Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Thông báo của BLL Trường về việc tổ chức gặp mặt các Thầy Cô nhân dịp Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20 - 11.

Nhân dịp ngày Quốc tế Hiến chương các Nhà Giáo 20/11/2013, BLL Trường NVT đề nghị đại diện BLL Trường và BLL các Khoá ở cả 3 miền chủ động tổ chức thăm hỏi các Thầy Cô, đăc biệt với các Thầy Cô đau ốm nặng và có hoàn cảnh khó khăn với truyền thống "Uống nước nhớ nguồn".

Riêng ở khu vực phía Bắc quanh Hà Nội: BLL Trường cùng BLL các Thầy Cô - CBCNV và BLL các Khoá tổ chức ngày 20 - 11 kết hợp với buổi gặp mặt truyền thống của các Thầy Cô, CBCNV Trường Trỗi phía Bắc quanh Hà Nội sau khi nhận được lời mời của Thầy Trần Nguyệt (Nguyên là giáo viên Trung văn), mời toàn thể các Thầy Cô, CBCNV và học sinh Trường Trỗi lên thăm quan trang trại của gia đình Thầy ở Ba Vì, Hà Nội. BLL Trường Trỗi hết sức cảm ơn Thầy Trần Nguyệt, đồng thời thống nhất với các Thầy Cô tổ chức học sinh các Khóa tham dự, giao lưu, gặp mặt cùng các Thầy Cô, CBCNV của Trường. Kế hoạch cụ thể như sau:

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Thông báo của BLL Trường về việc tổ chức xuất bản cuốn sách "Sinh ra trong khói lửa" tập 4 nhân kỷ niệm 50 năm Trường VHQĐ - TSQ Nguyễn Văn Trỗi (1965-2015)

       Để triển khai các nội dung trong kết luận cuộc họp BLL Trường VHQĐ - TSQ Nguyễn Văn Trỗi (Ngày 15/10/2013). Tại Hà Nội, Ngày 28/10/2013, BLL Trường cùng đại diện các Thầy Cô, BLL các Khoá, đại diện Quản trị Blog Bạn Trỗi các Khoá và Ban biên tâp sách "SRTKL" của Trường đã họp bàn về việc XB sách "SRTKL" tập 4. Tham dự họp có các Thầy, Cô: Chi Phan, Vũ Xuân Thăng, Võ Tài Mạnh, Nguyễn Thúy Lan và các anh, chị: Lê Kinh Tuyến K1; Lương Sơn, Quang Việt K2; Trần Hồ Bắc, Nguyễn Cương K3; Trần Văn Lưu, Hữu Thành K4, Hoàng Việt, Ngô Thế Vinh, Trần Kiến Quốc, Thắng K5; Đăng Sơn, Nguyễn Quốc Thắng K6; Hoàng Mạnh Thắng K7; Nguyễn Thị Thái, Nguyễn Quang Hà K8Trưởng BLL Trường Bùi Vinh chủ trì cuộc họp.
      Thầy Chi Phan thay mặt Ban biên soạn đã trình bày những nội dung, công việc cho ra mắt Sách "SRTKL" tập 4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Trườnghội nghị thảo luận và thống nhất kết luận như sau:

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

THƯ CỦA MÔI TÍM CHÂN TRẦN 27/10/2013

 

 
 
Kính gửi các anh chị trong BLL các khóa Bạn Trỗi,
CD Môi Tím Chân Trần đã in và đã chuyển ra đến HN.
Vì kinh phí giới hạn, chỉ đủ in được 1000 đĩa, phần lớn số đĩa lần này được tập trung cho quỹ Cơm Có Thịt để góp phần cho bữa ăn của các bé mẫu giáo và tiểu học miền biên giới phía Bắc, số đĩa còn lại không còn nhiều. Tác giả xin phép được nhập đầu mối phân phối đĩa của Bạn Trỗi vào KGU.
Xin các anh chị vui lòng điện thoại đến một trong các số sau đây (xem thư của em Trần Minh Nguyệt đính kèm) để đăng ký số lượng đĩa có thể phân phối. 
Kính nhờ các anh chị chuyển giùm email này đến các anh chị trong các Ban Liên Lạc các khóa mà tôi không có địa chỉ email.
Xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ của các bạn hữu đã góp phần cho việc xuất bản đĩa hát này.

Trần Bắc Hải

Thư của em Trần Minh Nguyệt
Xin trân trọng thông báo tới các anh chị em, sau một thời gian làm việc miệt mài của tác giả và các ca sĩ cũng như các nghệ sĩ phối âm phối khí, được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo anh chị em, CD Môi Tím Chân Trần của a. Trần Bắc Hải đã ra mắt trước đông đảo những người hâm mộ. CD đang được phổ biến ở TP. HCM và gửi đến các em tận vùng sâu vùng xa. Hiện nay, CD đã ra đến Hà Nội và đang có tại các địa điểm là nhà chị Lâm Minh Hạnh (DT. 0986000954); chị Phạm Bình (DT. 0903407869) và em Trần Minh Nguyệt (DT.0912355475). 
Theo ý nguyện của tác giả, CD sẽ được phát hành với giá không thấp hơn 60 ngàn đồng. Toàn bộ số tiền thu được sẽ chi vào mục đích từ thiện và đặc biệt là ủng hộ các em nghèo vùng sâu vùng xa. 
Với lòng hảo tâm của các anh chị, kính mời mọi người có thể đăng ký mua CD theo các địa chỉ trên. 
Xin bật mí rằng, các ông bà nào có cháu nhỏ thì nên tham khảo vì CD có một số bài cho trẻ nhỏ. Cháu em mới được 1 tuổi mà nghe CD của ông Hải cứ nhảy tưng tưng, vui lắm.
Xin cảm ơn và mong nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo bạn bè.
Trần Minh Nguyệt

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Đại Tướng của nhân dân (Phan Đức Dũng - Berlin)

Ngày 13/10/2013, khi cả nước Quốc Tang, tổ chức Lễ Viếng và Lễ Truy Điệu Bác Võ Nguyên Giáp, thì người Việt ở Berlin thủ đô CHLBĐ cũng đã tổ chức Lễ Viếng Bác Võ Nguyên Giáp rất trân trọng và thành kính. Trong dòng người đến viếng có Phan Đức Dũng Bạn Trỗi K5 đang sinh sống ở Berlin. Với lòng thành kính và xúc động, Phan Đức Dũng đã làm bài thơ về Đại Tướng Võ Nguyên Giáp và muốn gửi tặng bài thơ này đến các anh, chị Hòa Bình, Hạnh Phúc, Hữu Thành....

Các anh, chị Hòa Bình, Hạnh Phúc, Hữu Thành thân mến, tôi là Đức Dũng ở khoá 5. Gia đình tôi đang sống ở Đức. Là một người bạn Trường Trỗi cùng với hàng triệu triệu người Việt Nam và những người bạn yêu quí đất nước chúng ta trên toàn thế giới đều đau buồn và xót thương khi Đại Tướng ra đi. 

Ngày 13-10 vừa qua người Việt Nam ở Thủ đô Berlin của nước Đức đã tổ chức viếng Đại Tướng trân trọng Thành Kính và thật cảm động,vì có những người ở xa hàng bẩy tám trăm km cũng đưa gia đình và con cái kịp về dự, và lặng lẽ chờ đến lượt mình để được lên viếng Người.

Trong hơn 2 giờ đồng hồ xếp hàng chờ đợi để đến lượt mình được thắp nén nhang và đặt bông hoa lên ban thờ Đại Tướng. Với lòng thành kính và xúc động tôi đã làm bài thơ về  Đại Tướng. Và tôi muốn qua Bantroik5News xin chia buồn và tặng bài thơ này đến các anh, chị Hòa Bình, Hạnh Phúc, Hữu Thành và qua các anh, chị cho gia đình tôi gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến toàn thể gia đình Đại Tướng. 


ĐẠI TƯỚNG CỦA NHÂN DÂN 

Và cứ thế dòng người như vô tận
Lặng như tờ. Chỉ tiếng nấc trong tim
Rồi vẫn thế. Dòng người đi lặng lẽ 
Không tiếng khóc gào. Nước mắt cứ tuôn rơi
Mãi mãi thế. Ngàn măm sau vẫn thế
Tôn thờ Người. ĐẠI TƯỚNG CỦA NHÂN DÂN
Chiến công của Người từ Phay Khắt - Nà Ngần 
Đến chiến thắng Điện Biên lẫy lừng Thế Giới
Mệnh lệnh của Người. Ngàn năm ta đã đợi 
"Thần tốc - Thần tốc hơn" để giải phóng quê nhà 
Cuộc đời Người là một bản Tình Ca 
Gieo Nhân - Nghĩa vào muôn đời con cháu 
Đạo đức của Người, Ngời sáng hơn vạn lần châu báu 
Bởi vì Người là: ĐẠI TƯỚNG  CỦA LÒNG DÂN.


             Berlin ngày 13-10-2013
                  Đức Dũng

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

30 năm Trường TSQ Việt Bắc - Quân Khu 1.


Nhận lời mời của BGH Trường TSQ Việt Bắc - Quân Khu 1, Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi đã cử đoàn đại biểu đại diện Cựu Giáo viên và học viên các Khóa lên dự Lễ kỷ niệm 30 năm ngày truyền thống của Trường TSQ Việt Bắc 23/10/1983 - 23/10/2013, tại TP Thái Nguyên. Đoàn đại biểu có: Trưởng BLL Trường Bùi Vinh làm Trưởng đoàn, Thầy Vũ Xuân Thăng, các anh chị: Lê Kinh Tuyến, Trần Kỳ Tuấn K1; Lương Sơn K2; Nguyễn Đồng Tiến K3; Trần Văn Lưu K4; Hoàng Việt, Ngô Thế Vinh K5; Nguyễn Quốc Thắng K6; Hoàng Mạnh Thắng, Nguyễn Việt Triều K7; Nguyễn Thị Thái K8; anh Kiến Quốc phó BLL Trường, đại diện Bạn Trỗi phía Nam tham gia đoàn đại biểu. 
Là một trường TSQ nằm trong hệ thống các trường TSQ Việt Nam, là một trường được công nhận nằm trong hệ thống các trường nội trú con em đồng bào các dân tộc ít người Việt Nam, có thể nói, trường TSQ Việt Bắc là trường đào tạo những cán bộ cốt cán trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vùng biên giới phía Bắc của Tổ Quốc.

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Không tin được, tiên sư chúng nó - bọn vô hoc.

Soạn sách giáo khoa Lịch sử phản... lịch sử!
(PetroTimes)Là một vị tướng tài ba, tên tuổi vang danh khắp trong và ngoài nước nhưng cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại bị… bỏ quên trong chương trình sách giáo khoa lịch sử ở tất cả các cấp học, dù chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu vẫn luôn được nhắc đến!
Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi, để lại sự xúc động mạnh mẽ đối với hàng triệu đồng bào. Với dân tộc, ông không chỉ là một vị tướng tài mà còn là một tấm gương về lòng yêu nước, sự giản dị và đức hi sinh. Ông chính là những bài học lịch sử gần gũi và sinh động nhất. Đối với tất cả người dân Việt Nam, Đại tướng đã được tôn lên hàng Thánh nhân!
Nhìn dòng người lặng lẽ nối tiếp nhau, chờ đợi hàng giờ đồng hồ và bàn tay chắp lại đầy thành kính để cúi mình trước di ảnh Đại tướng, nhìn những người già, người trẻ, những người không quen biết nhau … đều rơi nước mắt đưa tiễn Người… Chỉ chừng ấy thôi đã đủ khẳng định Đại tướng Võ Nguyên Giáp là con người vĩ đại đến nhường nào.
Thế mà, nhân vật lịch sử rất đặc biệt này lại không hề có mặt trong các sách giáo khoa (SGK) phổ thông. Cuộc kháng chiến chống Pháp, với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, rồi tới kháng chiến chống Mỹ kết thúc bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đều hiện diện trong SGK. Nhưng tên tuổi, cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Tổng tư lệnh quân đội đã có những đóng góp quan trọng trong các chuỗi sự kiện lịch sử ấy, lại hoàn toàn vắng bóng!

SGK lịch sử đã "bỏ quên" vị Đại tướng tài ba thay đổi vận mệnh dân tộc
Cụ thể, trong SGK Lịch sử lớp 9, phần sử Việt Nam có 21 bài, trong đó có bài: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954) ở trang 119, có nêu diễn biến chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, nhưng không một dòng nào nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Tương tự, trong SGK Lịch sử lớp 12, bài 20 với cũng nội dung trên, dù nêu chi tiết hơn về diễn biến trận đánh Điện Biên Phủ cũng không một lần nhắc tên nhân vật lịch sử Võ Nguyên Giáp.
Thậm chí, ở cấp tiểu học, phần sử trong sách Lịch sử và Địa lý 5, từ bài 1 đến bài 6 là những bài học về nhân vật lịch sử như: Trương Định, Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu… nhưng cái tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng hoàn toàn vắng bóng?
Có thể khẳng định đây là thiếu sót lớn của đội ngũ soạn và thẩm định SGK của Bộ GD-ĐT và tạo ra “lỗ hổng” nghiêm trọng trong chương trình kiến thức phổ thông. “Lỗ hổng” ấy, xuất phát từ nhiều nguyên nhân lịch sử, cho thấy một lối biên soạn SGK có nhiều khiếm khuyết, xa rời thực tế, vô trách nhiệm
Cho dù có biện hộ rằng những người tham gia công tác soạn và thẩm định chương trình sách giáo khoa lịch sử “thiếu hiểu biết” về lịch sử, “quên” việc tôn vinh một nhân vật vĩ đại, toàn đức toàn tài của lịch sử Việt Nam như Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thế nhưng, nếu họ “thiếu hiểu biết”, thì nhẽ ra những vị giáo sư đầu ngành “đầu râu tóc bạc” phải sửa sai, hoặc chí ít các vị lãnh đạo của Bộ cũng phải nhìn ra "lỗ hổng" đấy. Nhưng tiếc thay, họ lại có “tư duy” giống hệt nhau, cũng chỉ là những người có chữ, chứ không hề có tầm nhìn văn hóa, không chịu khó tư duy!
Thiết nghĩ, qua những thiếu sót mang tính phản lịch sử này, Bộ GD-ĐT cần phải xem lại “chất lượng” đội ngũ soạn và thẩm định SGK của mình. Chúng ta cần lắm những con người có đức, có tâm khi đưa kiến thức lịch sử đến với giới trẻ, để tình trạng “biết sử Tàu nhiều hơn sử Việt” không còn, để giới trẻ Việt Nam thêm hiểu, thêm thấm thía sự đấu tranh, hi sinh của cha anh đi trước và để những con người làm nên lịch sử không bị lãng quên… Và nếu có ai đó vẫn cứ thản nhiên trước sự thiếu sót này thì cũng chỉ là một loại… phản động mà thôi.
Phó GS Lê Mậu Hãn: Việc SGK lịch sử cấp phổ thông không nhắc đến chiến công và cuộc đời sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp – vị tổng tư lệnh tài ba xuất chúng của Quân đội nhân dân Việt Nam, người làm nên lịch sử, thay đổi vận mệnh lịch sử dân tộc là một sai lầm rất lớn. Có lẽ các nhà làm sử, viết sử ở ta quen với việc viết về quá khứ mà bỏ quên mất những con người ở thì hiện tại. Ngoài đại tướng ra, sách sử cũng đã bỏ quên một vài vị tướng tài đáng được nêu danh nữa. Cá nhân tôi cho rằng, nên và cần sửa sai ngay lập tức. Chúng ta cần đưa những thông tin về tài thao lược của đại tướng cũng như lòng yêu nước, sự giản dị và đức hi sinh của ông để mọi thế hệ học sinh đều được học. Sách giáo khao sẽ được đổi mới vào năm 2015, đây là cơ hội tốt để các nhà viết sách lịch sử có thể sửa chữa sai lầm…
Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Xuân Nhĩ: Quả là thiếu sót lớn và cần bổ sung trong thời gian sớm nhất. Chúng ta cần đưa những thông tin về tài thao lược của đại tướng cũng như lòng yêu nước, sự giản dị và đức hi sinh của ông để mọi thế hệ học sinh đều được học. Đó là tấm gương lớn mà thế hệ trẻ Việt Nam cần học và làm theo.
Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam Đinh Xuân Lâm: Việc này thể hiện sự thiếu tôn trọng lịch sử. Bởi đứng về mặt khoa học lịch sử thì nhiệm vụ và mục tiêu cần làm là nêu đúng, nêu đủ những nhân vật lịch sử quan trọng, có tầm ảnh hưởng to lớn, những người có công lao và sự đóng góp to lớn vào vận mệnh lịch sử. SGK càng cần phải có trách nhiệm làm rõ sự kiện lịch sử, khôi phục tái hiện sự kiện lịch sử một cách chân thực nhất, không được nói sai, bóp méo sự kiện. Mục tiêu dạy lịch sử cũng là nhắc lại những tấm gương lớn, có ảnh hưởng lớn tới vận mệnh lịch sử, từ đó giáo dục thế sau cần phải sống và làm việc ở hiện tại sao cho xứng với xương máu của những người đã ngã xuống, làm nên lịch sử dân tộc.
Cô Nguyễn Thị Hồng Thanh – giáo viên Sử trường chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương: Trong SGK không nhắc đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhưng hầu hết nhưng giáo viên dạy Sử trong các bài giảng về những chiến công lẫy lừng của Quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó tiêu biểu là chiến thắng Điện Biên Phủ - chấn động địa cầu đều nhắc đến Đại tướng. Cuộc đời, sự nghiệp cũng như tài thao lược của Đại tướng đều được các cô đưa vào bài giảng truyền dạy tới các em học sinh.
Nhóm PV

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Những bóng hồng “sắt đá” của biệt động Sài Gòn

Nhân ngày 20/10, bantroik5news xin chúc mừng tới tất cả chị em trên mọi miền đất nước!
Bài viết này muốn vinh danh phụ nữ thay lời muốn nói.

(Dân trí) - Thật khó tin khi những biệt hiệu “Chim sắt”, “Con thoi sắt” lại dành cho những người phụ nữ nhỏ nhắn, chân yếu tay mềm... Nhưng biệt hiệu ấy gắn với họ, bởi họ là Nữ biệt động Sài Gòn với những trận đánh kinh thiên động địa.

Chim sắt Nguyễn Thị Thu Nguyệt ôn lại thời tuổi trẻ hào hùng đầy máu lửa
"Chim sắt" Nguyễn Thị Thu Nguyệt ôn lại thời tuổi trẻ hào hùng đầy máu lửa
Nữ biệt động Sài Gòn năm xưa vốn là những cô sinh viên, học sinh, cô công nhân, chị bán rau... nhưng vì lòng yêu nước đã tự nguyện đứng vào hàng ngũ chiến đấu.
Trong buổi giao lưu tại nhà Văn hóa Phụ nữ TPHCM nhân kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, “Chim sắt” Lê Thị Thu Nguyệt và “Con thoi sắt” Nguyễn Thị Mai đã chia sẻ với thế hệ trẻ những hồi ức về một thời lửa đạn.
Những chiến công lẫy lừng sống dậy trong buổi giao lưu cùng các nữ biệt động Sài Gòn
Những chiến công lẫy lừng sống dậy trong buổi giao lưu cùng các nữ biệt động Sài Gòn
Nguyễn Thị Mai (quê Quảng Nam), Đội biệt động 90C - người có biệt danh “Con thoi sắt”, ngày ấy là cô gái trẻ len lỏi khắp mọi nẻo đường để chuyển vũ khí và tài liệu từ các căn cứ Hóc Môn, Củ Chi, Đức Hòa... vào Sài Gòn.
Mai cải trang thành người bán rau, bên dưới xe rau là vũ khí, nhiều chuyến đi đã hoàn thành xuất sắc. Thế nhưng, năm 1964, Mai bị bắt trong một lần chuyển tài liệu và 30 kíp nổ. Bà nhớ lại: “Tui rất giỏi nói... "láo", tụi nó hỏi gì, tui cũng chỉ khai theo tờ căn cước giả”.
Nữ biệt động Sài Gòn có biệt danh “Con thoi sắt” Nguyễn Thị Mai
Nữ biệt động Sài Gòn có biệt danh “Con thoi sắt” Nguyễn Thị Mai
 
 
Oằn mình hứng chịu những kiểu tra tấn dã man như dốc ngược đầu xuống đất, bẻ xương, răng, đổ nước xà phòng rồi dí điện... cô gái gan dạ không hé miệng nửa lời. Sau những đòn tra tấn, Mai sốt triền miên và được đưa vào bệnh viện. Tại đây, bà được một bác sĩ giúp đỡ trốn thoát.
Sau thời gian điều trị ở căn cứ, “Con thoi sắt” tham gia đánh nhiều trận lớn trong chiến dịch chuẩn bị cho Mậu Thân 1968 của biệt động Sài Gòn như diệt tên ác ôn “Ba xe ngựa”, đánh Đề pô xe lửa (nơi có 20 đầu máy xe lửa diezel hiện đại nhất của Mỹ mới đưa qua bằng chiến hạm), đánh các tụ điểm thông tin bằng ổ bánh mì nhét thuốc nổ TNT...
Còn “Chim sắt” Lê Thị Thu Nguyệt nay đã ngoài 70, hiện sống tại quận Phú Nhuận (TPHCM). Ngày ấy, Nguyệt mới 19 tuổi, là thành viên đội biệt động 159. Năm 1963, bà được giao nhiệm vụ gài mìn nổ chậm vào máy bay Boeing 707 chở 80 cố vấn Mỹ. Đội biệt động đã gài người vào làm nhân viên điều khiển không lưu ở sân bay Tân Sơn Nhất, Thu Nguyệt đóng vai tình nhân của đồng chí này.
Bà kể lại: “Lúc đó tôi xấu hổ lắm, chân bước không nổi, mặt đỏ rần rần. Mình là con gái mà cặp kè với người đàn ông đã có vợ con. Gia đình buồn khổ mà tôi không thể nào thanh minh được…”. Nhưng Nguyệt đã vượt qua mọi thử thách bằng bản lĩnh của người nữ biệt động, diễn tròn vai, thường xuyên ra vào sân bay để bọn chúng quen mặt.
Ngày 25/3/1963, bà vào sân bay mang theo một gói thuốc nổ C4 cài đồng hồ hẹn giờ giấu trong chiếc túi du lịch, giống y hệt chiếc túi mà cố vấn Mỹ thường dùng. Khi khoác túi đến từ giã “người yêu”, Thu Nguyệt đánh tráo chiếc túi.
Theo kế hoạch, quả mìn sẽ nổ khi máy bay cất cánh 15 phút nhưng đồng hồ hẹn giờ bị trục trặc. Chiếc Boeing 707 hôm ấy chở 80 cố vấn Mỹ rời Sài Gòn sang San Francisco, quá cảnh sân bay Honolulu (Mỹ) mìn mới phát nổ, phá hỏng máy bay. Mặc dù các cố vấn thoát chết nhưng vụ nổ đã gây chấn động lớn cho quân đội Mỹ.
Có lần bà Nguyệt vận chuyển nụ xòe (một loại vũ khí) dưới đáy 2 thùng dầu phộng thì bị lính gác chặn lại tra xét. Bà toan giật nụ xòe để quyên sinh nhưng nhờ nhanh trí, bà giả vờ là con gái một tướng lĩnh cấp cao của Ngụy. Bọn lính cho qua và còn giúp bà khuân vác hai thùng dầu.
Qua những câu chuyện được các nhân chứng sống kể lại, các bạn trẻ hiểu hơn về cuộc chiến trong lòng địch, những cống hiến và hy sinh thầm lặng của các nữ biệt động năm xưa. Có những chuyến đi mà trước lúc khởi hành, họ được đồng đội “truy điệu sống”.
Bằng chất giọng Quảng Nam không còn mạnh khỏe, bà Nguyễn Thị Mai nhắn nhủ: “Đất nước, quê hương, thành phố thân yêu này, các cô, các chú, các bác đã hoàn thành nhiệm vụ rồi, bây giờ xin gửi lại các cháu. Hãy giữ gìn, xây dựng và bảo vệ đất nước để con cháu của các cháu cũng sẽ được hưởng hạnh phúc, sung sướng như các cháu được hưởng bây giờ”.
Hồng Nhung

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

Đỗ Tấn Mỹ từ Thái Nguyên trở về Hà nội

Thái Nguyên là chặng dừng chân tiếp theo của Đỗ Tấn Mỹ sau khi đến Hà Nội. Ba ngày ở Thái Nguyên là ba ngày Tấn Mỹ đi thăm bạn bè, chiến hữu, cũng là một dịp ra thắp hương cho các đồng đội đã anh dũng hy sinh. Quốc Hùng mới vào TP Hồ Chí Minh ra, biết Tấn Mỹ ra Hà Nội thì rất muốn gặp. Từ Thái Nguyên Tấn Mỹ hẹn về Hà Nội sẽ có "Rượu bắp" chiêu đãi.
Chiều hôm nay, từ Thái Nguyên về, Tấn Mỹ đi thẳng đến Bia TBH để tiếp tục gặp gỡ anh em để hàn huyên mọi chuyện. Hồi chiến tranh chống Mỹ, là lính của Tiểu đoàn trinh sát Đặc công F5, miền Đông Nam Bộ, Tấn Mỹ được đặc trách trong đội bảo vệ Cụ Hoàng Văn Thái, nhưng cũng không biết Cụ là Thân Phụ của Quốc Hùng...Mãi sau này mới biết. Anh em Trỗi mình cùng học với nhau, cùng chơi với nhau, nhưng nói chung có hỏi về tên tuổi, nghề nghiệp các bậc phụ huynh của nhau bao giờ đâu!  

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Thông báo Kết luận họp BLL Trường VHQĐ - TSQ Nguyễn Văn Trỗi

Ngày 15/10/2013 tại Hà Nội, BLL Trường VHQĐ - TSQ Nguyễn Văn Trỗi đã tổ chức cuộc họp cùng đại diện các Thầy Cô giáo và BLL các Khóa: Thầy Vũ Xuân Thăng, Cô Nguyễn Thúy Lan, các anh, chị Lương Sơn K2; Lữ Thái, Thái Chi K3; Vũ Hòa Bình K4Hạ Thanh Xuyên, Hoàng Việt, Ngô Thế Vinh K5Hoàng Mạnh Thắng K7Nguyễn Thị Thái K8. Anh Trần Kiến Quốc K5 - Phó BLL Trường Trỗi ở phía Nam tham dự cuộc họp.
Trưởng BLL Trường Bùi Vinh chủ trì cuộc họp gồm các nội dung sau:
1. Kiểm điểm việc thực hiện các nội dung công việc từ cuộc họp lần trước (10 - 2012) đến nay.
2. Kiện toàn BLL nhà Trường.
3. Những nội dung công việc tiến tới kỷ niệm 50 năm thành lập Trường (1965 - 2015)
3.1. Xây dựng Bia lưu niệm Trường NVT tại Mỹ Yên và Hưng Hoá,Trại Hoè.
3.2. Xuất bản sách "Sinh ra trong khói lửa" tập 4.
3.3. Làm Kỷ yếu và Album ảnh điện tử kỷ niệm của các khoá, C11, khối các Thầy Cô và Trường NVT.
4. Tổ chức đại diện các Khoá gặp mặt các Thầy Cô giáo nhân ngày Nhà Giáo 20/11/2013.

Các nội dung trên được Hội nghị thảo luận và thống nhất kết luận như sau

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

K5 Hà Nội tiếp đón Đỗ Tấn Mỹ, Vũ Văn Thu.


Những năm trước kia ở miền Bắc, thời kỳ chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Đỗ Tấn Mỹ cùng Nguyễn Văn Ngọc ở đơn vị F361 phòng không, đã chiến đấu ác liệt với máy bay Mỹ bảo vệ thành phố Vinh, Nghệ An và Nguyễn Văn Ngọc đã anh dũng hy sinh tại đây ngày 10/10/1968. Sau 20 ngày Nguyễn Văn Ngọc hy sinh, đế quốc Mỹ đã phải ngừng ném bom miền Bắc. Với lòng căm thù giặc sâu sắc, mong muốn góp phần giải phóng quê hương... Đỗ Tấn Mỹ đã xin đi B, vào Nam chiến đấu và được là người lính Trinh sát tiểu đoàn Đặc công của F5  miền Đông Nam bộ.... Đỗ Tấn Mỹ là một Chiến Binh quả cảm, có hai bằng dũng sỹ diệt Mỹ, là thương binh chống Mỹ hạng 2/4, đã ba lần bị thương....Về hưu năm 1995, Đỗ Tấn Mỹ lại hăng say làm kinh tế Vườn với tình thần quyết thắng như người lính năm xưa...

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

Trương Tấn Mỹ đang ở HN

Hôm nay, dũng sĩ diệt Mỹ Trương Tấn Mỹ khăn gói ba lô ra HN thăm anh em Trỗi và các CCB năm xưa.
Vẫn dáng dấp của chàng lính trinh sát mưu mẹo và khôn ngoan, Mỹ truyện liên hồi không dứt.
Giữa năm 1967, Cậy lớn tuổi hơn, Mỹ cùng Ngọc và Tô Văn Hoành, Ngô Long Phúc Chiến ứ thèm học, từ Quế Lâm bay về HN, gặp và được các chú ở BQP cho vào đơn vị pháo phòng không F361 trực tiếp chiến đấu, bảo vệ vùng trời thủ đô.
Sau vài trận đối mặt với thần sấm, con ma, đơn vị được điều động vào khu 4 đang có chiến sự ác liệt.
Trận đánh hàng trăm MB từ biển vào thành Vinh, tại trận địa Bến Thủy, Ngọc bị trúng bom hy sinh anh dũng, từ trận địa bên, Tấn Mỹ nghe tin dữ vội nhào tới thì chỉ còn biết ôm thân Ngọc trên tay, phần trên bị bom phạt ngang mất rồi.
Hôm rồi, trước giờ ngày Ngọc mất (10/10/1968) Tấn Mỹ vội một mình bay đến Vinh, cùng Thúc Minh, Quốc Sủng k5 và các bạn CCB khác đến thắp hương cho Ngọc và đồng đội.
Giờ đây Tấn Mỹ đang bị trong vòng vây của mấy tên tỷ phú thời gian HN nhưng không dễ bắt nạt được tay này.
 
 
Thứ hai,14/10. Tấn Mỹ đang bị lấy lời khai. 
 
 
 Rất vui khi lại có thêm Vũ Văn Thu từ HCM ra góp rượu.
 

Thanh Xuyên ngồi giữa hai thương binh (Tấn Mỹ - Đỗ Hữu Hạnh)
 
 Đẹp đôi phết.


 
 Trông cứ như ngày nay.
 
 Hai cao thủ diệu

 
Chán ngồi vỉa hè, mọi người cơm nước xong,
lại lao sang quán 10 Hồ Xuân Hương là nhà anh Chu Thành k1.
 

Nhân dân thương tiếc vĩnh biệt Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

       Từ sáng sớm hôm nay, ngày 13/10/2013, nhân dân đã đã tập trung rất đông xung quanh Ngã 7 Trần Hưng Đạo, Lê Thánh Tông,Trần Thánh Tông, Tăng Bạt Hổ, Hàn Thuyên để Vĩnh biệt Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

          Nhân dân Phường Phạm Đình Hổ, Q,Hai Bà Trưng chờ đón Linh Cữu Đại Tướng đi qua

Quốc Việt K5 TRONG LÒNG NHÂN DÂN

TRONG LÒNG NHÂN DÂN

Gần 1 triệu người Hà Nội đã tự phát, tự giác xếp hàng, lặng lẽ, trật tự và gọn gàng đến căn nhà 30 Hoàng Diệu tiễn đưa Anh Văn của mình  Ông như người anh, người cha trong mỗi gia đình mỗi người Việt Nam. Đa phần họ chưa một lần gặp đại tướng, nhiều người là thanh niên, thiếu niên, thậm chí là người nước ngoài

Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông mở cửa suốt đêm và từ 6h sáng 13/10.2013 hàng triệu người Hà Nội đã rải từ nhà tang lễ, dọc theo con đường xe tang đi qua, trật tự như những đội quân, có nơi hàng ngàn người quỳ xuống - họ tiễn đưa người anh hùng của mình. Hà Nội chứng tỏ cho người dân cả nước và thế giới biết thế nào là một dân tộc sống có Văn hoá. Người Hà Nội của Nguyễn Đình Thi ngày ấy đã được chính người Hà Nội viết lại bằng các hành động - hình ảnh tuyệt vời.
Người Việt như bừng tỉnh, trước anh linh vị tổng tư lệnh của mình, trước căn nhà rêu phong, hình như tiền bạc, sự bon chen, ... đều vô nghĩa. Người ta tìm thấy chính mình - người Việt với tính kỉ luật, tính lạc quan, lòng tôn kính cái đẹp, lẽ phải, Không còn người Quảng Bình hay Quảng Ngãi, không còn Mông hay Ê đê, Gia rai, không còn Lương hay Giáo... với Hà Nội, trước oai linh Đai tướng, chỉ còn con dân Việt Nam.i
"Tính bầy đàn, tính bần nông" không có chỗ đứng trong lòng người dân Việt lúc này,
"anh em ơi vì nhân dân quên mình"... Lời bài hát ngày nào hình như đúng với vị đại tướng của dân tộc - Ông đại diện cho lòng yêu nước của toàn thể người dân Việt Nam, gương hi sinh vô bờ bến của anh bộ đội cụ Hồ, cho tầng tầng lớp lớp người Việt - Quyết tử vì tổ quốc quyết sinh. Ông là mẫu mực, là tiêu chí cho người lãnh đạo, cho hàng ngũ tướng lĩnh, cho đội ngũ công bộc mà ngươi Việt kì vọng, "Dĩ công vi thượng " (việc công trên hết), "Cái gì có lợi cho Dân thì hết sức làm, cái gì có hại cho Dân phải hết sức tránh" (Hồ Chủ tịch)"
Ông là vị đại tướng tổng tư lệnh các lực lương vũ trang nhân dân Việt Nam, bí thư Tổng quân uỷ trung ương duy nhất - chỉ được phong một lần.

Trong suốt cuộc chiến tranh giành độc lập Dân tộc, ông đánh bại 10 đại tướng Pháp, 4 đại tướng Mỹ - Nhưng đó là chuyện nhỏ -
Dù tuổi già, sức yếu, đại tướng vẫn mong mỏi một nước Việt Nam giàu mạnh - món nợ tinh thần nặng nề với hàng triệu linh hồn oai linh của đồng bào, chiến sĩ cả nước đã hi sinh vì nền độc lập của Dân tộc, hàng chục triêu tấm lòng người Việt và hàng tỷ người yêu Việt Nam trên thế giới - Không được ngủ quên trên chiến thắng - Dân tộc này cần làm nên các kì tích như Đại thắng Mùa Xuân và Điện Biên Phủ trên lĩnh vực Kinh tế, Văn hoá, Khoa học kĩ thuật - "mang tiếng một dân tộc nghèo hèn và dốt nát là xấu hổ lắm".

Hoà Bình là ước mơ, là mục tiêu, là nhiệm vụ của người Việt để Dân tộc này trường tồn. Ít ai biết rằng, đại tướng là người trước sau như một, chủ trương và trực tiếp chủ động bình thường hoá quan hệ với nhân dân, với chính phủ và quân độI Trung Quốc, với nhân dân, chính phủ và quân đội Hoa Kỳ, nhân dân, chính phủ và quân đội Pháp - "dập tắt chiến tranh muôn đời." - Nguyễn Trãi - Phú núi Chí Linh.
Nhân dân đến với ông để sẻ chia một nhân cách lớn, các chiến sĩ đến với ông và gia đình để tiễn đưa một anh hùng.
Thật kì lạ, con người vĩ đại này đâu cần lăng tẩm, ông mãi mãi sống trong lòng dân

LỄ VIẾNG BÁC VĂN - ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP NƠI CHÚNG TÔI Ở

Không thể đến 30 Hoàng Diệu Hà Nội , không có điều kiện đến được Nhà tang lễ quốc gia tại HN ,nhưng chúng tôi những người ở xa vẫn được viếng bác Giáp người anh Cả của QĐND VN , là phụ thân của HB HP ĐB và cũng như là người cha của học sinh trường NVT .

                                                                   Tại địa phương nơi cư trú
                                                                  Chi hội CCB
                                                                   Bàn thờ nghiêm trang
                                                                Chuẩn bị cho phút mặc niệm
                                                                 Có bạn trường NVT
                                                    Ban lễ tang người anh Cả của QĐNN VN
                                                  Những dòng chữ tiếc thương ghi trên sổ tang
                                                                Luôn túc trực bên bàn thờ
                                                             Quân , Chính , Đảng mặc niệm

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

Đoàn đại biểu Mỹ Yên viếng Bác Võ Nguyên Giáp

Với tấm lòng kính phục, tiếc thương Bác Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội Việt Nam, vị Anh hùng của dân tộc Việt Nam, sáng hôm qua, ngày 10/10/2013, đoàn đại biểu xã Mỹ Yên đã về Hà Nội để viếng Bác Võ Nguyên Giáp tại 30 Hoàng Diệu Hà Nội. Tuy chỉ ở ngoài vái vọng, nhưng mọi người cũng đã mãn nguyện, như được đến tận nhà viếng Bác, được Bác thấu hiểu tấm lòng của con cháu...
Sau đó BLL Trường cùng đại diện các Khóa đã tiếp đón thân mật đoàn đại biểu xã Mỹ Yên.

          Anh Lữ Thái, tổng thư ký, Trần Kiến Quốc đại diện anh em phía Nam và đại diện các Khóa 
thân mật tiếp đoàn xã Mỹ Yên, Anh Đào Ngọc Quang Cựu Bí thư Xã, Chu Thị Nhì Chủ tịch xã, Nguyễn Quang Khê phó chủ tịch, cô giáo Nguyễn Thị Diễn Hiệu Trưởng trường "Mầm Non Mỹ Yên".

Kính viếng hương hồn Đại tướng!

Cảm xúc trong 5 phút khi vừa xem tivi trực tiếp tang lễ Bác.

"Bác đã đi rồi sao bác ơi !
Mùa thu đang đẹp,nắng xanh trời "  *

Câu thơ xưa ấy còn vang vọng
Một tháng 10 đây - Triệu tấm lòng.
Cha già dân tộc xưa đã mất
Anh cả toàn quân lại đi rồi. **
Lãnh đạo Quân – Dân, tan giặc giã
Tưởng như yên ổn dựng nước nhà.
Ngờ đâu cơ sự sao ác quá!
Ngoại xâm vừa diệt, Nội xâm còn.
Bác vẫn kiên trung vì  nước non
Chịu đau cùng chữ Nhẫn trên đầu
Hăng say làm việc quên ngày tháng
Ích nước, lợi dân - Thế giới hoà bình.
Bác đi xa nhưng vẫn mãi nặng tình
Hồn dân tộc có bóng hình Bác đó:
Đại tướng oai hùng - Hồ Chí Minh muôn thưở !

Nguyễn Thắng K5, trường Trỗi.

Ghi chú: *  Thơ Tố Hữu.
              ** Bác Hồ là người cha thân yêu,
                   Bác Giáp là người anh cả của Quân đội.

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

TRƯỜNG NVT VIẾNG BÁC NGUYỄN THIỆN THÀNH

 Ngày 11/10/2013 HS trường NVT đến nhà tang lễ BQP phía Nam để viếng GS Nguyễn Thiện Thành thân phụ NTN K5 .Rất đông các đoàn đến viếng , mà toàn đoàn của CP rồi Đg, QĐ ...lại phải nhờ tay trong ( Lực ,Bình..)mới chen ngang vào được trước nguyên chủ tịch nước TĐL sau khi phải xếp chờ gần 3 giờ .
                                                           Đăng ký đoàn
                                                       Từ Ngữ thay mặt gia đình
                                                                    Chờ
                                                                       và chờ
                                                        Quang Bắc mới vào và ra ngay QB

                                                                        đại diện BLL
                                                                  tiếp tục chờ
                                                                sau khi viếng
                                                          Ê tại sao đến muộn vậy- lại chờ nhé

Lần đầu tiên mình thấy hoa viếng nhiều đến như thế,các vòng hoa này xếp kín từ trong ra ngoài sân.tận cổng

Người là bậc Thánh Nhân!

PetroTimes) - Người ra đi nhưng đã làm cho cả dân tộc xích lại gần nhau và nâng cao tính tự tôn. Chỉ có bậc Thánh Nhân mới có thể làm được điều đó.

 Từ xưa, người ta đã nói chỉ có bậc Thánh Nhân mới có thể cảm hóa được mọi người. Trong chiết tự chữ Thánh thì trên chữ Vương là "vua" là chữ "nhĩ" và chữ "khẩu" - nghĩa là Thánh còn hơn cả vua là biết nghe và có lời nói để dân theo. Xưa nay, vua thì nhiều lắm nhưng có mấy ai được nhân dân tôn là "Thánh". Ngày nay lãnh đạo thì cũng có nhiều, nhưng lãnh tụ thì xem ra ngày càng hiếm và bậc Thánh Nhân thì lại càng ít. Trong lịch sử, đã có nhiều sự ra đi của một cá nhân mà tác động đến cả xã hội. Nhưng những người mà sự ra đi làm cho cả dân tộc xích lại gần nhau, làm cho mỗi người đều cảm thấy rằng mình cần phải sống tử tế hơn để không làm buồn lòng người đã mất, thì lịch sử cận đại Việt Nam chỉ có hai người là Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
 Trong những ngày này ở Hà Nội, dòng người tưởng như bất tận lặng lẽ chờ đợi đến lượt vào viếng Đại tướng. Để được bái biệt Đại tướng, nhiều người đã đi từ 2, 3 giờ sáng, nhiều người đứng hàng tiếng đồng hồ dưới cái nắng gay gắt... Đến tiễn biệt Đại tướng, có từ các cháu chưa đến tuổi cắp sách tới trường tới các cụ già sắp gần đất xa trời. Các đội viên thanh niên tình nguyện đưa từng cốc nước cho các cụ, các ông, các bà, rồi đi phát mũ tai bèo, quạt giấy cho mọi người; mang bánh mỳ đến đãi bà con. Và một cảnh tượng thật kỳ lạ, ấy là những người đã viếng Đại tướng xong, khi quay ra, thì để lại chiếc quạt cho người sau che nắng... Dòng người đến viếng Đại tướng mà không ai bảo ai, không phải có vận động, chỉ định đi viếng... Mọi người đến viếng Đại tướng bằng tất cả tấm lòng kính yêu của mình. Dòng người viếng Đại tướng không chen lấn, xô đẩy, không ồn ào… Quả thực đây là cảnh tượng rất hiếm có ở Hà Nội, đặc biệt là từ khi chúng ta bắt đầu công cuộc đổi mới nền kinh tế, xây dựng đất nước. Bao nhiêu năm qua, người Hà Nội có thói quen rất xấu là chen lấn, xô đẩy, coi nhờn luật pháp… Cái nếp rất xấu này có từ thời bao cấp, và "di chứng" của nó vẫn còn đến bây giờ, căn bệnh "chen lấn" này xem ra lại ngày càng trầm trọng. Tiếng là "người Hà Nội thanh lịch" nhưng rõ ràng trật tự giao thông của Hà Nội xếp vào loại kém nhất cả nước, trật tự đô thị cũng vào nhóm bét nhất nước, thanh thiếu niên chửi càn, chửi bậy, hỗn láo có lẽ cũng nhiều nhất cả nước... Người ta cứ nói Hà Nội thanh lịch, nhưng điều đó đã là xa vời lắm rồi. Buồn thế đấy! Ấy vậy mà từ hôm Đại tướng mất, trật tự giao thông ở Hà Nội bỗng nhiên tốt hơn hẳn: Số vụ tai nạn giao thông giảm đến 2/3, các vụ việc liên quan đến trật tự an toàn xã hội và phạm pháp hình sự cũng giảm đáng kể. Người ta nhận thấy rằng, bỗng dưng người Hà Nội lại tử tế hơn, điềm tĩnh hơn. Thế mới biết, sức cảm hóa của Đại tướng to lớn đến nhường nào.
 Mấy năm nay, sức khỏe Đại tướng yếu dần theo quy luật Sinh - Lão - Bệnh - Tử. Biết Đại tướng yếu, và cứ mỗi dịp đến ngày lễ, khi nhắc đến Đại tướng, ai cũng cầu mong cho Đại tướng sống lâu muôn tuổi. Nhiều năm nay, Đại tướng vẫn là chỗ dựa tinh thần cho quân và dân ta. Đại tướng mất, nước nhà mất đi một cây cột cái, còn lực lượng vũ trang mất đi người Anh Cả.
Từ lâu nay, chúng ta luôn nói Chủ tịch Hồ Chí Minh là "Người Cha của các lực lượng vũ trang", còn Đại tướng Võ Nguyễn Giáp là "người Anh Cả".
 Cha ông ta có câu rằng "Làm anh khó lắm ai ơi". Bây giờ càng ngẫm, càng thấy sao mà đúng thế và Đại tướng đúng là người Anh Cả. Với một cá nhân, có lẽ chỉ khi người đó về cõi vĩnh hằng mới đánh giá được một cách chính xác nhất công lao, đức độ và tầm ảnh hưởng của một cá nhân đối với dân tộc.
 Có rất nhiều người giỏi, có những đóng góp to lớn cho đất nước, cho dân tộc, nhưng họ chỉ là những nhà lãnh đạo giỏi, chứ không phải là lãnh tụ, và càng không được người dân phong Thánh trong lòng mình. Người dân thể hiện lòng kính yêu Đại tướng không chỉ là kính yêu một con người vĩ đại, có tài năng thiên bẩm, có công lao to lớn đối với đất nước, dân tộc, mà vượt lên tất cả là kính yêu một nhân cách lớn và một con người có đức độ hiếm có. Trong những ngày này, nhiều tờ báo cũng đã nói về một số năm tháng Đại tướng không được như ý, đặc biệt là giai đoạn Đại tướng được phân công phụ trách Dân số và Kế hoạch hóa gia đình. Thời ấy, cũng đã có câu vè chua chát về việc này. Ngày ấy, tôi là người lính, nhưng không thể hiểu nổi tại sao một vị Đại tướng cầm quân tên tuổi lẫy lừng khắp năm châu và ở đâu cũng nói đến cụm từ "Việt Nam - Hồ Chí Minh - Võ Nguyên Giáp" nay lại phải đi làm một công việc mà không thể nói rằng xứng với một Đại tướng. Nói công việc ấy "tầm thường" thì cũng chẳng phải, nhưng giao công việc ấy cho một Đại tướng thì thật là "xem ra ngậm đắng nuốt cay thế nào"? Xưa có câu "điểu tận cung tàng" nghĩa là chim hết thì cung bị xếp xó, và vận vào công việc mới của Đại tướng ngày ấy mới thấy đúng làm sao. Vậy mà, Đại tướng vẫn lao vào công việc với tất cả trách nhiệm của mình. Trong tâm niệm của Đại tướng luôn luôn có lời dạy của Bác Hồ: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua…" và phải biết "Dĩ công vi thượng". Ngày xưa, khi cầm quân đánh giặc, Đại tướng đã theo lời dạy này và bây giờ khi sang một công việc không liên quan gì đến binh nghiệp nữa, Đại tướng vẫn thực hiện theo đúng lời dạy của Bác. Lại nữa, vào năm 1984, khi Kỷ niệm 30 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, chẳng hiểu vì lý do gì mà người ta không mời Đại tướng lên Điện Biên dự lễ kỷ niệm. Đại tướng phải lên thăm lại chiến trường xưa và bà con Tây Bắc với tư cách cá nhân. Rồi trong các hội thảo tuyên truyền về Chiến thắng Điện Biên, người ta còn "ngại" không dám nói về vai trò của Đại tướng... Có một thời kỳ, khu vườn ở 30 Hoàng Diệu nom như vườn hoang, với lá cây rụng đầy, ít người quét dọn và những bức tường cỏ mọc rêu phong. Không thể nói rằng những năm tháng đó đối với Đại tướng là "thoải mái", và càng không thể nói rằng công việc mới mà Đại tướng được giao là vừa ý đối với Người... Nhưng tuyệt nhiên không có nửa lời bất đắc chí, không có một lời than thân, trách phận, không có nửa lời trách cứ... Thế mới biết, sức chịu đựng của Đại tướng thật phi thường và đúng là chỉ có bậc Thánh Nhân mới chịu được như thế. Trong những năm tháng ấy, Đại tướng đã tập Thiền. Nhưng nếu như ai đó tập tu Thiền để trốn tránh sự đời, thì Đại tướng tập Thiền là để giữ cho tâm tỉnh táo, tập trung, nhìn thế giới hiện hữu rõ ràng và trau dồi tấm lòng nhân đạo, biết mình là ai và ở đâu. Trong bối cảnh kinh tế nước nhà đang có những khó khăn, lòng dân đang ly tán, niềm tin của người dân vào Đảng giảm sút, những nguy cơ liên quan đến sự tồn vong của Đảng đã được nhìn nhận... Nhưng người dân vẫn đoàn kết một lòng xung quanh Đại tướng. Người ra đi nhưng đã làm cho cả dân tộc xích lại gần nhau và nâng cao tính tự tôn. Chỉ có bậc Thánh nhân mới có thể làm được điều đó.
 Nhiều năm nay, Đảng ta đã mở cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Cuộc vận động đã có những tác động tích cực, dù còn rất khiêm tốn vào xã hội. Và bây giờ chúng ta đã thấy sức cảm hóa của Đại tướng lớn đến chừng nào, tài năng và đức độ của Đại tướng vĩ đại đến như vậy. Nên chăng, phải thêm vào là "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp"?!
 Nguyễn Như Phong.
(Bài của anh  NNP hoàn toàn chính xác, hợp lòng dân, riêng tôi thì xin bái phục, vì tôi cũng đã có câu ý nói "Bác là một bậc Thánh nhân" dựa theo câu hỏi của anh Quốc Việt k5)