Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Vào Đảng không phải để làm quan của nhân dân

"Nhưng hiện nay, chủ nghĩa cá nhân đang ám ảnh một số đồng chí. Họ tự cho mình cái gì cũng giỏi, họ xa rời quần chúng, không muốn học hỏi quần chúng mà chỉ muốn làm thầy quần chúng, làm cho quần chúng không tin, không phục, càng không yêu họ”.
Khi Đảng ta đang trở thành Đảng cầm quyền, đạo đức cách mạng càng được Bác thường xuyên quan tâm.Trong cả cuộc đời hoạt động của mình, đạo đức cách mạng là một trong những vấn đề hàng đầu luôn được Bác Hồ đăc biệt quan tâm. Ngay từ năm 1927, trong tác phẩm “Đường Kách Mệnh” tài liệu Bác chuẩn bị cho lớp huấn luyện cán bộ đầu tiên của Đảng, chương đầu tiên được Bác đặt tên là “Tư cách người Kách Mệnh”.
Đề phòng hủ hóa
Khi Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền, đạo đức cách mạng càng được Bác thường xuyên quan tâm. Ngày 17/9/1945, sau khi mới giành chính quyền được nửa tháng, trong thư “Gửi các đồng chí Tỉnh nhà”, Bác đã cảnh báo: “Đề phòng hủ hóa: Cán bộ ta nhiều người “Cúc cung tận tụy” hết sức trung thành với nhiệm vụ, với chính phủ, với quốc dân. Nhưng cũng có người hủ hóa lên mặt “quan cách mạng”, hoặc là độc hành, độc đoán, hoặc là “Dĩ công dinh tư”, thậm chí dùng phép công đẻ báo thù tư, làm cho dân oán đến Chính phủ và Đoàn thể”.
Đã căn dặn như thế, nhưng Bác vẫn chưa thật yên tâm. Nên chỉ một tháng sau, ngày 17.10.1945, trong thư “Gửi Ủy Ban Nhân Dân các Kỳ, Tỉnh, Huyện và Làng” Bác nhấn mạnh: “Chúng ta phải hiểu rằng các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng đều là công bộc của dân, nghĩa là để là gánh việc chung cho dân chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta.”
Tiếp đó, Bác nghiêm khắc chỉ ra những biểu hiện nghiêm trọng vi phạm đạo đức của một số cán bộ Đảng viên trong các cơ quan Nhà nước: “Cậy thế mình ở trong ban này, ban nọ rồi ngang tàng phóng túng, muốn sao được vậy coi khinh dư luận, không nghĩ đến dân. Quên rằng dân bầu mình ra là để làm việc cho dân, chứ không phải để cậy thế với dân”. Như vậy là từ rất sớm, ngay khi Đảng ta mới trở thành Đảng cầm quyền, với nhạy cảm của một lãnh tụ thiên tài, Bác đã ngày đêm suy nghĩ lo lắng đến sự suy thoái đạo đức ngay trong bản thân Đảng. Cái mà ngày nay chúng ta gọi là nguy cơ thì chính Bác đã nghĩ đến cách đây hơn một nửa thế kỷ.
Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Năm 1958, trong bối cảnh một nửa nước hòa bình sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, giữa bao nhiêu công việc bộn bề Bác Hồ vẫn giành thời gian viết tác phẩm: “Đạo đức cách mạng” làm tài liệu học tập cho đảng, toàn dân và toàn quân ta.
Lần này Bác có một định nghĩa về đạo đức rất cụ thể: “... Nhưng hiện nay, chủ nghĩa cá nhân đang ám ảnh một số đồng chí. Họ tự cho mình cái gì cũng giỏi, họ xa rời quần chúng, không muốn học hỏi quần chúng mà chỉ muốn làm thầy quần chúng, làm cho quần chúng không tin, không phục, càng không yêu họ”. Với cương vị là người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, Bác thường xuyên nhắc nhở đảng viên và cán bộ các cấp: “Mỗi người đảng viên, mỗi người cán bộ từ trên xuống dưới đều phải hiểu rằng: Mình vào đảng để làm đầy tớ cho nhân dân chứ không phải làm “quan” nhân dân.
Cho đến lúc chuẩn bị lên đường đi xa, trong Di chúc của mình Bác đã để lại cho toàn Đảng những lời dặn cuối cùng đặc biệt sâu sắc và xúc động: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền, mỗi đảng viên và các bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công, Vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch. Phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.
Giữ vững bản chất GCCN của ĐảngĐại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước, cho rằng: đất nước ta phát triển là nhờ có Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập. Các lớp kế tục vẫn giữ được bản chất của Đảng vô sản. Nhờ có sự lãnh đạo của Đảng vô sản mang bản chất giai cấp công nhân (GCCN) mà chúng ta mới giành và bảo vệ được độc lập, chủ quyền. Gần đây, trong bối cảnh các nước ngày càng mạnh lên, thì sức mạnh bản chất GCCN có phần sa sút. Một số Đảng viên nói về GCCN, về cộng sản, về xã hội chủ nghĩa mà không biết thực ra nó là gì.
Vì vậy, việc chỉnh đốn Đảng là yêu cầu cấp thiết và sống còn, cần làm thật mạnh mẽ. Muốn xây dựng được xã hội chủ nghĩa thì phải giữ bằng được bản chất GCCN của Đảng Cộng sản. Cái gốc của mọi vấn đề liên quan đến Đảng, xây dựng và chỉnh đốn Đảng là giữ được bản chất GCCN. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bôn ba nhiều năm để tìm ra con đường cứu nước, tìm ra tư tưởng cho Đảng ta, dân tộc ta. Điều mà chúng ta cần học tập là học tập tư tưởng của Người, bởi cái gốc của đạo đức chính là tư tưởng. Muốn xã hội tốt hơn thì phải học tập đạo đức và tư tưởng Hồ Chí Minh một cách thực chất và hiệu quả hơn.
Đề cập tới vấn đề chủ quyền biển đảo, Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước, khẳng định rằng, giữ độc lập, chủ quyền đất nước là mục tiêu, là nhiệm vụ tối thượng, số một, quan trọng nhất. Chúng ta luôn muốn hòa bình, hợp tác, hữu nghị nhưng quyết không đổi chủ quyền. Vấn đề biển đảo, chủ quyền quốc gia gắn với lịch sử. Vì vậy, chúng ta phải học ông cha ta: phải hiểu rõ lịch sử để giữ nước. Cả thế giới biết Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Dù biết là khó khăn nhưng chúng ta sẽ kiên quyết đòi bằng được Hoàng Sa, 100 năm hay 1000 năm sau vẫn phải đòi. Tất cả các thế hệ người Việt Nam đều phải có trách nhiệm trong việc đòi lại quần đảo Hoàng Sa.
Bên cạnh đó, bảo vệ chủ quyền Tổ quốc phải đặc biệt chú ý đến vấn đề con người. Tại sao hàng hóa Việt Nam cũng tốt mà người dân vẫn thích mua hàng ngoại? Người Việt Nam có ưu tiên dùng hàng Việt được không? Muốn làm được điều nay, từng cơ sở sản xuất kinh doanh, từng người dân phải làm tốt để cạnh tranh được với hàng ngoại. Con người Việt Nam thông minh, khéo tay nên tôi tin chúng ta cũng sẽ vượt qua được mọi khó khăn như đã từng làm. Qua câu chuyện trên, tôi muốn nói, để bảo vệ chủ quyền biển đảo thì không chỉ bảo vệ từ ngoài khơi, mà còn phải làm ngay trong đất liền.
ĐVO
Nói hay thế!!! không làm quan cưỡi cổ dân thì vào Đảng làm cái giầy???

1 nhận xét:

  1. Hễ ai là đv thì là giỏi rồi, miễn bàn luận.
    này nhé: vào đ tứclà phải giỏi hơn người khác, phải chăm chỉ, thông minh hơn,luôn phấn đấu, sẵn sàng hi sinh quyền lợi của mình cho nhân dân,thế thì nhất rồi, còn ai hơn được, do vậy đã là dv thì hiển nhiên là người giỏi hơn người, mà đã vậy thì có quyền vênh mặt với đời chứ.

    Trả lờiXóa

Đọc kỹ trước khi comment
Bạn Trỗi là những người chính trực, vì vậy bạn cần dùng chính danh để viết nhận xét. Bạn có thể click vào tiêu đề bài viết để xem toàn bài, ô cửa sổ cuối bài là nơi để bạn viết nhận xét của mình. nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa.
Các bạn có thể chèn Ảnh hoặc video clip trực tiếp vào Phần nhận xét bằng cách copy URL ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment