Với dân Việt đi làm ăn ở xứ người, cháo điện thoại là món xa sỉ ít dám xài, phần vì mình bị lây cái tính tiết kiệm thời gian và tiền bạc của người ta, phần vì thời gian cũng thực sự eo hẹp. Về SG mình mới cùng Trần Phong nấu cháo điện thoại hết hơn nửa giờ đồng hồ.
Trần Phong ít nói, ít tham gia tụ bạ với an hem. Nghỉ hưu từ BV Nguyễn Trãi hơn chục năm nay, Phong gặp nhiều gian nan, suýt chết vì thiểu năng mạch vành nhưng không chịu cho đồng nghiệp đè ra bàn mổ. Không chịu có máy điện thoại di động. chẳng buồn viết email, nhưng phải chăng vì thế mà khi gặp là tâm sự của Phong về bạn xưa tuôn trào như suối. Bạn còn thuộc rất nhiều bài nhạc “vàng”, bảo rằng nguyên do là ngày xưa bị Trần Lảnh, Đức Dũng, Phan Nam… nhồi nhét liên tục thứ văn hóa phẩm bị cấm đoán này. Nhớ cuốn sổ tay chỉ bằng cỡ bao diêm của Lảnh, đang đọc thấy động nắm bàn tay lại là… phi tang. Nhớ thày Trinh hình như bị trường nhắc nhở cũng vì đã rộng rãi với đàn em trong cái vụ này. Nhớ Trần Lũy (méo) nằm giường kề bên mà giờ không biết ở đâu. Nhớ Lâm Tắc Ly đã đi mãi không về, trong đoàn quân ra mặt trận đã hành quân ngang qua nơi Phong cùng mình và các bạn đang học năm đầu ĐHQY. Nhớ Lê Bắc từ chiến trường trở về với cuộc sống bao khó khăn, khiến bạn hầu như chẳng đến dự được các cuộc họp lớp, họp trường. Nhớ cả các bạn nay ở chức vị cao như NTN, DTB, TDA…
Phong rất muốn gặp lại các bạn trong dịp hội trường lần sau. Đó là kết luận của nồi cháo điện thoại hơn nửa giờ.
Thứ Tư, 29 tháng 12, 2010
Thứ Ba, 28 tháng 12, 2010
Hải Đội Hoàng Sa trên sóng Quốc Phòng Toàn Dân
FILE NÀY KHÁ LỚN. ĐỂ NGHE THÔNG SUỐT, BẠN CÓ THỂ BẤM VÀO NÚT >PLAY VÀ CHO CHẠY TẮT LOA MỘT LÚC, RỒI BẬT LOA VÀ >PLAY TRỞ LẠI.
HƠI TỐN THỜI GIAN, NHƯNG TÔI MONG RẰNG KHI NGHE XONG, BẠN SẼ THẤY ĐÓ LÀ THỜI GIAN CÓ Ý NGHĨA.
Thứ Hai, 27 tháng 12, 2010
Nhật ký hành trình Lý Sơn-Hoàng Sa
Bình minh Lý Sơn.
Triều rút.
Đỉnh núi lửa cũ nhìn từ đường lên chùa Hang.
Thung lũng miệng núi lửa cũ.
Hậu duệ đời thứ 5 của thuyền trưởng Phạm Quang Ảnh.
Sau gốc bàng vuông. (Ngô Nghĩa, trưởng phòng VHTT Huyện Lý Sơn, không phải chủ quán Anh Đỗ).
Chào Lý Sơn.
“Mơ một ngày về Lý Sơn thắp hương những ngôi mộ gió chiến binh Hoàng Sa… (Tự bạch về Hải Đội Hoàng Sa).
“Một nhạc sĩ - chuyên viên âm nhạc của hội VHNT Quảng Ngãi, một hôm LẠC vào blog của Hợp, nghe Hải Đội Hoàng sa của anh rất thích. Down về và nói là sẽ đưa vào tuyển tập những ca khúc về Quảng Ngãi. Khen bài hát xúc động, thu thanh hiệu quả...... và rất CẢM KÍCH khi đọc lợi tự bạch của tác giả.” (Quỳnh Hợp, 27/10/10).
. “Hôm trước được nghe bài hát Hải đội Hoàng Sa của anh và đọc những cảm nhận của anh qua Gmail của Quỳnh Hợp, Châu rất xúc động, Châu cứ nghỉ anh đang ở tận đâu phía chân trời xa nhưng vẫn luôn nắm rõ những thông tin ở quê nhà và cũng có phần nghiên cứu rất kỷ về lịch sử và những bài viết về Hoàng sa,Trường sa, chúc anh có thêm nhiều tác phẩm và sớm có ngày về thăm Quảng Ngãi-Lý Sơn, nếu không có gì trở ngại trong công tác Châu sẽ đi cùng anh thăm Chùa Hang và những ngôi mộ gió....” (Minh Châu, 29/11/10).
23/12/10. Máy bay ATR xuất phát từ TSN lúc 9 giờ 25, sau hơn một giờ bay xuống sân bay Chu Lai đã thấy nhân viên hàng không cầm biển “NS Quỳnh Hợp” đứng chờ ở cửa đưa cả đoàn vào phòng a. Đinh Tấn Phước. Một nhân vật đặc biệt. Tham gia cách mạng từ phong trào sinh viên trước 75. Tiến sĩ Toán học. Một cuộc tự ứng cử đại biểu QH theo lương tâm và hiến pháp nhưng lại không có phép của Đảng đã đẩy anh ra khỏi ngành giáo dục, dạt sang ngành hàng không, trở thành giám đốc một sân bay. Suýt chết trong một chuyến bay của đề tài nghiên cứu áp dụng GBAS cho HKVN tại Canberra. Tác giả một vài tập thơ trong đó có “Chạm Bóng”, giải thưởng Liên hiệp các Hội VHNT VN 2009. Phước tự lái xe đưa chúng tôi thăm Dung Quất, TP Vạn Tường còn đang trong quy hoạch, thăm vùng cửa biển Tịnh Kỳ quê hương của Hải Đội Hoàng Sa, của Trương Đăng Quế, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Văn Trà, Võ Bẩm…, thăm bờ rạch Sơn Mỹ của vụ thảm sát năm nào. Thăm nghĩa trang liệt sĩ mà Phước đau đáu muốn đưa mộ gió của Trần Hải bạn anh vào đó mà chưa thành…
Đến Vạn Tường gặp Nguyễn Minh Châu đang chờ sẵn. Một người đàn ông xứ Huế dáng phong trần với bộ râu và mái tóc rủ gáy, đa tài, tốt nghiệp Nhạc Viện chuyên về đàn bầu nhưng anh đam mê dân ca miền Trung và nhiều thứ khác. Anh sẽ cùng chúng tôi đồng hành về Lý Sơn, còn Phước phải trở về công việc nhưng hứa sáng hôm sau ra bến đón về cho kịp chuyến bay Chu Lai-SG. Thấy chúng tôi lo lắng do hành trình quá xít sao thời gian có thể trễ chuyến bay về, anh động viên: “cứ đi đi, máy bay sẽ chưa xuất phát để chờ các bạn!”
24/12/10. Sáu giờ sáng Đinh Công Phước đã đến khách sạn đón chúng tôi trở lại bến Tịnh Kỳ để đi tàu khách ra Lý Sơn. Tàu vượt 26km mất khoảng hơn một giờ thì tới đảo. Đỗ Nghĩa chờ đón ở bến tàu với 4 chàng trai đều là nhân viên của Phòng Văn Hóa Thông Tin huyện, làm tài xế xe ôm kiêm hướng dẫn viên du lịch cho chúng tôi trong một ngày lẽ ra vô cùng bận rộn với những Giáng Sinh, những đám cưới đã có hẹn từ lâu… Việc đầu tiên là phi ngay đến bảo tàng Hải Đội Hoàng Sa. Một bảo tàng vừa thành lập, còn khiêm tốn với tên gọi “Nhà trưng bày” với tất cả hiện vật đều là phục dựng và phiên bản. Em Hiền hướng dẫn chúng tôi xem các hiện vật mà hầu hết đã có từ trước trong tâm trí chúng tôi. Sừng sững một tượng đài Hải Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải. Rưng rưng một đôi chiếu cói, một bó dây mây, một tấm thẻ bài, 7 chiếc nẹp tre.
Vội vàng ghé thăm mộ gió Hữu Nhật nên về đến khách sạn thì Phó Bí thư huyện đảo L. đã chờ sẵn. Anh nhận việc tại đảo, tuần 1 lần về đất liền thăm nhà. Một cụm 3 đảo nhỏ chưa đầy 10km2 với 20 nghìn dân. Chưa có nhà máy điện, điện sinh hoạt có từ 5 giờ chiều đến 8 giờ sáng, luân phiên mỗi xã tối có tối không. Nguồn nước ngầm lấy chủ yếu từ 2 đầu của Đảo Lớn. Chúng tôi đến mà như trở về giữa bình yên của tỏi và dừa. Tỏi chen lẫn nhà dân. Tỏi trồng trên cát. Lựa chân giữa những hàng tỏi mà bước đến bên những ngôi mộ gió. Có một trường PTTH, nhiều trường tiểu học, một trung tâm y tế, tất cả đều còn rất đơn sơ, như ở phần lớn các miền quê khác. Một ngọn núi lửa cũ sừng sững trên Đảo Lớn. Chân núi một tòa tượng Phật vừa dựng bằng công quả của phật tử Australia. Lưng núi một ngôi chùa có từ 1963. Lên tới đỉnh thì thấy thung lũng xanh có đàn bò thung dung gặm cỏ, nhiều vệt cây cỏ xanh đậm chắc là có khe suối dưới đó nhưng thời gian ít quá chúng tôi không xuống được. Thăm một ngôi chùa khác là chùa Hang ở phía bên kia đảo, muốn tới được thì phải từ trên đồi đi xuống gần mép nước. Những bàng vuông cổ thụ (ở đây gọi là bàng phễu), những phong ba, mù cu (hải tùng)… là thực vật quen thuộc với xứ đảo mọc sát biển, trên vách đá…, nhưng vào giữa đảo thì vẫn là những mận (roi), ổi, dừa… cây trái quen thuộc của vườn quê miền Trung.
Đến thăm tộc họ Phạm của cụ Quang Ảnh. Nhà chỉ còn 2 ông bà già, 5 người con đều đi làm ăn xa trong đất liền. Trong vườn là mộ gió của cụ Quang Ảnh, sắp hàng cùng toàn bộ đội thuyền viên 8 người đã ra đi trong một chuyến cuối cùng.
Đến thăm tộc họ Đặng, những người đã có công lưu giữ được sắc chỉ Nhà Vua năm Ất Mùi (1835) cử đội thuyền 24 người ra Hoàng Sa. Đau lòng nghe kể đã từng có nhiều sắc chỉ và tài liệu lịch sử khác trên đảo bị mất trong thời gian xung đột Việt Trung 1979-1980. Bàn thờ tộc họ đặt ngay trong nhà ở. Người đàn ông chủ nhà thì đang đi làm ăn trong Tây Ninh, còn lại người em giữ nhà. Anh mời hai ông chú lớn tuổi đến tiếp chúng tôi ngồi trên chiếu cói trải giữa nhà trước bàn thờ. Toàn bộ số tiền giải thưởng của Hội Âm nhạc cho ca khúc Hải Đội Hoàng Sa được chúng tôi trao lại cho gia đình là quá nhỏ nhoi so với những gì họ đã làm cho đất nước, những gì mà họ còn đang thiếu thốn trong cuộc sống hiện tại.
25/12/10 (Đã sửa, hihihi). Tám giờ sáng lên tàu khách về đất liền. Chuyến về biển lặng mặc dù đài báo biển sắp động và ngày mai sẽ không có tàu khách nào được ra khơi. Câu chuyện hành trình về Lý Sơn tưởng sắp hết thì khép lại với 2 sự kiện. Trong khi chen chúc giữa lòng tàu để tìm đúng số ghế ngồi, điện thoại và máy chụp hình của mình bị rớt lúc nào không biết. Một nhà sư bỗng kêu to: “Màn hình của ai! Màn hình của ai!”. Xin lại máy ảnh thì tái mặt không thấy điện thoại mà trong đó là rất nhiều số liệu. Minh Châu bật ngay điện thoại gọi số của mình, theo tiếng chuông reo thì lấy lại được điện thoại từ một vị hành khách đang tìm cách mở/tắt máy. Bỏ chỗ ngồi lên boong sau hóng gió. Gặp Felix, một anh chàng người Mạc Xây hôm qua đi cùng chuyến với mình ra đảo. Chàng khoe cuốn sổ có rất nhiều hình đen trắng do ông nội anh ta chụp nửa thế kỷ trước ở VN, trong đó có hình 5 người thợ lặn. Ông nội Felix đam mê lặn và quay phim, chụp hình dưới nước. Muốn tìm lại những người bạn lặn ngoài Cù Lao Ré, nhưng cụ đã lìa đời mà ước nguyện không thành. Felix chỉ có cuốn sổ và những tấm hình. Anh đến Lý Sơn chìa chúng ra cho những người dân đầu tiên anh gặp trên bến cảng. Họ đưa anh đi vào cuộc tìm. Và cuối cùng đã tìm đến người thợ lặn duy nhất còn sống. Cụ viết một dòng giản dị vào sổ tay của Felix: “Tên tôi là Đặng Văn Xang, địa chỉ…”. Còn tấm hình nhân vật này? Felix nói anh đã bóc ra tặng cụ Xang mất rồi.
Tạm biệt Lý Sơn. Tạm biệt Hoàng Sa. Tạm biệt Phước, Châu, Nghĩa…, những người bạn mới gặp lần đầu. Quỳnh Hợp bảo: “Chuyến đi này đúng là phải có người phù hộ mới được nhiều may mắn và thương yêu như vậy”. Còn tôi, chưa bao giờ thấy tận mắt sức mạnh của âm nhạc như 2 ngày qua. Sẽ nhớ mãi chuyến đi mà trên từng bước chân âm vang nhạc khúc “Hải Đội Hoàng Sa” bi hùng. Nếu đến Lý Sơn, bạn nhớ ghé thăm nhà bảo tàng Hải Đội Hoàng Sa. Tôi sẽ đón bạn ở đó cùng bài hát ấy.
P/S: Vội quá, chưa kịp đưa hình tỏi Lý Sơn lên cho HT và các bạn.
Triều rút.
Đỉnh núi lửa cũ nhìn từ đường lên chùa Hang.
Thung lũng miệng núi lửa cũ.
Hậu duệ đời thứ 5 của thuyền trưởng Phạm Quang Ảnh.
Sau gốc bàng vuông. (Ngô Nghĩa, trưởng phòng VHTT Huyện Lý Sơn, không phải chủ quán Anh Đỗ).
Chào Lý Sơn.
“Mơ một ngày về Lý Sơn thắp hương những ngôi mộ gió chiến binh Hoàng Sa… (Tự bạch về Hải Đội Hoàng Sa).
“Một nhạc sĩ - chuyên viên âm nhạc của hội VHNT Quảng Ngãi, một hôm LẠC vào blog của Hợp, nghe Hải Đội Hoàng sa của anh rất thích. Down về và nói là sẽ đưa vào tuyển tập những ca khúc về Quảng Ngãi. Khen bài hát xúc động, thu thanh hiệu quả...... và rất CẢM KÍCH khi đọc lợi tự bạch của tác giả.” (Quỳnh Hợp, 27/10/10).
. “Hôm trước được nghe bài hát Hải đội Hoàng Sa của anh và đọc những cảm nhận của anh qua Gmail của Quỳnh Hợp, Châu rất xúc động, Châu cứ nghỉ anh đang ở tận đâu phía chân trời xa nhưng vẫn luôn nắm rõ những thông tin ở quê nhà và cũng có phần nghiên cứu rất kỷ về lịch sử và những bài viết về Hoàng sa,Trường sa, chúc anh có thêm nhiều tác phẩm và sớm có ngày về thăm Quảng Ngãi-Lý Sơn, nếu không có gì trở ngại trong công tác Châu sẽ đi cùng anh thăm Chùa Hang và những ngôi mộ gió....” (Minh Châu, 29/11/10).
23/12/10. Máy bay ATR xuất phát từ TSN lúc 9 giờ 25, sau hơn một giờ bay xuống sân bay Chu Lai đã thấy nhân viên hàng không cầm biển “NS Quỳnh Hợp” đứng chờ ở cửa đưa cả đoàn vào phòng a. Đinh Tấn Phước. Một nhân vật đặc biệt. Tham gia cách mạng từ phong trào sinh viên trước 75. Tiến sĩ Toán học. Một cuộc tự ứng cử đại biểu QH theo lương tâm và hiến pháp nhưng lại không có phép của Đảng đã đẩy anh ra khỏi ngành giáo dục, dạt sang ngành hàng không, trở thành giám đốc một sân bay. Suýt chết trong một chuyến bay của đề tài nghiên cứu áp dụng GBAS cho HKVN tại Canberra. Tác giả một vài tập thơ trong đó có “Chạm Bóng”, giải thưởng Liên hiệp các Hội VHNT VN 2009. Phước tự lái xe đưa chúng tôi thăm Dung Quất, TP Vạn Tường còn đang trong quy hoạch, thăm vùng cửa biển Tịnh Kỳ quê hương của Hải Đội Hoàng Sa, của Trương Đăng Quế, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Văn Trà, Võ Bẩm…, thăm bờ rạch Sơn Mỹ của vụ thảm sát năm nào. Thăm nghĩa trang liệt sĩ mà Phước đau đáu muốn đưa mộ gió của Trần Hải bạn anh vào đó mà chưa thành…
Đến Vạn Tường gặp Nguyễn Minh Châu đang chờ sẵn. Một người đàn ông xứ Huế dáng phong trần với bộ râu và mái tóc rủ gáy, đa tài, tốt nghiệp Nhạc Viện chuyên về đàn bầu nhưng anh đam mê dân ca miền Trung và nhiều thứ khác. Anh sẽ cùng chúng tôi đồng hành về Lý Sơn, còn Phước phải trở về công việc nhưng hứa sáng hôm sau ra bến đón về cho kịp chuyến bay Chu Lai-SG. Thấy chúng tôi lo lắng do hành trình quá xít sao thời gian có thể trễ chuyến bay về, anh động viên: “cứ đi đi, máy bay sẽ chưa xuất phát để chờ các bạn!”
24/12/10. Sáu giờ sáng Đinh Công Phước đã đến khách sạn đón chúng tôi trở lại bến Tịnh Kỳ để đi tàu khách ra Lý Sơn. Tàu vượt 26km mất khoảng hơn một giờ thì tới đảo. Đỗ Nghĩa chờ đón ở bến tàu với 4 chàng trai đều là nhân viên của Phòng Văn Hóa Thông Tin huyện, làm tài xế xe ôm kiêm hướng dẫn viên du lịch cho chúng tôi trong một ngày lẽ ra vô cùng bận rộn với những Giáng Sinh, những đám cưới đã có hẹn từ lâu… Việc đầu tiên là phi ngay đến bảo tàng Hải Đội Hoàng Sa. Một bảo tàng vừa thành lập, còn khiêm tốn với tên gọi “Nhà trưng bày” với tất cả hiện vật đều là phục dựng và phiên bản. Em Hiền hướng dẫn chúng tôi xem các hiện vật mà hầu hết đã có từ trước trong tâm trí chúng tôi. Sừng sững một tượng đài Hải Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải. Rưng rưng một đôi chiếu cói, một bó dây mây, một tấm thẻ bài, 7 chiếc nẹp tre.
Vội vàng ghé thăm mộ gió Hữu Nhật nên về đến khách sạn thì Phó Bí thư huyện đảo L. đã chờ sẵn. Anh nhận việc tại đảo, tuần 1 lần về đất liền thăm nhà. Một cụm 3 đảo nhỏ chưa đầy 10km2 với 20 nghìn dân. Chưa có nhà máy điện, điện sinh hoạt có từ 5 giờ chiều đến 8 giờ sáng, luân phiên mỗi xã tối có tối không. Nguồn nước ngầm lấy chủ yếu từ 2 đầu của Đảo Lớn. Chúng tôi đến mà như trở về giữa bình yên của tỏi và dừa. Tỏi chen lẫn nhà dân. Tỏi trồng trên cát. Lựa chân giữa những hàng tỏi mà bước đến bên những ngôi mộ gió. Có một trường PTTH, nhiều trường tiểu học, một trung tâm y tế, tất cả đều còn rất đơn sơ, như ở phần lớn các miền quê khác. Một ngọn núi lửa cũ sừng sững trên Đảo Lớn. Chân núi một tòa tượng Phật vừa dựng bằng công quả của phật tử Australia. Lưng núi một ngôi chùa có từ 1963. Lên tới đỉnh thì thấy thung lũng xanh có đàn bò thung dung gặm cỏ, nhiều vệt cây cỏ xanh đậm chắc là có khe suối dưới đó nhưng thời gian ít quá chúng tôi không xuống được. Thăm một ngôi chùa khác là chùa Hang ở phía bên kia đảo, muốn tới được thì phải từ trên đồi đi xuống gần mép nước. Những bàng vuông cổ thụ (ở đây gọi là bàng phễu), những phong ba, mù cu (hải tùng)… là thực vật quen thuộc với xứ đảo mọc sát biển, trên vách đá…, nhưng vào giữa đảo thì vẫn là những mận (roi), ổi, dừa… cây trái quen thuộc của vườn quê miền Trung.
Đến thăm tộc họ Phạm của cụ Quang Ảnh. Nhà chỉ còn 2 ông bà già, 5 người con đều đi làm ăn xa trong đất liền. Trong vườn là mộ gió của cụ Quang Ảnh, sắp hàng cùng toàn bộ đội thuyền viên 8 người đã ra đi trong một chuyến cuối cùng.
Đến thăm tộc họ Đặng, những người đã có công lưu giữ được sắc chỉ Nhà Vua năm Ất Mùi (1835) cử đội thuyền 24 người ra Hoàng Sa. Đau lòng nghe kể đã từng có nhiều sắc chỉ và tài liệu lịch sử khác trên đảo bị mất trong thời gian xung đột Việt Trung 1979-1980. Bàn thờ tộc họ đặt ngay trong nhà ở. Người đàn ông chủ nhà thì đang đi làm ăn trong Tây Ninh, còn lại người em giữ nhà. Anh mời hai ông chú lớn tuổi đến tiếp chúng tôi ngồi trên chiếu cói trải giữa nhà trước bàn thờ. Toàn bộ số tiền giải thưởng của Hội Âm nhạc cho ca khúc Hải Đội Hoàng Sa được chúng tôi trao lại cho gia đình là quá nhỏ nhoi so với những gì họ đã làm cho đất nước, những gì mà họ còn đang thiếu thốn trong cuộc sống hiện tại.
25/12/10 (Đã sửa, hihihi). Tám giờ sáng lên tàu khách về đất liền. Chuyến về biển lặng mặc dù đài báo biển sắp động và ngày mai sẽ không có tàu khách nào được ra khơi. Câu chuyện hành trình về Lý Sơn tưởng sắp hết thì khép lại với 2 sự kiện. Trong khi chen chúc giữa lòng tàu để tìm đúng số ghế ngồi, điện thoại và máy chụp hình của mình bị rớt lúc nào không biết. Một nhà sư bỗng kêu to: “Màn hình của ai! Màn hình của ai!”. Xin lại máy ảnh thì tái mặt không thấy điện thoại mà trong đó là rất nhiều số liệu. Minh Châu bật ngay điện thoại gọi số của mình, theo tiếng chuông reo thì lấy lại được điện thoại từ một vị hành khách đang tìm cách mở/tắt máy. Bỏ chỗ ngồi lên boong sau hóng gió. Gặp Felix, một anh chàng người Mạc Xây hôm qua đi cùng chuyến với mình ra đảo. Chàng khoe cuốn sổ có rất nhiều hình đen trắng do ông nội anh ta chụp nửa thế kỷ trước ở VN, trong đó có hình 5 người thợ lặn. Ông nội Felix đam mê lặn và quay phim, chụp hình dưới nước. Muốn tìm lại những người bạn lặn ngoài Cù Lao Ré, nhưng cụ đã lìa đời mà ước nguyện không thành. Felix chỉ có cuốn sổ và những tấm hình. Anh đến Lý Sơn chìa chúng ra cho những người dân đầu tiên anh gặp trên bến cảng. Họ đưa anh đi vào cuộc tìm. Và cuối cùng đã tìm đến người thợ lặn duy nhất còn sống. Cụ viết một dòng giản dị vào sổ tay của Felix: “Tên tôi là Đặng Văn Xang, địa chỉ…”. Còn tấm hình nhân vật này? Felix nói anh đã bóc ra tặng cụ Xang mất rồi.
Tạm biệt Lý Sơn. Tạm biệt Hoàng Sa. Tạm biệt Phước, Châu, Nghĩa…, những người bạn mới gặp lần đầu. Quỳnh Hợp bảo: “Chuyến đi này đúng là phải có người phù hộ mới được nhiều may mắn và thương yêu như vậy”. Còn tôi, chưa bao giờ thấy tận mắt sức mạnh của âm nhạc như 2 ngày qua. Sẽ nhớ mãi chuyến đi mà trên từng bước chân âm vang nhạc khúc “Hải Đội Hoàng Sa” bi hùng. Nếu đến Lý Sơn, bạn nhớ ghé thăm nhà bảo tàng Hải Đội Hoàng Sa. Tôi sẽ đón bạn ở đó cùng bài hát ấy.
P/S: Vội quá, chưa kịp đưa hình tỏi Lý Sơn lên cho HT và các bạn.
Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2010
Trẻ con có phải không biết " gì " không?
Hôm nay nhận lời mời của Thiện chí, bạn mời mà không đáp ứng là không xứng tầm bạn bè, mà chả biết cái gì mà đăng cho hợp gu anh chị em, vậy sưu tầm được mấy cái ảnh cười, gửi lên mọi người xem, nhưng có cười thì cười tủm thôi, đừng cười to quá, lỡ mẻ mất răng là tôi không chịu trách nhiệm đâu nhá!
K5... "diệu"...
Ấn tượng nhất của tôi với k5 là... rượu.
Năm 2007 thấy LB, VD k5 tổ chức đi Quế Lâm, tôi móc đề nghị làm luôn cho k4. Cứ tuồn danh sách kèm tiền sang là chỉ còn việc "nắm đuôi áo đứng sau", đầu nó đi đâu ta đi theo đấy.
Một hôm LB gọi "trưa anh ra gặp nhau thống nhất lần cuối". Ngồi chờ cùng LB một lúc trong quán cơm bình dân, chả thấy nói chiện gì. Hóa ra cậu câu giờ cho đến lúc VD phi đến, hỉ hả lôi trong cốp xe ra một... chai "Hà Nội lớn" với lời chú thích "quốc lủi xịn chứ không phải nhà máy". Xong bữa ngất ngư đi về mà không biết đã thống nhất cái gì!
Đến ngày đi QL thấy bọn chúng thì thầm, tưởng buôn hàng cấm qua biên giới. Hóa ra các ông k5 chia lẻ mấy can rượu cho xuống "dưới mức hàng hóa", đâu như mỗi tên cỡ 1 lít?!
Đêm trước buổi giao lưu với Nhất Trung (không phải NT Quy Nhơn) không hiểu các ông uống thế nào mà hôm sau xe sắp chạy còn hô hét tìm người tìm "hàng"; cũng lại một ông k5 uống xỉn không thèm tỉnh để đi.
Hình như đến hôm về động cơ k5 vẫn tiếp tục chạy bằng rượu, quyết không đem giọt nào ngoài bụng trở về quê hương :-)
Đến giờ mà thấy ông LB cặp kè ông VD lại thêm T.h k6 nữa thì... thôi rồi, tránh cho xa kẻo lại bị "uốn diệu" (nói kiểu DSk4).
Năm 2007 thấy LB, VD k5 tổ chức đi Quế Lâm, tôi móc đề nghị làm luôn cho k4. Cứ tuồn danh sách kèm tiền sang là chỉ còn việc "nắm đuôi áo đứng sau", đầu nó đi đâu ta đi theo đấy.
Một hôm LB gọi "trưa anh ra gặp nhau thống nhất lần cuối". Ngồi chờ cùng LB một lúc trong quán cơm bình dân, chả thấy nói chiện gì. Hóa ra cậu câu giờ cho đến lúc VD phi đến, hỉ hả lôi trong cốp xe ra một... chai "Hà Nội lớn" với lời chú thích "quốc lủi xịn chứ không phải nhà máy". Xong bữa ngất ngư đi về mà không biết đã thống nhất cái gì!
Đến ngày đi QL thấy bọn chúng thì thầm, tưởng buôn hàng cấm qua biên giới. Hóa ra các ông k5 chia lẻ mấy can rượu cho xuống "dưới mức hàng hóa", đâu như mỗi tên cỡ 1 lít?!
Đêm trước buổi giao lưu với Nhất Trung (không phải NT Quy Nhơn) không hiểu các ông uống thế nào mà hôm sau xe sắp chạy còn hô hét tìm người tìm "hàng"; cũng lại một ông k5 uống xỉn không thèm tỉnh để đi.
Hình như đến hôm về động cơ k5 vẫn tiếp tục chạy bằng rượu, quyết không đem giọt nào ngoài bụng trở về quê hương :-)
Đến giờ mà thấy ông LB cặp kè ông VD lại thêm T.h k6 nữa thì... thôi rồi, tránh cho xa kẻo lại bị "uốn diệu" (nói kiểu DSk4).
Thứ Năm, 23 tháng 12, 2010
Thứ Tư, 22 tháng 12, 2010
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh kể chuyện
(đăng theo lời đề nghị của "k5không phân biệt")
Tiếp theo và hết...
Khoảng cuối năm 1985 (tức cuối kỳ làm Đại sứ), bỗng nhiên tôi bị những cơn tim đập nhanh (140 nhịp một phút), phải đến bệnh viện Trung Quốc để khám. Nhưng đi đến giữa đường thì cơn tim đó lại dừng nên đến bệnh viện khám không thấy gì. Lần thứ hai cũng vậy, lần thứ ba thì cùng với cơn tim đập nhanh lại kèm theo sốt nhẹ, tôi phải vào nằm viện để điều trị. Bệnh viện cũng làm đủ mọi động tác xét nghiệm cần thiết như: đo điện tim, siêu âm tin phổi thận, rửa ruột, xét nghiệm máu, soi dạ dày v.v… Sau một loạt khám nghiệm cẩn thận như thế mà họ cũng chỉ kết luận được là “tim đập nhanh đậu tính kèm theo sốt”. Tôi đề nghị điều trị theo cách Đông - Tây y kết hợp. Họ chấp nhận nên hàng ngày cho thuốc viên đồng thời sắc thuốc bắc cho tôi. Họ bố trí tôi nằm riêng một phòng có điều hòa nhiệt độ và mắc vào người tôi những dụng cụ để theo dõi nhịp tim thường xuyên, có màn hình hiện lên trước mặt, nằm ở giường cũng có thể trông thấy. Hễ hơi động cựa mình hoặc dãy chân một tý là màn hình hiện lên con số 150 nhịp/ phút ngay. Về ăn uống bệnh viện cũng lo rất khá, 5 bữa một ngày. Sáng sớm thì bánh bao hoặc sủi cảo, giữa buổi uống sữa, trưa ăn cơm, 2-3 giờ chiều ăn bánh ngọt hoặc hoa quả, tối ăn cơm. Điều trị được ba, bốn ngày, bệnh tim vẫn không chuyển biến. Thế là lại phải nhịn ăn, lấy máu xét nghiệm, lại rửa ruột… vẫn không tìm ra nguyên nhân gì. Rồi đến một lúc tôi không ăn được, không ngủ được, thỉnh thoảng lại còn bị cảm (sau mới biết là nằm trong phòng có điều hoà nhiệt độ thường xuyên, tôi không quen nên mới bị cảm lạnh). Tình hình cứ thế kéo dài, tôi ngày càng gầy sút, chân tay trở nên uể oải không có lực. Đến nỗi việc tắm rửa cũng không tự mình làm được, phải nhờ anh em trong Sứ quán mình vào tắm giúp. Rồi đến lúc giơ tay lên đánh răng rửa mặt cũng thấy mỏi rã ra. Sau một tháng tôi sút mất 10 cân, chân tay lẩy bẩy, đi lại phải vịn, phải lần. Tôi nghĩ nếu cứ nằm đây thì sẽ suy sụp đến chết mất. (Trong khi đó ở Sứ quán, anh em đã họp bàn với nhau, nói đến việc nếu Đại sứ chết thì chôn ở Bắc Kinh hay đưa thi hài về nước). Tôi nói với bệnh viện là mình đỡ rồi, xin về Sứ quán chữa ngoại trú, tôi không dùng máy điều hoà nhiệt độ, chỉ dùng quạt ở mức nhẹ nhất, cho quay đi quay lại phe phẩy thôi. (Ngoài trời lúc đó đang là nóng nhất trong năm). Về ăn uống thì chú Quế (nấu cơm cho tôi đã lâu năm rất tận tình) thường đi mua thịt bò về làm cho chín tái đi rồi ép lấy nước cho tôi, hoặc chú nấu cháo gà cho, nhưng tôi vẫn chỉ ăn được một chút. Tôi thấy ngủ được hơn trong bệnh viện và uống được chút nước thịt cũng hấp thu tốt hơn. Hàng ngày tôi vào bệnh viện cho họ bắt mạch và cắt thuốc bắc về uống, vì hàng ngày vẫn còn sốt âm ỷ. Tôi xem đơn thuốc họ kê cho thì thấy trong đó có nhiều vị tác dụng tư âm thanh nhiệt, lần nào cũng thế. Từ trước tôi đã có mua và đọc nhiều sách thuốc của Trung Quốc, đã có chút hiểu về Đông y; vì vậy khi đọc đơn thuốc đó, tôi suy nghĩ: đã tư âm thanh nhiệt mãi mà không khỏi sốt, ắt trong người phải có chỗ viêm nhiễm nào đấy (mà có thể nó chưa đủ lớn để thày thuốc phát hiện được). Tôi nhờ anh Bảng phiên dịch tiếng Trung Quốc ra hiệu thuốc mua cho vị kháng sinh thực vật là bồ công anh, kim ngân hoa vàliên kiều về bỏ vào thang thuốc của bệnh viện sắc uống trong ba ngày. Uống xong ba ngày thì hết sốt, sau đó tôi thấy trong người ngày càng khá hơn lên, dần dần ăn được ít cơm. Tuy vậy người vẫn còn yếu. Tôi định rủ bà xã về nước (tôi nghĩ nếu có chết thì chết trong nước cho khỏi phức tạp, phiền hà đến cơ quan, tổ chức). Vừa lúc đó, chị Lan bác sĩ của Sứ quán lại phát hiện bà xã tôi bị vàng da, vàng mắt; đưa đi bệnh viện khám thì ra viêm gan cấp tính, phải nằm viện chuyên khoa cách ly điều trị một tháng. Khi bà xã tôi khỏi bệnh ra viện, chúng tôi cùng rời Bắc Kinh về nước. Khi ra sân bay, bác sĩ của Sứ quán vẫn phải đưa tôi đến tận chân thang máy bay. Về đến Hà Nội, bác sĩ của Bộ Ngoại giao ta phải ra tận máy bay đón tôi. Khi tôi có việc lên Bộ Ngoại giao, chỉ có thể đứng dưới nhắn người của vụ Trung Quốc xuống mà gặp. Tôi không còn đủ sức trèo lên tầng ba để làm việc. May mắn là tôi có đem về được hai hộp bột tam thất Vân Nam (là thứ tốt nhất hồi đó, ở Việt Nam hầu như không thể kiếm được). Tôi uống bột tam thất, đồng thời động viên bà vợ cùng ăn gạo lứt để chữa bệnh. Kiên trì ngày một bữa gạo lứt trong hơn hai tháng thì sức khoẻ tôi đã hồi phục như bình thường.
Người ta nói “trong cái rủi có cái may”, bị một trận ốm thập tử nhất sinh ở Bắc Kinh như trên đã nói, rõ ràng là chẳng ai muốn, nhưng qua trận ốm đó tôi lại học được nhiều việc, tôi trở nên chú ý suy ngẫm, rút kinh nghiệm về bảo vệ sức khỏe và thêm hứng thú đi sâu nghiên cứu Đông y hơn. Sau này khi có điều kiện, tôi đã mầy mò nghiên cứu học hỏi cho có bài bản và trở thành thày lang của gia đình, chữa được nhiều bệnh cho vợ con, cháu chắt, bạn bè….
Cái thời những năm 80 thế kỷ trước, ở trong nước mọi thứ hàng hóa đều khan hiếm. Mỗi lần về nước là cán bộ nhân viên Sứ quán ta đều tranh thủ mua các thứ hàng tiêu dùng đem về, kỳ cho hết tiêu chuẩn trọng lượng hàng được phép theo quy định của hàng không mới thôi. Chú Quế đầu bếp của tôi cũng vậy, mua cả táo tàu (thứ táo nhỏ của Tàu sấy khô, quả nhăn nheo màu đỏ nâu hoặc đen) đem về ngâm vào phích nước nóng để uống. Một hôm chú khoe với tôi: “Cái ruột phích của em ngâm táo tự nhiên lại sáng choang như mới”. Nghe vậy, tôi bèn nghĩ: có lẽ trong táo tàu có chất a-xít gì đánh tan được cặn can-xi bám trong ruột phích nước. Rồi một lần về nước tôi cũng mua theo mấy cân táo tàu, về qua Thái Lan, ngủ ở nhà khách Sứ quán ta ở Băng-cốc cùng với một đồng chí cán bộ của ta cũng đi qua, tôi đem táo tàu mời đồng chí đó ăn. Đồng chí nói: “Trước đây tôi bị sỏi thận, có người bạn cũng cho tôi một cân táo tàu. Sau khi ăn ít hôm thì thấy đau bụng dưới nhiều, hai ba hôm mới khỏi”. Tôi hỏi: “Từ đó đến nay anh còn thấy đau nữa không?”. Đồng chí nói không. Thế là liên hệ việc này với việc cái ruột phích của chú Quế, tôi phát hiện ra rằng trong táo tàu có chất làm tan sỏi can-xi, khi ăn táo tàu nó bào mòn viên sỏi làm sỏi nhỏ đi đến mức có thể bài tiết ra ngoài qua đường niệu, trên đường đi ra, nó chà xát vào niệu quản làm đau. Đến lúc đồng chí Bảng được điều sang làm phiên dịch cho tôi thay một đồng chí khác đã hết nhiệm kỳ. Gặp tôi, Bảng nói: “Em bị sỏi thận đang điều trị thì Bộ bắt sang đây”. Tôi bảo Bảng ra ngoài hiệu thuốc mua lấy một cân rưỡi táo tàu, hai buổi, buổi sáng chiều trước bữa cơm đều ăn lấy một vốc. Mấy hôm sau Bảng nói với tôi: “Em có cảm tưởng sỏi nó đi đến gần xương cụt rồi”. Vài hôm sau nữa thì sỏi ra ngoài. Từ đó trở đi Bảng không bị đau thận nữa. Thế là chắc chắn “phát hiện” được thứ thuốc vừa ngon vừa lành là táo tàu nên dùng đủ liều lượng thì có thể làm tan sỏi can-xi trong thận!
Tôi nghĩ, 13 năm ở Bắc Kinh, vừa phải đấu tranh căng thẳng với Bộ Ngoại giao Trung quốc, vừa phải chống đỡ bệnh tật, nếu mình không đọc sách và biết về thuốc, cứ phó thác thân mình cho các giáo sư bác sĩ ở bệnh viện Bắc kinh thì có lẽ đã chết từ lâu rồi. Tự mình cứu mình nên đã sống thêm được vài chục năm nữa. Vào năm 1955, sau khi quan hệ Trung Quốc - Việt Nam đã bình thường hoá trở lại, Hiệp hội Ngoại giao Trung Quốc đã mời tôi với đồng chí Ngô Minh Loan, đồng chí Nguyễn Minh Phương là ba Đại sứ cũ ở Trung Quốc sang thăm nước họ. Tôi lại làm Trưởng đoàn, Đại sứ Lý Thế Thuần lại hỏi tôi muốn đi thăm nơi nào? Tôi nói tôi đi thăm đã gần hết các tỉnh của Trung Quốc, chỉ còn Hàng Châu và Thâm Quyến là chưa được đi. Hiệp hội Ngoại giao đã đáp ứng một cách nhiệt tình mấy nguyện vọng của tôi, mời cả đồng chí Hứa Pháp Thiện (tên Việt Nam là Thanh) vốn là cố vấn của Cục Tổ chức chúng tôi trong kháng chiến chống Pháp đến dự buổi chiêu đãi của họ (trong bữa tiệc có cả Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đến dự). Cuộc gặp rất vui vẻ. Phó Thủ tướng Trung Quốc cũng có buổi tiếp chúng tôi. Sau đó Hiệp hội cử một nữ Trưởng phòng là Trịnh Nại Linh tháp tùng chúng tôi đi thăm quan các nơi như Hàng Châu, Thâm Quyến. Đi đến đâu họ cũng bố trí cho chúng tôi ở khách sạn 5 sao, riêng tôi được bố trí ở phòng VIP bằng tiêu chuẩn Phó thủ tướng có phòng ngủ, phòng khách riêng. Ở địa phương nào cũng có Phó tỉnh trưởng đến tiếp đón. Tôi thấy chỉ mới cách 8 năm thôi mà Trung Quốc thay đổi ghê gớm. Thâm Quyến xưa chỉ là bãi đất hoang mà nay trở thành một thành phố hiện đại hoàn chỉnh. Trong thành phố có một công viên rất rộng lớn gọi là tiểu Trung Hoa, họ xây dựng tất cả các danh lam thắng cảnh (thu nhỏ) tiêu biểu của các tỉnh Trung Quốc (ví dụ trong đó có Cố Cung, Trường Thành, Tây Hồ, Thái Hồ…). Còn Quảng Châu, Bắc Kinh tựa hồ như đã lột xác, trở thành những thành phố tráng lệ sầm uất gấp hàng chục lần so với lúc tôi làm Đại sứ.
Khi tôi đã thôi nhiệm vụ Đại sứ về nước, thì ở Việt Nam, Trung Quốc đã lần lượt thay mấy đời Đại sứ: Lý Thế Thuần, Trương Đức Duy, Lý Gia Trung, Tề Kiến Quốc đến Hồ Càn Văn. Họ đều biết tôi từ khi họ còn là các cán bộ phiên dịch của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã dịch cho quan chức ngoại giao Trung Quốc “đấu đá” với tôi. Vì biết tôi là Đại sứ kỳ cựu nên mỗi khi có dịp chiêu đãi nhân Quốc khánh Trung Quốc hay nhân dịp kỷ niệm thành lập quan hệ ngoại giao hai nước, họ đều nhớ mời tôi.
Năm 1987, tôi được chính thức cho phép rời Sứ quán ở Bắc kinh sau khi đã hoàn thành tốt nhiệm kỳ Đại sứ dài dặc nhất trong lịch sử các Đại sứ Việt Nam ở nước ngoài: mười ba năm. Nghỉ ngơi trong một thời gian thì Bộ Ngoại giao yêu cầu tôi viết Hồi ký 13 năm làm Đại sứ ở Trung Quốc. Tôi đã viết xong và nộp cho Bộ Ngoại giao. Đến năm 1990 thì thực sự nghỉ hưu.
Khi về nước được hai năm, tôi gặp một đồng chí quan lúc đó là cán bộ của Ban Tổ chức Trung ương. Đồng chí hỏi: “Anh được tặng Huân chương Hồ Chí Minh năm 1987, anh đã nhận được chưa?”. Tôi bảo tôi không biết gì! Ban Tổ chức Trung ương bèn hỏi bên Bộ Ngoại giao. Thì ra Vụ Tổ chức Bộ Ngoại giao đã nhận, đem cất đi rồi quên mất (!) Vì vậy cho nên mãi đến năm 1990 trước khi tôi nghỉ hưu, Bộ Ngoại giao mới mời tôi lên. Đồng chí Bộ trưởng trao huân chương cho tôi và tặng một số tiền kèm theo là 100.000 đồng trong cuộc họp mặt có đông đủ cán bộ từ Vụ trưởng, Vụ phó trong Bộ. Lúc đó tôi mới tức cảnh làm bốn câu thơ:
“Vừa rồi được tấm Huân chương
Xa xôi nó phải đi đường hai năm
Bộ Ngoại giao tặng thêm một trăm
Đủ tiền làm một bữa nem ăn mừng!”.
Như vậy, năm 1990 đã kết thúc một quãng đời quan trọng của tôi mà tôi gọi là “thanh niên ba sẵn sàng”. Tôi luôn sẵn sàng chấp hành mọi sự điều động của Đảng, Nhà nước, không tính toán thiệt hơn, không hề có đề nghị, yêu cầu gì, nhận được mệnh lệnh là lên đường đi làm nhiệm vụ thậm chí không đợi cả làm đủ giấy tờ thủ tục, chẳng ngại sự thiệt thòi về lương bổng, về chế độ đãi ngộ, về nhà cửa. Với việc nào, tôi cũng chỉ đinh ninh một điều là làm sao cho tốt nhất so với năng lực của mình. Trong thời gian từ khi kết thúc kháng chiến chống Pháp đến năm 1990, tôi được phân công làm nhiều công tác như đã thuật ở trên, nhưng có thể nói có hai việc lớn và làm thời gian dài nhất là làm Cố vấn cho Bạn Lào và làm Đại sứ ở Trung Quốc (tổng cộng hơn 20 năm) và cũng là hai việc tôi có nhiều kỷ niệm đáng nhớ hơn cả và về cơ bản có thể nói là “đã đạt yêu cầu”. Vì vậy, tôi có thể mượn lời của con gái Nguyên Bình trong câu đối nôm na nó viết tặng tôi nhân buổi mừng sinh nhật 80 tuổi để làm câu kết cho câu chuyện đi sứ nước người của tôi:
Làm Cố vấn miền Tây, ghi lời Bác, không làm “lão Toàn quyền”*, luôn nhớ chữ “chủ quyền của bạn”.
Đi Đại sứ nước Tàu, theo ý Đảng, chẳng ngại “người Đại quốc”, giữ trọn điều “Quốc thể về ta”.
*Trước khi đi Lào nhận nhiệm vụ mới (làm Trưởng đoàn cố vấn giúp Lào - cuối 1964), Hồ Chủ tịch cho gọi ông Nguyễn Trọng Vĩnh tới ăn cơm và dặn dò một số điều. Người nói vui với Nguyễn Trọng Vĩnh: “Chú sang bên ấy, chú có ý kiến gì thì chú góp với Bạn để Bạn làm, chú không được làm thay và chú không được làm "Lão toàn quyền” đấy nhé!” – Chú thích của Bà Nguyễn Nguyên Bình, con gái Đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh.
Nguyễn Trọng Vĩnh
Tiếp theo và hết...
Khoảng cuối năm 1985 (tức cuối kỳ làm Đại sứ), bỗng nhiên tôi bị những cơn tim đập nhanh (140 nhịp một phút), phải đến bệnh viện Trung Quốc để khám. Nhưng đi đến giữa đường thì cơn tim đó lại dừng nên đến bệnh viện khám không thấy gì. Lần thứ hai cũng vậy, lần thứ ba thì cùng với cơn tim đập nhanh lại kèm theo sốt nhẹ, tôi phải vào nằm viện để điều trị. Bệnh viện cũng làm đủ mọi động tác xét nghiệm cần thiết như: đo điện tim, siêu âm tin phổi thận, rửa ruột, xét nghiệm máu, soi dạ dày v.v… Sau một loạt khám nghiệm cẩn thận như thế mà họ cũng chỉ kết luận được là “tim đập nhanh đậu tính kèm theo sốt”. Tôi đề nghị điều trị theo cách Đông - Tây y kết hợp. Họ chấp nhận nên hàng ngày cho thuốc viên đồng thời sắc thuốc bắc cho tôi. Họ bố trí tôi nằm riêng một phòng có điều hòa nhiệt độ và mắc vào người tôi những dụng cụ để theo dõi nhịp tim thường xuyên, có màn hình hiện lên trước mặt, nằm ở giường cũng có thể trông thấy. Hễ hơi động cựa mình hoặc dãy chân một tý là màn hình hiện lên con số 150 nhịp/ phút ngay. Về ăn uống bệnh viện cũng lo rất khá, 5 bữa một ngày. Sáng sớm thì bánh bao hoặc sủi cảo, giữa buổi uống sữa, trưa ăn cơm, 2-3 giờ chiều ăn bánh ngọt hoặc hoa quả, tối ăn cơm. Điều trị được ba, bốn ngày, bệnh tim vẫn không chuyển biến. Thế là lại phải nhịn ăn, lấy máu xét nghiệm, lại rửa ruột… vẫn không tìm ra nguyên nhân gì. Rồi đến một lúc tôi không ăn được, không ngủ được, thỉnh thoảng lại còn bị cảm (sau mới biết là nằm trong phòng có điều hoà nhiệt độ thường xuyên, tôi không quen nên mới bị cảm lạnh). Tình hình cứ thế kéo dài, tôi ngày càng gầy sút, chân tay trở nên uể oải không có lực. Đến nỗi việc tắm rửa cũng không tự mình làm được, phải nhờ anh em trong Sứ quán mình vào tắm giúp. Rồi đến lúc giơ tay lên đánh răng rửa mặt cũng thấy mỏi rã ra. Sau một tháng tôi sút mất 10 cân, chân tay lẩy bẩy, đi lại phải vịn, phải lần. Tôi nghĩ nếu cứ nằm đây thì sẽ suy sụp đến chết mất. (Trong khi đó ở Sứ quán, anh em đã họp bàn với nhau, nói đến việc nếu Đại sứ chết thì chôn ở Bắc Kinh hay đưa thi hài về nước). Tôi nói với bệnh viện là mình đỡ rồi, xin về Sứ quán chữa ngoại trú, tôi không dùng máy điều hoà nhiệt độ, chỉ dùng quạt ở mức nhẹ nhất, cho quay đi quay lại phe phẩy thôi. (Ngoài trời lúc đó đang là nóng nhất trong năm). Về ăn uống thì chú Quế (nấu cơm cho tôi đã lâu năm rất tận tình) thường đi mua thịt bò về làm cho chín tái đi rồi ép lấy nước cho tôi, hoặc chú nấu cháo gà cho, nhưng tôi vẫn chỉ ăn được một chút. Tôi thấy ngủ được hơn trong bệnh viện và uống được chút nước thịt cũng hấp thu tốt hơn. Hàng ngày tôi vào bệnh viện cho họ bắt mạch và cắt thuốc bắc về uống, vì hàng ngày vẫn còn sốt âm ỷ. Tôi xem đơn thuốc họ kê cho thì thấy trong đó có nhiều vị tác dụng tư âm thanh nhiệt, lần nào cũng thế. Từ trước tôi đã có mua và đọc nhiều sách thuốc của Trung Quốc, đã có chút hiểu về Đông y; vì vậy khi đọc đơn thuốc đó, tôi suy nghĩ: đã tư âm thanh nhiệt mãi mà không khỏi sốt, ắt trong người phải có chỗ viêm nhiễm nào đấy (mà có thể nó chưa đủ lớn để thày thuốc phát hiện được). Tôi nhờ anh Bảng phiên dịch tiếng Trung Quốc ra hiệu thuốc mua cho vị kháng sinh thực vật là bồ công anh, kim ngân hoa vàliên kiều về bỏ vào thang thuốc của bệnh viện sắc uống trong ba ngày. Uống xong ba ngày thì hết sốt, sau đó tôi thấy trong người ngày càng khá hơn lên, dần dần ăn được ít cơm. Tuy vậy người vẫn còn yếu. Tôi định rủ bà xã về nước (tôi nghĩ nếu có chết thì chết trong nước cho khỏi phức tạp, phiền hà đến cơ quan, tổ chức). Vừa lúc đó, chị Lan bác sĩ của Sứ quán lại phát hiện bà xã tôi bị vàng da, vàng mắt; đưa đi bệnh viện khám thì ra viêm gan cấp tính, phải nằm viện chuyên khoa cách ly điều trị một tháng. Khi bà xã tôi khỏi bệnh ra viện, chúng tôi cùng rời Bắc Kinh về nước. Khi ra sân bay, bác sĩ của Sứ quán vẫn phải đưa tôi đến tận chân thang máy bay. Về đến Hà Nội, bác sĩ của Bộ Ngoại giao ta phải ra tận máy bay đón tôi. Khi tôi có việc lên Bộ Ngoại giao, chỉ có thể đứng dưới nhắn người của vụ Trung Quốc xuống mà gặp. Tôi không còn đủ sức trèo lên tầng ba để làm việc. May mắn là tôi có đem về được hai hộp bột tam thất Vân Nam (là thứ tốt nhất hồi đó, ở Việt Nam hầu như không thể kiếm được). Tôi uống bột tam thất, đồng thời động viên bà vợ cùng ăn gạo lứt để chữa bệnh. Kiên trì ngày một bữa gạo lứt trong hơn hai tháng thì sức khoẻ tôi đã hồi phục như bình thường.
Người ta nói “trong cái rủi có cái may”, bị một trận ốm thập tử nhất sinh ở Bắc Kinh như trên đã nói, rõ ràng là chẳng ai muốn, nhưng qua trận ốm đó tôi lại học được nhiều việc, tôi trở nên chú ý suy ngẫm, rút kinh nghiệm về bảo vệ sức khỏe và thêm hứng thú đi sâu nghiên cứu Đông y hơn. Sau này khi có điều kiện, tôi đã mầy mò nghiên cứu học hỏi cho có bài bản và trở thành thày lang của gia đình, chữa được nhiều bệnh cho vợ con, cháu chắt, bạn bè….
Cái thời những năm 80 thế kỷ trước, ở trong nước mọi thứ hàng hóa đều khan hiếm. Mỗi lần về nước là cán bộ nhân viên Sứ quán ta đều tranh thủ mua các thứ hàng tiêu dùng đem về, kỳ cho hết tiêu chuẩn trọng lượng hàng được phép theo quy định của hàng không mới thôi. Chú Quế đầu bếp của tôi cũng vậy, mua cả táo tàu (thứ táo nhỏ của Tàu sấy khô, quả nhăn nheo màu đỏ nâu hoặc đen) đem về ngâm vào phích nước nóng để uống. Một hôm chú khoe với tôi: “Cái ruột phích của em ngâm táo tự nhiên lại sáng choang như mới”. Nghe vậy, tôi bèn nghĩ: có lẽ trong táo tàu có chất a-xít gì đánh tan được cặn can-xi bám trong ruột phích nước. Rồi một lần về nước tôi cũng mua theo mấy cân táo tàu, về qua Thái Lan, ngủ ở nhà khách Sứ quán ta ở Băng-cốc cùng với một đồng chí cán bộ của ta cũng đi qua, tôi đem táo tàu mời đồng chí đó ăn. Đồng chí nói: “Trước đây tôi bị sỏi thận, có người bạn cũng cho tôi một cân táo tàu. Sau khi ăn ít hôm thì thấy đau bụng dưới nhiều, hai ba hôm mới khỏi”. Tôi hỏi: “Từ đó đến nay anh còn thấy đau nữa không?”. Đồng chí nói không. Thế là liên hệ việc này với việc cái ruột phích của chú Quế, tôi phát hiện ra rằng trong táo tàu có chất làm tan sỏi can-xi, khi ăn táo tàu nó bào mòn viên sỏi làm sỏi nhỏ đi đến mức có thể bài tiết ra ngoài qua đường niệu, trên đường đi ra, nó chà xát vào niệu quản làm đau. Đến lúc đồng chí Bảng được điều sang làm phiên dịch cho tôi thay một đồng chí khác đã hết nhiệm kỳ. Gặp tôi, Bảng nói: “Em bị sỏi thận đang điều trị thì Bộ bắt sang đây”. Tôi bảo Bảng ra ngoài hiệu thuốc mua lấy một cân rưỡi táo tàu, hai buổi, buổi sáng chiều trước bữa cơm đều ăn lấy một vốc. Mấy hôm sau Bảng nói với tôi: “Em có cảm tưởng sỏi nó đi đến gần xương cụt rồi”. Vài hôm sau nữa thì sỏi ra ngoài. Từ đó trở đi Bảng không bị đau thận nữa. Thế là chắc chắn “phát hiện” được thứ thuốc vừa ngon vừa lành là táo tàu nên dùng đủ liều lượng thì có thể làm tan sỏi can-xi trong thận!
Tôi nghĩ, 13 năm ở Bắc Kinh, vừa phải đấu tranh căng thẳng với Bộ Ngoại giao Trung quốc, vừa phải chống đỡ bệnh tật, nếu mình không đọc sách và biết về thuốc, cứ phó thác thân mình cho các giáo sư bác sĩ ở bệnh viện Bắc kinh thì có lẽ đã chết từ lâu rồi. Tự mình cứu mình nên đã sống thêm được vài chục năm nữa. Vào năm 1955, sau khi quan hệ Trung Quốc - Việt Nam đã bình thường hoá trở lại, Hiệp hội Ngoại giao Trung Quốc đã mời tôi với đồng chí Ngô Minh Loan, đồng chí Nguyễn Minh Phương là ba Đại sứ cũ ở Trung Quốc sang thăm nước họ. Tôi lại làm Trưởng đoàn, Đại sứ Lý Thế Thuần lại hỏi tôi muốn đi thăm nơi nào? Tôi nói tôi đi thăm đã gần hết các tỉnh của Trung Quốc, chỉ còn Hàng Châu và Thâm Quyến là chưa được đi. Hiệp hội Ngoại giao đã đáp ứng một cách nhiệt tình mấy nguyện vọng của tôi, mời cả đồng chí Hứa Pháp Thiện (tên Việt Nam là Thanh) vốn là cố vấn của Cục Tổ chức chúng tôi trong kháng chiến chống Pháp đến dự buổi chiêu đãi của họ (trong bữa tiệc có cả Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đến dự). Cuộc gặp rất vui vẻ. Phó Thủ tướng Trung Quốc cũng có buổi tiếp chúng tôi. Sau đó Hiệp hội cử một nữ Trưởng phòng là Trịnh Nại Linh tháp tùng chúng tôi đi thăm quan các nơi như Hàng Châu, Thâm Quyến. Đi đến đâu họ cũng bố trí cho chúng tôi ở khách sạn 5 sao, riêng tôi được bố trí ở phòng VIP bằng tiêu chuẩn Phó thủ tướng có phòng ngủ, phòng khách riêng. Ở địa phương nào cũng có Phó tỉnh trưởng đến tiếp đón. Tôi thấy chỉ mới cách 8 năm thôi mà Trung Quốc thay đổi ghê gớm. Thâm Quyến xưa chỉ là bãi đất hoang mà nay trở thành một thành phố hiện đại hoàn chỉnh. Trong thành phố có một công viên rất rộng lớn gọi là tiểu Trung Hoa, họ xây dựng tất cả các danh lam thắng cảnh (thu nhỏ) tiêu biểu của các tỉnh Trung Quốc (ví dụ trong đó có Cố Cung, Trường Thành, Tây Hồ, Thái Hồ…). Còn Quảng Châu, Bắc Kinh tựa hồ như đã lột xác, trở thành những thành phố tráng lệ sầm uất gấp hàng chục lần so với lúc tôi làm Đại sứ.
Khi tôi đã thôi nhiệm vụ Đại sứ về nước, thì ở Việt Nam, Trung Quốc đã lần lượt thay mấy đời Đại sứ: Lý Thế Thuần, Trương Đức Duy, Lý Gia Trung, Tề Kiến Quốc đến Hồ Càn Văn. Họ đều biết tôi từ khi họ còn là các cán bộ phiên dịch của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã dịch cho quan chức ngoại giao Trung Quốc “đấu đá” với tôi. Vì biết tôi là Đại sứ kỳ cựu nên mỗi khi có dịp chiêu đãi nhân Quốc khánh Trung Quốc hay nhân dịp kỷ niệm thành lập quan hệ ngoại giao hai nước, họ đều nhớ mời tôi.
Năm 1987, tôi được chính thức cho phép rời Sứ quán ở Bắc kinh sau khi đã hoàn thành tốt nhiệm kỳ Đại sứ dài dặc nhất trong lịch sử các Đại sứ Việt Nam ở nước ngoài: mười ba năm. Nghỉ ngơi trong một thời gian thì Bộ Ngoại giao yêu cầu tôi viết Hồi ký 13 năm làm Đại sứ ở Trung Quốc. Tôi đã viết xong và nộp cho Bộ Ngoại giao. Đến năm 1990 thì thực sự nghỉ hưu.
Khi về nước được hai năm, tôi gặp một đồng chí quan lúc đó là cán bộ của Ban Tổ chức Trung ương. Đồng chí hỏi: “Anh được tặng Huân chương Hồ Chí Minh năm 1987, anh đã nhận được chưa?”. Tôi bảo tôi không biết gì! Ban Tổ chức Trung ương bèn hỏi bên Bộ Ngoại giao. Thì ra Vụ Tổ chức Bộ Ngoại giao đã nhận, đem cất đi rồi quên mất (!) Vì vậy cho nên mãi đến năm 1990 trước khi tôi nghỉ hưu, Bộ Ngoại giao mới mời tôi lên. Đồng chí Bộ trưởng trao huân chương cho tôi và tặng một số tiền kèm theo là 100.000 đồng trong cuộc họp mặt có đông đủ cán bộ từ Vụ trưởng, Vụ phó trong Bộ. Lúc đó tôi mới tức cảnh làm bốn câu thơ:
“Vừa rồi được tấm Huân chương
Xa xôi nó phải đi đường hai năm
Bộ Ngoại giao tặng thêm một trăm
Đủ tiền làm một bữa nem ăn mừng!”.
Như vậy, năm 1990 đã kết thúc một quãng đời quan trọng của tôi mà tôi gọi là “thanh niên ba sẵn sàng”. Tôi luôn sẵn sàng chấp hành mọi sự điều động của Đảng, Nhà nước, không tính toán thiệt hơn, không hề có đề nghị, yêu cầu gì, nhận được mệnh lệnh là lên đường đi làm nhiệm vụ thậm chí không đợi cả làm đủ giấy tờ thủ tục, chẳng ngại sự thiệt thòi về lương bổng, về chế độ đãi ngộ, về nhà cửa. Với việc nào, tôi cũng chỉ đinh ninh một điều là làm sao cho tốt nhất so với năng lực của mình. Trong thời gian từ khi kết thúc kháng chiến chống Pháp đến năm 1990, tôi được phân công làm nhiều công tác như đã thuật ở trên, nhưng có thể nói có hai việc lớn và làm thời gian dài nhất là làm Cố vấn cho Bạn Lào và làm Đại sứ ở Trung Quốc (tổng cộng hơn 20 năm) và cũng là hai việc tôi có nhiều kỷ niệm đáng nhớ hơn cả và về cơ bản có thể nói là “đã đạt yêu cầu”. Vì vậy, tôi có thể mượn lời của con gái Nguyên Bình trong câu đối nôm na nó viết tặng tôi nhân buổi mừng sinh nhật 80 tuổi để làm câu kết cho câu chuyện đi sứ nước người của tôi:
Làm Cố vấn miền Tây, ghi lời Bác, không làm “lão Toàn quyền”*, luôn nhớ chữ “chủ quyền của bạn”.
Đi Đại sứ nước Tàu, theo ý Đảng, chẳng ngại “người Đại quốc”, giữ trọn điều “Quốc thể về ta”.
*Trước khi đi Lào nhận nhiệm vụ mới (làm Trưởng đoàn cố vấn giúp Lào - cuối 1964), Hồ Chủ tịch cho gọi ông Nguyễn Trọng Vĩnh tới ăn cơm và dặn dò một số điều. Người nói vui với Nguyễn Trọng Vĩnh: “Chú sang bên ấy, chú có ý kiến gì thì chú góp với Bạn để Bạn làm, chú không được làm thay và chú không được làm "Lão toàn quyền” đấy nhé!” – Chú thích của Bà Nguyễn Nguyên Bình, con gái Đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh.
Nguyễn Trọng Vĩnh
Photo Chợ Cũ K5
Thứ Ba, 21 tháng 12, 2010
Alô, Trần Phong Đây!!!
Chiều, nhận được cú phone với "giọng miền" lạ hoắc: "Alô, bạn là... Xin lỗi có nhận ra giọng ai?". "Chịu. Xin lỗi...". "Trần Phong đây!". "Ồ, Phong đấy à? Đuợc Chỉnh Húấn tặng sách Tập 3 rồi phải không?". "Ừ...".
Phong xin lỗi là tuần truớc có nhận đuợc lời mời của Chỉnh Huấn, dự họp mặt 40 năm k5, nhưng gia đình có việc đột xuất nên không dự họp mặt đuợc.
- Nghe giọng ông khỏe lắm?
- Ừ, nghỉ mấy năm nay nên khỏe ra.
- Thằng Minh, em Phong, vẫn sinh hoạt k7 đều đấy.
- Ừ. Ở HN ông có gặp Trần Luỹ?
- Có, đi tập thể dục hay gặp ở hồ Halle.
- Cho Trần Phong hỏi thăm nhé.
Phong hứa sẽ tham gia đều đều và tư vấn nên chăng làm bô phim về truờng Trỗi.
Thật mừng vì có bạn Trỗi cũ về lại đội ngũ..
Phong xin lỗi là tuần truớc có nhận đuợc lời mời của Chỉnh Huấn, dự họp mặt 40 năm k5, nhưng gia đình có việc đột xuất nên không dự họp mặt đuợc.
- Nghe giọng ông khỏe lắm?
- Ừ, nghỉ mấy năm nay nên khỏe ra.
- Thằng Minh, em Phong, vẫn sinh hoạt k7 đều đấy.
- Ừ. Ở HN ông có gặp Trần Luỹ?
- Có, đi tập thể dục hay gặp ở hồ Halle.
- Cho Trần Phong hỏi thăm nhé.
Phong hứa sẽ tham gia đều đều và tư vấn nên chăng làm bô phim về truờng Trỗi.
Thật mừng vì có bạn Trỗi cũ về lại đội ngũ..
Nhiệt liệt chào mừng Ông K5 mới nhân ngày 22.12
Anh Ba Chai chưa uống đã say, ảnh hỏi BK5T, ông là ai, thì còn là ai nữa ngoài cái ông K5.
Tôi tin rằng K5 mới này sẽ ko đủ giấy bút để cho các Bloger tha hồ mà còm. Với các nhận xét có tính xây dựng của các nhân vật tai to mặt lớn như HT, QT thì tương lai rất sán lạn.
Này nhé: ông Quang Trung thì nhận định trang k5 cũ dạo này cũng đã có nhiều người ra vào. Ông Hữu Thành thì còn có bảng so sánh năng lực của k5 và k4 và khẳng định đang đà ta đi tới, rồi là nếu cảm thấy sân chơi đẹp thì rất sẵn sàng. Còn ông QT thì đã khẳng định phải ra tay tiếp sức.
Cùng đồng lòng, cánh Hải ngoại cũng đâu kém cạnh. Vậy thì khắp 3 miền, trong và ngoài nước với khí thế mới nhân ngày 22.12 năm nay, từ khắp HN-Huế-SG, từ K1 ~ k9, có cả QL các loại Quế, tôi tin chắc từ nay TQ Thiện Chí sẽ mệt lử cho mà xem. Tôi cũng rất mong điều đó là hiện thực, mong ACE ta có sân chơi chung bổ ích và lý thú, có chung một mục đích mình vì mọi người, còn mọi người thì...cũng như mình, không đao to búa lớn làm gì, chỉ nêu tâm tư tình cảm khích lệ nhau trong cuộc sống hơi còn bị khó khăn này.
Chúc mọi người hăng hái ra vào chợ, tha hồ mua bán. Chúc Tân Tổng quản rất thiện tâm cầm cân nảy mực quản lý chợ tốt hơn, vậy là cả nhà đều vui vẻ.
Xin chúc mừng!
Thắng k5.
Ô. Thắng k5, ông viết bài mà không chịu đăng. Ông phải bấm vào "xuất bản bài đăng" mầu da cam ở dưới thì nó mới lên. Ông ạ! Tôi bấm giúp ông thôi.Goodwill.
Ô. Thắng k5, ông viết bài mà không chịu đăng. Ông phải bấm vào "xuất bản bài đăng" mầu da cam ở dưới thì nó mới lên. Ông ạ! Tôi bấm giúp ông thôi.Goodwill.
Tôi là ai?
Tôi là ai? - Là một bạn Trỗi muốn ủng hộ bạn Trỗi "không phân biệt", bạn Trỗi 3Chai, bạn Trỗi Thắng k5, và các bạn khác!
Tôi có ý nghĩa gì trên blog này? - Tôi mở blog này và đã trao quyền quản trị cho 3Chai. Từ giờ tôi chỉ giúp 3Chai những việc kỹ thuật mà 3Chai chưa thạo. Khi nào 3Chai hay ai khác muốn, lập tức tôi rời khỏi k5 để um ma ni bat me hum, lại bay lượn trên... giời, hé hé.
Tôi có ý nghĩa gì trên blog này? - Tôi mở blog này và đã trao quyền quản trị cho 3Chai. Từ giờ tôi chỉ giúp 3Chai những việc kỹ thuật mà 3Chai chưa thạo. Khi nào 3Chai hay ai khác muốn, lập tức tôi rời khỏi k5 để um ma ni bat me hum, lại bay lượn trên... giời, hé hé.
Bán Giời K5, ông là ai?
Món khai vị này có thể không ngon nhưng là để đảm bảo chất lượng cho các món tiếp theo. Mục tiêu là để ACE giới bán giời K5 và các K khác gặp nhau mà tám là chính. Như PC nói, “giừ rùi, tình nghĩa là chính, chẳng còn gì mà ham hố nữa”.
Nội dung tám đầu tiên là làm sao cho chợ bán giờ K5 hút khách. 3Chai có mấy ngu ý sau xin phát trước.
1- Chợ K5 tạm thời né tránh nội dung thân Tàu cũng như đả Tàu quá khích dễ gây ra chia rẽ nội bộ. Thực tế không thể chối cãi là Tàu nó chưa đánh mà anh em ta trong thời gian qua đã có chia rẽ do các hoạt động “ngoại giao ND” mà hạt nhân xuất phát từ K5.
2- Chợ K5 nhiệt liệt chào mừng các vị tướng lãnh, các thứ bộ trưởng và PTT, các Nờ Sứt, các cựu ĐHKTQS… tham gia với tư cách bình đẳng (K9). Với điều kiện hãy làm ngôi thứ nhất (tham gia viết bài hay còm) thay vì làm ngôi thứ ba (nhân vật trong bài viết).
3- Chợ K5 hạn chế các bài viết chủ yếu là thông tin của cá nhân, chẳng hạn “Sáng nay tui cà fe với X, trưa gặp Y, tối nhậu với Z. Sướng. Chấm hết”. Các bài đó lặp lại nhiều lần sẽ ức chế tâm lý bạn đọc.
4- Chợ K5 hạn chế các bài đơn thuần đưa tin của BLL. Hehehe, chúng tui sẽ tìm mọi cách đẩy các bài đó sang các trang có nhiều bạn đọc hơn như là K4 và UT.
5- Chợ K5 rất mong được các bài viết kích thích nhu cầu tám (comments) của dân bán giời. Chúng tui hỉu là để có một bức ảnh nghệ thuật của pák TM, một chuyện ngắn của KV hay ĐN, một bài thơ của Tt, một bài sưu tầm lịch sử của anh Chí Nhớn, một biếm họa của TL… các pác ý đều phải đầu tư nhiều thời gian. Lẽ dĩ nhiên các pác ý sẽ tìm những trang nào có nhiều tám mà treo lên mong thu được nhiều còm. Chúng tôi đặt mục tiêu tỷ lệ còm/bài viết >3.
Hehehehe cố lên K5.
Nội dung tám đầu tiên là làm sao cho chợ bán giờ K5 hút khách. 3Chai có mấy ngu ý sau xin phát trước.
1- Chợ K5 tạm thời né tránh nội dung thân Tàu cũng như đả Tàu quá khích dễ gây ra chia rẽ nội bộ. Thực tế không thể chối cãi là Tàu nó chưa đánh mà anh em ta trong thời gian qua đã có chia rẽ do các hoạt động “ngoại giao ND” mà hạt nhân xuất phát từ K5.
2- Chợ K5 nhiệt liệt chào mừng các vị tướng lãnh, các thứ bộ trưởng và PTT, các Nờ Sứt, các cựu ĐHKTQS… tham gia với tư cách bình đẳng (K9). Với điều kiện hãy làm ngôi thứ nhất (tham gia viết bài hay còm) thay vì làm ngôi thứ ba (nhân vật trong bài viết).
3- Chợ K5 hạn chế các bài viết chủ yếu là thông tin của cá nhân, chẳng hạn “Sáng nay tui cà fe với X, trưa gặp Y, tối nhậu với Z. Sướng. Chấm hết”. Các bài đó lặp lại nhiều lần sẽ ức chế tâm lý bạn đọc.
4- Chợ K5 hạn chế các bài đơn thuần đưa tin của BLL. Hehehe, chúng tui sẽ tìm mọi cách đẩy các bài đó sang các trang có nhiều bạn đọc hơn như là K4 và UT.
5- Chợ K5 rất mong được các bài viết kích thích nhu cầu tám (comments) của dân bán giời. Chúng tui hỉu là để có một bức ảnh nghệ thuật của pák TM, một chuyện ngắn của KV hay ĐN, một bài thơ của Tt, một bài sưu tầm lịch sử của anh Chí Nhớn, một biếm họa của TL… các pác ý đều phải đầu tư nhiều thời gian. Lẽ dĩ nhiên các pác ý sẽ tìm những trang nào có nhiều tám mà treo lên mong thu được nhiều còm. Chúng tôi đặt mục tiêu tỷ lệ còm/bài viết >3.
Hehehehe cố lên K5.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)