Thứ Năm, 30 tháng 6, 2011

Nghị lực sống

Loài người được sinh ra khá hoàn thiện, tuy vậy do nhiều lý do mà có  người sinh ra gặp phải bất hạnh khi bị khiếm khuyết một vài bộ phận trong cơ thể. Trong số họ có nhiều tấm gương không chịu đầu hàng số phận, họ tràn đầy nghị lực sống, biết chấp nhận thiệt thòi và vượt qua nó. Hình ảnh của họ được người thân ghi lại và chia sẻ trên mạng Internet không phải để mọi người thương hại họ mà để chúng ta biết rằng, nghị lực sống vẫn tràn đầy, dù con người có phải chịu bất hạnh đến mấy. Chúng ta có thể thấy dưới đây khuôn mặt vui tươi của cháu bé không tay, cháu không buồn mà còn cố gắng hòa nhập, tự làm mọi việc và thậm chí còn có bạn gái với một lời hẹn ước.. trăm năm!
Thật đáng khâm phục

Và người thanh niên này, tuy mất đi đôi chân nhưng anh vẫn sống vui vẻ, và thậm chí còn có con!

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

Cuộc chiến tiềm ẩn

Hai nước “anh em” cùng thể chế Cộng sản Việt - Trung đang đứng trước nguy cơ chiến tranh. Theo nhận định chung là do tranh chấp vùng biển xung quanh hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa mà hai nước cùng đòi chủ quyền. Nhất là sau hành động công bố vùng chủ quyền “lưỡi bò” và tiếp theo là hành động tầu Trung quốc cắt cáp thăm dò địa chấn của Việt nam trên vùng biển đặc quyền kinh tế của nước này thì hai bên đều đưa ra những lời lẽ cứng rắn, báo mạng của hai nước từng là bạn bè này sôi động những lời lẽ đao to búa lớn làm thế giới tưởng chừng sẽ có chiến tranh như đã từng xẩy ra hồi năm 1979, khi Trung quốc muốn dạy cho Việt nam một bài học, và sau đó, vào năm 1988 khi họ tranh chấp một hòn đá giữa biển.
 Người ta sẽ đặt câu hỏi rằng liệu thật sự có một cuộc chiến giữa hai nước mà nguyên nhân là do tranh chấp trên vùng biển giầu tiềm năng dầu lửa mà người ta đang tưởng tượng hay không?
 Những nhà quan sát nước ngoài đều có chung một nhận định rằng, trong tình hình quốc tế hiện tại, rất khó để xẩy ra một cuộc chiến như vậy, bởi vì người Mỹ, quốc gia đã tuyên bố có lợi ích ở vùng biển Đông không dễ để xảy ra chiến tranh, vốn sẽ làm tổn hại đến lợi ích của họ và đồng minh ở khu vực này, nhưng nói vậy không có nghĩa rằng chiến tranh sẽ không xảy ra giữa Trung quốc và các quốc gia lân bang, không phải vì lý do tranh chấp biển đảo mà vì những lý do lãng xẹt khác, mà người Mỹ có muốn can thiệp cũng khó tìm ra cớ mà nhảy vào.
 Như chúng ta đã biết, Trung quốc đang duy trì một đội quân đông nhất thế giới với hai triệu rưỡi binh sỹ. Binh lính Trung Quốc hiện tại là những thanh niên sinh ra sau khi nhà nước này ban hành chính sách mỗi gia đình chỉ có một con, với tâm lý sinh con trai để nối dõi tông đường của triết học phương Đông, các bậc cha mẹ nước này tìm mọi cách để có được đứa con giống đực, kể cả việc hủy bỏ những thai nhi giống cái bằng những phương pháp cổ lỗ sỹ hoặc hiện đại.
  Việc sinh chỉ một trai trong điều kiện kinh tế phát triển đã cho phép các ông bố bà mẹ Trung quốc nuôi nấng chăm chút cho con mình hơn cả mức cần thiết và tạo nên những công tử bột,( người Việt thường gọi là "em chã") những chàng trai này vào quân đội, trở thành những chú lính hét to, đi đều tốt và ăn rất khỏe, người ta đã tính ra “Quân giải phóng” phải cung ứng cho mỗi binh sỹ hàng ngày chừng ba kí lô lương thực thực phẩm, năng lượng dùng để hét chỉ chiếm chừng hai phần ba số đó, còn lại được thải ra ngoài theo đường tự nhiên, ước chừng nửa kí lô, hai triệu rưởi nhân nửa kí tức là hàng ngày, đám lính này thải ra 1.250.000 kí lô phân tươi, rất dể hiểu là sẽ thành một vấn đề lớn nếu không muốn đất nước họ sẽ bị ô nhiễm trầm trọng,( số liệu này chưa tính đến một tỷ ba trăm triệu dân thường cũng làm việc đó hàng ngày). Vì vậy khi nghe tin ở Nhật bản, người ta đã phát triển được một phương pháp đặc biệt có thể biến phân người thành thịt bò thì lập tức người Tầu đã nghĩ đến khả năng lợi dụng thành tựu khoa học này để giải quyết vấn nạn mà đám lính cuả họ đã gây ra, tuy nhiên đây là một bí mật quốc gia, Nhật không dễ gì chia sẻ khi mà giữa hai nước vẫn tồn tại những bất đồng, vì vậy sẽ có hai khả năng, một là người Trung quốc sẽ bỏ tiền ra mua bí quyết, việc này rất khó vì Nhật không cần tiền, tất yếu là sẽ xẩy ra khả năng thứ hai, đó là TQ phát động chiến tranh để chiếm đoạt, cách mà người Tầu lâu nay vẫn dùng để ứng xử với các quốc gia láng giềng. Vừa được lợi vừa trả được mối thù với người Nhật. Vậy là sẽ có chiến tranh, không phải với lý do như mọi người từng nghĩ mà chính là do cái lý do lãng xẹt ít ai ngờ tới đó.
 Vẫn còn lý do thứ hai, lý do này hiện thực hơn. Theo báo chí quốc tế, hiện nay ở Trung quốc, cũng do  chính sách chỉ đẻ một con của nhà nước và chính sách chỉ con trai của người dân. Người ta đã thống kê được một chỉ số đáng báo động lớn về tỉ lệ  chênh lệch giới tính ở nước này lên đến 120 nam trên 100 nữ từ trước những năm hai ngàn. Đến nay thì số nam giới đến tuổi kết hôn không thể tìm được bạn đời có thể lên đến hàng chục triệu, gây một sức ép lớn đến chính quyền.
 Ở các nước Đông nam Á, do tình trạng trọng nam khinh nữ không nặng nề lắm nên số lượng người nữ khá nhiều, thậm chí ở những nước như Việt nam, Thái Lan, lực lượng này dư thừa tới mức phụ nữ chuyển sang nghề dịch vụ “đèn đỏ” khá đông, báo chí thường đưa tin những vụ tập trung để người nước ngoài chọn vợ đông như hội.
 Số nam giới dư thừa ở Trung quốc sẽ có hai cách giải quyết, một là bằng con đường môi giới để kiếm một người vợ Đông nam Á, cách này vừa tốn kém lại bị ràng buộc bởi pháp luật, cách tốt nhất là chiếm đoạt, phát động một cuộc chiến chiếm đóng , ngay lập tức sẽ giải quyết được vấn đề nan giải. Như vậy là ta có thể thấy rất rõ là khả năng có chiến tranh để kiếm vợ là sự thật chứ không phải là một giả thiết.
 Những nguy cơ như vậy rất dễ bị coi thường nhưng nếu suy xét sâu xa, hẳn các chính phủ những nước nhỏ ở phía Nam Trung quốc sẽ phải xem xét lại chính sách của mình với ông bạn lớn khó chơi này, nếu họ không muốn mất nước vì những lý do trời ơi đất hỡi.
"....Theo thuyết Man-tuýt (1766-1834) thì sự mất cân bằng giữa việc tăng dân số và tăng thức ăn là nguồn gốc của xung đột. Nghĩa là trong khi dân số tăng theo cấp số nhân thì nguồn tài nguyên, của cải chỉ tăng theo cấp số cộng tạo ra sự mất cân đối dẫn đến chiến tranh.
Thuyết này cho rằng dân số luôn tăng tận khi chúng bị hạn chế bởi chiến tranh, bệnh tật và đói kém. Đây là lý thuyết được tính toán với xã hội trước đây khi mà nền sản xuất chưa phát triển và tỷ lệ tăng dân số không điều khiển được. Còn thuyết bùng nổ dân số trẻ lại quan niệm do sự mất cân đối giữa những lực lượng trẻ được đào tạo, đến tuổi trưởng thành cần có việc làm và số lượng những vị trí có thể cho họ trong xã hội là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự nổi loạn trong xã hội, bao gồm cả chiến tranh. Theo đó "con người cần thức ăn và vị trí nên dẫn đến xung đột". Do đó chính quyền coi tăng trưởng dân số nhanh là một nguồn tài nguyên của đất nước và những năm sau đó, tỷ lệ tăng trưởng dân số hàng năm luôn đạt mức cao và kéo dài đến những năm 1970. ..."(trích bài đăng trên báo Nông nghiệp Việt nam)
 Tổng hợp từ Internet

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011

Tin động trời về Osma Binladen

Trùm khủng bố Bin Laden thực ra đã chết hơn 9 năm trước?
Một thông tin gây chấn động dư luận thế giới, được các hãng truyền thông hàng đầu của hành tinh đồng loạt đăng tải là buổi trò chuyện trên Đài Phát thanh The Alex Jones Show của cựu Trợ lý Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Steve Pieczenik, cùng lời khẳng định rằng:
Thủ lĩnh mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda Bin Laden đã chết vào cuối năm 2001.
"Thực ra Bin Laden đã ra người thiên cổ từ đời… tám hoánh nào rồi", S.Pieczenik mở đầu bằng lời khẳng định chắc nịch của mình. Đồng thời cho biết là Bin Laden lìa đời vì bạo bệnh, chính xác hơn là bị Marfan Syndrome, thứ hội chứng thoái hóa di truyền nan y chứ không phải do suy thận cấp tính.
"Ngay từ tháng 7/2001, các bác sĩ quân y thuộc CIA đã khám sức khỏe cho hắn tại một bệnh viện Mỹ ở Dubai, Arập Xêút và phát hiện ra căn bệnh dễ gây tử vong này - Tiến sĩ Pieczenik cho biết thêm - Kết cục chỉ vài tháng sau, viên thủ lĩnh Al-Qaeda thiệt mạng ở một hang động nào đó trong vùng Tora Bora giáp ranh giữa Afghanistan và Pakistan.
Nội các Bush-con đã cố tình ỉm chuyện này đi, tiếp tục kiếm cớ tiễu trừ khủng bố hòng đưa quân vào Afghanistan".
The Alex Jones Show là một đài phát thanh phi chính phủ. Qua mạng truyền thông Genesis, chương trình của đài được phát trên toàn nước Mỹ bằng cả sóng AM lẫn FM. Trên Internet, trang web của A.Jones là Inforwars.com và Prisonplanet.tv.
Còn vị cựu Trợ lý Thứ trưởng Ngoại giao Steve Pieczenik 63 tuổi hiện là cố vấn cao cấp thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ. Ông từng đảm nhiệm vai trò hoạch định chính sách cho 4 đời ngoại trưởng là Henry Kissinger, Cyrus Vance, George Schultz và James Baker, cũng như phục vụ qua 5 đời tổng thống.
Trên chính trường Mỹ, không có nhân vật nào có mối quan hệ sâu rộng với giới tình báo trong hơn 3 thập niên qua như S.Pieczenik. Về mặt học thuật, Steve Pieczenik có bằng Tiến sĩ của Học viện Kỹ thuật Massachusetts (MTI), cũng như hai lần đoạt giải thưởng Harry C.Solomon danh giá tại Trường Y khoa thuộc Đại học Tổng hợp Harvard. S.Pieczenik đồng thời cũng là chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực như chính sách đối ngoại, quản lý khủng hoảng quốc tế, chiến tranh tâm lý, bài trừ khủng bố, đàm phán và giải cứu con tin. Cá nhân Steve Pieczenik vào đầu những năm 80 thế kỷ trước, đã tiếp xúc với Bin Laden trong sứ mạng bàn cách chống trả quân đội Xôviết ở Afghanistan.
Dẫn giải trên để nói lên một điều là: S.Pieczenik không phải là người thích đùa
Theo S.Pieczenik thì:
Nhà Trắng đã ngụy tạo chiến dịch tiễu trừ Bin Laden hòng vực dậy uy tín của Tổng thống Barack Obama đang trên đà giảm sút.
"Điều phi lý nhất là người ta quyết không công bố bức hình tên trùm khủng bố bị hạ sát ở Pakistan như đã loan báo. Tin tức thời nay mà thiếu hình ảnh đi kèm, cho dù có rùng rợn đến mấy đi nữa làm sao thuyết phục được công chúng?", Tiến sĩ S.Pieczenik tự đặt câu hỏi trong buổi trả lời phỏng vấn.
Ngoài ra là một tin cực sốc nữa do S.Pieczenik tiết lộ, rằng một viên tướng bốn sao dưới thời Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld cho ông hay rằng:
vụ 11/9 thực chất là có sự xếp đặt tay trong do Washington tạo dựng hòng kích động lòng hận thù, buộc dân Mỹ đòi hỏi phải có sự đáp trả thỏa đáng (?!).
Hệ quả là hai cuộc chiến Iraq và Afghanistan tiếp nối khiến các tập đoàn công nghiệp quân sự vớ bẫm.
Khi tiết lộ chuyện này, ông mạnh dạn tuyên bố: "Tôi sẵn sàng ra làm chứng với lời thề danh dự trước một cơ quan độc lập như Tòa án Tối cao Liên bang chẳng hạn, chứ không phải các ủy ban điều trần thuộc Nghị viện bị chi phối bởi giới dân biểu ngả theo chính kiến đảng phái".
Sự việc làm công luận nhớ tới lời khẳng định của cố Thủ tướng Pakistan Benazir Bhutto trong buổi trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Arập Al-Jazeera gần 4 năm trước, vào ngày 2/11/2007 rằng, Bin Laden đã chết từ lâu. Nữ chính khách kỳ cựu Benazir Bhutto vốn không phải là người "lộng ngôn" và luôn bảo đảm tính xác thực về những nhận định mang tầm vóc quốc tế của mình. Nhưng chỉ chưa đầy 2 tháng sau bà đã bị ám sát
Thu Hường (theo Tuyệt mật, Nga), ngày 28/06/2011

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2011

Các chú lính hiền lành giúp dân trong ngập lụt.



Cứ tưởng là mình năm 1968/69, nhìn lại té ra các cháu, những người lính giúp dân trong ngập lụt thời bây giờ.

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2011

PHẠM QUANG KHÁNH K5 TỪ TRẦN

Bạn Trỗi K5 Phạm Quang Khánh đã từ biệt chúng ta lúc 9 giờ sáng nay 24/6/2011. Nguyên nhân có lẽ do chảy máu não. Tin dữ do BS Nguyễn Hồng Sơn (BV175) và BS Nguyễn Văn Hoàng Đạo (bạn cùng K5 HVQY) vừa gọi từ Phú Quốc.

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

HOÀNG SA LÀ MỘT QUẦN ĐẢO THUỘC VỀ AN NAM






Vào năm 1909, hai tàu chiến nhỏ của Trung Hoa đến từ Quảng Châu, bất ngờ, buộc 2 người Đức giao nộp tài liệu khảo sát về quần đảo trong vòng 24 giờ, nhưng họ loan một mẫu tin trong một tờ báo lớn ở Quảng Châu, ngày 20 tháng 6, một tin quan trọng khôi hài: ‘Teo-tai-Li, như đã nói, là đã vẽ một bản đồ tổng quát về các đảo mà ông đã khám phá và 15 bản đồ riêng của cùng những đảo đó( trong vài giờ !)”
Xác nhận sự kiện trên, báo Advertiser số ra ngày thứ Ba, 29/6/1909 đã viết:
” Tin từ cảng Darwin hôm 28/6 – một nguồn tin từ Trường Sa (Hồ Nam, Trung Quốc) cho biết Trung Quốc vừa tiến hành một sứ mạng chính thức với sự tham dự của cả các sĩ quan chỉ huy cấp cao, đó là ra thăm quần đảo Hoàng Sa trên 3 pháo hạm Fupao, Chinhao và Kwong Kum để thượng cờ rồng (Long kỳ – cờ Thanh triều Trung Quốc) tại quần đảo này. Đảo Robert bị đổi tên thành đảo Fupao, đảo Cây thành đảo Chinhao sau khi hai con tàu trên tới các đảo này. Điều này cho thấy người Trung Quốc đang nhắm tới việc biến Zulinkan thành căn cứ phía Nam cho hải quân Trung Quốc trong tương lai”
Cũng trên báo Advertiser số ra ngày thứ Hai, 5-7-1909, tiếp tục đưa tin:
“Đô đốc Le và Taotai Li, những người vừa ghé thăm quần đảo Hoàng Sa, đã trình tấu cho Phó Vương Quảng Đông là hai đảo Fuk-Po và Mo-Huk có thể được dùng để làm thương cảng, và một cây cầu sẽ nối liền hai đảo. Họ cho biết các cơ sở làm nông nghiệp, sản xuất muối, và nghề cá có thể được duy trì trên những đảo này”.
Từ những sự kiện kể trên, cho đến nay các học giả Trung Quốc vẫn căn cứ vào đó coi như hồ sơ pháp lý của mình để hợp thức hóa trong việc lên tiếng chủ quyền của họ trên biển Đông.
Nhưng phía Trung Quốc quên rằng trong các năm 1895, 1896 khi các ngư dân ở đảo Hải Nam ra cướp đồng trên các tàu bị đắm tại Hoàng Sa như tàu Bellona của Đức và tàu Imezi Maru của Nhật, chính phủ Anh đã phản kháng và Trung Quốc tuyên bố chính thức là quần đảo nầy không thuộc về mình.(6)
Cái lưỡi bò TQ không hề có trong những bản đồ đầu thế kỷ XX. Bản đồ TQ 1910 vẫn vẽ đảo Hải Nam là phần cực Nam nước này. Trong khi đó, người ta vẫn còn giữ được nhiều bản đồ cổ thể hiện Bãi cát Vàng thuộc xứ Đàng Trong, tức là miền đất Việt mà các Chúa Nguyễn cai quản.


“Hoàng Sa là một quần đảo thuộc về An Nam”

(Les Lettres étudiantes et curieuses-Tập 3 trang 38, Nhà xuất bản văn học Panthéon, năm 1843)

Gây chiến ở biển Đông, TQ bỗng lộ mặt là tên Đế quốc hiếu chiến mới.

Những hoạt động quân sự thường xuyên của Trung Quốc đặc biệt tại các khu vực Biển Đông Việt Nam đã gây nên những lo lắng cho các quốc gia Đông Nam Á.
Nếu trước đây các quốc gia có tranh chấp đối thoại trực tiếp với Trung Quốc thì nay đã hợp tác với nhau để đối phó với các chiến lược của Bắc Kinh bất chấp tầm ảnh hưởng của cộng đồng người Hoa đông đảo có vai trò kinh tế lớn trong khu vực.

Sau sự kiện đó, Philippines lần đầu tiên đã tỏ thái độ rất cứng rắn với Trung Quốc khi không chấp nhận các yêu sách của Trung Quốc và gửi kiến nghị lên Liên hợp quốc(5/4/2011).
Trước đó, Indonesia cũng lần đầu tiên gửi công hàm đến Liên Hiệp Quốc phản đối “đường chữ U” (8/7/2010) dù rằng Indonesia không hề có liên quan đến tranh chấp các đảo ở Hoàng Sa hay Trường Sa.
Theo Reuter, năm 2011 Trung Quốc tăng ngân sách quân sự 12,7% lên mức 91,5 tỷ USD, gấp bảy lần so với năm 1999 gần bằng tổng sản phẩm quốc gia (GDP) của cả Việt Nam.
Đồng thời với tăng chi phí quân sự, các đơn vị dân sự liên quan đến biển cũng được tăng cường và có tầm hoạt động ngày càng xa bờ. Điển hình lớn nhất có thể kể đến tàu sân bay Shi Lang và giàn khoan dầu CNOOC 981 với trị giá gần 1 tỷ USD.
Như vậy, có thể thấy Trung Quốc đã sẵn sàng chi nhiều tỷ USD cho chiến lược biển và sẵn sàng duy trì lực lượng quân sự lớn phục vụ chiến lược này. Với mục đích muốn thôn tính đất đai các nước láng giềng, TQ bỗng không khảo mà xưng là tên Đế quốc hiếu chiến mới trong khu vực và TG.
Mục tiêu vì dầu khí?
Trung Quốc khó lòng duy trì lực lượng hải quân, không quân đông đảo thường xuyên đi quá xa căn cứ của mình đặc biệt ở khu vực phía xa hơn nằm phía Nam Biển Đông
Trung Quốc nhận định khu vực này như là một Vịnh Ả Rập thứ hai với trữ lượng dầu mỏ hàng chục tỉ tấn. Và vì vậy Trung Quốc không thể đứng ngoài cuộc.
Căn cứ lớn nhất cho Trung Quốc tham gia vào cuộc chơi dầu mỏ duy nhất dựa vào khái niệm “vùng nước lịch sử” vì ngoài khái niệm mơ hồ này thì Trung Quốc cũng chỉ có thể tranh chấp tại các vùng nước sâu không có tiềm năng dầu khí gì.
Do đó, Trung Quốc quyết tâm đưa căn cứ đường chữ U dựa trên khái niệm mơ hồ “vùng nước lịch sử” mà không dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế khác mạnh hơn như luật biển 1982.
Nhưng những tính toán mang tính chiến lược đó liệu có thực sự có hiệu quả trên thực tế?
Đầu tiên có thể thấy khu vực có dầu khí chủ yếu nằm ở phía nam và rìa của đường chữ U. Các khu vực này rất gần đất liền của các quốc gia Đông Nam Á nên có thể thấy việc duy trì lực lượng bảo vệ ở đây với các quốc gia này là khá dễ dàng.
Ví dụ điển hình khi các tàu Trung Quốc có hoạt động tại khu vực gần bờ biển Philippines thì ngay lập tức lực lượng không quân nước này sẵn sàng bảo vệ để tàu nghiên cứu của mình tiếp tục hoạt động.
Các công ty dầu khí lớn của các quốc gia này bắt đầu phải tìm kiếm nguồn dầu khí mới tại các quốc gia xa xôi như Châu Phi hay Châu Mỹ để đáp ứng nhu cầu tăng cao của nền kinh tế.
Do đó, có thể nói chiến lược độc chiếm biển Nam Hải của Trung Quốc vì dầu khí là hoàn toàn vô căn cứ và không hề có triển vọng thật sự.
Các tuyên bố cứng rắn và không đếm xỉa gì đến luật pháp và không tuân theo các chuẩn mực quốc tế càng làm tăng thêm niềm tin rằng Trung Quốc quyết tâm trở thành một đế quốc mới bằng mọi giá
Không những Trung Quốc không có được nguồn lợi này mà còn càng trở nên khó khăn khi tiếp cận các nguồn tài nguyên của các quốc gia trong khu vực như trường hợp Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc bị từ chối khi đầu tư khai thác tại đây.
"Hòa bình phá sản"
Các quốc gia lân cận đặc biệt như Ấn Độ, Nga, Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á đang càng ngày càng cảm thấy quan ngại trước sự đầu tư lớn của Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự.
Cùng với nhiều tuyên bố và hành động, người ta đang thấy hình ảnh của một đế quốc đang hình thành bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế và đang chuyển sang quân sự.
Các quốc gia có FDI của Trung Quốc như các quốc gia Đông Nam Á và Châu Phi bắt đầu dè dặt hơn với các khoản đầu tư bắt nguồn từ Trung Quốc với lo ngại tham vọng chính trị của các khoản tiền này.
Các tuyên bố cứng rắn và không đếm xỉa gì đến luật pháp và không tuân theo các chuẩn mực quốc tế càng làm tăng thêm niềm tin rằng Trung Quốc quyết tâm trở thành một đế quốc mới bằng mọi giá bất chấp các lời lẽ mềm dẻo từ phía ngoại giao của chính quyền Bắc Kinh.
Cùng với việc bắt tay chặt chẽ với Pakistan, một lần nữa Trung Quốc lại đẩy Ấn Độ vào thế phải phòng ngừa và không loại trừ khả năng Ấn Độ sẽ đẩy mạnh việc ủng hộ các lực lượng ly khai tại Tây Tạng và nhích lại gần hơn với Hoa Kỳ.
Không những vậy các quốc gia khác đang thấy vai trò của Trung Quốc trong việc duy trì sự tồn tại của các thể chế chính trị gây phức tạp cho hòa bình thế giới như ủng hộ với Bắc Triều Tiên, Miến Điện hay Sudan.
Như vậy với quyết định tăng cường sức mạnh quân sự, đe dọa các quốc gia lân cận và ủng hộ các quốc gia hiếu chiến, chắc chắn hình ảnh phát triển hòa bình của Trung Quốc sẽ được thay bằng một hình ảnh một đế quốc mới muốn thể hiện sức mạnh của mình.
Điều này chưa chắc đã có lợi cho sự phát triển trung và dài hạn của Trung Quốc.
"Tự cô lập mình"
Sự thay đổi này có thể sẽ khiến các quốc gia lân cận quan ngại và đặc biệt Đông Nam Á sẽ nhanh chóng tập hợp thành một khu vực chung nhằm đối phó lại các yêu sách này
Với yêu sách ngày càng tăng cao trong khu vực, Trung Quốc đang khiến các quốc gia Đông Nam Á càng ngày càng nỗ lực trong việc quốc tế hóa vấn đề Biển Đông.
Việt Nam và Malaysia đã đưa kiến nghị chung về đường cơ sở vào năm 2009 và Philippines cùng đồng ý phản đối đường chữ U của Trung Quốc lên Liên hợp quốc trong năm 2011.
Theo xu thế này, các quốc gia Đông Nam Á với tinh thần xây dựng một cộng đồng chung sẽ có thể nhanh chóng đề xuất và đạt được thỏa thuận vùng biển chung cho khu vực Đông Nam Á.
Nếu đề xuất này thành hiện thực, Trung Quốc thực sự sẽ bị cô lập trong vấn đề Biển Đông và thường xuyên phải đối phó với lực lượng tuần tra chung của các quốc gia Đông Nam Á.
Theo kịch bản này, nếu các tàu của Trung Quốc gặp khó khăn khi hoạt động tại khu vực có giao thương bậc nhất này, thì không những Trung Quốc không có được nguồn dầu khí tại đây mà ngay cả đường nhập khẩu dầu mỏ chủ yếu vốn phải đi qua khu vực này cũng có khả năng bị gián đoạn, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh năng lượng của chính quốc gia này.
Sai lầm gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của khu vực và của chính bản thân Trung Quốc. Rất đáng tiếc là chiến lược này vẫn đang tiếp tục được thi hành với mức độ ngày càng gắt gao.
Nhưng các nước trong vòng tranh chấp không dễ chấp nhận khuất phục Trung Quốc. Mối liên kết chặt chẽ giữa Mỹ và Phillipines, mối quan tâm (cho đến nay) rất đúng mức của Indonesia, nước Hồi Giáo lớn nhất thế giới, vào vấn đề Biển Đông là những bước phản hồi mạnh mẽ vào chiến lược biển của Trung Quốc.
Như vậy có thể nói, mong muốn lớn nhất về dầu khí của Trung Quốc chắc chắn sẽ khó đạt được. Ngoài ra khoản tiền đầu tư khổng lồ cho chiến lược biển cùng với chi phí duy trì lực lượng hải quân nhằm kiểm soát các khu vực quá xa căn cứ sẽ là gánh nặng khổng lồ cho ngân sách.
Không những thế, Trung Quốc tự đánh mất hình ảnh phát triển hòa bình đã xây dựng nhiều năm qua bằng những yêu sách phi lý dựa trên các chứng cứ không được công nhận và thái độ gây căng thẳng mở rộng cùng với ngân sách quốc phòng tăng cao.
Sự thay đổi này có thể sẽ khiến các quốc gia lân cận quan ngại và đặc biệt Đông Nam Á sẽ nhanh chóng tập hợp thành một khu vực chung nhằm đối phó lại các yêu sách này của tên Đế quốc mới nổi lên thời gian gần đây.
Trích lược tin.

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2011

Cơ hội của Việt Nam


Jonathan London, Giáo sư Xã hội học ĐH Hồng Kông, viết trên tờ South China Morning Post 18/6/2011: Việt Nam đang có một cơ hội khác thường để xây dựng một liên minh quốc tế hiệu quả trong việc bảo vệ những tuyên bố chủ quyền hợp pháp, Việt Nam không còn đứng một mình trong việc phản đối chủ nghĩa đế quốc Trung Quốc.



Nguyên bản tiếng Anh: TAKING A STAND.


Bản tiếng Việt do Hà Nguyễn dịch, tiêu đề là BA LỢI THẾ CỦA VIỆT NAM TRONG TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG.

Nói với em về nơi ấy- Trường sa


            (Viết tặng những người mẹ, người chị, người bạn đang hết lòng vì Trường sa Hoàng sa)

Em !
Là người vợ hiền
Cũng là người đàn bà
Trong huyết quản sục sôi dòng máu Việt
Suốt một đời sống bình dị, thủy chung
Bỗng một ngày
Nghe nói ở biển Đông
Sóng đã nổi khi giặc thù gây hấn vì biển đảo
Em hỏi anh, nơi nào quân hung bạo
Dám hành hung, ngang ngược thói du côn?

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011

Các bạn xem người TQ chân chính qua hình ảnh.

Trong tình hình Biển Đông dậy sóng, có nhiều tư tưởng tại TQ khác nhau, anh Trần Đình Ngân trú tại Đức tìm hiểu được bức biếm họa này tại chính đại lục TQ. Âu cũng là một phản ánh sự đểu giả của bọn bắc kinh mà chính người trong cuộc phát tác, chưa cần đến người ngoài. Người TQ tiến bộ cảm thấy cái sai trái của đường lưỡi bò mà TQ đưa ra, cần cắt bỏ.

Chữ trong ảnh đọc là: Zhi Nả, đồng âm với từ China.

Ở hàng chữ cột dọc:

China,

anh cũng chỉ là con hổ giấy mà thôi!"

Cảm ơn dịch giả TĐN.





Lao động nước ngoài tràn ngập Việt Nam

"Phố Trung Quốc" ở Ninh Bình

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011

Dạ ! Em chào Đại ca

DẠ! iem chào đại ca, đại ca khỏe không ạ! đại ca giơ cao đánh khẽ, tha cho em ạ
(Văn vẻ chuẩn bị trước cho mấy chú lính nước đi công cán, hề hề)

Hai tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam lên đường đi tuần tra liên hợp và thăm Trung Quốc
QĐND - Thứ Bẩy, 18/06/2011, 21:51 (GMT+7)
QĐND Online – Chiều 18-6, hai tàu HQ375 và HQ376 thuộc Đoàn M62 (Vùng D hải quân) được Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân giao nhiệm vụ đại diện Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam rời bến đến địa điểm tập kết để cùng với tàu của Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tham gia chuyến tuần tra liên hợp trên vùng biển vịnh Bắc Bộ. Đây là đợt tuần tra chung lần thứ 11 kể từ khi hải quân hai nước ký kết thỏa thuận về Quy chế tuần tra liên hợp tháng 10-2005.

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

70.000.000.000.000

Bảy mươi ngàn tỷ đủ để làm gì?

Tác giả Văn Như Cương
Nguồn: http://bee.net.vn/channel/4981/201106/Bay-muoi-ngan-ti-dong-de-bien-soan-sach-giao-khoa-1801436/

Đơn cử một vài việc (làm riêng mỗi việc chứ không làm tất cả cùng một lúc):

Đủ kinh phí để tổ chức các cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp như vừa qua trong vòng 500 năm tới (5 năm tổ chức 1 lần, 1 lần hết 700 tỉ).

Đủ để mua ô tô loại khá (1 tỉ đồng một chiếc) và phát không cho các vị vừa trúng cử, từ HĐND cấp huyện và thị xã cho đến Đại biểu Quốc hội, mỗi vị một chiếc. Còn cấp xã, cấp phường thì 6 người một chiếc (phải bình bầu hoặc bốc thăm).

Đủ để xây 140.000 căn hộ cho người thu nhập thấp.

Đủ để xây 2.000 ngôi trường mới khang trang hiện đại. Mỗi ngôi trường 35 tỉ là quá tuỵêt vời, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi. Nếu chia đều cho các tỉnh thì mỗi tỉnh sẽ có hơn 30 trường mới như vậy.

Đủ để mua SGK và phát không cho tất cả học sinh phổ thông trong vòng 35 năm tới .

Đủ để tăng lương cho giáo viên (mỗi người thêm 1 triệu đồng một tháng) trong vòng 6 hay 7 năm tới.
………

Đọc đến đây, chắc có nhiều độc giả sẽ cáu: “Sốt cả ruột! Gì mà cứ lải nhải “đủ để" mãi như thế! Mà lấy đâu ra bảy mươi ngàn tỉ ấy mới được chứ”.

Vâng, xin bạn cứ bình tĩnh đọc tiếp.

Số là kẻ viết bài này vừa được mời dự một cuộc họp để góp ý cho đề án “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa Phổ thông sau năm 2015”. Mục tiêu của đề án: Hoàn thành xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa mới cho bậc trung học phổ thông để bắt đầu thực hiện từ năm 2017. Kinh phí thực hiện: ước tính bảy mươi ngàn tỉ đồng!

Kẻ viết bài này được dự họp từ 8h30’ đến 11h30’ (ngày 1/6 vừa qua), được phát biểu ý kiến 7 phút và được nhận phong bì trong đó có 450.000 đ.

Thưa các bạn!

Thế là trong danh mục các việc có thể làm với số tiền bảy mươi ngàn tỉ đồng mà tôi liệt kê trên đây có thêm một việc :

- Đủ để làm một chương trình và biên soạn SGK mới hơn và tốt hơn so với hiện nay.

Mới hơn thì chắc chắn rồi. Chả lẽ với ngần ấy tiền mà cuối cùng chẳng có gì mới? Tuy nhiên tốt hơn thì còn phải kiểm chứng trong quá trình thực hiện. Nhiều khi cái mới lại không tốt và cái tốt thì không mới!

Nếu các bạn là người có quyền quyết định thì các bạn sẽ chọn việc làm nào để tiêu cho hết số tiền bảy mươi ngàn tỉ đồng ấy? Xin nhớ là chỉ những việc làm cho ngành Giáo dục thôi đấy, vì số tiền ấy lấy trong nguồn kinh phí dành cho Giáo dục.

Còn nếu tôi có quyền thì tôi sẽ dùng số tiền ấy vào ba việc: một là xây 1.000 ngôi trường mới (mỗi cái 30 tỉ thôi), hai là phát không SGK cho mọi học sinh trong 5 năm tới, ba là tăng lương cho thầy cô giáo (mỗi người một năm thêm 10 triệu) trong 4 năm tới!!! Thế là vừa hết nhẵn 70000000000000 đồng nhé! (Các bạn chú ý: sau con số 7 là 13 con số 0).

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

Dân tộc muốn xưng hùng xưng bá ở ĐNA là đây.

Tóm cổ 600 tên tội phạm mạng - Mỹ Loan sưu tầm. ngày 16/06
TT - ASEANPOL (Tổ chức cảnh sát các nước ASEAN) vừa tóm gọn gần 600 tên tội phạm lừa đảo qua mạng thuộc hơn 20 băng nhóm người Trung Quốc và lãnh thổ Đài Loan. Một cú cất vó ngoạn mục đánh dấu bước Các cuộc vây bắt được mô tả là “chưa có tiền lệ” đã đồng loạt diễn ra ở Đài Loan, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Thái Lan,...
Chiến dịch này, được chuẩn bị gần hai tháng trước, đã huy động một lực lượng cảnh sát xuyên biên giới lớn nhất từ trước đến nay và đánh úp vào sào huyệt của bọn tội phạm bất ngờ đến độ chúng không kịp trở tay.
Báo chí Đài Loan ngày 15-6 cho biết: 200/410 tên tội phạm là công dân Đài Loan và một số trong 181 tên là người Trung Quốc
Báo chí Đài Loan cho rằng với mức phạt này, nạn lừa đảo qua mạng rồi sẽ lại sản sinh ra một thế hệ tội phạm mới và chúng lại biến hòn đảo này thành nơi “sản xuất kẻ lừa đảo”.
Các chuyên gia an ninh khu vực cho rằng mối hiểm họa tội phạm xuyên quốc gia vẫn còn tiềm ẩn, bởi các băng nhóm này không còn hoạt động trong khu vực Trung Quốc và Đài Loan mà đã bắt đầu vươn vòi bạch tuộc ra các nước láng giềng. Vấn đề cấp bách hiện nay, theo ông Syed Ismail Syed Azizan - giám đốc Cục Chống tội phạm thương mại liên bang Malaysia, các nước ASEAN phải triệt để cắt bỏ các vòi bạch tuộc này, tiệt trừ hậu họa cho người dân.
Vấn đề nêu ra là toàn bọn gốc tàu ô, thật là ô nhục cho dân tộc đại hán đại gian ác.

So sánh Filippino và Việt Nam


Ảnh: Romeo Ranoco/Reuter.
Không biết các bác thấy thế nào chứ nhìn hình mấy bác áo đỏ này, tôi thấy dân Việt ta mặc đẹp hơn.
Dẫu sao cũng phải vỗ tay cho các bác ấy cái chứ nhỉ.

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

Tổ quốc kiêu hùng


Có một thời
Cùng bạn bè, tôi há miệng thật to
Hát vang bài ca tôn vinh người lính Bát lộ quân
Vượt núi Nhị lang
Vào giải phóng Tây tạng.
Và bây giờ tôi biết rằng ngày đó
Cuộc xâm lăng
Được ngụy trang 
bằng mỹ từ giải phóng
Dân tộc này đã đè nát dân tộc kia !

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011

@




Tôi xin gửi bài hát này đến những người bạn đêm nay đang cặm cụi truyền tay nhau qua email thông điệp về Biển Đông Nam Á. Bài hát nguyên thủy viết về những lá thư từ Thành Cổ Quảng Trị sau 37 năm mới trở về nhà. Nhưng đêm nay tôi có cảm giác như các bạn chính là nhân vật @ còng trong bài hát. @ do ca sĩ Y Jiang Tuyn trình bày.

Cho dù cuối cùng có thể chúng ta không đổi được tên biển Hoa Nam thành Biển Đông Nam Á, nhưng quan trọng nhất là gửi đi một lời kêu gọi ASEAN đoàn kết.

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011

BIỂN ĐÔNG NAM Á



Biển Đông là tên gọi thân yêu tổ tiên ta đã gọi biển nằm ở phía mặt trời mọc của phần lớn dải đất hình chữ S. Nhưng Vịnh Thái Lan là một phần của Biển Đông lại nằm ở phía Tây nếu xét từ vị trí của Nam Bộ. Còn với Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu như trái tim giữa biển khơi thì bốn bề bao bọc bởi Biển Đông.
Và biển đó ở phía Tây Philippnes, phía Bắc Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore...
Tên quốc tế của Biển Đông hiện tại là “South China Sea” nghĩa là Biển Nam Trung Hoa, mặc dù bờ biển TQ chỉ chiếm phần nhỏ so với các nước khác.
Hãy cùng nhau ký tên kiến nghị đổi tên quốc tế của biển thành "Southeast Asia Sea". Với chúng ta, 4 chữ “Biển Đông Nam Á” có một nửa là lịch sử cha ông để lại, nửa kia là hiện tại hội nhập cùng bạn bè quốc tế. Hãy cùng các bạn ấy nhập thành một bó đũa, không cho kẻ mưu mô nào bẻ dần từng chiếc.

Ký vào bản tiếng Anh tại đây:
http://www.change.org/petitions/change-the-name-south-china-sea-to-southeast-asia-sea
Còn đây là bản tiếng Việt

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011

GÓP ĐÁ XÂY TRƯỜNG SA

Góp đá xây Trường Sa. Báo Tuổi Trẻ TP.HCM, Ngân hàng Công thương Chi nhánh 3 TP.HCM. Số tài khoản: 102010000118248 (Việt Nam đồng). Lý do chuyển tiền: Ủng hộ chương trình “Góp đá xây Trường Sa”. Hoặc trực tiếp tại Báo Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM và các VPĐD Báo Tuổi Trẻ ở các địa phương. Các bạn ở xa - Tài khoản USD: 007.137.0195.845 tại Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM. - Tài khoản EUR: 007.114.0373.054 tại Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM.- Swift code: BFTVVNVX007

Thu gom đá của Bạn Trỗi TẠI ĐÂY .

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2011

Phỏng vấn chủ tịch Hồ Chí Minh - Tháng 6/1964


Phóng viên:" Hiện có một vài tư tưởng cho rằng miền Bắc Việt nam đang ở trong hoàn cảnh khá cô lập, và trên quan điểm chính trị khó có thể tránh khỏi sự lệ thuộc vào Trung quốc (thành vệ tinh của Trung quốc).
Chúng ta có thể trả lời câu hỏi này ra sao?"
Bác Hồ: " Ja mais! KHÔNG BAO GIỜ! "
Hãy thiết thực làm theo lời Bác: " Không bao giờ" là một thứ phiên bang của người Tầu.


Thứ Năm, 9 tháng 6, 2011

EM ĐI HÀNG ĐẦU

Trần Bắc Hải, viết theo lời kể của Đoan Trang

Em đi hàng đầu đôi tay nâng cao
Giản dị chỉ là cuốn sổ
Thiêng liêng, tự hào
Thành kính như cờ Tổ Quốc

Em đi hàng đầu đôi tay nâng cao
Bản đồ trang bìa cuốn sổ
Trường Sa Hoàng Sa
Em tô đỏ đôi trái tim

Dáng gầy em đi, em đi hàng đầu
Chủ nhật nắng hè gay gắt
Nhợt nhạt mồ hôi
Tròng kính sáng bừng đôi mắt

Tôi đi hàng đầu tụt xuống hàng đuôi
Chẳng sợ nắng hè gay gắt
Sợ làm ai cười
Vì thấy người trào nước mắt

Em đi hàng đầu
Em đi hàng đầu...

9/6/2011

Ảnh tượng đài Hoàng sa-Trường sa của Việt Nam


Đăng giúp anh Thắng k5 tấm ảnh tượng đài Hoàng sa Trường sa là của Việt nam

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2011

Một bài tham khảo

Hôm nay, trang Quân sử VN có một bài của thành viên "Cangiuoclongan", thành viên này lục lọi trên Face Book thấy có một bài viết mà anh ta thấy cần đưa về cho mọi người xem. Quan điểm thấy hơi khác với xu hướng chung trước sự kiện Bình Minh 02. Tôi xin đưa về để chúng ta tham khảo như một quan điểm trong vô vàn những quan điểm khác nhau hiện nay trước hiện tình đất nước.
***

Cangiuoclongan: "... Lục lọi FB, thấy cái note này hay chia sẻ với bà con:

Hãy là người yêu nước chân chính bằng lý trí và trí tuệ
by Minh Đức Nguyễn on Saturday, June 4, 2011 at 1:58am

Gần đây tôi cũng thường theo dõi báo đài, các bản tin từ vietnamnet, BBC, VOA đến mạng sina, mạng fenghuang, mạng renmin của Trung Quốc. Bản thân cũng đã thu lượm được một bức tranh tương đối hoàn chỉnh với nhiều ý kiến khác nhau từ những bên khác nhau. Và dường như tôi càng đọc, tôi chỉ thấy được một điều rằng: mọi hành động của Trung Quốc là rất quá đáng, hung bạo, mang tính chất của một tên xâm lược còn mang nặng tư tưởng Đại Hán.....Nếu ai biết tiếng Trung đọc một số bài gần đây nhất của một số học giả Trung Quốc, chúng ta còn thấy họ chửi VN thậm tệ, không ra gì... Nhưng đã có ai trong số các bạn thử suy ngẫm xem đằng sau mọi hành động, mọi phát ngôn của Trung Quốc từ bà Khương Du đến các học giả được coi là “chính danh” của họ ẩn chứa mục đích gì? Đã bao giờ bạn liên hệ với thực tế trước đó với hành động & phát ngôn TQ hiện tại để phát hiện ra được điều gì chưa?

Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2011

VÒNG TRÒN BẤT TỬ






"Vòng tròn bất tử Trường Sa": Ngày 14/3/1988, nhận mệnh lệnh bảo vệ các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa nhưng lại không được nổ súng để tránh một cuộc chiến lớn với Hải Quân Trung Quốc, khoảng 50 chiến sĩ công binh Hải Quân Việt Nam đã đứng thành vòng tròn quanh 3 lá cờ Tổ Quốc trên bãi đá Gạc Ma. Họ lần lượt hy sinh trước làn đạn đại liên xả từ tàu chiến địch, trên tay không vũ khí, chỉ có những lá cờ.

Ca khúc này có tên gọi nguyên thủy là "Hoàng Sa", viết từ tháng 3/2008, nhưng thực sự vừa mới hoàn thành đêm nay. Ca khúc được viết thêm một lời mới và đổi tên thành "Vòng tròn bất tử".
Xin gửi tặng các bạn trẻ Hà Nội và TPHCM HÔM NAY LẠI XUỐNG ĐƯỜNG vì Hoàng Sa và Trường Sa.

VÒNG TRÒN BẤT TỬ
Nhạc và lời: Trần Bắc Hải

Vòng tròn bất tử Trường Sa
Khắc ghi trong lòng đất nước
Xác người đã hòa trùng khơi
Vẫn ôm lá cờ Tổ Quốc.

Tay trong lòng tay ta đi cùng nhau
Gọi sóng Bạch Đằng réo vang Trường Sa
Nghe hồn nước trên đầu ngọn sóng
Nghe trái tim đập vọng Trường Sa!

***
Mỗi ngày hướng về đảo xa
Thiết tha bạc đầu con sóng
Mỗi ngày ta nhủ lòng ta
Chớ quên tiếng gọi Hoàng Sa.

Hồn liệt sĩ anh hùng còn vương
Đảo xa nước Việt vết thương còn đau
Nghe hồn nước trên đầu ngọn sóng
Nghe trái tim đập vọng Hoàng Sa!

Trần Bắc Hải, 3/2008-6/2011

Nhạc sĩ Phạm Duy: Thích phổ thơ vì có người tình yêu thơ

Theo VH-TT
- Chiều 30/5, tại Nhà hát Ca múa nhạc nhẹ Việt Nam (16 Lê Thái Tổ, HN), những người yêu nhạc đã được thấy một Phạm Duy, ngoài 90 tuổi nói hơn 2 giờ đồng hồ không nghỉ về “thơ phổ nhạc”. Trong bài thuyết trình, nhạc sĩ Phạm Duy có đoạn, nói: “…Lý do tôi thích phổ thơ cũng rất là giản dị. Trước hết, tôi yêu thơ từ ngày còn bé. Lớn lên, tôi có nhiều bạn là thi sĩ làm thơ hay và làm cho tôi càng yêu thơ hơn. Cuối cùng, tôi có một người tình rất yêu thơ tiền chiến và làm 300 bài thơ tình tặng tôi...”
Ngay sau buổi thuyết trình, TT&VH đã hỏi chuyện nhạc sĩ Phạm Duy xung quanh chi tiết này!
10 năm yêu em, nhưng không còn đợi mong
Nhạc sĩ Phạm Duy nói về “thơ phổ nhạc”
* Thưa nhạc sĩ Phạm Duy, trong lời thuyết trình về ca khúc và thơ phổ nhạc, ông có đọc: “Tôi có một người tình rất yêu thơ tiền chiến và làm 300 bài thơ tình tặng tôi”. Xin hỏi người tình này là ai vậy, thưa ông?
- Tôi không thể để lộ bí mật ấy được, vì người ta đã có chồng rồi.
* Ông đã yêu người phụ nữ này như thế nào?
- Tôi yêu thật. Yêu được 10 năm thì xa nhau. Nghìn trùng xa cách đời đất ngăn rồi/Còn lời trăn trối gởi đến cho người/Nghìn trùng xa cách người cuối chân trời/ Đường dài hạnh phúc cầu chúc cho người... (Trích Nghìn trùng xa cách của Phạm Duy - PV). Nhưng thôi, đừng tọc mạch vào đời tư của tôi nữa!
* Ông phổ nhạc được bao nhiêu bài trong 300 bài thơ mà “bà” đã tặng ông? Và ông hài lòng nhất với bài nào?
- Trong 300 bài thơ bà ấy tặng tôi, tôi phổ được dăm mười bài, trong đó, ưng nhất có bài Tôi đang mơ giấc mộng dài.
* Ông đã “cảnh cáo” không được tọc mạch chuyện đời tư của ông. Vâng! Xin thứ lỗi. Nhưng tôi chẳng qua chỉ muốn biết bây giờ ông còn yêu “bà” ấy không thôi?
- Không! Tôi hết yêu rồi. Chỉ chừng ấy thôi. Chỉ một năm là quên nhau rồi.
Phổ thơ Hoàng Cầm và… đi “du lịch” về một cõi khác
* Thế thì xin chuyển sang câu hỏi về Hoàng Cầm vậy?
- Ông ấy là một nhà thơ vĩ đại. Tôi không đủ sức để diễn dịch đúng lời của ông ấy! Thơ Hoàng Cầm rất khó nhưng tôi vẫn cố gắng phổ cho kỳ được. Phổ chưa xong thì ông ấy chết, không được nghe. Nhưng dù sao tôi cũng đã đề tặng gia đình ông ấy một cái đĩa để lên ban thờ của ông ấy.
* Kỷ niệm sâu sắc nhất của ông với Hoàng Cầm?
- Chúng tôi sống cùng nhau 12 tháng trên chiến khu 12, hai người chia nhau từng miếng cơm, manh áo, cái chăn nên kỷ niệm thì nhiều lắm lắm. Ngày ông ấy mất, tôi đã đưa ông ấy tới tận huyệt mộ.
* Ngoài Bên kia sông Đuống, ông còn muốn phổ bài thơ nào nữa của Hoàng Cầm?
- Bây giờ thì chưa biết. Khi nào có hứng sẽ phổ tiếp!
* Trong rất nhiều bài thơ ông “có hứng” phổ nhạc, ông tâm đắc nhất với bài nào?
- Nói thật, không bài nào làm tôi mãn nguyện được cả, bởi làm mãi vẫn thấy chưa đủ. Nhưng hiện nay tôi có vẻ đắc ý với bài Sầu lãng tử và Bên kia sông Đuống. Đó là những bài gần nhất nên tôi nhớ, nay mai anh có hỏi tôi, chưa chắc tôi đã nhớ, mà cũng phải quên đi mới sáng tác được.
* Gần đây trên thị trường âm nhạc Việt Nam xuất hiện rất nhiều ca khúc kém chất lượng được gọi tên là “Thảm họa V.Pop”. Ông có thấy vậy không?
- Không. Tôi không dám phê bình gì cả. Nước nào cũng vậy, nó cũng có loại nhạc phổ thông, phổ biến, bình dân và nhạc trí thức. Ở Mỹ, những bài mới xuất hiện có khi được phổ biến hơn là những bài tri thức. Đó là nhu cầu của quần chúng này nọ chứ không chỉ riêng giới tri thức. Thành thử việc ai người ấy làm thôi. Tôi thì chỉ để ý đến nhạc trí thức, còn các loại khác, tôi không để ý!
* Ông có dự định gì trong thời gian sắp tới?
- Dự định đi “du lịch” về một cõi khác. Năm nay 91 tuổi rồi còn gì, còn dự định, ước mong gì nữa. Được thế này là hạnh phúc rồi.
* Xin cảm ơn ông.
Gánh lúa- Phạm Duy. Quang Linh- Hương Lan trình bày


Ngày 26/6 tới, ca sĩ Đức Tuấn sẽ hát khoảng 30 bài chọn lọc nhạc tình Phạm Duy tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Sau đó sẽ là đêm đại nhạc hội Phạm Duy với sự góp mặt của rất đông các ca sĩ đã đưa các nhạc phẩm của ông “lên mây” từ hải ngoại trở về và không loại trừ khả năng trong số ca sĩ đó có một nữ ca sĩ, mà sự xuất hiện của cô sẽ làm nhiều người phải ngỡ ngàng… Tuy nhiên, danh tính của nữ ca sĩ này chưa được tiết lộ.

“Khởi sự là một người soạn ca khúc, rồi không hề có một mặc cảm nào cả, tôi cứ mãi mãi là người soạn ca khúc bởi vì sau khi đi học ở Pháp về và nhìn vào tình trạng sinh hoạt âm nhạc ở nước mình thì tôi thấy không thể đi vào con đường nhạc thuần túy như nhạc cổ điển Tây phương được. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ rằng nếu tiếp tục soạn ca khúc thì phải thăng hoa nó lên, nghĩa là phải làm sao cho cả hai phần nhạc và lời càng ngày càng tiến bộ. Nghĩa là vào lúc cuối đời, làm sao nhạc của mình có thể tiến dần tới cõi giao hưởng mà hình như mọi người đều coi là cái đỉnh của nghệ thuật âm thanh và làm sao cho lời ca của mình có thể được cho vào văn học sử. (Nhạc sĩ Phạm Duy)


Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

Chuẩn bị tốt để huy động sức dân chống xâm lược

Tổ quốc  chúng ta từ hàng ngàn đời nay chưa bao giờ thoát khỏi hiểm họa xâm lăng do các thế lực nước ngoài, từ phương Bắc hoặc từ phương Tây đem  lại. Xét trong quá trình lịch sử giữ nước của cha ông cho đến ngày nay, việc huy động sức mạnh toàn dân để kháng chiến chống xâm lược đã được các thế hệ nối tiếp nhau vận dụng rất linh hoạt và luôn dành được thành công. Rất nhiều chiến tích chống xâm lược vang danh mọi thời đại, đem đến nền độc lập thực sự cho Tổ quốc đều là do người Lãnh đạo đã biết huy động sức mạnh toàn dân để dành thắng lợi. Chỉ một hội nghị Diên Hồng mà sức mạnh quật khởi của dân tộc được nhân lên gấp bội phần để có thể đánh bại một đội quân thiện chiến và hung hãn nhất thế giới thời bấy giờ. Nhưng một Hồ Qúy Ly tài ba mà  không được lòng dân, không huy động được sức mạnh toàn dân thì thất bại trước quân thù là điều khó tránh khỏi.
  Khi đất nước đứng trước hiểm họa ngoại xâm thì một lần nữa, vấn đề huy động sức mạnh toàn dân, nói một cách khác là vấn đề vũ trang toàn dân lại được đặt ra một cách cấp thiết, chí ít là trong quan điểm của người lãnh đạo. Có chuẩn bị trước thì khi có biến, chúng ta cũng không bị bất ngờ, và có sẵn phương án để đối phó hữu hiệu với giặc .
Đất nước ta trong thời điểm hiện nay, cũng không khác mấy với thời nhà Trần. Khi đó vó ngựa quân Nguyên đã khuất phục xong một vùng đất rộng lớn từ biển Thái bình dương đến bán đảo tiểu Á và quá  nửa châu Âu. Đối với nước ta, nhà Nguyên bên ngoài  vẫn có quan hệ ngoại giao- và công nhận chính thể nhà Trần, nhưng  âm mưu thôn tính luôn rình rập. Hãy nghe Hưng Đạo đại vương trong” Hịch tướng sỹ”
 ” …Hung chi ta cùng các ngươi sinh đi nhiu nhương, gp phi bui gian nan này, trông thy nhng ngy s đi li rm rp ngoài đưng, un lưi cú diu mà x mng triu đình, đem thân dê chó mà bt nt t ph, li cy thế Ht tt Lit mà đòi ngc la, thế Vân nam vương đ vét bc vàng; ca kho có hn, lòng tham không cùng, khác nào như đem tht mà nuôi h đói,  gi sao cho khi tai v v sau!
   ( Điều này  cũng không khác gì đòi khai thác Boxit Tây nguyên. Cướp tài nguyên dầu mỏ ngoài biển Đông trong thời hiện tại. Chỉ khác nó đã biến tướng đi theo kiểu “sỷ mắng “  triều đình, đổi trắng thay đen bằng cái miệng mụ đàn bà họ Khương cong cớn trên tivi. Hoặc ngài đại sứ to mồm đe dọa theo kiểu nằm im thì sống, chống lại thì chết, được phát ra ngay giữa lòng đất nước ta. )
    Rồi bộ mặt thật cũng hiện ra với ba lần xâm lược khủng khiếp mà nếu không có sự đoàn kết trên dưới một lòng, sức mạnh toàn dân được huy động thì chắc chắn gương mặt người Việt hiên đại sẽ có cặp mắt một mí và đôi chân khuỳnh khuỳnh hình yên ngựa, mà đất đai tổ tiên để lại cũng biến thành quận huyện của người ta, cái chất AQ thấm vào máu để rồi ngàn đời không rửa nổi.
 Vấn đề đặt ra là có hay không tình hữu nghị mười sáu chữ và bốn tốt vẫn được lấy làm ngọn cờ cho quan hệ ngoại giao của anh" bạn" láng giềng tham lam với nước ta.?
 Điều người ta thấy rõ là tình hữu nghị đó được biểu hiện bằng các hành động thu vét tài nguyên khoáng sản, phá hoại thị trường bằng hàng giá rẻ, độc hại và kém chất lượng. Xâm lăng văn hóa bằng các sản phẩm phim ảnh miễn phí cho các kênh tivi chỉ muốn ăn mà không muốn làm. Liên tiếp bắt bớ bắn giết ngư dân Việt trên vùng biển của chính mình. Hăm dọa và tìm cách xâm chiếm biển đảo, và gần đây tăng cường phá hoại các hoạt động khai thác khoáng sản trong vùng biển chủ quyền của Việt nam. Và điều hết sức nguy hiểm là dung túng cho các phương tiện truyền thông, báo đài, mạng internet đăng những bài viết khích động lòng hận thù dân tộc, đăng tải những kế hoạch xâm lược, kích động lớp trẻ  hăng hái bày tỏ thái độ sovanh nước lớn. Vẻ bề ngoài người ta có thể nhìn thấy là như vậy, bên trong, ai có thể biết là họ đã làm những gì nữa?
 Trong các ứng xử xã hội, giữa cá nhân với cá nhân, hay giữa các quốc gia chưa bao giờ tồn tại mối quan hệ bạn bè vĩnh viễn. Bạn có thể thành thù và thù cũng có thể thành bạn là chuyện bình thường. Nhưng đối với  người Tầu, chúng ta chưa bao giờ là bạn thực sự. Trong  các quan hệ thời phong kiến, việc đánh cướp, chém giết  xảy ra thường xuyên vì do bản chất và lòng tham của các vua chúa Trung hoa.  Thế nhưng thời hiện đại, quan hệ bạn bè đồng chí theo chủ nghĩa MacLe, tinh thần quốc tế vô sản. v..v làm người ta tưởng rằng sẽ tồn tại vĩnh viễn một tình hữu nghị thắm thiết giữa hai nước, ấy thế mà “đồng chí” đó vẫn bóp cò súng vào ta như thường. Lúc thế của CNCS  đang bị phe tư bản chèn ép mà còn như vậy, lúc này đây khi họ đã đủ lông cánh thì còn tin vào tình bạn, tình hữu nghị đang được rao giảng được nữa không? J11, J20, Tầu sân bay Thi lang để chống lại người Mỹ ư? Thật nực cười, đối với người Mỹ đó chỉ là đồ trẻ ranh, làm sao dọa nổi ! Những thứ đó làm ra để dành cho biển Đông, cho Trường sa đó, Trước hết là cho đảo Thái bình hiện do Đài loan nắm giữ, rồi từ bàn đạp đó mà chiếm hết Trường sa cho thỏa mộng bá quyền, đơn giản thế! Khó gì mà chẳng thấy!
Đứng trước nguy cơ của dân tộc, chúng ta phải làm gì? Không thể phản đối suông theo kiểu hiện nay được. Mà phải có những biện pháp cụ thể, để khi có biến, dân tộc ta đã sẵn sàng.
Giặc mạnh, nhưng nếu chúng liều lĩnh xâm lăng thì chúng ta có thể đánh lại được không?
Nếu để yên thân phì gia, giữ cái ghế cao mà xưng Vương thì có thể theo gương Trần Ich Tăc, theo giặc để được vinh thân rồi cuối cùng tấm thân tàn chôn trên đất người, còn cái danh thì bị muôn đời phỉ nhổ.
 Bằng ngược lại thì không thể khom lưng chịu nhục mãi được. Giặc to lớn, hùng mạnh nhưng không phải là không đánh được, dù chúng đông quân lắm súng nhưng chúng ta có tám mươi triệu người sẵn sàng cầm vũ khí bảo vệ đất nước. Chỉ cần một tiếng hô, đội quân tám mươi triệu người sẽ sẵn sàng đào hố vùi thây quân xâm lược.
 Hãy trang bị cho họ nếu tổ quốc lâm nguy, dù chỉ bằng những chiếc xẻng.
Và đừng nghĩ rằng vũ trang toàn dân chống xâm lăng là dúi vào tay họ khẩu AK 47. Có nhiều cách để làm điều đó tác dụng hơn nhiều. Đó là nhà cầm quyền phải tin tưởng vào dân, thực sự coi dân là người chở thuyền. Từ đó mà tạo lòng tin của dân với lãnh đạo. Để khi cần huy động sức dân thì ai ai cũng một lòng hưởng ứng.
 Vũ trang toàn dân chống xâm lược là đoàn kết được các tầng lớp nhân dân vào một khối thống nhất, và điều đó chỉ làm được nếu có những người lãnh đạo tài giỏi. có đạo đức lành mạnh Không phải tài giỏi trong việc luồn lọt lên cấp chức.  Không phải tài  giỏi trong việc ăn hối lộ, đàn áp dân lành hay giỏi trong việc bày mưu tính kế cướp đất của dân mà là tài giỏi trong chiến lược, kế sách giữ nước. Hoặc có tài năng làm kinh tế để dân giàu nước mạnh,. Thử hỏi những người như vậy khi đứng lên  kêu gọi nhân dân  đoàn kết chống ngoại xâm thì có ai mà không theo?
Vũ trang toàn dân cũng là xây dựng một nền công nghiệp quốc phòng đủ sức tự lực cánh sinh.  Nếu đừng làm ẩu như Vina Shin thì đâu phải là ta không có những nhà máy đóng ra những con tầu chiến có khả năng đương đầu với kẻ thù. Và cũng từ dân, chỉ cần một cuộc vận động như người Nga từng làm trong chiến tranh vệ quốc thì một nông trang cũng có thể góp sức cho mặt trận một chiếc tầu chiến hoặc một đơn vị chiến xa, một lớp học thiếu nhi cũng có thể mua cho mặt trận vài khẩu pháo. Đó chính là sức mạnh toàn dân vậy.
Đối với một kẻ thù hung hãn và gian manh, những việc chuẩn bị như trên không bao giờ là thừa.

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011

Xem ảnh thấy quá đã.

Độc giả thông báo từ nửa đêm là trang web của Chính phủ Trung Quốc có địa chỉ http://jdk.gov.cn/jdkfq/ đã bị hacker Việt Nam xâm chiếm và để lại hình ảnh trên, với khẩu hiệu:
Nhân dân Việt Nam sẵn sàng hy sinh
để bảo vệ biển, trời và Tổ quốc!
Hình ảnh được chụp từ màn hình lúc 5 giờ sáng 2/6.
Chưa rõ trang web này là của cơ quan nào trong chính quyền Trung Quốc. Theo tin bên trang Cù Huy Hà Vũ thì đây là một web của doanh nghiệp nhà nước TQ và cho biết thêm:
“Ngoài jdk.gov.cn, những trang web dưới đây có cùng chung số phận : http://www.cnweapon.com/http://axgov.cn/http://www.slarts.com/article.php/18
http://www.investhuadu.gov.cn/img/index.htm

độc giả đây là Blog Anh Ba Sam.