Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Nhà Trường là kỷ niệm Truyền thống vẻ vang "Dạy tốt, học tốt", vượt qua mọi khó khăn, gian khổ của toàn thể CBCNV, Giáo viên của Trường để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, qua mọi giai đoạn lịch sử của Đất Nước...
Cho đến năm 1990, Trường Văn Hóa Bộ Quốc Phòng sáp nhập vào Trường Sỹ Quan Lục Quân I, chính thức kết thúc vai trò Lịch sử của mình....
Trường Văn Hóa Bộ Quốc Phòng có 3 tên gọi theo từng giai đoạn như sau: 1. Trường Văn Hóa Quân Đội. Giai đoạn: 1955 - 1965 và giai đoạn 1970 - 1985.
2. Trường Văn Hóa Quân - Nguyễn Văn Trỗi (Cũng còn được gọi là Trường Thiếu Sinh Quân Nguyễn Văn Trỗi). Giai đoạn: 1965 - 1970.
3. Trường Văn Hóa Bộ Quốc Phòng. Giai đoạn: 1985 - 1990.
Nhân dịp này, đại diện BLL Trường VHQĐ - TSQ Nguyễn Văn Trỗi do Thiếu Tướng Bùi Vinh, Trưởng BLL Trường dẫn đầu, đã đến dự, chúc mừng ngày kỷ niệm và xin Kính chúc các Thầy Cô giáo, CBCNV Trường VHBQP và gia đình luôn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và mọi điều tốt đẹp.
Thầy Mai Xuân Hiến khai mạc buổi Họp mặt Kỷ niệm
Các mốc thời gian của Trường VHBQP (Tóm tắt theo báo cáo của BLL Trường trong buổi Kỷ niệm)- Ngày 18/05/1955: Quân Ủy Trung ương, Bộ Quốc Phòng quyết định thành lập Trường Văn Hóa Quân Đội, mang phiên hiệu Quân sự D126, đóng quân tại sân bay Kiến An, Hải Phòng, Có nhiệm vụ nâng cao văn hóa cho CBCS, Bổ túc văn hóa Toán, Văn cho Cấp 1, Toán Lý Hóa cho Cấp 2,3.
- Năm 1958: Trường VHQĐ rời Kiến An về Lạng Sơn, đóng quân trong Thành Cổ Lạng Sơn. Ngoài nhiệm vụ Bổ túc văn hóa Trường còn dạy Ngoại ngữ.
- Từ năm 1960; Trường tổ chức thêm Tiểu Đoàn 1 Học Viên, gồm 3 Đại đội Thiếu Sinh Quân và 2 Đại đội Ngoại ngữ.
- Năm 1965: Trường tạm ngừng Bổ túc văn hóa, để tổ chức đào tạo Thiếu Sinh Quân. Ngày khai giảng trùng với ngày Giỗ đầu AHLS Nguyễn Văn Trỗi và được Quyết định là Trường Nguyễn Văn Trỗi, còn được gọi là Trường Thiếu Sinh Quân Nguyễn Văn Trỗi.
- Năm 1970: Trường VHQĐ - TSQ Nguyễn Văn Trỗi được tổ chức lại, thôi đào tạo Thiếu Sinh Quân và trở về đóng quân ở vị trí cũ tại Lạng Sơn và Trường trở lại tên Trường Văn Hóa Quân Đội, ngoài việc Bổ túc văn hóa, dạy Ngoại ngữ, Trường còn thêm nhiệm vụ Luyện thi Đại Học.
- Đến đầu những năm 1980 Thế Kỷ trước, ta đã phổ cập được văn hóa cấp III (Phổ thông Trung học) cho những Thanh niên muốn phục vụ lâu dài trong Quân đội, vì vậy họ không cần học Bổ túc văn hóa nữa, mà thi thẳng vào các Trường Quân đội, các Trường Sỹ quan.
- Từ Khóa học 1981 - 1982, khối Ngoại Ngữ của Trường đã tách ra lập nên Trường Đại học Ngoại ngữ Quân sự.
- Và khoảng từ năm 1985, Bộ Quốc Phòng đã tổ chức mở rộng hệ thống Trường văn hóa các Quân Khu, Quân đoàn, các Quân Binh chủng, thì Trường VHQĐ được đổi tên thành Trường Văn Hóa Bộ Quốc Phòng.
- Đến năm 1990, khối văn hóa còn lại sáp nhập vào Trường Sỹ Quan Lục Quân I, thì Trường Văn Hóa Bộ Quốc Phòng chính thức kết thúc vai trò Lịch sử của mình.
Thầy Mai Xuân Hiến khai mạc buổi gặp mặt
Anh Bùi Vinh Trưởng BLL Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi phát biểu, nhấn mạnh có nhiều trường hợp Học viên có cả thế hệ Cha, anh cùng gắn bó với Nhà Trường, nhiều Học viên được học nhiều lần tại Nhà Trường qua từng thời kỳ... Đề nghị BLL Trường VHBQP nghiên cứu, tổ chức thêm khối học viên các giai đoạn để có một sự kết nối, giao lưu, tri ân giữa các Học viên và các Giáo viên, CBCNV của Nhà Trường...
Thầy Điểm từ Hải Phòng về dự
Đoàn Trường Trỗi dự buổi gặp mặt
Thầy Bổng, Cô Ngần cùng anh em Trỗi tham dự buổi họp mặt.
Thầy Trò Trường Trỗi trong buổi họp mặt.
Chụp ảnh chung.
Chúc sức khỏe các Thầy Cô, chúc sức khỏe anh em...
Các tiết mục Văn nghệ chào mừng, do các "Cháu Dân Tộc" biểu diễn...
Tuyệt!
Trả lờiXóa