Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

Việt Nam cần đồng minh

  Bài trên VNExpess

 Ông Thomas nói đúng kiểu trường Trỗi, một cá nhân sống giữa quần hùng một ngàn mấy chục "hảo hán", anh mạnh bắt nạt anh yếu, anh lớn đánh anh nhỏ, anh gấu biển đánh anh thỏ đế là chuyện thường ngày ở huyện, bồ Tây, bồ Ta hình thành cũng không ngoài cái sự vụ ấy. Không có đồng minh thường ăn đòn, thường thua thiệt, Bạn Trỗi kinh nghiệm quá mà !
 Người Việt tin vào tình hữu nghị mười sáu chữ đang bị ăn đấm, ngoài mấy lời tuyên bố lèo tèo ra, nếu có chiến tranh, chắc chẳng ai bênh cái ông đu dây!
 Có thể vì thế, một người nước ngoài mới có lời khuyên dưới đây: (Anh lú mà nghe theo thì trời sập xuống đất mất)
   

Thomas Friedman: 'Việt Nam cần đồng minh để buộc Trung Quốc chơi đúng luật'
Trò chuyện với sinh viên ĐH Quốc gia TP HCM, tác giả cuốn sách "Thế giới phẳng" cho rằng Việt Nam cần có hành động tập thể theo truyền thống "bó đũa" để đối phó với va chạm ở biển Đông.


Sáng 10/5, tại trường ĐH Kinh tế - Luật, ông Thomas L.Friedman (60 tuổi) - phụ trách chuyên mục đối ngoại của tờ New York Times, đồng thời là nhà bình luận nổi tiếng người Mỹ, từng 3 lần đoạt giải báo chí Pulitzer đã có buổi trò chuyện cởi mở với sinh viên.
Trước câu hỏi, đánh giá hành vi của Trung Quốc trong những tranh chấp gần đây với Việt Nam ở Biển Đông, ông cho rằng Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn. 
"Những quốc gia nhỏ, trung bình khi nằm cạnh một cường quốc rất khó để kiểm soát được mối quan hệ với nước láng giềng. Trung Quốc đang theo đuổi chiến lược 'gặm nhấm dần', 'ăn dần' và họ sẽ đi từng bước một, đẩy mọi thứ vừa đủ để có lợi cho mình nhưng đồng thời cũng không đẩy quá mức để có thể tạo nên một phản ứng toàn cầu. Họ sẽ đi từng bước nhẹ nhàng cho đến khi đạt được mục đích", tác giả cuốn Thế giới phẳng chia sẻ.
"Việt Nam cần phải liên minh để buộc Trung Quốc chơi đúng luật". Ảnh: Nguyễn Loan.

Friedman nhận mình không phải là một chuyên gia về luật biển nên ông không khẳng định ai đúng ai sai trong việc tranh chấp Biển Đông, nhưng ông cho rằng sẽ không cân sức nếu Việt Nam đứng một mình trong cuộc tranh chấp này. Việt Nam cần phải tạo ra được một cơ chế sao cho vừa tôn trọng quyền lợi những quốc gia láng giềng đồng thời cũng phải có những hành động cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình.
"Cách tốt nhất để làm được điều này là Việt Nam phải thông qua hành động tập thể theo truyền thống "bó đũa" mà tôi đã được nghe. Nếu một chiếc đũa thì người ta có thể dễ dàng bẻ gãy nhưng nếu là bó đũa thì mọi chuyện sẽ khác. Chính vì vậy Việt Nam cần phải có rất nhiều người bạn và phải có đồng minh để đối trọng với các nước lớn. Việt Nam nên thông qua cơ chế tổng thể và dựa trên luật pháp quốc tế mới có thể đối trọng lại với Trung Quốc", ông Friedman nói.
Tuy nhiên, liên minh trong khu vực không phải là lợi thế của Việt Nam bởi còn thiếu sự gắn kết và bị chi phối bởi nhiều lợi ích khác nhau. Đây sẽ là một thách thức thật sự với Việt Nam nên cần phải có những bước đi phù hợp. "Việt Nam cần phải kết bạn, cần phải có đồng minh để có thể buộc Trung Quốc chơi đúng luật", nhà báo Mỹ nói.
Cũng trong buổi giao lưu, trước những thắc mắc của thầy và trò ĐH Quốc gia TP HCM về vấn đề làm sao để thích nghi được trong thời đại thế giới phẳng, tác giả cuốn sách nổi tiếng này cho rằng thế giới không chỉ "phẳng" mà "ngày càng phẳng hơn".

Ông Friedman tặng cuốn Thế giới phẳng cho sinh viên ĐH Quốc gia TP HCM. Ảnh:Nguyễn Loan.

Nói về thế giới đang phẳng đi, tác giả của cuốn sách cùng tên cho rằng đặc điểm nổi bật nhất những năm đầu thế kỷ 21 chính là khái niệm toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghệ thông tin. 
Từ những chiếc máy tính cá nhân, điện thoại di động mọi người ở khắp nơi có thể kết nối với nhau. Các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google đã làm nên một thế giới phẳng. Và thế giới đã chuyển từ kết nối sang "siêu kết nối". Đây là bối cảnh tuyệt vời với những người biết thích ứng nhanh, nhất là doanh nhân nhưng nó sẽ trở nên tồi tệ với những người làm lãnh đạo vì họ phải đối thoại đa chiều thay vì một chiều như trước đây. Thậm chí các nhà lãnh đạo phải đối diện với rất nhiều luồng thông tin, dư luận thế giới khi công nghệ thông tin phát triển.
Người lao động cũng vì thế mà nhiều cơ hội hơn nhưng cũng khắc nghiệt hơn khi thế giới ngày một hiện đại hơn, thậm chí một số nơi trên thế giới đã dùng robot để thay thế cho con người trong quá trình sản xuất các thiết bị. "Tôi vẫn thường nói với con gái tôi rằng khi tốt nghiệp tôi phải đi xin việc làm, còn đến thời của con thì con phải tự tạo ra việc làm", ông Friedman nói.
Trong bối cảnh đó, nhà báo của New York Times cho rằng các trường ĐH phải biết đào tạo sinh viên thành một thế hệ không chỉ biết lắp ráp mà phải nghĩ đến giai đoạn cao hơn đó là thiết kế, sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao ở Việt Nam. Để thu hút và tạo ra được nhân tài thì Việt Nam cần tạo ra được một môi trường kinh tế, xã hội chính trị kích thích sự sáng tạo của cá nhân.
Còn về phía sinh viên, phải tự tạo ra cho mình những giá trị gia tăng độc đáo mới có thể tồn tại được trong thế giới ngày nay.
Cuối buổi giao lưu, nhà báo Mỹ đưa ra 4 lời khuyên cho các bạn sinh viên: Tư duy như những người dân nhập cư - họ khao khát thành công, khao khát có thể lập nghiệp; Tư duy như những người thợ thủ công - họ tạo ra giá trị thặng dư cho sản phẩm của mìn;Tư duy như những doanh nhân mới bắt đầu lập nghiệp - họ luôn luôn biết tái suy nghĩ và không ngừng học tập, thiết kế những sản phẩm, dịch vụ mới. Và cuối cùng hãy tư duy như những người phục vụ bàn - biết cần mẫn phục vụ.

Nguyễn Loan

10 nhận xét:

  1. Người VN không cần chiến tranh nhưng không sợ chiến tranh.
    Lịch sử chiến tranh của người VN trong 4000 năm là "lấy yếu đánh mạnh", làm cho kẻ địch mệt mỏi bằng chiến tranh du kích sau đó mở tổng tiến công.
    Có khó gì đâu, trong khi xây dựng lực lượng lớn mạnh, vài ngày tập bắn vài viên đạn trên lãnh thổ biển VN, đại Hán cứ việc nuôi máy bay và tầu chiến của nó ở đó, thử xem nuôi được bao nhiêu lâu?
    Sẽ đến ngày "lậy bố VN tha cho con".

    Trả lờiXóa
  2. Không có điều đó dâu. VN luôn gắn bó với "Độc lập, Tự chủ" thì thằng chó nào nó đồng minh cơ chứ.

    Trả lờiXóa
  3. Ta nên làm gì?
    1) Phải làm cho nhân dân cả thế giới hiểu rõ Chủ nghĩa Phát xít Trung Quốc, không có chuyện con Sư Tập Cận Bình yêu hoà bình và lịch sự đâu.
    2) Đề phòng và cương quyết dập tắt cuộc chiến tranh gây hấn trên bộ. Khi chúng ta tập trung ra biển thì kẻ địch lại luồn sau lưng ta.
    3) Tổ chức cuộc chiến du kích trên biển, chỉ cần ít tàu ra thôi, không khiêu khích, chỉ để kiểm tra. Nếu tàu địch đuổi thì ta rút, không càn thể hiện sự anh hùng, tránh mọi thiệt hại. Nó rút thì ta lại vào kiểm tra và tuyên bố công khai.
    Với hàng ngàn máy bay, tàu chiến thường trực, chỉ trong vòng 1 tháng, TQ sẽ tốn kém nhiều về xăng dầu, hạu cần. Không cần và càng không được chiến. Cố để chúng ra đuổi.
    4) Nhà nước phải xem lại các dự án và hàng hoá TQ, cái gì không càn thì cương quyết loại bỏ.
    5) Mưu phạt Tâm công, phải làm cho nhân dân TQ hiểu rõ chính phủ của họ đang sai lầm và nhất là đang đi vào chủ nghia phát xít, chủ nghĩa quân phiệt và đang tàn hại cả nhân dân TQ. Hãy cho họ nhìn thấy tình hình Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông, Quảng Đông, Vân Nam. Đó là người dân TQ đang phẫn nộ.
    Hãy xem bạn Hoài Bắc và Ng.HN trả lời thế nào về con Sư Tập Cận Bình lịch sự và yêu Hoà Bình

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. VN mình là một bản copy hoàn hảo của khựa mà. Bạn QUOC VIET Tran có vẻ soi họ nhiều quá mà quên nhìn lại ta nhờ. Giống hệt nhau về màu lông nhưng khác về độ thưa hay dày thôi. K6LS.

      Xóa
    2. Trước tiên, theo tôi phải kiện TQ trước Tòa án quốc tế, để Thế giới biết. Ở châu Âu họ đưa tin, chỉ nhìn nhận là "vùng biển mà cả 2 nước đều đòi chủ quyền, đang tranh chấp", đúng như ý đồ TQ, biến nơi không có "tranh chấp" trở thành "nơi tranh chấp".
      Còn lưu luyến "đồng chí", mê mẩn "4 tốt" thì tìm đâu ra "đồng minh"? - bài học này Tập Cận Bình dạy cho VN, đợi đến lúc chết mới hiểu?
      không hiểu.

      Xóa
    3. Mưu đồ cô lập để đánh, bịt miệng để đánh của tên đế quốc phương đông không thành công với Phillipines.

      Xóa
    4. Việt Nam cần phải điều tra gián điệp và người Trung Quốc vào Việt Nam đập phá, đốt tài sản của người Việt Nam, Đài Loan và làm chết người Việt Nam để bắt Trung Quốc bồi thường thiệt hại cho Việt Nam, Đài Loan và bảo đảm tính mạng cho người Việt Nam.

      Xóa
  4. Đại Hán là một tư tưởng trị lỗi thời trong lịch sử thế giới mà nhà cầm quyền Bắc Kinh vẫn còn ấp ủ hòng làm sống lại. Dùng hàng quá đát thì cũng sớm bị quá đát bởi tất cả thế giới văn minh.
    Chỉ cần mình "văn minh" thì sẽ có đồng minh tự nhiên. Mọi sự kết buộc đồng minh bằng đánh đổi đều là... đánh đổi :-)

    Trả lờiXóa
  5. HẢI NAM KHÔNG TRỒNG TRỌT CHĂN NUÔI ĐƯỢC. TỪ QUẢNG CHÂU ĐẾN GIÀN KHOAN KHOẢNG 1600 KM. HÃY ĐỂ PHÍA TRUNG QUỐC TIẾP TẾ LƯƠNG THỰC VÀ DẦU CHẠY HÀNG TRĂM TÀU CHIẾN VÀ MÁY BAY ẤY. HỌ NGỒI Ở ĐẤY ĐƯỢC BAO LÂU. KHI TRUNG QUỐC RÚT THÌ TA CHO TÀU RA KIỂM TRA VÀ PHÁ BỎ GIÀN KHOAN, KHI NÓ ĐẾN TA SẼ RÚT. HÃY CHƠI KIỂU DU KÍCH, KHÔNG CẦN ĐÔNG

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây chính là nước cờ VN sẽ thắng.
      Chỉ có kẻ thua mới hoảng loạn, hung hăng dọa dẫm. Người chiến thắng bao giờ cũng ung dung tính toán từng bước đi của mình.
      Người chiến thắng bao giờ cũng sẽ có nhiều bạn hơn.

      Xóa

Đọc kỹ trước khi comment
Bạn Trỗi là những người chính trực, vì vậy bạn cần dùng chính danh để viết nhận xét. Bạn có thể click vào tiêu đề bài viết để xem toàn bài, ô cửa sổ cuối bài là nơi để bạn viết nhận xét của mình. nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa.
Các bạn có thể chèn Ảnh hoặc video clip trực tiếp vào Phần nhận xét bằng cách copy URL ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment