Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011
Giá đừng tăng lương để đừng tăng giá thì hơn !
Xăng tăng, điện tăng, khiến giá cả ăn theo, tăng ào ạt, hậu quả là bao con người đang điêu đứng, không biết nên "Đi đâu, về đâu". Mời mọi người xem trích đoạn của Việt báo: Thời buổi cái gì cũng "đòi" tăng giá. Tiểu thương có thể tận dụng quyết định tăng lương mới để tăng giá các loại hàng hoá. Tát giá theo xăng Bà Nguyễn Thanh Hà - Phó giám đốc chợ đầu mối Thủ Đức cho biết, tại chợ đầu mối hàng về nhiều, sức mua yếu nên hàng dội chợ, giá giảm mạnh. Có hôm đến cuối phiên chợ hàng vẫn còn rất nhiều nên phải đại hạ giá. Nghịch lý là giá các mặt hàng này tại chợ lẻ vẫn rất cao, gấp 3 - 4 lần giá chợ sỉ với lý do "xăng mới tăng giá". Tuy nhiên, giá xăng dầu tăng trên thực tế chỉ tác động rất nhẹ đến giá thành hàng hóa. Cụ thể, với mức tăng giá xăng vừa qua, chi phí vận chuyển tăng thêm 200.000 đồng/tấn hàng, chia nhỏ ra thì tác động không đáng kể. Nhưng thực tế thì giá hiện nay đều trong tình trạng "tát giá theo xăng. Đặc biệt, các tiểu thương buôn gánh bán bưng không đóng thuế, không tốn các khoản phí, tiền thuê sạp lại hét giá vô tội vạ khiến người tiêu dùng bức xúc. Chợ hiện vẫn chiếm đến 80% thị trường bán lẻ trong khi hàng hóa chợ lẻ lại rất “nhạy cảm” với tin đồn, với yếu tố tâm lý... nên hiện tượng tăng giá vô tội vạ vẫn luôn xảy ra và rất khó kiểm soát. "Thổi" giá ở khâu trung gian Chị Nguyễn Thị Minh Hiền, Phó giám đốc lò mổ Minh Hiền (Hà Nội) cho biết, giá heo từ lò mổ cung ra cho tất cả các chợ bán lẻ hiện là 71.000 đ/kg, cộng cả phí vận chuyển (đã tăng từ khi xăng tăng) khoảng 75.000 đ/kg móc hàm (giá trang trại cung cấp cho lò mổ khoảng 56.000 đ/kg hơi). Giá thịt heo từ giữa tháng 3 đến giờ không tăng lên bao nhiêu. Tuy nhiên, tại nhiều chợ như Thành Công, Láng Hạ (Hà Nội), giá thịt lợn thăn hiện được bán tới 115.000 - 120.000 đ/kg, các loại thịt khác cũng có giá từ 90.000 - 95.000 đ/kg, tăng trung bình 10.000 - 15.000 đ/kg so với nửa tháng trước đây. Theo TS Nguyễn Đức Kiên, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của QH, giá cả đang leo thang không có cơ sở, bắt nguồn từ chuỗi phân phối lợi nhuận trong quá trình hình thành cung cầu sản phẩm bị lệch lạc. Quyền quyết định giá cả không phải do người làm ra sản phẩm quyết định, mà rơi vào bộ phận phân phối ra thị trường. Vì vậy, phải kiểm soát ngay ở giá thành sản xuất sản phẩm, công bố rộng rãi cho người dân biết. Ví dụ, giá 1 kg heo hơi hiện là bao nhiêu, từ đó tính được cấu thành giá sản phẩm, biết được khâu chế biến giết mổ đem ra thị trường chiếm bao nhiêu, người bán tại chợ nâng giá lên bao nhiêu sẽ biết ngay lợi nhuận đang rơi vào đâu. Ông Kiên cho rằng, điều tiết cuối cùng là chính sách thuế, yêu cầu người bán phải xuất hóa đơn, tính thuế trực tiếp với người bán. Nhưng để làm được điều này cần phải thay đổi cả tư duy xác định hóa đơn thuế và tính thuế. Tăng giá theo... lương Từ 1.5 tới, mức lương tối thiểu khối cơ quan nhà nước sẽ tăng lên 830.000 đ/tháng. Quyết định tăng lương đã có kế hoạch và theo lộ trình nhưng nhiều lo ngại cho rằng, lần điều chỉnh này cũng sẽ bị tận dụng để “kích” giá tăng lên do hiệu ứng tâm lý tăng giá dây chuyền, tát nước theo mưa hiện nay. Nhận xét về việc này, TS Nguyễn Đức Kiên cho rằng, quyết định tăng lương (đã dự kiến đến việc tăng giá) là để tăng thu nhập cho công chức đủ sống. Việc tăng lương không tạo ra động lực lập mặt bằng giá mới, vì trên thực tế, không tạo ra lượng cung tiền mới. Vấn đề ở chỗ các khâu tổ chức thương mại hiện nay không tốt, khiến tiểu thương có thể lợi dụng yếu tố tăng lương để tăng giá. Bất cập của việc khó kiểm soát giá cả thị trường hiện nay, theo ông Kiên một mặt là do không có các DN vươn lên làm chủ thị trường bán lẻ ngoài mô hình thành công khá đơn lẻ của các siêu thị. Mặt khác, người tiêu dùng vẫn giữ thói quen thích chợ cóc thay vì mua sắm tập trung tại các hệ thống siêu thị. “Không nhà nước nào tổ chức đủ bộ máy để kiểm soát hết các chợ mà phải thông qua các nhà phân phối lớn để điều tiết. Nhưng hiện nay chúng ta không có các DN đủ lớn để điều tiết thị trường". Khẳng định tăng lương không ảnh hưởng tới việc tăng giá vì không tác động đầu vào như xăng dầu, điện nhưng theo ông Nguyễn Lộc An, Vụ phó Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), để tránh phản ứng tăng giá dây chuyền, cùng với việc siết chặt quản lý thì bình ổn lòng tin của người tiêu dùng rất quan trọng. Cũng bởi vậy mà có câu than rằng: " Giá đừng tăng lương để đừng tăng giá thì hơn!"
9 nhận xét:
Đọc kỹ trước khi comment
Bạn Trỗi là những người chính trực, vì vậy bạn cần dùng chính danh để viết nhận xét. Bạn có thể click vào tiêu đề bài viết để xem toàn bài, ô cửa sổ cuối bài là nơi để bạn viết nhận xét của mình. nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa.
Các bạn có thể chèn Ảnh hoặc video clip trực tiếp vào Phần nhận xét bằng cách copy URL ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Mua đậu phụ mà ăn, ai bảo thích ăn thịt thì phải chịu đắt thôi, thời buổi này cứ lấy rêu thay rau, bắt chuột thay thịt mà sống, để yên cho chính phủ điều hành nhá! Mà đưa Thắng k5 lên làm xếp của TN thì liệu có làm cho nền kinh tế này khá hơn không? Hay bệnh vào đến cao hoang rồi, hết phép rồi mới đi đổ tội cho "tâm lý dây chuyền, tát nước theo mưa", cứ đổ cho dân là xong thôi mà. Này ông Thắngk5, tập yoga đi, nghe nói tập yoga không cần ăn, khỏi bức xúc chuyện xăng tăng giá tăng. hehe!!!
Trả lờiXóa"Mua đậu phụ mà ăn" ? nghe thì hay nhưng mà ăn nhiều để bụng trương lên à ? anh Qt không biết dạo này đậu phụ được trộn bột đá cho lãi sao ?
Trả lờiXóathôi thì cứ áp dụng chính sách:
Sáng Cafê, chiều cà pháo là ổn rồi.
xem videoxăng tăngnhé
Trả lờiXóaXem videoXăng tăngnhé
Trả lờiXóa@Thắng K.5 : cà pháo thì ngon thật đấy nhưng cũng phải cẩn thận vì người ta thường xài hóa chất để quả cà luôn trắng và dòn. Magi, xì dầu thì được làm từ xương bò, xương lợn thiu thối. Chắc phải dùng muối quá.
Trả lờiXóaCác bác ạ, xưa ta chỉ có đêm, có khoai sắn và cả củ chuối thay cơm. Nay ta có thêm ban ngày, lại có đảng dẫn đường,dù hơi kém ăn ngon, nhưng vẫn trụ nổi, do vậy chẳng lo đâu, cứ qua được mấy tháng bầu bán là đâu lại vào đấy cả thôi.
Trả lờiXóa@Thắng K.5 : bi giờ ta còn có cả " Đêm giữa ban ngày " nữa cơ.
Trả lờiXóaTQtrung.
Trả lờiXóaGiải pháp ăn rêu, ăn chuột không khả thi đâu.
Chuột bây chừ là đặc sản, thà ông ăn mấy thứ bình dân như gà, lợn, bò ... coi dzậy mà dễ kiếm hơn.
Rêu thì chưa được khai thác theo gu đặc sản nhưng ông cứ thử nghĩ xem. Rau bà con trồng quyết liệt như rứa mà vẫn chưa đủ ăn, vậy thời 86 triệu dân ta ào vô ăn rêu thì lấy đây ra: này nhé, cứ mỗi đ/c nửa kí rêu/ngày thì mỗi ngày đã hết 43.000.000 kí rêu rồi. Có mà qua Xibêri ăn rêu.
Bài hát: ... ta xúm quanh lửa hồng, Xibêri ... ta hát vang lên rằng ...
Hồi còn ở bên Lào, tôi nhận được thư KN K3, tả cảnh học ĐHQS, đói quá nửa đêm mò đi bắt nhái luộc trong ống bơ ăn, lại còn tận dụng lá sắn muối dưa, ăn chua chua cũng hay ra phết!
Trả lờiXóaHay là bây giờ vận động toàn dân thắt lưng buộc bụng, quay trở lại xơi những thứ đó, chung tay giúp chính phủ vượt qua hoạn nạn, thằng nào tham nhũng thì kệ mẹ nó, ăn mãi cũng chán, để của cải chật nhà thì thôi, bây giờ đưa thằng khác lên cải cách tiền tệ này nọ cho khỏi lạm phát, nó tham nhũng từ đầu thì chết!!!