Kính gửi anh chị em Bantroi
Xem trên TV, các nhà khoa học của ta giải thích chữ
Tết - toàn theo cách giải thích của sách Tàu
Xin trân trong giới thiệu với anh chị em bài viết của ông Đỗ Thành, một học giả người Trung Quốc có thời gian sống ở Việt Nam
Để tôn trọng nghiên cứu của tác giả, tôi giữ nguyên
bài viết của Đỗ Thành trước đây 3 năm và anh chị em thông cảm vì có nhiều từ
ông Đỗ Thành viết không đúng phát âm và cú pháp của người Việt.
Thật thú vị khi biết được người xưa mô tả và phát âm
thế nào về Tết và Năm
.
(ST) Nguồn Gốc và ý nghĩa của chữ “Tết” và “Năm”.
ĐỖ THÀNH
Bài viết nầy tiếp tục và
chứng minh rỏ hơn về chữ Việt cổ, và nhân dịp đón xuân Tân Mảo, xin bàn luận về
nguồn gốc và ý nghĩa của những từ ngữ của chữ “Tết”, và “Năm” .
1) Khảo Cứu Hán - Nôm: Chử “Tết” hay
“Tiết” = 節.
Tết là gì? Tết dương lịch của
văn hóa phương Tây quá phổ biến trên toàn thế giới! và dần dần thì câu “Happy
new year” ai cũng biết! ở đây, xin nói về tết “Ta”, tết của Âm - Lịch.
Tết âm lịch: tết năm mới, tết
nước, tết lúa, tết mùa v v..của Việt, Hoa, Ấn,Thái , Mường, Chăm, khmer v v…
Trước hết, ta xét thấy: tiếng
Việt ngày nay gọi là Tết.
“Tết” là danh từ của Lể mừng
năm mới của khoảng chừng 1/3 dân số trên thế giới ngày nay: bao Trùm vùng Đông
Nam Á, Trung - Hoa, Hàn, Nhật, Ấn, Nepal v v…
- Việt Nam gọi là Tết.
- Trung quốc gọi là Xuân
Tiết.
- Thái gọi là Thết /
Thrếts (trong kinh Lễ Ký, Khổng Tử gọi
là Tế - sạ)
- Zhuang([1])
gọi là: XIT / SIT
- Nùng: TẾT
- Muờng: Thết
- Chàm: TÍT / kTÊH
- Mon: kTEH
- Khmer: CHÊTR
- India: CHETR (là tên tháng tư và
tháng năm của cổ lịch Ấn độ, hai tháng giao mùa đem mưa đến [mois du début de
la mousson])
- Nepal: TEEJ
(lễ đầu năm của Nepal)
- Mustang: TIDJ (lễ đầu năm
của xứ Mustang, sát với xứ Nepal)
- Munda: TEEJ (lễ ăn mừng mùa
mưa đến / the ancient melodies of Teej , marking the return of the monsoon and
the promises of prosperity ([2])
Vậy, So sánh phong tục đón
tết và ngôn ngữ thì thấy có rất nhiều ngôn ngữ đều có Tết / Tiết / Thết / Tít /
Xít v v…
Qua Khảo cứu với chứng cứ và
tài liệu, Bằng chữ viết và ngôn ngữ học, thêm vào các môn khoa học khác nữa với
văn hóa phong tục v v…, thì thấy rằng “Tết” là có cội nguồn và ý nghĩa của văn
hóa Việt. Bỡi các lý do sau đây:
- Chữ Viết cổ xưa nhất là
“Giáp cốt văn” đã vẽ hình “cây lúa có hạt lúa chín", khi nói về “Năm”/ 1
năm - Tết; Tết – năm gắn liền với cây lúa. (và Cổ Việt tộc được lịch sử phương
Đông và phương Tây công nhận là tộc biết cấy lúa sớm nhất trên thế giới.)
- Khoảng 2000 năm trước, Hứa
Thận đã giãi thích chữ “Niên” là “Lúa chín" trong sách “Thuyết Văn”.
- Chữ “Tết” hay Tiết hay Tít
v v…đều có cùng phát âm giống gần gần nhau và có ý nghĩa rỏ ràng chỉ giãi thích
được 1 cách cụ thể bằng chữ và nghĩa của tiếng Việt. (Chữ Việt cổ là chữ Tượng
hình, không phải là chữ viết theo mẩu tự La - Tin như ngày nay.)
2) Ngày của Tết, tên của tết - ý nghĩa,
phong tục và lể hội đón tết gắng liền với văn hóa lúa nước.
Xin mời quí vị xem rỏ chi
tiết của chữ “Tết” như sau:
Tết còn là “節 - Tiết”/(Trong hiện tại).
- Tiếng Bắc kinh đọc là “節 - chẻ”.
- Tiếng Quảng Đông và Thượng
Hải đọc là “節
- chit”
- Tiếng Triều Châu đọc là “節 - chôi”.
- Tiếng Nùng: Tết / Choang
đọc là: 節
- Xit (Nùng - Choang có liên hệ mật thiết huyết thống và ngôn ngữ)
- Quảng Âm (Thời Đường và
Tống –“Quảng đại quần chúng đọc âm nầy”) đọc là: 節 - Tết.
Chữ “節 - Tết” ngày xưa: khoảng 2000 năm về trước đọc là “節 - Tết”, chứ không đọc là “節 - tiết”; Thời nhà Hán cũng đọc là: “節 - Tết”. cho nên phiên thiết bằng cách viết là “子結切 - Tử kết thiết = “節 - Tết”.
- Xem bằng chứng trong sách
“thuyết văn” của 2000 năm trước:
Sách Thuyết Văn: 2865 節 竹 竹約也。从竹即聲。 子結切.
(Sách Thuyết Văn: số thứ tự
2865: 節
- Tết 竹
- Trúc 竹約也
- Trúc Ước Dã. 从竹即聲 - Tùng Trúc Tức thanh. 子結切 - Tử Kết Thiết)/ (Phiên dịch: Tết; là “Trúc”/ cây
Trúc (được) thắt hay bó lại vậy (Được “chiết” ra để trồng), viết theo bộ Trúc -
竹, đọc theo thanh “Tức
- 即” phiên thiết: 子結 - Tử Kết =節 - Tết).
Nghĩa là:
- “Ước - 約” hay Tước, hay Tách, triết, chiết, trẻ, chẻ, trích,
tét, tếch, “tết” cây Trúc ra để mà trồng thì gọi là “節 - Tết”.
3) Ý nghĩa của Chữ Năm hay
Năm Mới?
Ngày nay tiếng Việt “年 - Năm” là 1 năm.
- Hán - Việt gọi Năm là “年 - Niên”
- Ngoài ra, Tiếng Quảng Đông gọi
là “年 - Niềnh”, Triều Châu
gọi là “年
- Nía”, Bắc Kinh gọi là “年
- Niẽn” V v…
- 2000 năm trước, sách
“thuyết văn” giãi thích chữ “年 - Niên” được xếp trong bộ chữ 禾 – Hòa (Lúa / Mạ) và ghi chú là:
穀孰也從禾千聲春 秋傳曰大有年《說文解字》
Cốc Thục dã tùng hòa thiên
thanh Xuân Thu truyện viết đại hửu niên (Thuyết Văn Giãi Tự)…Nghĩa là “Niên’ là
Lúa chín, và viết theo chữ Hòa, đọc theo âm “thiên” - Truyện Xuân Thu nói Đại
Hửu Niên!!!
Cũng Trong Sách “Thuyết văn”,
lại có thêm chữ “稔
- Nẳm / Nhẳm = Lúa chín"
(Theo tôi, đây chính là chữ “年 - Năm” mà
viết theo cách mượn âm chữ “念 - Niệm” để diễn đạt âm chữ “稔 - Năm”; và cũng giống như “年Năm”. Và ngày
xưa …không cần phân biệt thanh Ngang - sắc - huyền - hỏi –ngã - nặng v v…cho
nên có thể đọc là Năm=Nắm=nằm=Nậm=Nẳm - Nẩm …= 年 / 稔
(Trích):4423 稔 禾 穀孰也。从禾念聲。《春秋傳》曰:... 而甚切
(Nẳm Hòa Cốc thục dã. Tùng
Hòa Niệm Thanh. 《Xuân
Thu Truyện》Viết:
…Nhi Thậm Thiết) …Nhi - Thậm = Nhậm / (=>chính
xác là “Nậm/Nẳm/nằm/năm…”
Kết luận: Chữ “節 - Tết” và “年 - Năm” cùng với các chữ tượng hình khác là “chữ Việt
Cổ”.
- Chữ tượng hình cổ xưa nhất
là “Giáp cốt Văn”, 1 chi nhánh của người Lạc Việt đã giữ được “chữ Việt Cổ” là
“Giáp cốt văn / Bản hoa thạch sống” mà hiện nay họ vẫn đang dùng! Đây cũng là 1
bằng chứng mà không ai phủ nhận được! Trước khi dừng lại ở bài khảo cứu Hán - Nôm
và Chữ Việt cổ nầy:([3])
Nghiên cứu hay học và hiểu
Hán văn hay Hoa văn hay là Hán - Nôm đến
trình độ có thể nghe, đọc, viết, Hát, làm thơ và phân tích ý nghĩa của các từ
ngữ cổ đại – Trung Cổ đại – hiện đại mà đi đến tận cùng và hiểu đến tận cùng
thì sẽ quay về “chữ Viết tượng hình” với phát âm “Nôm” / -Nam / -Việt, Đó là
“chữ Việt Cổ” .Xin Hẹn “khảo cứu” và “Phục nguyên” Hán - Nôm hay chữ Việt cổ
với đọc giả ở những bài viết sau…
Nhận xét:
Ông Đỗ Thành hay thật, chỉ
Phục Nguyên chữ Nôm (Nam)
về chữ
Tết và chữ Năm này, hoá ra đó
là tiếng Việt, chữ Việt mà nhà Hán đã
dùng rồi biến âm đi sau vài ngàn năm bị phương Bắc đô hộ.
Năm và Tết nói tới Hội Mùa
lúa chín, bó lúa và bó mạ. Người Hán tưởng là cây trúc chăng? Mà hạt tre, trúc
- "Khuy" - cũng giống hạt lúa. Không ai bó trúc lại để đi cấy bao
giờ. Lý thú là người Hán nghĩ cây lúa là cây trúc.
Người Hmong gọi Tết là Hội
lớn, phải chăng từ Hội Mùa mà thành.
Nếu các nhà khoa học Việt Nam
nghiên cứu kĩ theo hướng của Đỗ Thành, ta có thể khôi phục được truyền thống
trồng lúa suốt một dải đất từ Thượng Hải đến Indonesia và từ Nhật Bản tới
Myanmar mà Việt Nam là trung tâm.
Biển Đông, hay vùng biển
Southest China
vốn là cái nôi thứ 2 của Loài người nói chung và
cái nôi của người Việt cổ nói
riêng mà ta nên vận động cả thế giới chung tay bảo vệ.
Trong khi người Việt mải mê
cãi nhau những chuyện đâu đâu, người China khôn ngoan đã kịp chuyển đổi các
danh từ hay khái niệm để cả thế giới nhầm tưởng rằng tất cả các đồ vật trên địa
cầu này, kể cả tên lửa vũ trụ đều do người China phát minh ra, nhất là lịch sử,
địa lý,,,,
[1] Choang hay Tráng
(tài liệu
online: Cám ơn tác giả “Vô danh” )
[3] Xin Dẫn đường Link để quí vị nào biết đọc Hán - Nôm
thì có thể tham khảo và nghiên cứu cho rỏ them chữ Việt cổ của người Lạc Việt
hiện đang ở Quí Châu và Quảng Tây của nước Trung Hoa ngày nay:
http://www.56china.com/56mz_pd/56mz_sz_uhpd/
Giáp Cốt văn của người Lạc
Việt:
http://www.56china.com/2009/1019/70757.html
Tự Điển – Chử viết của người Lạc Việt: 水书常用字典.pdf
Cách đây hơn 1 tuần có xem trên TV ở đây phim 7 người kiếm đạo ( seven Samurai) của Nhật, đóng năm 1954, nói về nước Nhật thế kỷ 17. Khi đó ở Nhật gạo là thực phẩm vô cùng quý báu, dân làng đi tìm mua 7 Kiếm sĩ về để bảo vệ làng xóm, đánh thổ phỉ đến cướp phá làng, dân làng phải ăn những thứ bằng bột mì, còn gạo để giành và chỉ những kiếm sĩ mới được ăn.
Trả lờiXóaPhải chăng đây cũng là những suy nghĩ của những người ở phía Bắc của dân tộc Bách Việt?, QcV nếu có thời gian thử xem xét vấn đề này.
Năm mới chúc tất cả ACE K5 hạnh phúc và tràn đầy sức khỏe.