Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011
Thơ và ca từ
Ngày nghỉ lễ đến rồi. Chúc cả nhà vui. Lỡ có ai buồn thì đọc tạm bài này xem có đỡ không.
THƠ VÀ CA TỪ: TƯƠNG TỰ NHƯNG KHÁC BIỆT
Tạp chí ÂM NHẠC VIỆT NAM, 18:tr. 4-5(2011).
Lời người dịch. Carla Starrett là điều phối viên chương trình (event coordinator) cho Great American Song Contest về phần ca từ, là tác giả hàng trăm bài viết về thơ, ca từ, nhạc, phim và văn học. Thay mặt bạn đọc Việt Nam tôi xin chân thành cảm ơn SongLyricist.com đã cho phép phổ biến lại bài viết này bằng tiếng Việt. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Bạn đọc có thể xem trang nguồn và phản hồi ý kiến của riêng mình với tác giả tại đó:
http://www.songlyricist.com/lyricorpoem.htm
***
Sự giống nhau giữa ca từ và thơ
Để hiểu được sự khác nhau giữa một bài thơ với một ca từ hay, trước hết phải hiểu sự giống nhau của chúng.
Nói chung, những điểm mạnh làm nên một bài thơ hay như tính hình ảnh, chủ để hấp dẫn, sự so sánh, tính gợi cảm và độc đáo – cũng sẽ làm cho ca từ hay.
- Cả thơ và ca từ đều dựa trên sức mạnh của ngôn ngữ
- Đều phải gợi cảm xúc cho người đọc/người nghe
- Đều cần khai thác các đặc tính phát âm và vần của từ
Cả thơ và ca từ đều sử dụng các phương pháp tu từ như ẩn dụ, ví von so sánh, từ láy, cường điệu, nhân cách hóa, tượng thanh. Cả hai đều dựa vào hình ảnh miêu tả.
Sự khác nhau giữa ca từ và thơ
Mặc dù có nhiều điểm chung, thơ và ca từ không phải là một. Sau đây là một số điểm khác nhau quan trọng giữa thơ và ca từ:
Thơ là nhằm để đọc, còn ca từ là để hát và nghe cùng với nhạc.
Hãy nghĩ mà coi. Khi nghe một bài hát, bạn không có điều kiện để quay lại, đọc lại, bạn không thể dừng giữa dòng.
Một bài thơ có thể phức tạp và dày đặc ý tưởng. Nó được viết để giao tiếp với người đọc.
Ca từ được viết để giao tiếp với người nghe. Vì âm nhạc chuyển động nhanh, ca từ phải lướt mau qua ý thức của người nghe, ca từ phải giao tiếp tức khắc, rõ ràng và tập trung vào chủ đề.
Ca từ truyền tải sức mạnh của nó thông qua nhạc và âm thanh. Các hình ảnh và từ ngữ miêu tả của ca từ phải liên hệ với cả tai nghe lẫn trí não của người nghe.
Ca từ cũng có thể không rõ nghĩa như trong nhiều bài hát hay của Bob Dylan. Tuy nhiên tuyệt đại đa số các bài hát thành công có ca từ rõ nghĩa được trình bày đẹp – thậm chí có thể phải nhắc lại cho rõ hơn.
Các câu lặp và điệp khúc là những thành phần cấu trúc quan trọng trong nghệ thuật viết ca khúc từ hàng trăm năm nay.
Cả thơ và ca từ đều cần thu hút sự chú ý. Nhưng ca từ phải làm việc đó thông qua thính giác. Một bài hát đầy những từ ngữ trừu tượng, những câu chữ dày đặc, khó hiểu thì không thể đạt tới được người nghe.
Một bài thơ có thể đứng độc lập không cần đến nhạc. Ca từ thì phải phối hợp được với nhịp điệu và cấu trúc của âm nhạc.
Trong phần lớn các trường hợp thì phương pháp dễ nhất là nhạc sĩ (composer) viết nhạc trước, rồi nhà thơ viết ca từ (nguyên bản: lyricist, sau đây viết tắt là nhà thơ) viết lời sau cho phù hợp với giai điệu có sẵn.
Như nhà viết ca khúc Paul Simon huyền thoại đã nói: “Hãy viết giai điệu. Sống với giai điệu một thời gian. Rồi sau hãy viết lời.”
Nhưng mặt khác những tác giả có kinh nghiệm hợp tác cũng có thể làm việc theo hướng ngược lại. Nếu nhà thơ hiểu rõ cấu trúc ca khúc thì người nhạc sĩ có kinh nghiệm sẽ viết được giai điệu theo ca từ đã viết trước.
Do ca khúc có cấu trúc nên việc viết ca từ là cả một chuyên nghề. Yêu cầu tối thiểu của một nhà thơ viết ca từ chuyên nghiệp là phải hiểu được căn bản về phiên khúc, điệp khúc, cao trào và đoạn dẫn.
Khi học cách viết ca từ, yêu cầu căn bản nhất đó là: Nếu bạn muốn thơ của bạn được phổ nhạc, bạn hãy viết sao cho nhạc sĩ cộng tác có thể đưa được thơ của bạn vào nhạc.
Một bài thơ có thể đọc thầm. Một ca từ thì phải hát.
Nhà thơ cũng cần phải quan tâm đến ca sĩ sẽ trình bày tác phẩm của mình thế nào. Một số câu và từ sẽ dễ hát, nhưng cũng có một số sẽ trúc trắc khó hát.
Những câu ví dụ như “recalcitrant octopuses eat tart grapefruit” (ví dụ tương đương trong tiếng Việt “nồi đồng nấu ốc nồi đất nấu ếch”, ND) chắc sẽ khó lòng hấp dẫn các ca sĩ danh tiếng.
Hãy đọc ca từ thành tiếng xem nó có dễ hát hay không. Nếu đọc thấy không thuận thì có thể có vấn đề. Nếu đang đọc mà phải dừng hoặc nói nhịu thì rõ ràng là ca từ có vấn đề.
Hãy tập thành thói quen đọc thành tiếng các bài thơ nhắm đích ca từ của bạn. Rồi bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt.
Thơ có thể dài tùy ý. Ca từ thì phải ngắn gọn.
Một bài thơ có thể dài nhiều trang, chứa đựng những bức tranh dưới tầng sâu mà người đọc chỉ nhận được sau khi đọc lại kỹ càng.
Trong ca từ thì nhạc chuyển động nhanh, mỗi từ đều phải cân nhắc. Nhà thơ viết ca từ hay là những người sử dụng lời tối thiểu để đủ dựng nên hình ảnh và khêu gợi cảm xúc. Ngày nay ít khi những bài hát dài quá 3-4 phút được đưa lên sóng.
Hãy học cách thể hiện rõ ràng, bằng ngôn từ ngắn gọn mà hiệu quả.
Ca từ và thơ tự do
Thơ tự do (không rõ định dạng, không vần, không có nhịp với số âm tiết quy định) rõ ràng vẫn là thơ. Nhưng rất hiếm khi thơ tự do được phổ nhạc thành công.
Dĩ nhiên người ta vẫn có thể phổ nhạc thơ tự do, chẳng hạn một số nhà viết ca khúc tiên phong như Laurie Anderson cũng thành danh trong lĩnh vực này.
Dù vậy, 98% các bài thơ được phổ nhạc thành công là những bài thơ phù hợp với các cấu trúc nhạc phổ biến. Chúng có vần điệu và có các cấu trúc như phiên khúc, điệp khúc, câu lặp, đoạn dẫn, câu chốt (hooks).
Hãy học nghề của bạn!
Để viết được ca từ, bạn hãy học cái nghề này, hãy học các cấu trúc căn bản của ca khúc.
Bài tập: Hãy phân tích một vài bài hát mà bạn ưa thích. Hãy nhận rõ các cấu trúc đặc thù của chúng.
Sau khi đã hiểu rõ các cấu trúc của riêng từng bài, hãy chọn lấy cấu trúc mà bạn thấy thích nhất. Hãy phân tích các bài hát khác nhau xem chúng có những đặc điểm nào phù hợp với phong cách và thị hiếu của bạn.
Rồi sau đó hãy viết một ca khúc trên mô hình ca khúc mà bạn ngưỡng mộ.
Khi đã bắt đầu nghe các ca khúc một cách có phân tích, bạn hãy tìm đọc một vài quyển sách tốt về đề tài viết ca từ.
Sau cùng, một nha sĩ không thể trở thành nha sĩ tốt mà không trải qua nhiều năm học tập. Một người thợ ống nước cũng không thể trở thành thợ giỏi mà không tích lũy kiến thức và kinh nghiệm. Vậy thì tại sao quy luật ấy không áp dụng cho các nhà thơ viết ca từ và các nhạc sĩ viết ca khúc?
Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011
Thiện xạ lại vẽ vòng phấn
Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011
Có phải chỉ người Việt mới "hôi của"?
Bài đăng trên BáoBlog
"...Việc chỉ trích và lên án những hành động hôi của vừa qua đối với việc người dân đua nhau lượm dưa hấu đã dấy lên những phàn hồi gay gắt nhất. Nhiều người cho rằng đó là lẽ đương nhiên, vì ở đâu cũng như thế. Và có lẽ nó đã đúng.
Hình ảnh này có khắp cả thế giới (ảnh minh họa từ internet)
Thật ra mọi người nói cũng là để mong thấy ý thức dân mình tốt hơn. Đúng là ở đâu cũng có thể xảy ra chuyện như vậy. Ngay cả bên Nhật, bạn nghe báo chí toàn nói những điều tốt đẹp. Nhưng mình nghe từ chính người Nhật nói thì họ nói việc 1 số người xấu tranh thủ "hôi của" trong trận động đất vừa rồi là có, nhưng rất ít. Dù sao thì khi nghe mình khen họ cũng không mờ mắt mà lấp liếm cái xấu của họ.
Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011
Mùa thu Mount Lofty
Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011
Tặng các Quế nhân không phải 20/11
39. Tả cảnh cắt tiết gà:
- Hôm nay là ngày rằm, mẹ em mua 1 con gà về thịt, bố em bảo: Hoàng ơi ra cầm chân cho bố, thế rồi bố em vặt vặt mấy cái lông ở cổ và lẩm bẩm:: 'Tao hóa kiếp cho mày sang kiếp khác rồi cứa cứa con dao... Bỗng, xoẹt 1 cái, 1 bãi .... nóng hổi trên tay em..."
40. Bài văn của học sinh lớp 2 tả về em đi hái hoa về cho lớp:
- Em đi ra khỏi chỗ, em đi ra hành lang, em xuống cầu thang, em đi qua sân trường. Ra khỏi cổng trường, em đi đến một con suối. Bên bờ suối có rất nhiều hoa đẹp. Em hái một bó hoa mang về. Khi về đến cổng trường, em lại đi qua sân trường, em đi lên cầu thang, đi qua hành lang, em bước vào lớp. Em tặng cô bó hoa. Cô mỉm cười: Cô cảm ơn em".
41. Bài văn tả bà nội:
“… Bà nội em rất hiền. Mắt bà một mí nhìn sụp xuống. Bà khoái ăn trầu, ngày nào cũng ăn, nhổ ra cái nước đỏ lòm. Bà rất thích đánh em vì em hay trốn ngủ trưa. Cái roi bà giấu sau cánh cửa. Bà sai em đi mua cho bà ly chè sương sa, bánh lọt. Vừa đi em vừa húp bớt lớp nước dừa ở trên vì nó béo lắm. Về nhà nhìn ly nước, bà sai em ra xin thêm nước dừa và chê bà bán hàng hà tiện nước dừa. Em đâu có dám xin thêm. Bà em rất cao. Thân bà cao bảy thước. Gần nhà em có mấy cái cô bán bia ôm, buổi trưa hay la lối, cười giỡn om sòm với mấy cái ông lạ hoắc ở đâu tới. Bà tức lắm, chống nạnh chửi qua. Mấy cô thấy bà cao lớn, không dám chửi lại”.
Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011
Xem bức tranh "The last supper "
Chúng ta đang xem bức tranh The last supper ( “Bữa ăn chiều cuối cùng”, hay còn gọi là” tiệc ly”) của Leonardo Da Vinci, bức trên là bản gốc, bức dưới là bản được phục dựng. Bức tranh miêu tả Đức Chúa đạo Thiên chúa Jesu Cris và các vị thánh tông đồ, họ đang dự bữa ăn chiều cuối cùng, trước khi Chúa jesu bị bắt và sẽ bị đóng đinh câu rút. Bức tranh thể hiện rõ thái độ của từng người khi họ nghe Chúa thông báo trong số họ có một kẻ phản bội. Da Vinci đã dùng bút pháp thần kỳ của mình lột tả tâm trạng từng người trong số các vị thánh tông đồ tham gia bữa tiệc, người thì ngạc nhiên, người thì giận dữ, người thì oán hận..v.v. điều đó có thể phân tích trên bức tranh. Nhưng chúng ta hãy tìm xem, ai là kẻ bán Chúa. Kẻ nào là Judas, người mà Jesu cho rằng sẽ phản bội mình. Người đó là ai trong bức tranh?
Judas |
Tranh của Leonardo Da Vinci, cũng như các tác phẩm khác của ông ẩn chứa rất nhiều điều bí mật, nhưng ở bức tranh này có hai nhân vật được ông lột tả rất chân thật, đó là Đức Chúa, với gương mặt thánh thiện, rạng ngời, nét hiền hòa bao dung, và người thứ hai chính là kẻ phản bội Judas, chính là khuôn mặt thứ tư từ trái sang, kẻ đang cầm túi tiền và đang tỏ vẻ ngạc nhiên rất khéo. Người này được họa sỹ khắc họa bằng một khuôn mặt đen đủi, râu ria rậm rạp, nét mặt gian xảo, thật trái ngược với khuôn mặt Chúa trời.
Vậy nhưng thật kỳ lạ. Người mà Leonado da Vinci dùng làm mẫu để vẽ Chúa , người ở thái cực bên này của điều thiện và Judas, kẻ ở phía bên kia của sự phản bội, lừa lọc, tàn ác lại có một mối quan hệ đặc biệt, rất đặc biệt, là bởi vì hai kẻ tưởng chừng khác nhau nhưng lại chính là một.
Chuyện kể rằng Da Vinci vẽ bức tranh này trong thời gian khá lâu, bởi vì ông muốn tác phẩm của mình để lại cho hậu thế là một tác phẩm được miêu tả chân thật, vì vậy tiêu chuẩn chọn người mẫu rất khắt khe.
Một chàng trai trẻ đẹp, với khuôn mặt thánh thiện, với một nhân cách tinh khiết và một tâm hồn trong sáng đã được ông chọn làm khuôn mẫu cho hình tượng Chúa, và như ta thấy trong tranh, Chúa Trời với khuôn mặt hiền từ, thánh thiện, thật xứng đáng với ngôi vị Chúa của muôn loài, trong tâm thức người theo đạo.
Việc chọn mẫu và vẽ các vị thánh tông đồ không có gì khó khăn nên được ông nhanh chóng hoàn thành.
Chỉ còn lại duy nhất một nhân vật, đó chính là Judas, với người này họa sỹ phải tìm được một khuôn mặt của kẻ hám lợi, ti tiện, đạo đức giả. Kẻ sẵn sàng bán đứng người thân của mình, dù đó là ai. Việc tìm kiếm người như vậy theo ý ông là rất khó khăn, bởi vì không phải ai cũng hội đủ từng ấy sự xấu xa trong con người mình. Tuy nhiên cuối cùng người ta cũng tìm được một tử tù, kẻ đã phạm nhiều tội ác giết người, cướp của và đang bj giam cầm trong ngục tối và báo cho Leonado Da Vinci
Trước mắt ông là một con người tăm tối, dung mạo xấu xa và một khuôn mặt hằn lên vẻ tàn ác và đê tiện cùng cực. Đúng là kẻ ông cần, sau khi được phép của Đức Vua, Da Vinci đưa hắn về làm người mẫu cho nhân vật Judas- kẻ phản bội.
Bức tranh được hoàn thành sau những ngày họa sỹ miệt mài bên giá vẽ cùng với người mẫu- kẻ tử tù đặc biệt. Khi ông thở phào vì đưa xong nét cọ cuối cùng và để tránh nhìn thêm vào con người xấu xa đó, họa sỹ ra lệnh dẫn tên tử tù đi thì cũng là lúc hắn sụp xuống và nức nở với ông rằng: “ Ôi ! thưa ngài Da Vinci. Ngài không nhận ra con thật ư?”
Định thần nhìn thật kỹ, họa sỹ bàng hoàng nhận ra kẻ đang quỳ sụp trước mặt ông cũng chính là người thanh niên năm xưa đã được ông mời làm mẫu vẽ nên khuôn mặt của Đức Chúa Trời. Sự đời thật trớ trêu vậy!
Câu chuyện được truyền tụng với cam đoan rằng đó là chuyện thật một trăm phần trăm như chính tác phẩm The last supper. Có thật hay không không quan trọng, cái tinh thần mà câu chuyện mang lại thật nhân văn.
(Nguồn ảnh Internet)
(Nguồn ảnh Internet)
Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2011
Của rơi
Hôm trước, đọc bài dẫn của anh Thắngk5 về chuyện dân Nhật thấy tiền rơi vãi không thèm nhặt, thậm chí hàng trăm két sắt đựng tiền như vậy mà rồi cũng đưa về đồn Công an cả. Chuyện này giống hệt ngày xưa, bác nào nhặt được của rơi, cầm tay dắt người già sang đường, đội viên Thiếu niên tiền phong làm kế hoạch nhỏ góp giấy vụn xây dựng nhà máy nhựa Tiền phong, anh nào ở nông thôn được khuyến khích làm kế hoạch nhỏ, làm phân xanh ..v.v. đều được biểu dương, khuyến khích. Của rơi nộp cho Công an, mấy chú tư giấy về trường, sáng thứ hai được hiệu trưởng đọc biểu dương , vinh dự quá! thấy mình oai như cóc hehe!!! ( hồi đó không dám nghi là nộp rồi không biết có đến tay người bị mất không? mấy chú CA hồi đó nghiêm chỉnh lắm)
Hôm nay đọc được bài trên "Sài Gòn tiếp thị", muốn dẫn về cho cho anh chị em xem, buồn quá chẳng biết bình luận thế nào! Mấy quả dưa hấu mà còn tranh cướp nhau. Két sắt tiền mà rơi xuống thì sao nhỉ?
Hôm nay đọc được bài trên "Sài Gòn tiếp thị", muốn dẫn về cho cho anh chị em xem, buồn quá chẳng biết bình luận thế nào! Mấy quả dưa hấu mà còn tranh cướp nhau. Két sắt tiền mà rơi xuống thì sao nhỉ?
Thứ Tư, 13 tháng 4, 2011
Thư zãn
Thứ Ba, 12 tháng 4, 2011
Lại cái chuyện anh TQ muốn nhòm ngó xuống Đông Dương.
Theo lệnh của phóng viên chiến trường Qt đang đi vắng,tôi chắp bút bài này để chúng ta cùng theo bước anh TQ xem ý định đi về đâu, và làm gì ?
Quân đội Trung Quốc với kế hoạch Hỏa tốc Đông phương
Sự gia tăng vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế được hỗ trợ bởi sự hiện diện ngày một lớn của quân đội trong các vấn đề khu vực và toàn cầu. Tham vọng của Bắc Kinh được mở rộng bằng lời thúc giục các nhà lãnh đạo Trung Quốc chủ động hơn trong nỗ lực bảo vệ các lợi ích quốc gia. Lời kêu gọi ấy đã làm dấy lên mối quan ngại về khả năng triển khai quân đội đại lục để bảo vệ các khu vực biên giới rộng lớn.
Bài viết của tác giả Christina Y Lin đăng trên Atimes
Ví dụ, trong cuộc khủng hoảng Kyrgyzstan tháng 4/2010, khi biểu tình bạo lực đã lật đổ chính phủ, Trần Tương Dương - nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc (CICIR), kêu gọi một chiến lược “ngoại vi lớn” để đảm bảo an toàn cho các khu vực lân cận của Trung Quốc.
Kêu gọi của Trần được lặp lại bởi chính các nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc về khả năng can thiệp tại Trung Á. Một tờ báo Hong Kong trong bài bình luận đăng tải tháng 1 lập luận rằng, đường sắt và ý nghĩa quân sự quan trọng của nó rất cần được đưa vào ống kính chiến lược của các nhà lãnh đạo Trung Quốc khi nước này xuất khẩu công nghệ đường sắt, đồng thời củng cố kế hoạch gia tăng sức mạnh quân sự.
Hỏa tốc Đông phương
Trên thực tế, như thể áp dụng tầm nhìn chiến lược này, ngày 17/11/2010, quân đội Trung Quốc (PLA) lần đầu tiên đã đáp chuyến tàu cao tốc Thượng Hải - Nam Kinh để trở về doanh trại sau khi hoàn thành nhiệm vụ bảo đảm an ninh tại Triển lãm thế giới Thượng Hải 2010.
Quân đội tích cực tham gia vào việc thiết kế đường sắt cao tốc Trung Quốc.
Theo Văn phòng đại diện quân sự của PLA tại Cục Đường sắt Thượng Hải, tuyến đường sắt Thượng Hải - Nam Kinh là tuyến liên thành phố, có thể đạt tốc độ tối đa 3.450km/h. Một số nhà phân tích quân sự Trung Quốc coi đây là con đường lý tưởng để PLA “phô trương” quân đội và các thiết bị nhẹ trong hoạt động quân sự hơn là chiến tranh.
Trung Quốc cũng đã xây dựng các tuyến đường sắt tới Tây Tạng, đang phát triển mạng lưới đến Nepal, và lên kế hoạch xây dựng đường sắt cao tốc nối tới Lào, Singapore, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan và Myanmar. Tháng 11 năm ngoái, Ngoại trưởng Iran khi ấy là Manouchehr Mottaki tuyên bố: Iran, Afghanistan và Tajikistan đã nhất trí hợp tác với Trung Quốc để xây dựng tuyến đường sắt Trung Quốc - Iran từ Tân Cương đi qua Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan và điểm kết thúc tại Iran.
Trung Quốc còn có một kế hoạch dài hơn để kết nối tới tận phía tây Iraq (nơi Trung Quốc đầu tư lớn vào dầu khí), Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và đến châu Âu. Đây là một phần của Mạng lưới Đường sắt xuyên Á (TAR) hay Tuyến Đường sắt Tơ lụa kết nối Trung Quốc với châu Âu, sử dụng Trung Đông như một trung tâm quá cảnh.
Với mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc đạt tốc độ tối đa 486,1km/h và sự xông xáo của PLA trong nỗ lực nâng cấp các khả năng chiến đấu tầm xa thông qua việc sử dụng đường sắt để hỗ trợ hậu cần cho lực lượng không quân (PLAAF) và các dự án quân sự khác, thì chiến lược “Hỏa tốc Đông phương” trên Con đường Tơ lụa mới hồi sinh sẽ có tác động quân sự và chiến lược quan trọng với các lợi ích Mỹ và phương Tây trong khu vực.
Quân sự hóa Con đường Tơ lụa Sắt
PLA đã tích cực tham gia vào hoạt động thiết kế, lên kế hoạch cho đường sắt cao tốc Trung Quốc. Ví dụ, Cục Đường sắt Thành Đô có 14 sĩ quan quân sự đảm nhận những vị trí hàng đầu trong các ban ngành chủ chốt ở mọi ga chính, thực hiện nhiệm vụ phối hợp hoạt động lên kế hoạch, thiết kế, xây dựng và giám sát đường sắt.
Cục Đường sắt Thẩm Dương nằm ở vị trí chiến lược của Liêu Ninh - tỉnh giáp Triều Tiên, Nội Mông và Hoàng Hải cũng đã thiết lập cơ cấu quản lý vận chuyển quân sự khu vực với PLA. Theo Ban vận chuyển quân sự thuộc Tổng cục Hậu cần PLA (GLD), hơn 1.000 nhà ga đã được trang bị những phương tiện vận tải quân sự, từ đó thiết lập một mạng lưới đường sắt hỗ trợ toàn diện nhằm nâng cao khả năng chiến lược của PLA.
GLD đã phối hợp với Bộ Đường sắt trong năm 2009 nâng cấp 20 tuyến đường sắt cũ tại Trung Quốc với khả năng vận chuyển quân sự. Năm 2009, một lượng tiền lớn đã được đầu tư để xây dựng các cơ sở vận tải quân sự cho một số nhà ga.
Việc đầu tư này nhằm đáp ứng các nhu cầu quân sự để sử dụng cho các hoạt động kiểu như Sứ mệnh hòa bình của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) trong năm 2010. GLD đã tích cực tham gia vào toàn bộ quá trình xây dựng đường sắt, từ lên kế hoạch, chương trình đầu tư tới công đoạn hoàn tất mạng lưới. Ví dụ, khi xây dựng đường sắt từ Côn Minh - thủ phủ tỉnh Vân Nam tới Nam Ninh - thủ phủ Quảng Tây, để đáp ứng yêu cầu của quân đội, Bộ Đường sắt đã phải xem xét lại một phần tuyến đường và kéo dài thêm 12,4km khiến chi phí gia tăng lên tới 1,55 tỉ nhân dân tệ (232,66 triệu USD).
Với chính sách không ngừng mở rộng của Trung Quốc và các dự án cơ sở hạ tầng hướng tới các nước láng giềng, một số nhà phân tích bắt đầu lo ngại về khả năng quân sự hóa trên Con đường Tơ lụa Sắt. Thụy Phương (Theo Atimes)
Quân đội Trung Quốc với kế hoạch Hỏa tốc Đông phương
Sự gia tăng vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế được hỗ trợ bởi sự hiện diện ngày một lớn của quân đội trong các vấn đề khu vực và toàn cầu. Tham vọng của Bắc Kinh được mở rộng bằng lời thúc giục các nhà lãnh đạo Trung Quốc chủ động hơn trong nỗ lực bảo vệ các lợi ích quốc gia. Lời kêu gọi ấy đã làm dấy lên mối quan ngại về khả năng triển khai quân đội đại lục để bảo vệ các khu vực biên giới rộng lớn.
Bài viết của tác giả Christina Y Lin đăng trên Atimes
Ví dụ, trong cuộc khủng hoảng Kyrgyzstan tháng 4/2010, khi biểu tình bạo lực đã lật đổ chính phủ, Trần Tương Dương - nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc (CICIR), kêu gọi một chiến lược “ngoại vi lớn” để đảm bảo an toàn cho các khu vực lân cận của Trung Quốc.
Kêu gọi của Trần được lặp lại bởi chính các nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc về khả năng can thiệp tại Trung Á. Một tờ báo Hong Kong trong bài bình luận đăng tải tháng 1 lập luận rằng, đường sắt và ý nghĩa quân sự quan trọng của nó rất cần được đưa vào ống kính chiến lược của các nhà lãnh đạo Trung Quốc khi nước này xuất khẩu công nghệ đường sắt, đồng thời củng cố kế hoạch gia tăng sức mạnh quân sự.
Hỏa tốc Đông phương
Trên thực tế, như thể áp dụng tầm nhìn chiến lược này, ngày 17/11/2010, quân đội Trung Quốc (PLA) lần đầu tiên đã đáp chuyến tàu cao tốc Thượng Hải - Nam Kinh để trở về doanh trại sau khi hoàn thành nhiệm vụ bảo đảm an ninh tại Triển lãm thế giới Thượng Hải 2010.
Quân đội tích cực tham gia vào việc thiết kế đường sắt cao tốc Trung Quốc.
Theo Văn phòng đại diện quân sự của PLA tại Cục Đường sắt Thượng Hải, tuyến đường sắt Thượng Hải - Nam Kinh là tuyến liên thành phố, có thể đạt tốc độ tối đa 3.450km/h. Một số nhà phân tích quân sự Trung Quốc coi đây là con đường lý tưởng để PLA “phô trương” quân đội và các thiết bị nhẹ trong hoạt động quân sự hơn là chiến tranh.
Trung Quốc cũng đã xây dựng các tuyến đường sắt tới Tây Tạng, đang phát triển mạng lưới đến Nepal, và lên kế hoạch xây dựng đường sắt cao tốc nối tới Lào, Singapore, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan và Myanmar. Tháng 11 năm ngoái, Ngoại trưởng Iran khi ấy là Manouchehr Mottaki tuyên bố: Iran, Afghanistan và Tajikistan đã nhất trí hợp tác với Trung Quốc để xây dựng tuyến đường sắt Trung Quốc - Iran từ Tân Cương đi qua Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan và điểm kết thúc tại Iran.
Trung Quốc còn có một kế hoạch dài hơn để kết nối tới tận phía tây Iraq (nơi Trung Quốc đầu tư lớn vào dầu khí), Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và đến châu Âu. Đây là một phần của Mạng lưới Đường sắt xuyên Á (TAR) hay Tuyến Đường sắt Tơ lụa kết nối Trung Quốc với châu Âu, sử dụng Trung Đông như một trung tâm quá cảnh.
Với mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc đạt tốc độ tối đa 486,1km/h và sự xông xáo của PLA trong nỗ lực nâng cấp các khả năng chiến đấu tầm xa thông qua việc sử dụng đường sắt để hỗ trợ hậu cần cho lực lượng không quân (PLAAF) và các dự án quân sự khác, thì chiến lược “Hỏa tốc Đông phương” trên Con đường Tơ lụa mới hồi sinh sẽ có tác động quân sự và chiến lược quan trọng với các lợi ích Mỹ và phương Tây trong khu vực.
Quân sự hóa Con đường Tơ lụa Sắt
PLA đã tích cực tham gia vào hoạt động thiết kế, lên kế hoạch cho đường sắt cao tốc Trung Quốc. Ví dụ, Cục Đường sắt Thành Đô có 14 sĩ quan quân sự đảm nhận những vị trí hàng đầu trong các ban ngành chủ chốt ở mọi ga chính, thực hiện nhiệm vụ phối hợp hoạt động lên kế hoạch, thiết kế, xây dựng và giám sát đường sắt.
Cục Đường sắt Thẩm Dương nằm ở vị trí chiến lược của Liêu Ninh - tỉnh giáp Triều Tiên, Nội Mông và Hoàng Hải cũng đã thiết lập cơ cấu quản lý vận chuyển quân sự khu vực với PLA. Theo Ban vận chuyển quân sự thuộc Tổng cục Hậu cần PLA (GLD), hơn 1.000 nhà ga đã được trang bị những phương tiện vận tải quân sự, từ đó thiết lập một mạng lưới đường sắt hỗ trợ toàn diện nhằm nâng cao khả năng chiến lược của PLA.
GLD đã phối hợp với Bộ Đường sắt trong năm 2009 nâng cấp 20 tuyến đường sắt cũ tại Trung Quốc với khả năng vận chuyển quân sự. Năm 2009, một lượng tiền lớn đã được đầu tư để xây dựng các cơ sở vận tải quân sự cho một số nhà ga.
Việc đầu tư này nhằm đáp ứng các nhu cầu quân sự để sử dụng cho các hoạt động kiểu như Sứ mệnh hòa bình của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) trong năm 2010. GLD đã tích cực tham gia vào toàn bộ quá trình xây dựng đường sắt, từ lên kế hoạch, chương trình đầu tư tới công đoạn hoàn tất mạng lưới. Ví dụ, khi xây dựng đường sắt từ Côn Minh - thủ phủ tỉnh Vân Nam tới Nam Ninh - thủ phủ Quảng Tây, để đáp ứng yêu cầu của quân đội, Bộ Đường sắt đã phải xem xét lại một phần tuyến đường và kéo dài thêm 12,4km khiến chi phí gia tăng lên tới 1,55 tỉ nhân dân tệ (232,66 triệu USD).
Với chính sách không ngừng mở rộng của Trung Quốc và các dự án cơ sở hạ tầng hướng tới các nước láng giềng, một số nhà phân tích bắt đầu lo ngại về khả năng quân sự hóa trên Con đường Tơ lụa Sắt. Thụy Phương (Theo Atimes)
Thứ Hai, 11 tháng 4, 2011
Ai muốn có nhiều tiền mặt, bay ngay sang Nhật Bản.
Ở VN kiếm tiền quá khó, trong khi ở Nhật Bản, két đựng tiền được sóng cuốn vào bờ quá nhiều, ai muốn có tiền, sang ngay đó mà nhặt.
Hàng trăm két sắt chứa tiền dạt vào bờ sau sóng thần.
Không có chiếc xe hơi nào đỗ tại garage Sở cảnh sát Ofunato, thay vào đó là hàng trăm chiếc két sắt đựng tiền được tìm thấy sau sóng thần. Số két sắt này bị sóng cuốn ra biển rồi đánh dạt vào bờ. Cảnh sát đang nỗ lực tìm kiếm chủ nhân của chúng. Trong số những két sắt đó, chắc chắn có nhiều chiếc cất giữ tiền tiết kiệm cả đời của ai đó - điều thường thấy ở Nhật, đặc biệt là rất nhiều người già vẫn giữ tiền tại nhà. Theo một ước tính, Nhật Bản có số tiền yên trị giá 350 tỉ USD không được lưu hành. Thậm chí, ở Nhật còn có cả một thuật ngữ dùng để gọi số tiền này, đó là "tansu yokin", có nghĩa là "tiền tiết kiệm trong tủ".Đúng 1 tháng sau trận động đất, sóng thần tồi tệ, những đống đổ nát, bùn rác vẫn còn ngổn ngang ở khu vực bị thảm họa thiên nhiên tấn công. Và trong đống ngổn ngang ấy, người ta ngày càng tình cờ phát hiện được nhiều tiền mặt và két sắt bị khóa chặt dạt vào bờ.Tại khu vực Ofunato và những thành phố lân cận khác, cảnh sát giờ đây lại phải đối mặt với nhiệm vụ quản lý số tài sản được tìm thấy sau sóng thần này."Đầu tiên, chúng tôi để tất cả két sắt trong văn phòng" - ông Noriyoshi Goto, người đứng đầu Ban Tài chính của Sở Cảnh sát Ofunato, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý số tài sản thất lạc, nói. "Nhưng vì có quá nhiều két sắt nên chúng tôi buộc phải di chuyển chúng".Goto không thể xác định được đơn vị ông đã tìm được bao nhiêu két sắt, chỉ biết rằng đã có hàng trăm chiếc được tìm thấy, và mỗi ngày lại có thêm nhiều chiếc nữa.Xác định chủ sở hữu của những két sắt này đã là khó, nhưng còn khó hơn, thậm chí gần như không thể xác định được ai là chủ nhân của số tiền mặt tìm thấy trong phong bì, túi không dấu, hộp và đồ nội thất. Theo một báo cáo của ngân hàng trung ương Nhật Bản năm 2008, hơn 1/3 số tiền mệnh giá 10.000 yen (118 USD) phát hành không được lưu thông, tương đương khoảng 30 nghìn tỉ yen hoặc 354 tỉ USD.Chính phủ Nhật Bản tính toán rằng, trận động đất, sóng thần gây thiệt hại lên tới 309 tỉ USD. Con số trên bao gồm những tổn thất trực tiếp của số nhà cửa, đường sá và hạ tầng bị hư hại. Nhưng con số đó chưa tính đến thiệt hại tài sản cá nhân, trong đó có số tiền mặt bị cuốn trôi theo dòng nước dữ.Với con số hơn 25.000 chết và mất tích, sẽ có rất nhiều két sắt trở thành vô chủ. Theo luật pháp Nhật, chính quyền phải lưu giữ số tài sản tìm được trong vòng 3 tháng. Nếu chủ nhân của chúng không xuất hiện trong thời gian này, người tìm thấy sẽ có quyền sử dụng số tài sản đó, trừ khi nó có nhận dạng cá nhân chẳng hạn như sổ địa chỉ. Nếu cả chủ sở hữu lẫn người tìm thấy không nhận, chính phủ sẽ tiếp quản số tài sản này.Nhưng tất cả những người sống sót và đang tìm kiếm để lấy lại tiền sẽ cần phải cung cấp bằng chứng, chẳng hạn như mã mở két sắt hoặc chứng minh số tài liệu bên trong két là của mình.Đến nay, mới chỉ có khoảng từ 10-15% những đồ có giá trị tìm thấy trong đống đổ nát của sóng thần đã được trả lại cho chủ nhân - quan chức tỉnh Miyagi và Iwate nói. Thay vì chờ đợi, cảnh sát tỉnh Iwate đang xem xét một biện pháp chủ động hơn, đó là họ sẽ mở két để xác định chủ sở hữu của chúng.Và trong những ngày tới, chắc chắn sẽ còn nhiều két sắt hoặc những đồ vật có giá trị tiếp tục được tìm thấy trong bãi rác khổng lồ sau sóng thần.
Hàng trăm két sắt chứa tiền dạt vào bờ sau sóng thần.
Không có chiếc xe hơi nào đỗ tại garage Sở cảnh sát Ofunato, thay vào đó là hàng trăm chiếc két sắt đựng tiền được tìm thấy sau sóng thần. Số két sắt này bị sóng cuốn ra biển rồi đánh dạt vào bờ. Cảnh sát đang nỗ lực tìm kiếm chủ nhân của chúng. Trong số những két sắt đó, chắc chắn có nhiều chiếc cất giữ tiền tiết kiệm cả đời của ai đó - điều thường thấy ở Nhật, đặc biệt là rất nhiều người già vẫn giữ tiền tại nhà. Theo một ước tính, Nhật Bản có số tiền yên trị giá 350 tỉ USD không được lưu hành. Thậm chí, ở Nhật còn có cả một thuật ngữ dùng để gọi số tiền này, đó là "tansu yokin", có nghĩa là "tiền tiết kiệm trong tủ".Đúng 1 tháng sau trận động đất, sóng thần tồi tệ, những đống đổ nát, bùn rác vẫn còn ngổn ngang ở khu vực bị thảm họa thiên nhiên tấn công. Và trong đống ngổn ngang ấy, người ta ngày càng tình cờ phát hiện được nhiều tiền mặt và két sắt bị khóa chặt dạt vào bờ.Tại khu vực Ofunato và những thành phố lân cận khác, cảnh sát giờ đây lại phải đối mặt với nhiệm vụ quản lý số tài sản được tìm thấy sau sóng thần này."Đầu tiên, chúng tôi để tất cả két sắt trong văn phòng" - ông Noriyoshi Goto, người đứng đầu Ban Tài chính của Sở Cảnh sát Ofunato, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý số tài sản thất lạc, nói. "Nhưng vì có quá nhiều két sắt nên chúng tôi buộc phải di chuyển chúng".Goto không thể xác định được đơn vị ông đã tìm được bao nhiêu két sắt, chỉ biết rằng đã có hàng trăm chiếc được tìm thấy, và mỗi ngày lại có thêm nhiều chiếc nữa.Xác định chủ sở hữu của những két sắt này đã là khó, nhưng còn khó hơn, thậm chí gần như không thể xác định được ai là chủ nhân của số tiền mặt tìm thấy trong phong bì, túi không dấu, hộp và đồ nội thất. Theo một báo cáo của ngân hàng trung ương Nhật Bản năm 2008, hơn 1/3 số tiền mệnh giá 10.000 yen (118 USD) phát hành không được lưu thông, tương đương khoảng 30 nghìn tỉ yen hoặc 354 tỉ USD.Chính phủ Nhật Bản tính toán rằng, trận động đất, sóng thần gây thiệt hại lên tới 309 tỉ USD. Con số trên bao gồm những tổn thất trực tiếp của số nhà cửa, đường sá và hạ tầng bị hư hại. Nhưng con số đó chưa tính đến thiệt hại tài sản cá nhân, trong đó có số tiền mặt bị cuốn trôi theo dòng nước dữ.Với con số hơn 25.000 chết và mất tích, sẽ có rất nhiều két sắt trở thành vô chủ. Theo luật pháp Nhật, chính quyền phải lưu giữ số tài sản tìm được trong vòng 3 tháng. Nếu chủ nhân của chúng không xuất hiện trong thời gian này, người tìm thấy sẽ có quyền sử dụng số tài sản đó, trừ khi nó có nhận dạng cá nhân chẳng hạn như sổ địa chỉ. Nếu cả chủ sở hữu lẫn người tìm thấy không nhận, chính phủ sẽ tiếp quản số tài sản này.Nhưng tất cả những người sống sót và đang tìm kiếm để lấy lại tiền sẽ cần phải cung cấp bằng chứng, chẳng hạn như mã mở két sắt hoặc chứng minh số tài liệu bên trong két là của mình.Đến nay, mới chỉ có khoảng từ 10-15% những đồ có giá trị tìm thấy trong đống đổ nát của sóng thần đã được trả lại cho chủ nhân - quan chức tỉnh Miyagi và Iwate nói. Thay vì chờ đợi, cảnh sát tỉnh Iwate đang xem xét một biện pháp chủ động hơn, đó là họ sẽ mở két để xác định chủ sở hữu của chúng.Và trong những ngày tới, chắc chắn sẽ còn nhiều két sắt hoặc những đồ vật có giá trị tiếp tục được tìm thấy trong bãi rác khổng lồ sau sóng thần.
Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011
Vào đây ăn nhé!!!
Hôm nay mày mò tìm chỗ ăn chơi xả láng cho biết hết mùi đời, lạc vào trang Timnhanh đọc được mấy nơi có chỗ ăn chơi ngon lành đáo để, đăng về đây để anh em nào có hứng thú ăn uống của ngon vật lạ biết chỗ mà vào thưởng thức.
Lạc gót chốn ăn chơi xa xỉ đất Hà Thành
Lạc gót chốn ăn chơi xa xỉ đất Hà Thành
Trong khi những người nghèo đang oằn mình trong cơn bão giá, thì giới đại gia Hà Thành vẫn không tiếc đổ tiền vào những chốn ăn chơi xa hoa.
Đó là những nhà hàng sang trọng, với những món sơn hào hải vị, những bữa ăn trị giá hàng… tấn gạo. Trong vai hai nhân viên đi đặt thực đơn cho sếp, chúng tôi đã mục sở thị một số nhà hàng ở Hà Nội và “choáng”, và “sốc” trước cái thú ăn chơi của những kẻ lắm tiền trong thời bão giá…
Giật mình món khai vị hàng… tạ gạo
“Nhà hàng chúng tôi có hơn 300 món ăn, nhưng những món đặc biệt như bào ngư, súp vi cá thì anh chị nên đặt trước khoảng 3 – 4 ngày thì chúng tôi mới chuẩn bị chu đáo được. Khách đến nhà hàng hầu như toàn là khách quen và tối nào cũng đặt kín bàn, anh chị nên đặt trước một vài ngày”. Lời mời chào nhẹ nhàng của cô nhân viên khi chúng tôi vừa bước chân vào nhà hàng Long Đình.
Liếc qua menu của nhà hàng thì quả thực, những món đắt nhất là món khai vị, súp tổ yến gạch cua 48 USD, tổ yến tiềm hạnh nhân 33 USD, súp vây cá tổ yến thượng hạng hồng xíu 72USD, súp bào ngư Nam Phi sốt dầu hào 96 USD… nhưng đó lại là những món ăn thường xuyên có trong các thực đơn của khách đến nhà hàng Long Đình. Ở đây, các món ăn đầu được niêm yết theo giá USD. “Nhà hàng của người Trung Quốc, nhưng thực khách lại chủ yếu là người Việt, toàn người sang trọng chị ạ”.
Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011
Về sự sợ hãi (Ngô Bảo Châu)
Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt. Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường. Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình. Những nhân vật huyền thoại này đã làm mọi thứ để được đối mặt với số phận, để hoàn thành sứ mệnh của mình trong cuộc đời này.
Đối diện với ông Vũ là những người bắt ông bằng hai bao cao su đã qua sử dụng, là phiên tòa nửa công khai, nửa bí mật xảy ra ngày hôm qua và là ông quan tòa từ chối thực hiện thủ tục tố tụng để tránh tranh luận về nội dung những bài viết, chứng cớ về những việc được cho là vi phạm pháp luật của ông Vũ. Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này. Nghĩ mãi tôi cũng chỉ tìm ra hai cách lý giải. Khả năng thứ nhất là họ muốn làm nhanh cho xong việc. Trong trường hơp này, họ rất xứng đáng được truy cứu trách nhiệm. Khả năng thứ hai là ông quan tòa sợ phải đối mặt với những lý lẽ của ông Vũ. Trong trương hợp này, rất nên tạo điều kiện cho ông ta chuyển sang công tác khác, phù hợp hơn. Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ.
Ngô Bảo Châu
Blog Thích Học Toán
http://thichhoctoan.wordpress.com/2011/04/06/về-sự-sợ-hai/
Đối diện với ông Vũ là những người bắt ông bằng hai bao cao su đã qua sử dụng, là phiên tòa nửa công khai, nửa bí mật xảy ra ngày hôm qua và là ông quan tòa từ chối thực hiện thủ tục tố tụng để tránh tranh luận về nội dung những bài viết, chứng cớ về những việc được cho là vi phạm pháp luật của ông Vũ. Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này. Nghĩ mãi tôi cũng chỉ tìm ra hai cách lý giải. Khả năng thứ nhất là họ muốn làm nhanh cho xong việc. Trong trường hơp này, họ rất xứng đáng được truy cứu trách nhiệm. Khả năng thứ hai là ông quan tòa sợ phải đối mặt với những lý lẽ của ông Vũ. Trong trương hợp này, rất nên tạo điều kiện cho ông ta chuyển sang công tác khác, phù hợp hơn. Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ.
Ngô Bảo Châu
Blog Thích Học Toán
http://thichhoctoan.wordpress.com/2011/04/06/về-sự-sợ-hai/
Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011
Giá đừng tăng lương để đừng tăng giá thì hơn !
Xăng tăng, điện tăng, khiến giá cả ăn theo, tăng ào ạt, hậu quả là bao con người đang điêu đứng, không biết nên "Đi đâu, về đâu". Mời mọi người xem trích đoạn của Việt báo: Thời buổi cái gì cũng "đòi" tăng giá. Tiểu thương có thể tận dụng quyết định tăng lương mới để tăng giá các loại hàng hoá. Tát giá theo xăng Bà Nguyễn Thanh Hà - Phó giám đốc chợ đầu mối Thủ Đức cho biết, tại chợ đầu mối hàng về nhiều, sức mua yếu nên hàng dội chợ, giá giảm mạnh. Có hôm đến cuối phiên chợ hàng vẫn còn rất nhiều nên phải đại hạ giá. Nghịch lý là giá các mặt hàng này tại chợ lẻ vẫn rất cao, gấp 3 - 4 lần giá chợ sỉ với lý do "xăng mới tăng giá". Tuy nhiên, giá xăng dầu tăng trên thực tế chỉ tác động rất nhẹ đến giá thành hàng hóa. Cụ thể, với mức tăng giá xăng vừa qua, chi phí vận chuyển tăng thêm 200.000 đồng/tấn hàng, chia nhỏ ra thì tác động không đáng kể. Nhưng thực tế thì giá hiện nay đều trong tình trạng "tát giá theo xăng. Đặc biệt, các tiểu thương buôn gánh bán bưng không đóng thuế, không tốn các khoản phí, tiền thuê sạp lại hét giá vô tội vạ khiến người tiêu dùng bức xúc. Chợ hiện vẫn chiếm đến 80% thị trường bán lẻ trong khi hàng hóa chợ lẻ lại rất “nhạy cảm” với tin đồn, với yếu tố tâm lý... nên hiện tượng tăng giá vô tội vạ vẫn luôn xảy ra và rất khó kiểm soát. "Thổi" giá ở khâu trung gian Chị Nguyễn Thị Minh Hiền, Phó giám đốc lò mổ Minh Hiền (Hà Nội) cho biết, giá heo từ lò mổ cung ra cho tất cả các chợ bán lẻ hiện là 71.000 đ/kg, cộng cả phí vận chuyển (đã tăng từ khi xăng tăng) khoảng 75.000 đ/kg móc hàm (giá trang trại cung cấp cho lò mổ khoảng 56.000 đ/kg hơi). Giá thịt heo từ giữa tháng 3 đến giờ không tăng lên bao nhiêu. Tuy nhiên, tại nhiều chợ như Thành Công, Láng Hạ (Hà Nội), giá thịt lợn thăn hiện được bán tới 115.000 - 120.000 đ/kg, các loại thịt khác cũng có giá từ 90.000 - 95.000 đ/kg, tăng trung bình 10.000 - 15.000 đ/kg so với nửa tháng trước đây. Theo TS Nguyễn Đức Kiên, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của QH, giá cả đang leo thang không có cơ sở, bắt nguồn từ chuỗi phân phối lợi nhuận trong quá trình hình thành cung cầu sản phẩm bị lệch lạc. Quyền quyết định giá cả không phải do người làm ra sản phẩm quyết định, mà rơi vào bộ phận phân phối ra thị trường. Vì vậy, phải kiểm soát ngay ở giá thành sản xuất sản phẩm, công bố rộng rãi cho người dân biết. Ví dụ, giá 1 kg heo hơi hiện là bao nhiêu, từ đó tính được cấu thành giá sản phẩm, biết được khâu chế biến giết mổ đem ra thị trường chiếm bao nhiêu, người bán tại chợ nâng giá lên bao nhiêu sẽ biết ngay lợi nhuận đang rơi vào đâu. Ông Kiên cho rằng, điều tiết cuối cùng là chính sách thuế, yêu cầu người bán phải xuất hóa đơn, tính thuế trực tiếp với người bán. Nhưng để làm được điều này cần phải thay đổi cả tư duy xác định hóa đơn thuế và tính thuế. Tăng giá theo... lương Từ 1.5 tới, mức lương tối thiểu khối cơ quan nhà nước sẽ tăng lên 830.000 đ/tháng. Quyết định tăng lương đã có kế hoạch và theo lộ trình nhưng nhiều lo ngại cho rằng, lần điều chỉnh này cũng sẽ bị tận dụng để “kích” giá tăng lên do hiệu ứng tâm lý tăng giá dây chuyền, tát nước theo mưa hiện nay. Nhận xét về việc này, TS Nguyễn Đức Kiên cho rằng, quyết định tăng lương (đã dự kiến đến việc tăng giá) là để tăng thu nhập cho công chức đủ sống. Việc tăng lương không tạo ra động lực lập mặt bằng giá mới, vì trên thực tế, không tạo ra lượng cung tiền mới. Vấn đề ở chỗ các khâu tổ chức thương mại hiện nay không tốt, khiến tiểu thương có thể lợi dụng yếu tố tăng lương để tăng giá. Bất cập của việc khó kiểm soát giá cả thị trường hiện nay, theo ông Kiên một mặt là do không có các DN vươn lên làm chủ thị trường bán lẻ ngoài mô hình thành công khá đơn lẻ của các siêu thị. Mặt khác, người tiêu dùng vẫn giữ thói quen thích chợ cóc thay vì mua sắm tập trung tại các hệ thống siêu thị. “Không nhà nước nào tổ chức đủ bộ máy để kiểm soát hết các chợ mà phải thông qua các nhà phân phối lớn để điều tiết. Nhưng hiện nay chúng ta không có các DN đủ lớn để điều tiết thị trường". Khẳng định tăng lương không ảnh hưởng tới việc tăng giá vì không tác động đầu vào như xăng dầu, điện nhưng theo ông Nguyễn Lộc An, Vụ phó Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), để tránh phản ứng tăng giá dây chuyền, cùng với việc siết chặt quản lý thì bình ổn lòng tin của người tiêu dùng rất quan trọng. Cũng bởi vậy mà có câu than rằng: " Giá đừng tăng lương để đừng tăng giá thì hơn!"
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)