Kính gửi anh chị em Bantroi
Nhân tiện ngày thành lập quân đội, các bác B5 K3 say tít cung thang và bác
Hoàng Giang ca bài "mùa lá đỏ", xin anh chị em cho gửi một bài viết dành cho các cháu
gái K9
Nhiều chú Bantroi nói bút danh của cháu Viên Thạch là hòn
gạch hay hòn đá, nhưng chữ Viên kì lạ này lại có nghĩa là cô gái đẹp; Chú cũng
từng nói chữ Thạch thì không hợp với cháu,
Chú chợt nhớ câu chuyện Bích Câu kì ngộ, tưởng tưởng bút danh
của cháu để viết bài này. Mong K9 tham gia Blog nhiều
Viên Thạch
Nếu là cô gái đẹp ... bằng đá
Thì muôn năm chẳng biết tuổi già ...
Chuyện là:
Ở xứ nọ có chàng tuổi trẻ
Mang tượng đá về bầu bạn yêu thương
Lúc đối ẩm, lúc bình thơ, lúc ôm ấp, lúc trò chuyện tỏ tường
Lời chân thật bỗng động lòng tiên nữ
Duyên là duyên "Bích câu kì ngộ"
Tượng đá bỗng rùng mình, biến thành cô gái dễ thương.
Rồi tình yêu ...
Hàng vạn năm, hàng triệu năm trong kiếp đá buồn
Sao chịu được khi quanh mình biến đổi?
Nếu là cô gái đẹp ... bằng đá
Thì muôn năm chẳng biết tuổi già ...
Chuyện là:
Ở xứ nọ có chàng tuổi trẻ
Mang tượng đá về bầu bạn yêu thương
Lúc đối ẩm, lúc bình thơ, lúc ôm ấp, lúc trò chuyện tỏ tường
Lời chân thật bỗng động lòng tiên nữ
Duyên là duyên "Bích câu kì ngộ"
Tượng đá bỗng rùng mình, biến thành cô gái dễ thương.
Rồi tình yêu ...
Hàng vạn năm, hàng triệu năm trong kiếp đá buồn
Sao chịu được khi quanh mình biến đổi?
Bích Câu kỳ ngộ (Cuộc gặp
gỡ lạ lùng ở Bích Câu - nghĩa là ngòi
biếc) là truyện Nôm của Việt Nam, kể về sự tích một người học
trò tên là Trần Tú Uyên gặp nàng Giáng Kiều ở đất Bích Câu (nay thuộc thành phố Hà Nội) xảy ra dưới triều Hồng Đức nhà
Lê (1460
- 1497)..
Lược truyện như sau
Hồi I. Tú Uyên, một thư sinh nghèo,
cha mẹ mất sớm. Một lần đến Bích Câu, thấy phong cảnh đẹp bèn làm nhà ở đấy
học. Một hôm nhân tiết xuân, Tú uyên đi chơi hội chùa Ngọc Hồ, nhặt được
một chiếc “lá hồng” có đề một câu thơ.
Chàng định họa lại thì thấy một thiếu nữ tuyệt đẹp trước cửa tam quan,
liền đi theo, nhưng đình Quảng Văn thì thiếu nữ bỗng biến mất. Về nhà, chàng
ngày đêm tưởng nhớ người đẹp đến sinh bệnh.
Hồi II. Một người bạn học là Hà sinh
đến thăm, khuyên chàng không nên tơ tưởng nữa, nhưng Tú Uyên vẫn không sao quên
được. Chàng đến đền Bạch Mã bói thẻ. Đêm ấy, chàng nằm mộng thấy một vị thần dặn sớm mai ra đợi ở
Cầu Đông. Hôm sau, Tú Uyên ra cầu đứng đợi đến chiều tối, thì thấy có một ông
lão bán tranh tố nữ mà hình dạng giống hệt người thiếu nữ đã gặp hôm trước.
Chàng liền mua bức tranh về treo ở thư phòng. Cứ đến bữa ăn, dọn hai cái bát,
hai đôi đũa, mời người trong tranh cùng ăn.
Một hôm Tú Uyên bận việc ở
trường nên về muộn. Về nhà thấy có một mâm cơm thịnh soạn bày sẵn, chàng lấy
làm lạ nhưng vẫn ngồi vào ăn. Hôm sau chàng giả bộ đi đến trường, nhưng đi được
một quãng liền quay trở lại nhà, nấp vào một chỗ. Một lát sau, một thiếu nữ từ
trong tranh bước ra lo việc bếp núc, nhà cửa. Tú Uyên mừng rỡ, bước ra chào
hỏi. Thiếu nữ cho biết tên là Giáng Kiều, vốn là người cõi tiên, vì có tiền duyên với chàng nên xuống
hạ giới. Nói rồi, nàng hóa phép ra lâu đài nguy nga với đầy đủ người hầu hạ.
Hồi III. Vì Tú
Uyên rượu chè be bét, Giáng Kiều giận bỏ đi:
Hồi IV. Giáng
Kiều trở về và cùng Tú Uyên lên cõi tiên:
Bạn Trỗi về già rượu chè be bét, chẳng có bà nào bỏ đi. Cõi tiên là đây chứ còn tìm ở đâu nữa?
Trả lờiXóaQV dạo này thơ hay quá, chả cứ các cháu mà các chú nhiều khi cũng thấy động lòng. VT K4.
Trả lờiXóaĐọc bài này của chú QcV cháu xúc động quá cơ ! Lỡ rằng, nếu cháu là hòn đá chắc cháu sẽ bị nhặt lên và liệng bay không trúng thì trượt khối người !!
Trả lờiXóaĐọc tích Bích Câu kỳ ngộ cháu biết thêm về một sự tích hay về tình yêu, thâýchú QcV như một kho tàng cần được mở ra cho mọi người cùng chiêm ngưỡng !
Cháu bỗng có một ước ao, giá mình có thể là cô gái bằng đá nhỉ ? Chẳng thèm lo âu nghĩ đến tuổi già !