Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Giới thiệu ca khúc "Vết thương" của N/S Bắc Hải

Nhạc sỹ Trần Bắc Hải, nguyên là học sinh khóa 5 Trường Nguyễn Văn Trỗi. Hiện sống và làm việc tại Úc.
Với tấm lòng yêu nước nồng nàn, Hải đã sáng tác nhiều ca khúc về đề tài Biển đảo, động viên tinh thần yêu nước, yêu biển đảo của  người Việt trong nước cũng như hải ngoại.
 Nhân dịp ngày thống nhất đất nước 30-4, Bắc Hải vừa hoàn thành thu âm Bài hát Vết thương, sáng tác nhạc và lời Bắc Hải, bài hát do ca sỹ  Đức Quang trình bày. Bắc Hải có nhã ý gửi tặng và mời bản Trỗi lắng nghe bài hát ca ngợi những người cựu chiến binh một lòng vì đồng đội, bài hát nằm trong VCD sắp phát hành.
Video do TQtrung thực hiện.

Ngày này -năm ấy.

Nhân chứng và Sự kiện!

Cách đây 37 năm, cũng vào những ngày này, nhân dân ta sống trong không khí thật sôi động, hào hùng.
Hôm nay, trong cảnh thanh bình, chúng ta hãy nhớ về một thời oai hùng có một không hai trong lịch sử dân tộc!

 5 mũi thần tốc tiến công đánh chiếm dinh Độc Lập Sài Gòn. 11h30', xe tăng QGP mở cánh cửa quyền lực cũ, giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.

Chiến tranh Việt Nam qua 47 bức ảnh của PV phương Tây


Quy mô và sự tàn khốc của cuộc chiến tranh mà người Mỹ gây ra trên đất nước Việt Nam là điều mà những thế hệ sinh trưởng trong hòa bình không bao giờ có thể hình dung một cách trọn vẹn.
Tuy vậy, thông qua những hình ảnh lịch sử được ghi lại, chúng ta sẽ cảm nhận được phần nào âm hưởng của một thời đại đau thương mà cũng rất đỗi huy hoàng của đất nước mình…
Dưới đây là 47 bức ảnh tiêu biểu về cuộc chiến tranh Việt Nam do các phóng viên phương Tây thực hiện, được tổng hợp và giới thiệu trên trang BOSTON.COM.
Trực thăng Mỹ nã đạn vào những bụi cây để ểm trợ cho bộ binh VNCH trong cuộc tấn công vào một căn cứ của quân Giải phóng tại một địa điểm nằm ở Tây Bắc Sài Gòn, cách Tây Ninh 18 dặm về phía Bắc, gần biên giới Campuchia vào tháng 3/1965. (Ảnh: AP / Horst Faas).

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Nếu lấy vợ nha sỹ! Không nên bỏ ?

Bị phản bội, nữ nha sĩ nhổ sạch răng người yêu
(NLĐO)- Một nữ nha sĩ nhổ toàn bộ hai hàm răng của bạn trai cũ vì anh ta dám bỏ cô đi theo người phụ nữ khác! Rốt cục, anh chàng trong chuyện tình rối rắm này mất luôn cả cô bạn gái mới vì … anh không còn răng!
Anna Mackowiak, 34 tuổi ở Wroclaw (Ba Lan) đang chuẩn bị phải ra tòa vì hành động trả thù dã man đối với người bạn trai cũ tên là Marek Olszewski (45 tuổi).
Được biết, sau khi chia tay một thời gian, Olszewski đến phòng nha của bạn gái cũ để giải quyết chiếc răng đau của mình. Anna liền cho anh này một liều thuốc tê cực cao và lần lượt nhổ hết sạch răng của bạn trai cũ một cách sạch sẽ … quá mức yêu cầu!
Sau đó, nữ nha sĩ còn băng bó lại cẩn thận để Olszewski không thể mở miệng ra nổi, đồng thời nói với anh rằng nảy sinh một vấn đề khá phức tạp và anh cần tìm chuyên gia đặc biệt.
Ann chia sẻ: “Tôi đã cố gắng không để cảm xúc xen vào công việc nhưng khi thấy anh ta nằm đó, tôi lại không thể kìm nén nổi”.
Olszewski kể lại: “Tôi biết có vấn đề gì đó sau khi cô ta phẫu thuật vì khi tỉnh dậy tôi không thể cảm thấy răng của mình và đầu tôi bị băng kín”.
“Cô ta nói miệng tôi vẫn còn tê và tôi sẽ không thể cảm thấy răng của mình trong 1 lúc nữa và cô ta chỉ băng bố để bảo vệ. Tôi chẳng có lý do gì để nghi ngờ cả, cô ấy là một nha sĩ giỏi mà”, Olszewski cho biết.
Tuy nhiên, khi về nhà và nhìn vào gương, Olszewski không khỏi hốt hoảng khi phát hiện trong miệng không còn cái răng nào.
“Bạn gái mới đã bỏ tôi và nói rằng cô ấy không thể ở bên một người đàn ông không răng”, Olszewski ngậm ngùi chia sẻ.
Ann Mackowiak hiện đang bị điều tra vì hành động phi pháp trong y học và lạm dụng lòng tin của bệnh nhân. Cô có thể đối mặt với án tù 3 năm.
Thu Hằng (Theo Daily Mail)

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Vào Đảng không phải để làm quan của nhân dân

"Nhưng hiện nay, chủ nghĩa cá nhân đang ám ảnh một số đồng chí. Họ tự cho mình cái gì cũng giỏi, họ xa rời quần chúng, không muốn học hỏi quần chúng mà chỉ muốn làm thầy quần chúng, làm cho quần chúng không tin, không phục, càng không yêu họ”.
Khi Đảng ta đang trở thành Đảng cầm quyền, đạo đức cách mạng càng được Bác thường xuyên quan tâm.Trong cả cuộc đời hoạt động của mình, đạo đức cách mạng là một trong những vấn đề hàng đầu luôn được Bác Hồ đăc biệt quan tâm. Ngay từ năm 1927, trong tác phẩm “Đường Kách Mệnh” tài liệu Bác chuẩn bị cho lớp huấn luyện cán bộ đầu tiên của Đảng, chương đầu tiên được Bác đặt tên là “Tư cách người Kách Mệnh”.
Đề phòng hủ hóa
Khi Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền, đạo đức cách mạng càng được Bác thường xuyên quan tâm. Ngày 17/9/1945, sau khi mới giành chính quyền được nửa tháng, trong thư “Gửi các đồng chí Tỉnh nhà”, Bác đã cảnh báo: “Đề phòng hủ hóa: Cán bộ ta nhiều người “Cúc cung tận tụy” hết sức trung thành với nhiệm vụ, với chính phủ, với quốc dân. Nhưng cũng có người hủ hóa lên mặt “quan cách mạng”, hoặc là độc hành, độc đoán, hoặc là “Dĩ công dinh tư”, thậm chí dùng phép công đẻ báo thù tư, làm cho dân oán đến Chính phủ và Đoàn thể”.
Đã căn dặn như thế, nhưng Bác vẫn chưa thật yên tâm. Nên chỉ một tháng sau, ngày 17.10.1945, trong thư “Gửi Ủy Ban Nhân Dân các Kỳ, Tỉnh, Huyện và Làng” Bác nhấn mạnh: “Chúng ta phải hiểu rằng các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng đều là công bộc của dân, nghĩa là để là gánh việc chung cho dân chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta.”
Tiếp đó, Bác nghiêm khắc chỉ ra những biểu hiện nghiêm trọng vi phạm đạo đức của một số cán bộ Đảng viên trong các cơ quan Nhà nước: “Cậy thế mình ở trong ban này, ban nọ rồi ngang tàng phóng túng, muốn sao được vậy coi khinh dư luận, không nghĩ đến dân. Quên rằng dân bầu mình ra là để làm việc cho dân, chứ không phải để cậy thế với dân”. Như vậy là từ rất sớm, ngay khi Đảng ta mới trở thành Đảng cầm quyền, với nhạy cảm của một lãnh tụ thiên tài, Bác đã ngày đêm suy nghĩ lo lắng đến sự suy thoái đạo đức ngay trong bản thân Đảng. Cái mà ngày nay chúng ta gọi là nguy cơ thì chính Bác đã nghĩ đến cách đây hơn một nửa thế kỷ.
Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Chính sách biển và Hải quân VN dưới góc nhìn của người Nga

Về truyền thống, Việt Nam xưa nay vốn dĩ vẫn là quốc gia hải quân yếu và sự yếu kém này đã không chỉ một lần ảnh hưởng tai hại đối với an ninh quốc gia của Việt Nam.
Bài viết của Prokhor Yurevich Tebin, nghiên cứu sinh Viện Kinh tế thế giới và Quan hệ quốc tế, Viện Hàn lâm khoa học Nga.


Chiến hạm HQ-012 Lý Thái Tổ huấn luyện trên biển

Đông Nam Á là một trong những khu vực phát triển năng động nhất trong những năm gần đây. Có thể tự tin nói đến sự xuất hiện một trung tâm địa-chính trị mới của thế giới. Điều đó được quy định bởi sự tập trung tại khu vực này các tuyến giao thương hàng hải chủ chốt, các nguồn tài nguyên, dân số 600 triệu người và tiềm năng xung đột cao.
Tiềm năng xung đột được quy định một mặt bởi sự hiện diện của một số lượng đáng kể các mối đe dọa phi nhà nước (khủng bố quốc tế, cướp biển, buôn bán ma túy) và nội bộ quốc gia (bất ổn chính trị, các xung đột sắc tộc, tôn giáo chưa được giải quyết), mặt khác bởi sự đối kháng giữa các quốc gia, kể cả giữa một số quốc gia trong khu vực, lẫn các cường quốc ngoài khu vực.

Xin đố vui

Đố mọi người về hành vi: Vi hành trên phố đông như thế này, xe máy có bị CA thổi phạt không ?
Ai trả lời đúng, xin tặng luôn Cô gái đó.

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Điện hạt nhân

Người Nhật viết: 
"...Em biết Việt Nam đang tiến hành dự án nhà máy hạt nhân ở Ninh Thuận, em rất e ngại cho Việt Nam nhưng không biết phải làm sao..."   Xem tại đây

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

Tiếng hát người chiến sỹ biên thùy

Mời các bạn yêu âm nhạc nghe lại bài hát "Tiếng hát người chiến sỹ biên thùy" do Nhạc sỹ: Tô Hải sáng tác để nhớ về những năm tháng hào hùng của dân tộc.

Bài hát do dàn Hợp xướng đài tiếng nói Việt nam trình bày:



Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Tự chặt đứt bàn tay rồi cho vào nồi luộc

Rất nhiều người kỳ cục, thời buổi này nó thế, có ông nổi điên đốt nhà, có mấy chú Rắn tự nhiên quấn vào nhau mà chết, có con gà không đẻ trứng mà đẻ ra con, Con gà khác thì đẻ ra trứng Ngoài hành tinh. Có chuyện người ta thấy lạ nhưng không lạ như con chó này biết nuôi lợn. Rất nhiều chuyện lạ khác, chuyện TỰ ĐỐT NHÀ MÌNH phía trên có vẻ rất kỳ cục, nhưng chỉ kỳ cục gần bằng chuyện này:
Chỉ vì bị vợ cằn nhằn về việc nhà khó khăn mà chồng lại đi mua chim cảnh. Tức giận, người chồng liền chặt đứt bàn tay rồi cho vào nồi luộc.

Minh họa hình ảnh "tư sản ba Tầu"

Bài "Tư sản ba Tầu tự sự" của anh 3Chai nhắc về có đoạn "Bí quyết nằm ở chỗ chúng ta đục một lỗ kim ở đáy thùng rôì rút bớt ra nửa lít thế thôi. Sau khi tiệm người VN đóng cửa thì chúng ta bán 21 đồng thậm chí 22 đồng mà vẫn chẳng có ai phàn nàn.
Người Việt không thể cạnh tranh thương mại với chúng ta vì chúng ta đoàn kết, vì chúng ta thừa khả năng làm hàng nhái, hàng giả, thừa ma giáo trong thương trường."

"Điểm duy nhất chúng ta hoàn toàn khác biệt với họ là chúng ta không có khái niệm về “người Tàu Quốc gia” và “người Tàu Cộng sản” dù rằng nước ta có hoàn cảnh chẳng khác họ bao nhiêu. Chúng ta chỉ có một tổ quốc Trung Hoa vĩ đại và đó chính là niềm tự hào của dân tộc chúng ta."
Minh họa cho hai đoạn văn trên là tin mới trên VnExpress nói về Ổ đĩa cứng lắp ngoài Western Digital giả có xuất xứ TQ đã xuất hiện tại Việt Nam.
Theo đó một ổ cứng lắp ngoài cắm cổng USB dung lượng 1 Tera Bytes được người HN mua qua trang mạng TQ với giá rẻ chỉ bằng 1/3 đến 1/4 bình thường. Sau đó đã phát hiện ra ổ đĩa cứng này thực chất là một USB dung lượng nhỏ giấu trong vỏ tăng trọng tạo ngoại hình như thật.
Quả thật nói không ngoa rằng người TQ có tài năng làm hàng giả. Và cũng đau buồn mà phát hiện ra người VN có tài năng tin người TQ. Một niềm tin kể từ cái kim sợi chỉ cho đến 16 chữ vàng và tận cùng của "ý thức hệ".

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

Nhắn tin ủng hộ Nước ngọt cho Trường Sa

Ngày 30/3, Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) có công văn số 299/CVT-CPTT đồng ý mở  Cổng TTĐT nhân đạo Quốc gia để tổ chức chiến dịch nhắn tin Nước ngọt Trường Sa.(Đất Việt) Theo đó, thời gian mở cổng bắt đầu từ ngày 1/4/2012 đến hết ngày 31/5/2012.
Để ủng hộ chương trình, quý độc giả có thể soạn tin nhắn theo cú pháp: NNTS gửi 1405. Giá trị mỗi tin nhắn ủng hộ là 10.000 đồng/SMS.
Cú pháp cảm ơn: Cảm ơn bạn đã ủng hộ 10.000 đồng cho chương trình “Nước ngọt Trường Sa” để mua thiết bị lọc nước ngọt cho nhân dân quần đảo Trường Sa. Điện thoại hỗ trợ: 1900 1530.
Cục Viễn thông đề nghị các doanh nghiệp viễn thông tổ chức triển khai thực hiện chiến dịch theo các quy định hiện hành về Cổng 1400 và văn bản hướng dẫn số 125/CVT-CPTT ngày 7/9/2011 của Cục Viễn thông.
Nguồn thu từ tiền quyên góp, ủng hộ của người sử dụng dịch vụ nhắn tin qua Cổng được thực hiện theo Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008 của Chính phủ về việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
* Ngoài phương thức nhắn tin (từ 1/4), chương trình Nước ngọt cho Trường Sa vẫn tiếp tục nhận đóng góp thông qua: 1. Chuyển khoản vào tài khoản mở riêng cho chương trình này tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MB). Nội dung ghi rõ “Nước ngọt cho Trường Sa”

Tên tài khoản: Báo Đất Việt

Số tài khoản đồng Việt Nam: 0691133338888
Số tài khoản USD : 0691133668888
Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Hoàn Kiếm.

2. Đóng góp bằng tiền mặt hoặc thiết bị lọc nước biển thành nước ngọt trực tiếp cho Tòa soạn Báo Đất Việt tại trụ sở 108 Trường Chinh (Hà Nội), hoặc Văn phòng báo Đất Việt tại số 174 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận, TP. HCM.

* Tuần qua, chương trình Nước ngọt cho Trường Sa tiếp tục nhận được những tấm lòng hảo tâm từ mọi miền Tổ quốc.  Vì thế, cần phải tiếp tục phổ biến rộng rãi chương trình rất có ý nghĩa này”.
ĐV

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Câu chuyện về chú chó Faith

LTS: "Một con chó có thể không hiểu được đạo lý làm người nhưng con người có thể lấy bài học từ con chó để nghiền ngẫm lại chính họ...". Đây là thông điệp từ câu chuyện thú vị về chú chó Faith, từng lên hình bìa tạp chí People, được cộng đồng mạng truyền tay nhau những ngày qua. Qua đó, Tác giả muốn chia sẻ với quý độc giả rằng hãy sống nhân ái và đừng bao giờ đầu hàng số phận!


Tư sản ba Tầu tự sự

Có người thả vào hòm thư Bachai bài viết này, mời anh em rỗi rãi đọc cho vui.

Không biết xuất phát từ đâu và từ bao giờ, người VN gọi chúng ta là “Ba Tàu”, là “thằng chệt” với hàm ý phân biệt đối xử và miệt thị. Có lẽ họ còn hận cha ông chúng ta ngày xưa đã đặt ách thống trị cả ngàn năm lên đất nước này. Và cũng có thể họ ghen tức với sự thành công của chúng ta tại miền Nam trước đây.

Dù cho ngày nay hai nước có 16 chữ vàng để vuốt ve nhau, dù cho người ta hát lên những bài ca hữu nghị núi liền núi sông liền sông để ca ngợi nhau, dưới mắt người dân VN chúng ta vẫn là là “Chệt Ba Tàu ăn rau sình bụng”

Hoa Kiều Saigon chúng ta ở Chợ Lớn từng có một thời hoàng kim, từng có tiếng tăm lẫy lừng trước ngày 30.4.1975. Ngày xưa cha ông chúng ta qua đây để chạy loạn và cũng để kiếm sống. Đất nước VN đã nối tiếp bao thế hệ chúng ta kể từ những người di cư đầu tiên vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên. Người Hoa Chợ Lớn của chúng ta chỉ mới định cư từ thế kỷ 19 khi người Pháp tuyển mộ hàng loạt phu đồn điền. Năm 1949 khi Tưởng Giới Thạch thua ở lục địa, một số người Hoa chúng ta di cư sang VN chẳng khác gì những người Mỹ gốc việt ra đi năm 1975

Lại có người đòi mua lại khách sạn Deawoo?

                            Nhà riêng của Thắng k5 đang được "thổi" để nâng giá?
(VEF.VN) - Ông Phan Xuân Cần - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tư vấn BĐS SohoVietNam cho biết, ông đang nhận được yêu cầu của khách hàng đặt mua lại khách sạn Daewoo Hà Nội, gần 1 tháng kể từ khi thông tin thương vụ Tập đoàn Hanel mua lại khách sạn 5 sao này từ chủ đầu tư Hàn Quốc được rò rỉ lên mặt báo.
Hiện nay, khách hàng này đã đặt hàng thông qua một hãng tư vấn dịch vụ tư vấn BĐS và họ có sẵn cả trăm triệu đôla để mua lại khách sạn Daewoo Hà Nội.
Ông Cần cho biết, đã "dậm dạp nói chuyện" với các bên có liên quan. Tuy nhiên, thủ tục chuyển nhượng, thay đổi giấy chứng nhận đầu tư của thương vụ Hanel mua lại khách sạn Daewoo Hà Nội.từ chủ người Hàn Quốc tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đến giờ vẫn chưa xong. Vì thế, phía các đơn vị tư vấn chưa thể làm thủ tục mua lại.
Trước đó, hồi cuối tháng 3, thông tin Tập đoàn điện tử viễn thông Hanel của Hà Nội mua lại toàn bộ 70% cổ phần của phía Hàn Quốc tại khách sạn Daewoo Hà Nội đã trở thành sự kiện được chú ý đặc biệt trong lĩnh vực mua bán sáp nhập (M&A).
Khi người trong cuộc đều rất kín tiếng này thì giới thạo tin cho rằng, thực chất thương vụ này đã âm thầm diễn ra từ khoảng cuối năm 2011. Giá trị của thương vụ khoảng 100 triệu đôla. Công ty Hanel đã dùng quyền ưu tiên mua của mình trong liên doanh để đứng ra đại diện cho một nhóm các nhà đầu tư khác nữa thực hiện thành công thương vụ. Trong số này có sự góp mặt của Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí (PVFC).
Không chỉ riêng trường hợp khách sạn Daewoo Hà Nội, số lượng các khách hàng và nhóm khách hàng có khối tiền mặt trong tay rất lớn, không hề qua vay mượn, đang tìm cách đổ vào các tài sản BĐS thông qua hoạt động M&A. Có khách hàng sở hữu số tiền mặt lên tới 500 tỷ đồng, còn bình thường có số tiền từ 100-150 tỷ đồng đang nhờ tìm mua dự án.
Họ xuất thân phần lớn là chủ các doanh nghiệp, tổng công ty, tập đoàn tư nhân hoặc có người làm ăn ở nước ngoài, thấy cơ hội tốt rút vốn về mua. Đây đa số là những người thời gian trước ít đầu tư hoặc chưa có cơ hội nhảy vào BĐS, mà chủ yếu kiếm tiền từ ngành nghề kinh doanh cốt lõi, nay thấy thị trường thuận lợi, phù hợp với chiến lược đầu tư nên tranh thủ tìm mua để phục vụ mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc thâm nhập ngành nghề kinh doanh mới.
Nhóm thứ hai là bộ phận những nhà đầu tư BĐS chuyên nghiệp, đã rút khỏi thị trường từ thời điểm năm 2010, nay là lúc họ bắt đầu săn tìm những sản phẩm độc đáo, riêng biệt mà lại giá rẻ, không đầu tư theo phong trào.
"Khẩu vị" của những "cá mập" này là các dự án đất sạch hoặc tài sản gắn liền với đất có mặt bằng rộng để xây dựng, kinh doanh từ trường học, bệnh viện, khách sạn, tổ chức sự kiện đến những loại hình tưởng chừng đã "bội thực" như văn phòng, trung tâm thương mại và nhà ở. Mới đây, một tòa nhà trong phố thuộc quận Hai Bà Trưng với giá trị 100 tỷ đồng trên phần diện tích khoảng gần 2.000m2 sàn văn phòng.
Tác giả: Thành Dũng
Nguồn Bao moi  (Đọc thêm TRONG MỤC NÀY)

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh tại quần đảo Trường Sa

(Dân trí) - Chiều 16/4, tại vùng biển Cô Lin, Đoàn công tác các tỉnh Khánh Hòa, Vĩnh Phúc, Điện Biên và TTXVN ra thăm huyện đảo Trường Sa đã tổ chức Lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng hy sinh để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền của Tổ quốc.
Tham dự lễ tưởng niệm có các đồng chí Trần Sơn Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa, Chuẩn đô đốc Trần Đình Xuyên - Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Ngô Hà Thái - Phó Tổng giám đốc TTXVN.

"Các thế hệ tiếp nối của lực lượng Hải quân Việt Nam luôn quyết tâm bảo vệ quần đảo Trường Sa, một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc"
Đọc diễn văn kỷ niệm, Đại tá Nguyễn Đức Vượng - Phó Chính uỷ Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân nhấn mạnh: Cách đây 24 năm, tháng 3/1988, tại chính nơi đây, 64 cán bộ, chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam đã dũng cảm chiến đấu, kiên quyết giữ đảo. Từ cuộc chiến đấu anh dũng đó, đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng ngời chủ nghĩa Anh hùng cách mạng Việt Nam của cán bộ, chiến sĩ trên tàu HQ 505, HQ 604, HQ 605 thuộc Lữ đoàn 125, Lữ đoàn 146, Trung đoàn Công binh 80 Hải quân. Đó là Anh hùng liệt sĩ Trung tá Trần Đức Thông - Phó lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146, Anh hùng liệt sĩ Đại úy Vũ Phi Trừ - Thuyền trưởng tàu HQ 604; Anh hùng thuyền trưởng Vũ Huy Lễ, mưu trí, chỉ huy con tàu HQ 505 lên bãi ngầm Cô Lin, để con tàu trở thành chiến hạm nổi, khẳng định chủ quyền của đảo...
Đại tá Nguyễn Đức Vượng khẳng định: Các thế hệ tiếp nối của lực lượng Hải quân Việt Nam luôn quyết tâm bảo vệ quần đảo Trường Sa, một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc; đồng thời xây dựng huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa trở thành một huyện đảo giàu mạnh, ngang tầm với vị trí chiến lược trên biển Đông.

Nghe Thùy Chi hát "Gặp mẹ trong mơ" 'Mother In The Dream'


(Nghe thêm giọng ca Hải Yến.)

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

Đừng vội!!! tập 2

Mình đã bảo rằng cứ từ từ, rồi đâu sẽ vào đấy. Xem ở đâyĐÂY để yên tâm là Anh hùng thì vẫn là anh hùng thôi.

Cỏ ngọt gấp nhiều lần đường

Uống trà lipton thay vì bỏ đường thì cho 1 nhúm cỏ ngọt khô, nấu chè đen cũng tương tự... một loại cỏ có chất ngọt cao có thể chưng cất đường trực tiếp đã xuất hiện ở Hà Nội.
Suốt gần 10 năm không phải mua đường, chất ngọt phục vụ cho người già trong nhà khi uống trà, ăn chè... đều nhờ vào loại cây mang tên cỏ ngọt hay còn gọi cỏ mật. Đó là chuyện có thật của một gia đình ở Hà Nội đang dần chuyển sang đường "không lo", an toàn cho sức khỏe.

Loại cỏ ngọt có lượng đường gấp 300 lần cây mía. (Ảnh: HD)
Khởi đầu chỉ từ 2, 3 cây giống những năm 1988, ông Long (Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội) là một trong những người đầu tiên ở Việt Nam trồng cây cỏ ngọt tại nhà. Có 2, 3 cây con, kì công chăm sóc nuôi lớn bằng việc chọn loại đất thích hợp, tưới lượng nước được theo dõi sát sao, những cây con lớn dần. Chưa dám thử ngay thành quả, lại tiếp tục tự cắt cây dâm cành.
Đến nay, hơn 10 năm gia đình ông không phải mua đường mía. Trong nhà ông lúc nào cũng có túi cỏ ngọt khô lớn dùng dần, chậu cây cỏ ngọt xanh tốt và hàng chục cây con đang được ươm mầm trên tận tầng 5 của gia đình.
Ông chia sẻ: cây cỏ ngọt có nguồn gốc từ Nam Mỹ, ưa khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới, thích ẩm nhưng lại không sống được được với môi trường ứ nước và nắng gắt, nó đòi hỏi người trồng phải có kĩ thuật chăm sóc. Nhưng đổi lại, tác dụng của nó thì rất lớn, rất có lợi cho sức khỏe con người.
Là cây thuộc họ cúc, những cây cỏ ngọt của gia đình ông Long không quá 2 gang tay người. Nhưng chiếc lá mềm non xanh mướt, lớp lông ngoài mỏng trông rất mong manh. Nhưng bứt một chiếc lá thử vị loại cây được so sánh với mật, vị ngọt đậm mát lịm tan vào trong lưỡi, ngấm xuống cổ, dễ ăn mà không có bất cứ vị hăng hay mùi khó chịu.
Ông Long cho biết: "Nhờ trồng cây cỏ ngọt, gần 10 năm nay, người già trong nhà không cần dùng đến đường mía. Trong nhà lúc nào cũng có cỏ ngọt khô tiện sử dụng cho các mục đích khác nhau. Với vị ngọt gấp khoảng 300 lần so với đường thông thường nên rất nhiều các loại nước uống như trà, chè, nước giải khát chỉ cần cho 2, 3 cộng cỏ ngọt là đủ. Lựa vào thời điểm cây chuẩn bị ra hoa, cắt thân cây về phơi khô thì thời điểm đó là lượng đường cao nhất, cắt đi, cây lại tiếp tục đâm chồi, nảy lộc ra đợt lá khác."

Ông Long đã 10 năm không cần dùng đường nhờ cây cỏ lạ. (Ảnh: HD)
Nói là đường "không lo" vì đặc tính quan trọng của các glucozit trong loại cỏ ngọt này là có thể làm ngọt các loại thức ăn và đồ uống mà không gây độc hại cho người, không đòi hỏi kỹ thuật sản xuất phức tạp, năng suất cao, công nghệ thu hái chế biến đơn giản. Khối lượng thân, lá và chất lượng cỏ ngọt đạt cao nhất ở thời kỳ trước khi nở hoa, nghĩa là nên thu hoạch ở giai đoạn hình thành nụ.
Theo các chuyên gia nông nghiệp, cỏ ngọt có nguồn gốc tự nhiên ở vùng Amambay và Iquacu thuộc biên giới Brazil và Paraguay. Ngày nay, nhiều nước trên thế giới đã phát triển việc dùng loại cây này trong đời sống. Ngay từ những năm đầu của thế kỷ 20, người dân Paraguay đã biết sử dụng cỏ ngọt như một loại nước giải khát. Đến những năm 70, cỏ ngọt đã bắt đầu được dùng rộng rãi ở Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và nhiều nước Đông Nam Á.
Tại Việt Nam, từ năm 1988, cỏ ngọt đã được nhập và trồng thí điểm ở một số vùng vùng như Hà Giang, Cao Bằng, Hà Tây, Lâm Đồng... với diện tích trồng cây cỏ ngọt mới đạt 100ha, được trồng tại các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Hà Nội, Hòa Bình, Hưng Yên, Lâm Đồng... Đây được xem là loại cỏ siêu ngọt có lợi nhuận kinh tế cao.
tác giả: Hải Dương

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

Biển đảo nơi anh Qt từng đóng quân.

Mấy hôm rồi thấy anh Qt hay xuất bản, copy những hình ảnh nói về biển đảo thân thương. Kể ra sống giữa biển khơi đôi khi cũng hay, giống như khách được nghỉ mát cuối tuần vậy.
Hai cảnh đảo này không rõ anh Qt thường ngự ở đảo nào, song ở đâu thì cũng phải có súng to, tức là pháo đại bác ấy mà, nhưng ở đây không thấy có, các anh này ngụy trang giỏi thế.

Tin vui

Vợ chồng Trương Ngọc Liên, cho con gái ra ở riêng, Trân trọng kính mời các Bạn Trỗi K5 đến dự tiệc cưới chung vui cùng gia đình lúc 11h thứ tư, ngày 18.04.2012 tại Sảnh chính Tầng 2 Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô - 91 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Rất hân hạnh được đón tiếp.

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

Nghe H'zina hát.

Tôi vừa nhận được" mật thư" của Trần Bắc Hải, Hải gửi tặng Bạn Trỗi Bài hát "  Gửi đá Xây Trường sa" ( Hoàng sa bị Tầu khựa cướp rồi, không xây. ) Bài hát này mới toe xi cốp do cô ca sỹ cũng mới toe xi cốp hát( mới vì bây giờ mới được nghe cô ta hát)  xin giới thiệu ca sỹ :  H'zina  với ca khúc GĐXTS
 Bài hát được trình bày trong chương trình cùng tên với những giọng ca tên tuổi ở Đại học quốc gia TPHCM, xin mời xem  GIỚI THIỆU ở  ĐÂY ( Báo HNM online)

  Bắc Hải tế nhị,  không trực tiếp đăng bởi anh cu Bảy Tàng chê lúc nào cũng TS, HS. Nhưng lòng yêu nước cháy bỏng thì luôn rừng rực cho nên cứ đăng thôi, mình cũng yêu nước mà ngại gì chứ, hơn nữa là cô bé hát khá hay đấy, các bạn sẽ không hối tiếc gì khi nghe lại bài hát này:

Sự thể hiện công quyền chỉ Ta mới có.

Thanh tra đỗ xe công phố cấm 'theo lời bảo vệ nhà hàng'
Theo thanh tra Vũ Mạnh Huề, dù biết phố Trần Duy Hưng (Hà Nội) cấm đỗ ôtô nhưng khi thấy nhân viên bảo vệ quán bia nói rằng "đỗ ở đó để họ trông", thanh tra giao thông đã làm theo.
> Thanh tra giao thông đỗ xe công trên đường cấm
Chiều 13/4, trao đổi với VnExpress.net, Đội trưởng Thanh tra Cầu đường bộ (Thanh tra giao thông Hà Nội) Vũ Mạnh Huề cho biết, trưa 12/4 sau khi kiểm tra taxi ở Mỹ Đình, 15 thanh tra giao thông đã vào quán bia trên phố Trần Duy Hưng. Do biết đây là phố cấm đỗ nên ông Huề bảo tài xế đánh xe đi chỗ khác gửi, còn mình vào quán bia trước.

"Khi mọi người định đánh xe đi thì bảo vệ của quán bảo để đó họ trông. ông Huề nói.
Tuy nhiên, khi được hỏi về việc xử phạt vi phạm dừng đỗ sai quy định, ông Huề không trả lời thẳng mà chỉ nhắc đi nhắc lại rằng cả đội đã rút kinh nghiệm.
Theo ông đội trưởng, do vào quán để ăn trưa chứ không phải nhậu nên khi nhân viên nhà hàng "cứ mang bia ra mời", mỗi người uống một cốc . Sau bữa trưa kéo dài chừng 50 phút, các thanh tra ra xe để đi làm tiếp.
"Là chỉ huy đội, lại có mặt ở đó, tôi chịu trách nhiệm chính. Tôi đã họp đội và yêu cầu mỗi người làm một bản tường trình, nhận thiếu sót", Đội trưởng Vũ Mạnh Huề thừa nhận.
Trong khi đó, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Hoàng Linh nhìn nhận, việc thanh tra giao thông vào quán bia, quán nhậu là điều nhạy cảm vì "người dân dễ hiểu nhầm". Các cán bộ liên quan đã được yêu cầu làm kiểm điểm, căn cứ vào đó, lãnh đạo sở sẽ kiên quyết xử lý.
Phó chánh thanh tra Bộ GTVT Thạch Như Sỹ cho hay, việc thanh tra giao thông đỗ xe công vụ trên phố cấm là vấn đề đáng tiếc vì "người thi hành công vụ thì phải gương mẫu chấp hành".
Trước đó, trưa 12/4, sau khi đỗ ôtô biển xanh trên phố cấm Trần Duy Hưng (Hà Nội), khoảng chục thanh tra giao thông mặc nguyên sắc phục cùng nhau vào quán bia.
Xe có biển số đẹp, mà chỗ ngự trị cũng đẹp hồn nhiên luôn!
Các bác có thấy làm cán bộ thời nay quá khổ, chẳng có tý quyền hành gì cả, đến cái thằng trông giữ xe(chắc học hết lớp 5 trường làng) nó bảo sao cũng phải nghe.
 Mà cũng có khi chúng ta phải ngợi khen 15 anh GTCC này, vì không những không sửng cồ với dân như mọi nơi mọi lúc, mà ngoan ngoan nghe lời dân cũng nên.
Đoàn Loan - Tiến Dũng

Tặng các bạn Khóa 5 ( Bùi Chương )

 ( Mâm Xôi có tự bao giờ
                          Để khi đói bụng, trẻ thơ ấm lòng)                        

Qua Thái Nguyên đến Đại Từ.
Xôn xao suối nhỏ vi vu gió ngàn.
Trưa hè vang tiếng ve ran.
Lang thang bầy trẻ dọc ngang núi  đồi.
Đói lòng vặt quả mâm xôi.
Măng giang sắn luộc một thời khó  quên.
Đạn bom giặc Mỹ vang rền.
Say sưa ta vẫn học bên miệng hầm.
Thoảng khi cha mẹ về thăm.
Một phần quà bỗng hóa trăm phần quà.
Đêm đông gió lạnh thịt da.
Ổ rơm vợi nỗi nhớ nhà trẻ thơ
                . . .
Tóc hoa râm tự bao giờ.
Trong tim còn mãi tuổi thơ Đại Từ !
                                                                                         

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

Thứ Sáu, ngày mười ba, xem hoa "tình yêu" nở ở Nhật bản

Tương tự như hoa hồng ở các nước phương Tây, hoa Fuji hay còn gọi là hoa Tử đằng vốn được người Nhật Bản coi là loài hoa biểu trưng cho tình yêu. Mùa hoa Fuji nở rộ vào khoảng giữa tháng 4 cho tới giữa tháng 5 hằng năm.
Một trong những nơi để thưởng lãm loài hoa này đó là Công viên hoa Ashikaga ở thành phố Ashikaga, tỉnh Tochigi. Tại đây, diện tích trồng hoa Fuji được mở rộng hơn 1000 mét vuông, có rất nhiều màu sắc khác nhau từ xanh, trắng, hồng.



Công viên Ashikaga thu hút nhiều khách đến đây bất kể ngày thường hoặc vào mùa hoa nở rộ. Hoa Fuji ở công viên Ashikaga thường nở rộ vào đầu tháng 5. Trễ hơn 1 – 2 tuần so với hoa Fuji ở Tokyo nở.



Những bông Fuji mềm mại như những áng mây và thảm hoa trải dài miên man đến ngút ngàn khiến cho người xem có cảm giác như đang lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.


Hoa Fuji có rất nhiều màu sắc khác nhau từ xanh, trắng, hồng, tím.




Hoa nở tím, ngập kín cả một khoảng sân rộng.




Những chùm hoa dài đủ màu trắng, vàng, tím rủ xuống gần như sát mặt đất hệt như
những thác nước tung bọt trắng giữa ánh nắng.


Fuji trắng tuy “tuổi đời” kém xa mấy cây Fuji tím nhưng lại được trồng rất khéo,
nằm san sát nhau, tạo thành đường hầm vòm cung rất là đẹp.


Điểm nhấn của công viên này là cây Fuji Đại Đằng.


Mỗi ngày, công viên Ashikaga tiếp đón hàng nghìn du khách tới thăm quan,
đặc biệt vào mùa hoa Fuji.
 Nguồn http://afamily.vn/

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

Chuyện con sâu bé và lòng tin của anh xe ôm

Nhân đọc bên UTTROI có bài về tướng CV Khánh, một cán bộ lãnh đạo tài năng,được dân và quân ta cực kỳ yêu mến, nhưng không đảng viên, bèn nghĩ bây giờ không biết ai hơn ai.

Tạp chí Xây dựng Đảng số ra ngày 19-3-2012 có đăng tải một bài viết của một đảng viên gần 40 năm tuổi đảng kể về những bức xúc, đau đáu bắt nguồn từ một lời giới thiệu tưởng như vô tình: “Đây là T, đảng viên, nhưng là một người đàng hoàng lắm”.
“Mới vào Đảng nên còn tốt!”. “Đảng viên nhưng là một người đàng hoàng!”. Những lời lẽ đó giờ đã thành câu dân gian cửa miệng rồi. Dẫu không ít chua chát thì người ta nghe mãi cũng quen. Dẫu là u tối thì u tối mãi cũng đã là chuyện bình thường. Và điều đáng nói là ngay chính cán bộ đảng viên nghe thế cũng chỉ… nhăn răng ra cười.
Chỉ khổ cho cụ già đảng viên 40 năm tuổi Đảng. “Tôi nghe thế cảm thấy như bị xúc phạm- ông viết- Thế ra, dưới con mắt của người dân, nhiều đảng viên hiện nay là những người không đàng hoàng? Đúng vậy không? Ngày nay Đảng ta đã có đội ngũ đông đảo hơn 3 triệu đảng viên. So với Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng năm 1935 thì Đảng ta đã đông gấp 5.000 lần. Đông hơn nhưng có mạnh hơn không?”- ông đặt câu hỏi.
Câu trả lời cho cái nhìn u tối của người dân thực ra nằm ngay trong đời sống, nơi những cán bộ đảng viên đang tha hóa, biến chất thậm chí không cần che dấu. Ngay cả khi nghị quyết TƯ 4 được rầm rộ triển khai với một trong những nhiệm vụ cấp bách là chấn chỉnh đạo đức, lối sống của đảng viên, thì vừa ngay đây, hai đảng viên là cán bộ lãnh đạo tiếp tục “dính chàm”.
Ở An Khê, Gia Lai, Công an vừa khởi tố Thị ủy viên, Bí thư kiêm Chủ tịch xã Thành An về hành vi đánh bạc. Trước đó thì đủ hết, từ miền Tây ra miền Trung, từ miền xuôi lên miền ngược, từ quan huyện, quan sở, công an, kiểm lâm, kiểm sát, thậm chí cả hiệu trưởng trường tiểu học, cả trưởng phòng văn hóa, đội trưởng đội kiểm tra liên ngành 814 có chức năng kiểm tra, giám sát, phòng chống tệ nạn cũng bị bắt vì đánh bạc. Họ đánh bạc ở bất cứ đâu: Dưới hầm, ngoài nhà nghỉ, trong trụ sở tòa án, đánh bạc ngay tại nhà dân. Dường như “đổ bác” giờ đã ngấm vào máu của không ít cán bộ đảng viên có quyền, có tiền. Dư luận hẳn còn nhớ chưa quên vụ “ván cờ bạc tỷ” của hai quan chức miền Tây để sau đó đòi nợ bằng cách thuê giang hồ đòi nợ theo kiểu xã hội đen.
Ở miền Tây, sau các vụ thẩm phán “tư vấn pháp luật” trong nhà nghỉ, Phó Chánh án “an ủi vợ người khác” trên café võng, Viện trưởng Viện kiểm sát “nhậu nhẹt, tắm sông cùng kiều nữ”; Chi cục trưởng Quản lý thị trường “đi vệ sinh nhầm vào phòng ngủ vợ dân” , giờ lại đến chuyện Phó công an “mang dầu gió vào giường vợ người khác”.
Không tháng nào, không tuần nào là không có những dòng tin nóng về sự tha hóa của một cán bộ, đảng viên nào đó, ở một đâu đó được đưa lên mặt báo.
Có câu “Tửu sắc tài khí tứ đổ tường”. Cờ bạc, rượu chè, trai gái, hút sách hễ vướng vào một trong đó thì kể như là vào bốn bức tường không lối thoát, chịu chết trong đó luôn, hư hỏng cả cuộc đời. Cũng có câu “Vui nơi đổ bác là vui khổ”. Nhưng sự hư hỏng của cán bộ, đảng viên giờ xét đi xét lại cũng nằm cả trong 4 chữ “Tửu sắc tài khí”.
Nhưng vì sao “Đổ bác”, một trong Tứ đổ tường- 4 cái nghiệp làm người ta phá gia chi tử- giờ lại thịnh đến thế trong giới cán bộ đảng viên?
Câu trả lời rất đơn giản: Bất cứ đâu cũng rất dễ dàng bắt gặp cảnh đánh bạc, từ quan đến dân, từ vỉa hè đến công sở. Đổ bác phổ biến đến nỗi nó trở thành bình thường. Cũng không phải ngẫu nhiên mà Campuchia mở sòng chi chít khắp biên giới hầu như chỉ để phục vụ dân đổ bác quốc tịch Việt Nam.
Vấn đề là ở chỗ nếu các bậc phụ mẫu của dân, nếu như những người thực thi pháp luật, thậm chí cả những người đứng trên bục giảng “chưa bị lộ” thì họ vẫn có thể chỉ tay năm ngón răn dạy dân những lời đạo lý. Nói và làm giờ chẳng mấy khi giống nhau, và sự xấu hổ, như cái cách mà người đảng viên già bức xúc, giờ có lẽ đã quá xa xỉ.
Có người đã trách báo chí bới bèo tìm bọ. Người khác bảo chỉ là con sâu. Có điều sâu, bọ bây giờ nhiều quá. Nhiều đến mức sự tha hóa có thể nhìn thấy hàng ngày mà người dân đã quen đến mức giờ chua chát cho đó là “chuyện thường ngày ở huyện”. Và bởi những người bị đưa lên báo, chỉ là “những đồng chí bị lộ”.
Việc chỉnh đốn Đảng, vì thế, không thể coi đó là những “con sâu bé”, không thể coi là “chuyện con sâu”, bởi chính những con sâu bé đó đang ngày ngày gặm nhấm niềm tin của dân chúng vào vào sự liêm chính của cán bộ, đảng viên, bởi “chuyện con sâu” đó đang làm lung lay cột rường “sự an nguy của chế độ”.
Trở lại với tâm sự của người đảng viên già. Ông đã có một phát hiện rất xác đáng, rằng hiện trong Đảng đa số đảng viên là "đàng hoàng", tâm huyết với lý tưởng của Đảng, gắn bó với dân. Có điều đa số đó là đảng viên "thường" và cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu. Chỉ có “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên không đàng hoàng. Nhưng khổ nỗi trong “một bộ phận không nhỏ” ấy, đa số lại là đảng viên có chức, có quyền, có điều kiện tiếp xúc, liên quan đến phê duyệt, quản lý tài sản công, tài chính, đất đai… là đối tượng móc nối của các đại gia, các nhà đầu tư, tham lam, hư hỏng, tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi... Rồi do có lắm tiền sinh ra học đòi, ăn chơi, xa hoa, thậm chí trụy lạc, trác táng, mất hết phẩm chất, tư cách người cộng sản. Những cán bộ, đảng viên như thế ngày càng xa dân, coi thường người lao động, làm ngơ trước cảnh oan trái và nghèo đói của người dân, không được dân tin nữa, thậm chí người dân tỏ thái độ coi khinh ra mặt.
Nghị quyết Trung ương 4 "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" chỉ rõ những suy thoái, biến chất của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang làm mất uy tín của Đảng, niềm tin của dân với Đảng. Nhưng việc thực hiện phải bắt đầu bằng việc khu biệt những cán bộ, đảng viên có khả năng làm mất ủy tín của đảng “phải chỉ cho được “bộ phận không nhỏ” ấy là những ai, mức độ đến đâu và kiên quyết xử lý nghiêm khắc, cách chức, khai trừ ra khỏi Đảng những ai vi phạm đã không còn xứng đáng là đảng viên nữa”.
Trong một bài trả lời phỏng vấn báo chí gần đây, GS Dương Phú Hiệp, nguyên Tổng thư ký Hội đồng lý luận TƯ cho rằng: “Đảng viên hay quần chúng không ai nằm ngoài vòng pháp luật cả. Không có con số trừ 1. Không ít vụ việc, ta sợ đụng chạm này khác, can thiệp để không làm to ra... Cách làm như vậy là không được”. GS Hiệp kêu gọi “Đã đến lúc phải đi vào thực chất: trong nhà nước pháp quyền, pháp luật là tối thượng, dân chủ và xã hội công dân là cần thiết. Nếu cán bộ lãnh đạo hay đảng viên bao che cho nhau thì chỉ làm mất lòng tin của dân với đảng”.
Sau vụ “ăn nhậu tắm sông với kiều nữ”, khiến một cô gái chết đuối, 2 vị viện trưởng viện phó VKS bị, nói đúng hơn là được, điều từ huyện lên tỉnh. Sau vụ “tư vấn pháp luật cho vợ anh xe ôm trong nhà nghỉ”, vị thẩm phán ở Cà Mau đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo. Có điều, ông vẫn còn nguyên chức Phó Văn phòng TAND tỉnh.
Xử lý như thế thì liệu có lấy lại được lòng tin của anh xe ôm, người chồng bị cắm sừng có lần đã quẫn đến mức ra điều kiện buộc vị thẩm phán “tư vấn pháp luật trong nhà nghỉ” phải nuôi vợ anh suốt đời?

Nguồn: Đào Tuấn blog

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

Đại biểu Quốc hội “bác” phát biểu của Bộ trưởng Thăng

(Dân trí) - “Nghị quyết 21 vừa rồi chỉ là thông qua chủ trương chung về giảm tai nạn, ùn tắc”, “Khi bấm nút, bản thân tôi không hề nghĩ là thông qua việc thu 2 loại phí” – nhiều đại biểu Quốc hội cùng lên tiếng “bác” phát biểu của Bộ trưởng GTVT.
“Phải có phương án trình mới biểu quyết cụ thể”
Trả lời báo chí ngày 3/4, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng nói: “Nghị quyết trả lời chất vấn được QH thông qua với tỷ lệ 92,4% về chủ trương thu 2 loại phí (phí hạn chế phương tiện cá nhân và phí lưu hành ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm)”.
Về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Bùi Thị An cho rằng, tìm cách giảm ùn tắc, tai nạn giao thông là chủ trương chung đúng đắn mà Quốc hội thông qua, với mục tiêu tiêu giảm số người chết vì tai nạn xuống 5-10% và giảm ùn tắc ở các thành phố lớn. Chủ trương này có thể thực hiện bằng rất nhiều giải pháp đồng bộ như hoàn thiện hạ tầng, tăng cường phương tiện vận tải công cộng, giáo dục ý thức pháp luật của người tham gia giao thông…
Đại biểu Cao Sĩ Kiêm và Bùi Thị An đều khẳng định chưa thông qua 2 loại phí Bộ GTVT đang đề xuất.
Với tư cách là tư lệnh ngành, Bộ trưởng GTVT phải lên kế hoạch một cách tổng thể, toàn diện để tham mưu cho Chính phủ, trình bày cụ thể chứ không thể dẫn Nghị quyết chung rồi nói là Quốc hội thông qua nội dung hạn chế phương tiện cá nhân bằng phương pháp thu phí.
“Trường hợp này, bộ trưởng GTVT cũng phải đi vào cụ thể như đề xuất thu như thế nào, thu ở đâu, thu phí để giải quyết vấn đề gì thì Quốc hội mới xem xét từng nội dung, đại biểu Quốc hội khi đó mới biểu quyết một cách chi tiết. Nghị quyết về trả lời chất vấn vừa rồi chỉ là thông qua chủ trương chung về giảm tai nạn, ùn tắc. Đại biểu QH chúng tôi khi đó biểu quyết với một nội dung chung về các giải pháp chống ùn tắc. Còn cụ thể phải chờ phương án trình cụ thể mới xem được nội dung nào hiệu quả, thích hợp, cái gì cần làm ngay… Đến lúc đó, đại biểu chúng tôi mới giơ tay biểu quyết cụ thể được” – nữ đại biểu của Hà Nội trao đổi.
Bà An cũng quả quyết, phí hay vấn đề gì liên quan đến quyền lợi của người dân, nhất quyết phải được Quốc hội bàn thảo, biểu quyết.
Cùng quan điểm này, đại biểu Cao Sĩ Kiêm (Thái Bình) phân tích, Nghị quyết số 21/2011 của Quốc hội (thông qua ngày 26/11/2011) chỉ nói đến việc cụ thể hóa các giải pháp giảm thiểu tai nạn, ùn tắc nhưng không nói đến vấn đề thu phí gì. Điều đó có nghĩa, Chính phủ phải lên phương án về các giải pháp để trình lại Quốc hội xem xét. Đồng ý với mục tiêu chung không có nghĩa là thì cứ thế mà làm.
“Khi bấm nút thông qua Nghị quyết này, bản thân tôi cũng không hề nghĩ là thông qua việc thu 2 loại phí như đề xuất hiện nay của Bộ Giao thông. Tôi chỉ thông qua định hướng chủ trương là có giải pháp chỉnh lại một số loại thuế, phí để điều tiết giao thông. Còn việc đó là loại nào thì Chính phủ phải làm phương án cụ thể, trình lên UB Thường vụ Quốc hội để Thường vụ phê duyệt” – ông Kiêm nêu quan điểm.
Đại biểu cũng cho rằng, không thể nói là trong báo cáo về “Tình hình và các giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ để ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tai nạn giao thông trong cả nước và ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn” Bộ trưởng GTVT trình bày trước khi bắt đầu nội dung chất vấn đã đề cập đến việc thu 2 loại phí này nên khi Quốc hội thông qua nội dung trả lời chất vấn có nghĩa là nhất trí thu phí.
Ông Kiêm lập luận: “Nếu nói vậy nghĩa là nhất trí rồi, Bộ GTVT cứ thế mà làm chứ làm gì phải xin ý kiến lại nữa. Ngay trong việc này đã thể hiện mâu thuẫn”. Việc thu phí, đại biểu nhìn nhận, hiện mới dừng ở bước giao Bộ GTVT nghiên cứu đề xuất với Chính phủ. Nếu Chính phủ thấy hợp lý mới trình ra UB Thường vụ, ra Quốc hội. Rồi nếu Quốc hội thấy hợp lý thì mới quyết. Như vậy là còn rất nhiều công đoạn nữa, không thể nói là làm ngay được.
Bộ trưởng “chung chung” sẽ… gay go
Bộ trưởng Đinh La Thăng lại phát biểu, 92,4% đại biểu Quốc hội đã thông qua chủ trương thu 2 loại phí.
Bình luận về phương án thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, đại biểu Bùi Thị An cho rằng nội dung chuẩn bị đến giờ vẫn chưa rõ ràng. Theo đại biểu, chỉ có thể thu phí hạn chế phương tiện cá nhân trong trường hợp cơ sở hạ tầng giao thông tương xứng. Các loại phương tiện là đối tượng hướng tới của loại phí này, cả ô tô và xe máy, đều là phương tiện làm ăn của người dân Việt Nam chứ không phải chỉ là phương tiện đi lại phục vụ một bộ phận nhỏ “đại gia” như nhiều lập luận một số người đã phát biểu.
Đại biểu cho rằng, muốn hạn chế phương tiện cá nhân phải có phương tiện khác thay thế. Nhưng với năng lực vận tải của xe buýt như hiện tại, đường sá như hiện tại, câu hỏi đặt ra là người dân sẽ đi làm bằng cách nào trong khi mọi người hàng ngày vẫn phải đi lại như thế để kiếm kế sinh nhai.
Bà An cũng phân tích ở khía cạnh khác: “Việc thu phí, đánh thuế phải đứng trên quan điểm vì dân. Đời sống người dân Việt Nam hiện chưa ở mức cao. Phải tính toán xem nếu chịu thêm nhiều mức phí nữa, cuộc sống sẽ ảnh hưởng thế nào”.
“Không cụ thể, cứ nói chung chung thì rất gay go. Vậy nên rất mong Bộ trường GTVT nghe thêm ý kiến của dân” – nữ đại biểu “nhắc” khéo.
Đánh giá về phát ngôn của vị tư lệnh ngành, bà An cho rằng: “Có thể bộ trưởng GTVT phát biểu với tâm lý của người rất tâm huyết, nhiệt tình và muốn có ngay những giải pháp để thực hiện được mục tiêu giảm tai nạn, chống ùn tắc nên hơi nóng vội. Nhưng với tư cách người đứng đầu ngành, phải nhìn một cách tổng thế hơn, toàn diện hơn, ở tầm xa hơn”.
Đại biểu Cao Sĩ Kiêm lại phán đoán, phát ngôn Bộ trưởng Đinh La “chắc chỉ có ý muốn giải thích cho “êm” trước phản ứng của dư luận”.
. Mọi lý lẽ đều là để giải thích việc làm không chuẩn xác thôi” – ông Kiêm “chốt” lại”.
Tóm lại: Họp QH mà cứ như họp tổ dân phố, các Nghị gật, chẳng ra sao cả, chán.
BT thăng lợi dụng QH, phát biểu lừa dối, đúng như “Cái đít vịt”.

Con cái nghĩ gì về chúng ta? "Cuộc đời ba tôi, cuốn phim quay chậm"

Tôi nhận được bài viết tham gia cuộc thi " Nét bút tri ân " do một Trường THCS thành phố Vinh  phát động. Bài viết này là của con gái một bạn Trỗi. Viết về cha mình, mà cũng là cho cả một thế hệ cha ông mà theo chúng là rất xứng đáng để tự hào, rất xứng đáng để lớp trẻ noi theo.
  Trong thực tại của nền giáo dục nước nhà, chúng ta gặp đâu đó những hành vi đi trái chuẩn mực xã hội, trò đánh thầy, thầy bóp c* trò, học sinh đánh nhau, giết người. Nữ sinh đánh gen bạn vì tình, nữ sinh bán dâm .v..v. Thì những bài viết tôn vinh Cha Ông như của cháu Yên dưới đây làm cho chúng ta tự hào vì biết rằng, có một lớp trẻ vẫn đi đúng hướng, trong lòng chúng tràn đầy tính nhân văn, lòng yêu Tổ quốc thể hiện bằng tình yêu gia đình, yêu thương và tự hào về người cha đã sinh ra chúng. Với suy nghĩ như vậy, xin gửi tới các bạn bài viết của cháu Võ thúc Hà Yên.
                              
Thúc Minh giúp mẹ liệt sỹ Thảo đến dự  hội trường 45 năm tại Hà Nội.

                                 BÀI VIẾT THAM DỰ CUỘC THI "NÉT BÚT TRI ÂN"

                              Cuộc đời ba tôi - Cuốn phim quay chậm.

     Có nhiều lúc tôi đã nghĩ: "Mình có thể quên đi chính bản thân mình, nhưng không bao giờ được phép quên đi cái gốc gác gia đình,  đặc biệt là quên đi người ba mà tôi luôn kính yêu, ngưỡng mộ vô cùng." Và quả thật những chuyện thu nhặt được về ba có thể viết được cả một cuốn hồi ký dày nhưng tôi không hề quên sót một ý trong số ấy mà ba, các bác, ông bà, bạn bè ba đã kể lại cho chúng tôi -  lớp thế hệ tiếp - nghe.
     Ba tôi sinh năm 1952, quê ở làng Yên Lạc, xã Thanh Ngọc, huyện Thanh Chương - Vùng quê "Chó ăn đá, gà ăn sỏi". Nói ra thì dài nhưng tôi có thể khái quát vài lời. Ba tôi thật sự là một con người khổ sở, vất vả, cực nhọc từ bé đến lớn nhưng ba lại không bao giờ ý thức được,  hay đúng hơn là không muốn yếu đuối than thở là mình khổ mà theo như ba nói: " Đó là cả một quá khứ oai hùng đầy chông gai của một người đàn ông đích thực con ạ ! ".
     Sinh ra và lớn lên trong một gia đình lão thành Cách Mạng, thế nhưng ba lại không hề ỷ lại mà rất ý thức được hoàn cảnh, vai trò, trách nhiệm của mình. Người ta nói: " Trứng rồng lại nở ra rồng ". Nghe ba tôi kể, hồi nhỏ, như bao cậu bé đồng trang lứa khác, ba tôi cũng rất nghịch ngợm nhưng không hư hỏng, phá phách quá đáng. Ba nghịch thật nhưng ba cũng rất tài. Năm 7 tuổi, ba tôi đã phải tập tính tự lập. Năm 15 tuổi, ông tôi đã gửi ba tôi sống xa nhà, cho theo học ở trường Thiếu Sinh Quân Nguyễn Văn Trỗi cùng với rất nhiều con của các bậc lão thành Cách Mạng khác. Bạn ba sau này có người hiện đang nắm một vài vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước, có người rất giàu có, thành đạt, nhưng cũng có người không may, đã bỏ mình trên chiến trường, để lại giờ đây những nắm tro tàn, những ngôi mộ trắng phau không bao giờ thiếu hoa của các đồng đội cũ. Nhắc đến đó, tôi thấy mắt ba tôi hơi ươn ướt, vành mắt dưới mi căng lên tưởng như chỉ cần đụng nhẹ vào là có thể vỡ tan hàng ngàn giọt lệ được. Ôi ! Người ba kiên cường, gan góc là thế nhưng cứ mỗi khi nhắc lại những kỉ niệm cực nhọc thuở xưa là lại xúc động, nghẹn ngào. Những lúc đó, ba tôi thường nhìn đăm đắm ngoài xa thật xa như một thói quen. Có bao giờ ba tôi nhìn những thứ nhỏ bé, tầm thường đâu. Ba tôi là thế, ăn sóng nói gió. Giấu mình trong cơ thể một người đàn ông đứng tuổi, tầm thước là một con sư tử kiêu hãnh, oai hùng. Có lẽ vì thế mà ở ba toát ra một khí chất lạ thường, một phong thái đĩnh đạc, tự tin, cao ngạo, không bao giờ nhỏ bé, tầm thường được.
     Ba tôi rất giỏi - theo như bà nội tôi kể lại - 7 tuổi, ba tôi đã biết trồng rau, nuôi gà, nuôi lợn, làm đủ mọi việc. Thậm chí ba tôi còn lớn trước tuổi, cao lớn hơn so với chúng bạn, ông tôi lại hay đi vắng xa nhà nên nghiễm nhiên, ba trở thành chỗ dựa vững chãi cho cả nhà gồm một mẹ, một bà cố già yếu, ba chị em gái, một nhóc em trai nhỏ yếu, không may mắn như người anh. Nhiều lần trong bữa cơm chung với các bác ngoài Hà Nội, chúng tôi thường phỉ cười khi nghe bác Hai kể rằng: "Hồi đó thằng Minh cũng nghịch lắm chứ ! Nhưng được cái nó thông minh, nhanh nhẹn, lại giỏi giang, đảm đang, tháo vát. Thành ra các chị cũng được nhờ. " Ông tôi là Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp, Bí thư tỉnh ủy, giữ nhiều chức vụ quan trọng nữa. Là con ông to, nhưng ba tôi không vì thế mà ỷ thế làm càn, mà ngược lại, rất mẫu mực, có trách nhiệm. Chắc cũng tại sự dạy dỗ nghiêm khắc của ông tôi cộng với tình yêu thương dịu dàng của bà tôi.
Rồi sau này đi học - nghe các bác, các chú bạn ba kể - ba học rất giỏi, việc gì cũng làm được và làm tốt, không hề chùn bước cho nên hầu như chưa từng biết thất bại là gì, thời đó ba cũng rất nổi tiếng không phải vì con cán  bộ, con bí thư mà vì giỏi giang, có nhiều tài lẻ, nhiều lúc ba hơi nghịch, hơi nóng tính thật nhưng luôn ra tay bảo vệ các em khóa dưới lại còn đem các ngón võ tự học được ra dạy cho bạn bè vài miếng phòng thân. Nhìn ảnh ba ngày trước chúng tôi cứ cười khúc khích vì trông ba quá giống nhân vật Lý Tiểu Long - diễn viên võ thuật nổi tiếng Trung Quốc. Thời ấy vừa học hành lại vừa tăng gia sản xuất.
Khép lại tuổi thơ của ba với những vất vả, cực nhọc, cố gắng đáng nể, nhưng cũng đầy vui vẻ của tình bạn tuổi học trò đích thực. Ba và các bạn đã có những tháng ngày chiếu đấu hết sức dũng cảm gian khổ nhưng sâu sắc tình đồng chí, đoàn kết không bao giờ  quên. Có lúc họ cười vào cái chết, họ tự nhận mình là những người điên khi mà ham chết sợ sống "Chết vinh hơn sống nhục". Ba tôi là cả một quyển lịch sử di động, là một trong rất nhiều khía cạnh cụ thể, sống động chân thực nhất về chiến tranh. Những ngày ở trong rừng "Máu trộn bùn non , Mưa dầm cơm vắt" là những ngày hết sức khổ sở, gian khó không thể nào quên. Ba kể ngày xưa đi rừng, nhiều khi cả tiểu đoàn ngủ qua đêm màn mùng không có, phải lấy áo ra trải bên trên tấm "tăng" bộ đội để che mưa rừng, ngủ tạm qua đêm. Và trong một lần sơ suất ba tôi đã mặc áo vào mà quên không kiểm tra, không giũ trước khi mặc, chỉ khi nghe nhói ở cánh tay ba tôi thấy cộm lên mới biết là con rết chui vào áo ba, chỗ cắn sưng vù lên nhanh chóng, bạn ba phải dùng dao rạch ra, con rết bò ra thì bị tóm lại "Chao ôi! Con rết to thật !!! Kiểu này mà có bình rượu ngâm thì hết ý Minh nhỉ?" - một chú cười nói. Ba vẫn gắng cười nhưng vết cắn đã lan ra, bạn bẻ tá hỏa khi thấy vết cắn độc đã khiến một bên bắp tay Ba sưng phù. Suốt đêm ba tôi lên cơn sốt, đau đớn dữ dội, không sau ngủ được, cứ rên hừ hừ, bạn bè ái ngại, lo lắng tìm cách hạ sốt, giảm đau, cũng may đến sáng khi gà vừa gáy thì cơn đau giảm dần và vết sưng xẹp xuống, đó là một kỷ niệm mà ba tôi nhớ mãi.
Ký ức của ba còn gắn liền với sự hy sinh của những đồng đội những người cùng ba vào sinh ra tử, những người cùng sát cánh bên ba với những kỷ niệm nghịch ngợm tuổi học trò. Có lần ba và các chú bày trò vào nhà ăn chung lấy rượu nếp của thầy ra trốn sau khu nhà ở học sinh để uống kết nghĩa, thề trung thành, sống chết có nhau. Kết quả là buổi đó cả hội say mèm nằm liệt giường vì chưa biết uống rượu lại bị thầy mắng, phạt. Bao nhiêu kỷ niệm thân thương, hồn nhiên, vô tư, chân thành, không làm sao mà diễn tả cho hết . Vậy mà giờ đây có người đi tiếp, có người nằm lại trong mùi rong rêu, hoa cỏ lẫn cái mùi đất ẩm nồng nồng...
Vậy nên nó như càng cứa sâu  thêm cái vết thương trong lòng ba tôi một ký ức đáng yêu nhưng cũng thật đáng sợ thời trai trẻ xông pha chiến trường.
Cuộc đời ba như một cuốn phim lịch sử quay chậm đi qua cuộc kháng chiến chống Mỹ, gác lại cuộc đời người lính từ năm 1969-1989 với một năm ở Lào, từng là chiến sỹ trinh sát đặc công bảo vệ vành đai Trung Lào để bộ đội ta chủ lực đánh Hạ Lào. Bước sang thời đại đất nước đã thật sự thống nhất, bước sang thời đại đổi mới. Đó cũng chính là thời gian ba tôi đi dạy học từ năm 1978-1981. Ba được mời đi dạy kỹ thuật ở trườngTtrung cấp Xây dựng Việt Đức và 5 năm sau đó 1981-1986, ba tôi lại đi Tiệp để thực tập giảng dạy và học tập thêm theo như mong muốn của ông tôi. Ở một nơi xa quê, xa đất nước, ba tôi nhớ nhưng vẫn không quên nhiệm vụ giảng dạy và học tập, cố gắng thể hiện con người Việt Nam thân hình có thể nhỏ bé nhưng lại giàu ý chí, nghị lực, kiên cường, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi và nhất là luôn ngẩng cao đầu, yêu nước. Kết thúc khóa thực tập từ năm 1986-1997, ba tôi về nước và làm ngoại thương. Bỏ hình ảnh trai Hà Nội ba chọn Thành phố Vinh làm điểm đến tiếp theo và cũng là cuối cùng của mình bởi nhiều lý do, một trong đó vì Vinh là một thành phố thân thiện, mộc mạc có nhiều tiềm năng phát triển tuy còn "nguyên sơ" so với những thành phố đông đúc, ồn ào như Hải Phòng, Đà Nẵng. Ba tôi phụ trách trưởng 6 cửa hàng điện tử lớn thuộc công ty ngoại thương ở phường Quán Bàu. Đó cũng là thời kỳ vàng son, giàu có và thành đạt vô cùng của ba tôi mà mỗi khi kể lại ba vẫn không khỏi phấn khích, tự hào. Nhưng đến năm 1997, cái mốc cuối cùng trong cuộc đời đầy sóng gió nhưng cũng rất huy hoàng của ba khi mẹ tôi sinh ra tôi, ba tôi đã quyết định đặt dấu chấm cho mọi "chuyến phiêu lưu", thử thách, xây dựng mái ấm nho nhỏ, hạnh phúc để đón chờ sự chào đời của đứa con gái. Ba muốn được nuôi dạy con thật tốt, vì con chứ không bỏ quên con, mải mê với công việc làm ăn bận rộn, ba vẫn luôn hài lòng với quyết định đúng đắn của mình: Bỏ công việc đang phất như diều gặp gió, mở một quán cà phê nhỏ xinh xinh tại nhà để có thể tự tự tay trông nom, chăm sóc dạy dỗ con mình cùng tình yêu thương bao la vô bờ bến.
Bây giờ về hưu sống cuộc đời giản dị với 2 tấm huân chương, bằng khen của cuộc đời quân ngũ, về hưu với danh nghĩa phó giám đốc của một xí nghiệp ngoại thương, ba vẫn tự hào có những người bạn rất tốt, thành đạt, đàng hoàng, các tướng tá quân ngũ cũng như một vài vị lãnh đạo nhà nước. Ba cười khà khà bảo ít nhất thì cũng có 6-7 thằng tướng cùng 1 thằng phó thủ tướng. Không làm to, sống bình dị, nhưng lúc nào cũng có nhiều bạn bè đến thăm, thế là quý! Có những người đi ra đường được cung kính xưng tụng một ông hai ông nhưng đến gặp ba tôi thì vẫn như ngày nào, bên chén rượu đĩa thức ăn là lại "mày - tao" ôn chuyện thuở xưa và ba tôi chơi thật lòng, không giả dối, nịnh bợ, cũng không tệ bạc với bạn bè, chính điều đó đã làm nên dấu ấn  riêng của ba tôi, dấu ấn của Võ Thúc Minh trong lòng bạn bè khắp nơi trong và  ngoài nước. Đó cũng là lý do để bạn bè ba quý mến ba rất nhiều, khi nào đến cũng biếu quà ba, dù ít dù nhiều vẫn sâu nồng tình cảm. Chơi với ba họ thích cái sự bình dị  nhưng lại có chút ngông ngông, cao ngạo, không bao giờ cúi đầu, cũng không hạ thấp người khác bao giờ, luôn bênh vực kẻ yếu, ngẩng cao đầu kiên định, quyết đoán, mạnh mẽ có thể thấy được trong đôi mắt sâu nhìn xoáy người khác nhưng đôi lúc chứa nặng tâm tư của ba.
Thời gian qua, gia đình tôi đã có rất nhiều biến động mà vì thế ba tôi ngoài một người cha còn là một người mẹ, đảm đang phụ trách tất cả mọi việc. Hai đứa con đi học suốt ngày khi về thì đã có cơm ngon canh ngọt chờ sẵn. Bây giờ nhìn bạn bè ba cũng đã đến tuổi nghỉ hưu quanh năm nghỉ ngơi hết núi này biển nọ, có cháu có chắt, thảnh thơi đi chơi, ngao du sơn thủy, còn ba thì vẫn không được nghỉ ngơi, vẫn ngày ngày lo hai chị em tôi ăn học đến nơi đến chốn, ngày ngày tất bật với quán cà phê nhỏ xinh bằng tre gỗ làm niềm vui nho nhỏ, chủ yếu dành cho những người đã nghỉ hưu như ba ở xung quanh có chỗ nghỉ ngơi, thư giãn, thưởng thức cái vị vừa đắng vừa ngọt tê đầu lưỡi của cà phê một cách chậm rãi, để sống chậm lại, yêu thương nhiều hơn, thật nhẹ  nhàng bình dị biết bao !
Ba tôi bây giờ cũng như những người dân bình thường khác. Hàng xóm luôn nhận xét ba tôi là người đáng nể phục, kính trọng nhưng không xa lạ, kiểu cách mà hòa đồng, thân thiện, vui tính với mọi người. Thỉnh thoảng ba vẫn tạo điều kiện để giao lưu một bữa với bà con chòm xóm, thắt chặt tình láng giềng. Như thế mà ở xóm tôi, nó không ồn ào, náo nhiệt mà vô cùng êm ả, hiền hòa bình yên như tách biệt với cái cuộc sống bon chen, xô bồ, đông đúc những khu trung tâm liền kề - nơi mà ở đó, hàng xóm không bao giờ có những bữa cơm gặp mặt thân tình, ấm áp. Và tất cả là nhờ ba. Ba đã tạo cho tôi một môi trường sống lành mạnh bình yên, no đủ, đầy ắp tình thương yêu, là tấm gương sáng cho chúng tôi noi theo.
Ba tôi đúng là có lớn tuổi hơn rất nhiều so với những người bố khác của bạn cùng lứa. Nhưng vì thế mà tôi càng tự hào hơn vì thật khó mà có người bố nào đã từng này tuổi nhưng vẫn đảm đang, tháo vát, tất bật với công việc gia đình, chăm lo con cái đến nơi đến chốn như thế. Ba dạy con theo cách rất riêng. Có lần hai chị em tôi lại cãi nhau như thường lệ, ba rất buồn và rất giận. Rồi ba nói "Có lẽ thất bại đầu tiên của ba là không dạy được hai con giống như ông nội đã từng làm với ba và bác, cô, chú", và chúng tôi đã thấy hối hận vô cùng để rồi sau này luôn dặn lòng không không quên câu nói đó của ba.
Nhìn ba tôi nay tuổi đã cao, điều gì phải đến rồi cũng sẽ đến, mái tóc ba đã bạc rất nhiều. Ngày trước tôi hỏi, ba cười bảo "Đó là sợi hạnh phúc, sợi may mắn đấy", và tôi đã ước ba có thật nhiều sợi tóc màu bàng bạc ấy hơn. Bây giờ nghĩ lại mới thật thật là dại dột biết bao, căn bệnh gút và khớp quái ác vẫn đang hành hạ ba tôi. Nhìn gan bàn chân ba mốc meo, chai cứng, sạm đi, thô ráp, những ngón tay, bàn chân sưng tím mỗi khi cơn đau đến, nhìn khuôn mặt ba đau đớn, tiếng rên nho nhỏ trong đêm mà nằm thao thức, tôi không tài nào cầm được nước mắt để sáng ra thấy ướt đẫm bên gối. Giá như cơn đau có thể chạm đến được thì tôi phải nắm lấy sự đau đơn mà bóp tan, nghiền nát đến cùng mới thôi và đó đã trở thành một ký ức sống mãi trong tôi về người ba yêu dấu - người mà tôi luôn tôn thờ, kính yêu.
Trên đây chỉ là vài nét chính về cuộc đời của ba tôi, chưa biết rồi đây cuộc đời ba đã hết những biến động hay chưa, với cái nhìn và tự tâm của một đứa con gái nhỏ luôn được chở che trong vòng tay vững chái, yêu thương của ba, thật khó mà nói hết những xúc cảm mạnh mẽ mà tôi đang giấu kín trong lòng và chắc chắn ba là người tuyệt vời nhất đối với tôi.
Dẫu biết con người ta ai cũng có sinh thì phải có tử nhưng tôi vẫn lo sợ cái ngày ấy sẽ đến - cái ngày mà người tôi luôn tôn thờ, tin yêu sẽ vụt mấy khỏi cuộc đời tôi nhẹ tựa lông hồng. Nhưng ai biết, tôi đau xót như thế nào, lòng tôi sẽ ngập tràn nước mắt và tim tôi sẽ đau đến chết mất. Bởi vậy tôi luôn tự nhắc nhở, tự dặn lòng mình phải cố gắng học hành, tôi muốn học giỏi nhất, tài hoa nhất, hiếu thảo nhất, chí ít thì cũng trong lòng của ba tôi. Đã bao lần tôi hét lên trong mơ: "Đừng bỏ con, hãy ở lại bên con mãi ba nhé !"


Người viết: Võ Thúc Hà Yên ( 19 / 6 / 1997 )
Lớp: 9B - Trường THCS Hà Huy Tập - TP. Vinh - Tỉnh Nghệ An
Điện thoại: 01239281868 hoặc 0383. 522. 299

Nhân vật trong bài: Võ Thúc Minh ( 3 /2 / 1952 )
Địa chỉ : 118 Tuệ Tĩnh - Khối Trung Hòa - Phường Hà Huy Tập - TP. Vinh - Tỉnh Nghệ An.
Điện thoại: 0383. 522. 299

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

Đã đến lúc phải nuốt mọi cay đắng nhìn nhận lại tất cả

Mặc dù có anh chỉ trích là thay vì sáng tác bài mới, tôi hay "copy-paste", nhưng hôm nay lại phải xin phép các bạn cho lưu giữ ở đây bài mới của học giả Nguyễn Trung.

Vài dòng trích dẫn:
...
"Nói ngắn gọn: 37 năm qua ta chưa chiếm lĩnh được vị thế tối ưu lẽ ra có được trong địa chính trị thế giới và khu vực, thậm chí không hiếm trường hơp là lạc lõng trong cái trận đồ bát quái của đia chính trị thế giới kể từ khi hệ thống thế giới xã hội chủ nghĩa sụp đổ - sự lạc lõng quan trọng nhất với nhiều hậu quả lâu dài xảy ra ở Hội nghị Thành Đô năm 1990 để bình thường hóa quan hệ Việt – Trung, khi cục diện thế giới tạo ra cho nước ta thuận lợi hiếm có để củng cố hơn bao giờ hết thế độc lập tự chủ của nước ta trên trường quốc tế: thế ta là ta, đi với cả thế giới, không cần thiên lệch hay dựa vào bất kỳ ai! Nguyên nhân của mọi nguyên nhân của thực trạng này có lẽ là tư duy ý thức hệ đã dẫn tới nhận thức sai về thế giới chúng ta đang sống; vì lý do này trên thực tế đã thiếu sự giác ngộ đầy đủ về lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc của nước ta trong những tình huống quốc tế phức tạp. Sự phát triển của đường lối đối nội của ta trên cơ sở ý thức hệ này đã hạn chế nghiêm trọng khả năng tận dụng những lợi thế trên lĩnh vực đối ngoại.
Đã đến lúc phải nuốt mọi cay đắng nhìn nhận lại tất cả."

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

Bài hát về Trường Sa, Hoàng Sa

Nguồn:
http://www.google.com.vn/giaidap/thread?tid=2637891b8f06e436

Hỏi: Bạn hãy thống kê Những bài hát về Trường Sa ,Hoàng Sa
Trả lời: Cập nhật đến thời điểm này thì có 119 bài hát về Trường Sa, Hoàng Sa. Đó là tình yêu của quân và dân Việt Nam với Trường Sa, Hoàng Sa. Chúng tôi quyết tâm giữ vững Trường Sa, Hoàng Sa. Vì đó là của Việt Nam, có đầy đủ cơ sở, bằng chứng, căn cứ pháp lý, ...... Nơi đây là bất khả xâm phạm. Chúng ta sẵn sàng bằng mọi cách chống lại các hành động lấn chiếm, tước đoạt của các thế lực bên ngoài.

Cụ thể là các bài hát sau:
1. Nơi đảo xa (Thế Song)
2. Lướt sóng ra khơi (Thế Dương)
3. Gần lắm Trường sa (Hình Phước Long)
4. Nếu em tới thăm đảo (Trọng Loan)
5. Lấy lại Hoàng sa - Trường sa (Nhạc: Ngô Nguyễn Trần; Thơ: Tâm Thơ)
6. Đây Hoàng sa, đây Trường sa (Nhạc: Ngô Nguyễn Trần; Thơ: Tâm Thơ)
7. Những cái chết trên biển Đông (Nhạc: Ngô Nguyễn Trần; Thơ: Tâm Thơ)
8. Hoàng sa - Trường sa (Hồ Văn Sinh)
9. Trường sa, Trường sa (Phạm Đăng Khương)
10. Bài ca Hoàng sa, Trường sa (Nguyễn Chính)
11. Hoàng sa, Trường sa (Tuấn Khanh)
12. Hoàng sa, Trường sa (Nhạc: Ngô Nguyễn Trần; Thơ: Tâm Thơ)
13. Trường sa ơi, Hoàng sa ơi
14. Hành khúc chiến sĩ đảo Trường sa (Trần Xuân Tiến)
15. Đảo xa (Lê Thanh Hải)
16. Thủy quân bảo vệ Hoàng sa, Trường sa (Nhạc: Ngô Nguyễn Trần; Thơ: Tâm Thơ)
17. Biển gọi tình anh (Phạm Đăng Khương)
18. Tâm tình lính đảo (Hồng Giang)
19. Chút thơ tình người lính biển (Nhạc: Hoàng Hiệp; Thơ: Trần Đăng Khoa)
20. Tình yêu lính biển (Nhạc: Vũ Đức Quân; Thơ: Nguyễn Anh Nông)
21. Đêm trăng trên đảo (Phạm Đăng Khương)
22. Tạm biệt Trường Sa (Quỳnh Hợp - Nguyễn Hồng Sơn)
23. Nơi ấy là Trường sa (Xuân Nghĩa)
24. Đảo mùa xuân (Ngọc Châu)
25. Tiếng hát nơi đảo xa (Thanh Bình)
26. Hải quân Việt nam hành khúc (Văn Cao)
27. Tình yêu Trường sa
28. Mưa Trường sa (Xuân An)
29. Quyết giữ biển đảo Việt Nam (Tống Gia Vĩ)
30. Người con của biển
31. Chim sơn ca trên đảo sơn ca (Tăng Minh Thành)
32. Hai tiếng Trường sa (Vĩnh An)
33. Chút tình lính đảo (Hoàng Mạnh Toàn)
34. Bài ca người chiến sĩ hải quân
35. Gửi chú hải quân (Hoàng Ngọc Oanh)
36. Nếu em không yêu lính Hải quân (Nhạc: Quỳnh Hợp; Thơ: Đoàn Hoài Trung)
37. Nghe em hát ở Trường sa (Quỳnh Hợp)
38. Đảo đứng gác (Nhạc: Quỳnh Hợp; Thơ: Lê Thị Mây)
39. Nỗi lòng gửi anh (Nhạc: Quỳnh Hợp; Thơ: Đoàn Hoài Trung)
40. Hạt cát Trường sa (Nhạc: Nguyễn Văn Thành; Thơ: Trần Trung Đạo)
41. Bài cho hải đảo hờn căm (Nhạc: Nguyễn Văn Thành; Thơ: Phạm Lê Phan)
42. Trường Sa ngát hương sen (Phan Thanh Chương)
43. Khúc quân ca Trường Sa (Đoàn Bổng)
44. Sức sống Trường Sa (Nhạc: Nguyễn Hồng Sơn; Thơ: Đoàn Vũ Vinh)
45. Huyền tích Trường Sa (Nhạc: Nguyễn Đức Trịnh; Thơ: Bùi Văn Huấn)
46. Diệt thù trên Hoàng - Trường Sa (Nhạc: Ngô Nguyễn Trần; Thơ: Tâm Thơ)
47. Hào khí Hoàng Sa (Nhạc: Ngô Nguyễn Trần; Thơ: Tâm Thơ)
48. Sinh viên Việt Nam bảo vệ Hoàng Sa - Trường Sa (Nhạc: Ngô Nguyễn Trần; Thơ: Tâm Thơ)
49. Ánh mắt Song Tử Tây (Nguyễn Đức Trịnh)
50. Lính đảo đợi mưa (Nhạc: Quỳnh Hợp; Thơ: Trần Đăng Khoa)
51. Ghi ta trên biển (Thúy Hạnh)
52. Nghĩ về người lính đảo xa (Thượng Tọa Thích Chân Quang)
53. Kỷ niệm Trường Sa (Nhạc: Quỳnh Hợp; Thơ: Dương Tự Trọng)
54. Tình ca sau đêm bão (Nhạc: Quỳnh Hợp; Thơ: Trúc Chi)
55. Tình yêu lính đảo Trường Sa (Hoàng Thành)
56. Mùa xuân nơi Trường Sa (Nhạc: Quỳnh Hợp; Thơ: Nguyễn Hữu Quý)
57. Giữa trùng khơi sóng (Nhạc: Quỳnh Hợp; Thơ: Đoàn Vũ Vinh)
58. Nhớ đêm Trường Sa (Nhạc: Quỳnh Hợp; Thơ: Thanh Yến)
59. Đảo chân mây (Nhạc: Quỳnh Hợp; Thơ: Nguyễn Hồng Oanh)
60. Với Trường Sa (Nhạc: Quỳnh Hợp; Thơ: Hồ Tĩnh Tâm)
61. Trường Sa đá hát (Hoài Tố Hạnh)
62.Trường Sa ngân vang
63. Câu hát gửi Trường Sa (Lê Đức Vĩnh Tuyên)
64. Tổ quốc ở Trường Sa (Nhạc: Hoài Tố Hạnh; Thơ: Trần Đăng Khoa)
65. Ước ao ngày hiến chương (Nhạc: Nguyễn Hồng Sơn; Thơ: Nguyễn Tiến Bình)
66. Phút lặng im trên biển (Nguyễn Hồng Sơn)
67. Những người lính trẻ Trường Sa (Vũ Quang Trung)
68. Tâm tình gửi anh - người lính đảo (Tôn Thất Thành)
69. Hải đội Hoàng Sa (Trần Bắc Hải)
70. Cung đàn Trường Sa (Thúy Hạnh)
71. Chuyện tình Trường Sa (Lê Mây)
72. Sóng gió Trường Sa (Lê Mây)
73. Đảo chìm (Lê Mây)
74. Tôi hát Đảo Phan Vinh (Lê Mây)
75. Cây xanh trên đảo (Lê Mây)
76. Con tàu Titan (Lê Mây)
77. Hát về các anh: Người lính đảo xa (Nhạc: Trương Phú Thắng; Thơ: Đồng Đại Lộc)
78. Làm sao em không nhớ Trường Sa ơi (Hồ Tĩnh Tâm)
79. Ầm ầm sóng dậy Hoàng Sa Trường Sa (Nhạc: Nguyễn Hữu Phước; Thơ: Bùi Minh Quốc)
80. Lính đảo mong mưa (Nhạc: Hoài Tố Hạnh; Thơ: Trần Đăng Khoa)
81. An Tiêm của đảo Trường Sa
82. Sinh ra ở Trường Sa (Nguyễn Hồng Sơn - Quỳnh Hợp)
83. Tình yêu nơi Trường Sa (Đoàn Đức Yên Khang)
84. Tình yêu Trường Sa
85. Điệu chèo nơi Trường Sa
86. Hoàng Sa Trường Sa vùng lên (Nhạc: Ngô Nguyễn Trần; Thơ: Tâm Thơ)
87. Cùng hướng ra biển Đông (Nhạc: Ngô Nguyễn Trần; Thơ: Tâm Thơ)
88. Lời trái tim nơi đảo xa (Đinh Tiến Dũng)
89. Vòng tròn bất tử (Trần Bắc Hải)
90. Với Trường Sa (Nhạc: Quỳnh Hợp; Thơ: Hồ Tĩnh Tâm)
91. Tổ quốc nhìn từ biển (Nhạc: Quỳnh Hợp; Thơ: Nguyễn Việt Chiến)
92. Bay qua Biển Đông (Lê Việt Khánh)
93. Trường Sa - Hoàng Sa - Việt Nam (Nguyễn Việt)
94. Đảo bão (Nhạc: Quỳnh Hợp; Thơ: Nguyễn Trọng Tạo)
95. Ba em là bộ đội Hải quân (Quỳnh Hợp)
96. Trường Sa - Tổ quốc giữa trùng khơi (Nhạc: Lê Trung Tín; Thơ: Trương Nam Hương)
97. Này người anh em (Trần Lê Quỳnh)
98. Trường Sa - Hoàng Sa là của Việt Nam (Rap: High Kin)
99. Gửi đá xây Trường Sa (Nhạc: Trần Bắc Hải )
100. Chim biển và chiến sĩ Trường Sa
101. Đảo chìm (Quỳnh Hợp)
102. Ballade pour Hoang Sa (Nhạc: Jean Pierre Pousset; Thơ: André Menras-Hồ Cương Quyết)
103. Mộ gió (Vũ Thiết)
104. Lời sóng hát (Vũ Thiết)
105. Hoa của đảo (Nhạc: Quỳnh Hợp; Thơ: Dương Tự Trọng)
106. Sóng Trường Sa (Nhạc: Nguyễn Hồng Sơn; Thơ: Dương Tự Trọng)
107. Rock đồng hồ cát (Nhạc: Nguyễn Hồng Sơn; Thơ: Đoàn Vũ Vinh)
108. Gửi tới Trường Sa - hát chèo (Phạm Thanh Cải)
109. Hoàng Sa Trường Sa - Quần đảo quê ta (Trần Chí Phúc)
110. Biển đảo ta ơi! (Trần Nguyên Phú)
111. Cháu hát về đảo xa (Trần Xuân Tiên)
112. Câu hát gửi Trường Sa - Cải lương (Lê Đức Vĩnh Tuyên)
113. Hoàng Sa Trường Sa Thiêng Liêng Tổ Quốc Ta (Nguyễn Minh Châu)
114. Màu xanh Trường Sa (Lương Ngọc Minh)
115. Phía ấy Trường Sa (Vũ Duy Cương)
116. Ta ca Trường Sa (Phạm Tuyên)
117. Trường Sa tình yêu của tôi (Thuận Yến)
118. Có chúng tôi trên đảo Trường Sa (Trần Chung)
119. Câu ví đảo xa (Hoàng Thành)
Hãy hát vang lên những ca khúc này, gửi gắm tình yêu thắm thiết, trái tim và tâm hồn, người và của đến Trường Sa, Hoàng Sa thân yêu của chúng ta.

Danh sách chắc chắn còn thiếu nhiều.
Chẳng hạn hợp xướng Chân Sóng của Văn Phượng-Thanh Thảo đã được dựng tại Quảng Ngãi nhân ngày Thơ Việt Nam 2012, ca khúc "Ngọn cờ kiêu hãnh" của Vũ Quốc Việt đã được truyền hình trực tiếp từ THTG. Bạn chưa được nghe "Ngọn cờ kiêu hãnh" do FM trình bày trước một biển người? Hãy bấm vào đây, tôi đảm bảo bạn sẽ không hối tiếc.

Ngày hôm nay thiệt vui!

Ngày hôm nay thật vui.
Đúng như sự hưởng ứng nhiệt tình của anh 3chai và các tác giả  yêu biển đảo khác, phát huy truyền thống yêu nước tuyệt vời, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, kẻ thù nào cũng vượt qua, biết dùng nhân lực và vật lực vào những phút quyết định nhát, sáng nay, binh chủng HQNDVNAH đã phối hợp nhịp nhàng cùng tất cả các binh chủng KQ, PK lợi dụng sự kiêu căng đầy sơ hở của giặc, đã làm mưa làm gió chưa đầy 1h đã quét sạch quân bành trướng ra khỏi biên cương, chiếm lại toàn bộ HS thân yêu của chúng ta.
Thật tuyệt vời! cho quân thù biết dân VN ta thế nào là kiên cường bất khuất.
Cũng phải cám  ơn bạn LX đã giúp và bán cho chúng ta những thiết bị bảo vệ đất nước trên cả tuỵêt vời.








(nguồn: theo bản tin nhanh BBC)