."
Kết luận của Hội đồng chấm thi xác định đề tài thiết
thực, phương án giải quyết cụ thể, khả thi....đặc biệt là thí sinh già nhất từ
xưa đến nay (62 tuổi) và đề tài cũng nghiên cứu dài nhất (9 năm).
Mình lại nghĩ khác, với các đề tài về lý thuyết như
toán....sẽ có các tiến sỹ rất trẻ, còn các đề tài mang tính xã hội, thực tiễn
và môi trường, đòi hỏi phải có thời gian, rất cần các tiến sỹ già. Để nghiên cứu quy luật của nạn lụt, sự
biến đổi khí hậu toàn cầu trong nhiều năm, sự thay đổi cấu trúc của gia đình
Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, chắc chắn cần các chuyên gia nhiều
tuổi.
Hy vọng trong tương lai gần, Bộ Giáo dục và đào tạo
thay đổi tư duy để có nhiều giáo sư tiến sỹ thực tế hơn đám tiến sỹ giấy hiện
nay.
Hà-lan là đất nước thấp hơn mặt nước biển, nên xung quanh Hà-lan là đê biển, nếu ai đến đất nước Hà-lan sẽ thấy những kênh mương chắng chịt, và những "cối xay gió", đó chính là hệ thống kênh mương và "cối xay gió" để hút nước từ mặt đất để đưa ra những "con sông" đổ nước ra biển.
Trả lờiXóaLondon là một làng nhỏ ở thế kỷ 17, nếu ai đến London vào "City of London" tức là thành phố cổ của London sẽ thấy những đường phố cũng sẽ nhỏ như những ngõ ngách ở Việt Nam. Khi London phát triển lên thành một thành phố lớn vài triệu dân ở thế kỷ 19, những vấn đề thoát nước thải đã trở thành những vấn đề cấp bách vì mùi hôi thối đã sặc sụa khắp London. Một phương án đã được thông qua và một hệ thống đường hầm ống thoát nước, chu vi bằng cả đường tầu điện ngầm đã được xây dựng và dẫn nước thải ra ngoài London 70 miles, sau đó xử lý và đổ vào sông Thames.
Hà Nội là một thành phố 1/2 triệu dân (chắc QcV còn nhớ ngày 5 xu một gói xôi buổi sáng) cho đến nay trở thành thành phố 7 triệu dân, thì những vấn đề đó là dĩ nhiên!.
Hy vọng "XÂY DỰNG ĐI TRƯỚC, ĐIỆN NƯỚC ĐI SAU" không phải là vấn đề trường cửu ở HN.
CB
Biết nói gì với QcV khi trong tiếng Việt có câu "học, học nữa, học mãi", còn trong tiếng Anh có câu "learning all times".
Trả lờiXóaRất mừng! Hóa ra bạn Trỗi ta cũng có người nghiên cứu lĩnh vực này, QV mần gấp một đề tài tương tự cho TP HCM đi, dân tình sắp thành "cá" cả rồi.
Trả lờiXóa