Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Quốc Việt K5 (ST) BÀI THƠ VỀ ĐIẾU THUỐC & EM (Bắc Thọt)

Kính gửi anh chị em bạn Trỗi
   Đi viếng Lê Minh Tuấn (Tuấn Sệu), gặp bạn bè, uống cốc Cafe do Nguyễn Tiến Bắc (Bắc Thọt) mời, hóa ra hắn đang làm việc; Tiến Bắc gửi mình bài thơ về THUỐC VÀ EM, mình xin phép được đăng lên Blog Bantroik5news để anh chị em cùng đọc, rút kinh nghiệm các bài khác mình nhờ Tiến Bắc xin lỗi Ngô Thế Vinh (Vinh Sái) trước, động chạm nhiều quá.

BÀI THƠ VỀ ĐIẾU THUỐC & EM


Bài thơ đầu anh viết tặng em,
Là bài thơ kể về điếu thuốc.
Khi trong đời quá nhiều điều phụ thuộc,
Thì chút lửa tàn cũng nhiều nỗi vẩn vơ.

Điếu thuốc đơn sơ, ai phát hiện bao giờ?
Mà đốt cháy muộn phiền, cực nhọc.
Ba phần thân, chỉ một phần đầu lọc
Mùi hôi rình mà sao mãi đắm say.

Đã thành quen, anh vẫn hút hàng ngày
Thế mà cũng mấy lần bị sặc.
Khi gần em tỏa ra mùi nồng nặc
Nụ hôn vụng về lởm chởm toàn râu.

Điếu thuốc theo anh đi bất cứ đâu,
Mời nịnh sếp, chia bạn bè nửa điếu.
Lúc nghèo hèn, lúc chơi toàn đồ hiệu,
Trong túi quần luôn có sẵn một bao.

Mất em rồi, anh sẽ sống ra sao?
Có khác gì nửa đêm hết thuốc,
Phố xá im lìm tìm đâu mua được,
Và cơn thèm giống như nỗi nhớ em.

Điếu thuốc trên môi, răng càng lúc càng đen
Sâu trong ngực, phổi hóa xơ chằng chịt
Người trơ xương, cân dăm lạng thịt
Tuổi thọ ngắn dần cho khói thuốc vươn xa.

Cũng giống như tình yêu của đôi ta,
Muốn cháy tận cùng đến tàn điếu thuốc.
Dù biết rằng mỗi dây tình ràng buộc,
Chỉ vô hình như khói thuốc mong manh.

Chút nicotin mang thi vị trong anh,
Khi ngồi viết câu thơ tình gửi tặng.
Dẫu vụng về nhưng tình sâu nghĩa nặng,
Lời ngọt ngào dù khói đắng trên môi.

Cứ mặc anh hút hết điếu này thôi,
Rồi sẽ ngủ với nồng say hơi thuốc.
Khi trong đời quá nhiều điều phụ thuộc,
Một chút riêng mình cũng tốt phải không em!

Không có thuốc, anh ngồi như nhớ em,
Nhớ nồng cay, nhớ muộn phiền, nhớ khói.
Nhớ đêm đông, trong chăn se trơ trọi
Nhớ tháng ngày vật vã thuốc & em.

Ông giời ơi! Đâu thuốc, đâu em?
Đâu những tháng, những ngày vui với thuốc!
Đâu những lúc vui, buồn đến cháy ruột!
Vì không em, không thuốc - hết tàn rơi.

Thuốc với anh, như nợ giữa dòng đời..
Như tình đôi ta đất, trời mới tỏ
Như những ngôi nhà vẫn còn bỏ ngỏ
Đợi anh về cùng thuốc & em.

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

Tin buồn

                                                                      TIN BUỒN
Bạn Lê Minh Tuấn, bạn Trỗi Khóa 5, sinh năm 1952, do bệnh nặng đã từ trần hồi 19h00, ngày 29/03/2015 (Tức ngày 10/02 năm Ất Mùi), tại nhà riêng, 141 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội, hưởng thọ 64 tuổi.
Lễ viếng tiến hành từ 15h30, thứ 2, ngày 30/03/2015 đến 9h00 thứ 3, ngày 31/03/2015 tại nhà riêng số 141, phố Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội.
Lễ Truy điệu và Đưa Tang từ 9h00 ngày 31/03/2015 (Tức ngày 12/02 năm Ất Mùi).
Lễ An Táng được tiến hành cùng ngày tại Đài Hóa Thân Hoàn Vũ, Vân Điển, Hà Nội.


Bạn Trỗi K5 xin chia buồn cùng gia đình bạn Lê Minh Tuấn.
Bạn Trỗi K5 tập trung viếng lúc 8h00, thứ 3, ngày 31/03/2015, tại 141 Nguyễn Lương Bằng,

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

Quốc Việt K5 (ST) NGƯỜI VIỆT

Kính gửi anh chị em bạn Trỗi
Anh Trần Trung Hiếu, nguyên là cán bộ Ban Dân tộc Đài Truyền hình Việt Nam, đã tốt nghiệp Ma. Of Sc. ở Mỹ về, chuyên về Dân tộc học; Sau khi được nhận 3 bài viết của mình, anh Hiếu có một số nhận xét thú vị, xin gửi anh chị em bức thư của anh Hiếu, mong anh chị em tham khảo:   
Chào chú,
Cháu đã đọc cả ba bài viết chú gửi và cháu  xin gửi một số ý kiến của cháu dưới đây.
Về bài dân tộc Mèo hay Hmông, cháu đồng ý với quan điểm là dân tộc này có nguồn gốc từ khu vực hiện tại là Nam Trung Quốc. Từ xưa đến nay con người luôn có xu hướng di chuyển để tìm nơi có điều kiện sống tốt hơn hay tránh các mối đe dọa hoặc thỏa mãn khát khao khám phá. Bài về Ngôn ngữ Ngô Việt cũng phản ánh quan điểm này về sự dịch chuyển của người Việt trong suốt quá trình lịch sử. Ngôn ngữ của các cộng đồng dân tộc sống gần nhau sẽ có sự vay mượn từ vựng lẫn nhau và cũng rất có thể do chung một nguồn gốc. Tên gọi phổ biến của một dân tộc đôi khi lại là tên gọi do người ngoài đặt vì nhiều lý do khác nhau.
Ví dụ cụ thể là cháu có lần đến gặp người Thái Thủy (theo cách gọi của Trung Quốc chỉ người Thái sống gần ở nơi có nguồn nước) thấy họ dùng từ "bố" "mẹ" y như tiếng Việt. Họ cũng kể là tổ tiên vốn sống ở phía nam sông Hoàng Hà rồi di cư xuống vùng Vân Nam giáp ranh Myanmar và Lào. Sang Thái thì cháu thấy họ dùng từ "má" là có nghĩa là chó. Hay người Tày ở Việt Nam nói "pheo" là "tre". "Chó mà' hay "tre pheo" đều là những từ được dùng trong tiếng Việt. Riêng tiếng Việt và tiếng Trung Quốc thì có rất nhiều các từ giống nhau mà tiêu biểu như bài viết Ngôn ngữ Ngô Việt chú gửi. Sang Inđônexia cháu thấy những ngôi nhà sàn cố truyền hay gùi của người ở đây rất giống với gùi, nhà sàn của người dân tộc vùng Tây Nguyên, và có cả những ngôi nhà giống với hình ảnh trên mặt trống đồng Ngọc Lũ! Cháu không biết tiếng dân tộc nào ở Tây Nguyên nên không thể so sánh trực tiếp ngôn ngữ với ngôn ngữ của người Inđônexia.
Về sự di cư của người Việt trong lịch sử, chắc do nhiều lý do nên giới khoa học Việt Nam chưa đề cập sự di cư từ Nam Trung Quốc xuống. Như ở Anh thì người Anh họ hiểu rất rõ người Saxon từ Đức (ở Đức vẫn có bang Saxony) và cả người Norman từ Pháp đến đã di cư đến nước Anh là tổ tiên của người Anh hiện đại. Cũng tương tự người Việt và người Hán, người Đức (German), Saxon, và Norman cạnh tranh với nhau trong suốt một quá trình lịch sử dài cho đến ngày nay, nhưng đồng thời cũng chia xẻ rất nhiều điểm chung về văn hóa, lối sống và ngôn ngữ.
Về bài Đông Nam Á là cái nôi của văn minh loài người thì cháu chưa tìm hiểu nhiều về vấn đề này. Nhưng về cấu trúc ADN của con người đến 99,9% là giống nhau chứng tỏ là có chung  một nguồn gốc từ xa xưa.
Trên đây là một số quan sát mà cháu đã thấy. Công việc cháu hơi bận chút nên gửi thư trả lời chú hơi chậm, mong chú thông cảm.
Cháu chào chú,
Trần Trung Hiếu
Bài viết của anh Hiếu rất thú vị, đúng là ngôn ngữ Gia-rai ở Tây Nguyên giống ngôn ngữ Mã Lai đến mức có thể giao tiếp thẳng, nền Văn hóa Việt Nam giống hệt văn hóa Nam Trung Quốc, thậm chí đến cả một số từ ngữ.
Đó là sự giao thoa về ngôn ngữ chăng? Tuy vậy, dễ dàng nhận thấy có một nền văn hóa rộng lớn từ Nam sông Trường Giang tới cực nam Đông Nam Á và từ Nhật Bản tới rặng núi Tây Tạng có nhiều nét tương đồng.
Có thể là tự nhiên nó thế, nhưng trên tất cả là có một quy luật, quy luật của quá trình di dịch cư của loài người hay quá trình di truyền Gene, quá trình phát triển về Văn hóa và ngôn ngữ có sự đa dạng nhưng cùng một nguồn gốc. 

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

Tin buồn

                                                                  TIN BUỒN 
Cụ Hoàng Nhiên, sinh năm 1936, là bố vợ bạn Lê Kinh Doanh K5, do tuổi cao, bệnh nặng cụ đã từ trần hồi 4h25, ngày 18/03/2015 (Ngày 28/01 năm Ất Mùi) tại nhà riêng P210, Nhà B21, TT Kim Liên, Hà Nội, hưởng thọ 80 tuổi.
Lễ Viếng từ 7h15 - 8h45, thứ 7, ngày 21/03/2015 (Ngày 02/02 năm Ất Mùi), tại Nhà Tang Lễ Bệnh viện Thanh Nhàn, số 42 phố Thanh Nhàn, Hà Nội.
Lễ Truy Điệu và Đưa Quan từ 8h45.
Lễ Hỏa Táng được tiến hành cùng ngày tại Đài Hóa Thân Hoàn Vũ, Văn Điển, Hà Nội.

Bạn Trỗi K5 xin chia buồn cùng vợ chồng bạn Lê Kinh Doanh và gia đình.
Bạn Trỗi K5 tập trung viếng vào lúc 8h00, ngày 21/03/2015.

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

Bạn Trỗi K7 gặp mặt đầu Xuân.

Sáng ngày 14/03/2015, tại số 1 Trấn Vũ, Ba Đình, Hà Nội, Khóa 7 gặp mặt thân mật đầu Xuân Ất Mùi. Đông đủ các bạn Trỗi K7 có mặt, đại diện các Khóa 2,3,5,8... và K9 tham dự đầu Xuân cùng K7. Đặc biệt có bạn Nguyễn Tiến Phúc, sức khỏe cũng đang dần ổn định, rất nhiệt tình gặp mặt anh em, có vợ tháp tùng đã đến họp mặt và bạn Khắc Việt ở TP HCM, đang có việc ở Hà Nội đã đến tham dự, đại diện cho anh em K7 phía Nam...
Đầu Xuân xin kính chúc các Thầy Cô giáo, anh em Bạn Trỗi và toàn thể anh chị em Khóa 7 luôn luôn mạnh khỏe và mọi điều tốt đẹp...

Bạn Trỗi K7 gặp mặt đầu Xuân. Một số anh chị em đến sau không có trong ảnh này, nhưng sẽ thấy trong các ảnh trong quá trình gặp mặt.

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

Ngày 14 tháng Giêng năm Ất Mùi (Ngày 04/03/2015), một ngày đầy ý nghĩa.

Ngày 04/03/2015 (Ngày 14 tháng Giêng Năm Ất Mùi), một ngày có nhiều ý nghĩa đối với Thầy Trò, CBCNV Trường VHQĐ - TSQ Nguyễn Văn Trỗi. Cùng một ngày, tại một vùng, Thầy Trò Trường Trỗi đã thực hiện trọn vẹn ba nội dung theo chương trình đã đề ra. Đó là: - Trồng cây lưu niệm ghi lại dấu ấn nơi Trường VHQĐ - TSQ Nguyễn Văn Trỗi đã đóng quân đầu tiên tại Trại Hòe, Trại Cờ (Nơi hiện nay Trường xe Quân chủng PKKQ đang đóng quân) - Tham dự Lễ Hội thôn Trại Hòe (Nay đổi thành thôn Ngọc Tân, thuộc xã Ngọc Sơn, Hiệp Hòa, Bắc Giang), là nơi nhiều Khóa HS Trường Trỗi đã sống và  học tập tại đây năm 1965 - Và đến nhà, thắp hương chị Phương Thị Hiếu, vừa mất ngày 27 Tết vừa qua, là người thôn Trại Hòe, vào làm cấp dưỡng tại Trường Trỗi từ hồi Trường VHQĐ chuyển từ Lạng Sơn về Trại Hòe.