Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Lễ Tang Cụ Phạm Thị Hồng Thân Mẫu bạn Lê Bình K5

Hôm nay, ngày 30/11/2013, Lễ Tang Cụ Phạm Thị Hồng, Thân Mẫu Bạn Lê Bình K5 (Lê Bình là CCB Thành cổ Quảng Trị trong cuộc chiến chống Mỹ cứu nước, đã mất cách đây hơn một năm), đã được tổ chức trọng thể tại Nhà Tang Lễ Bộ Quốc Phòng số 5 Trần Thánh Tông Hà Nội. Các bạn Trỗi K5 đã có mặt đông đủ để phúng viếng, tiễn đưa Cụ về nơi an nghỉ cuối cùng. Bạn Nguyễn Xuân Long từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội có việc gia đình cũng đã đến cùng K5 viếng Cụ. Cách đây hơn hai tháng thôi là Giỗ đầu Lê Bình, thế mà nay lại tiễn đưa Cụ, một Bậc Lão thành cách mạng, suốt đời vì nước, vì dân...

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

K5 Hà Nội tiếp đón Hoàng Đôn Hà, Nguyễn Xuân Long

Hoàng Đôn Hà và Nguyễn Xuân Long từ TP HCM ra HN có việc gia đình. Hoàng Đôn Hà ra thăm và chăm anh là Hoàng Đôn Tiến K1 Trỗi bị tai biến điều trị tại BV Hữu Nghị, sau chuyến sang Viện 108. Còn Nguyễn Xuân Long có việc "Sang Cát" bên nhà vợ.
Thời gian này Cụ Phạm Thị Hồng, Cụ Bà Thân Mẫu Lê Bình K5, bị bệnh nặng do tai biến cũng đang điều trị tại BV Hữu Nghị. Anh em K5 ở HN đã cùng Hoàng Đôn Hà và Nguyễn Xuân Long đã đến thăm Cụ Phạm Thị Hồng và anh Hoàng Đôn Tiến. Anh em vào thăm hôm 24/11/2013, lúc đó Cụ Hồng đã vào viện hơn một tuần và bị hôn mê, bệnh nặng. BV và gia đình hết sức cứu chữa nhưng Cụ đã không qua khỏi và đã từ trần hồi 1h30 ngày 27/11/2013. Ngày 30/11/2013 sẽ tổ chức Lễ Tang, anh em sẽ đến viếng, thắp hương và tiễn đưa Cụ.

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Tin buồn

                                                         TIN BUỒN
Cụ Bà Phạm Thị Hồng, sinh năm 1929, Thân mẫu bạn Lê Bình K5, do tuổi cao, bệnh nặng Cụ đã từ trần hồi 1h30 ngày 27/11/2013 (Ngày 25/10 năm Quý Tỵ), tại Bệnh Viện Hữu Nghị, Hà Nội.
Lễ Viếng được tiến hành từ 10h - 11h30, ngày 30/11/2013, tại Nhà Tang Lễ BQP số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Lễ Truy Điệu và Đưa Tang lúc 11h30, Lễ an táng tiến hành cùng ngày tại Đài Hóa Thân Hoàn Vũ, Văn Điển, Hà Nội.
Bạn Trỗi K5 xin chia buồn với Lê Nam, gia quyến bạn Lê Bình và gia đình.

(Bạn Trỗi K5 tập trung Viếng vào lúc 10h30  ngày 30/11/2013)

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Họp mặt các anh Khóa 1

Trưa nay, ngày 27/11/2013, các anh Khóa 1 đã có buổi họp mặt tại nhà anh Lê Kinh Tuyến Trưởng BLL K1, ngõ 34A/3 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội. Các anh K1 đã mời BLL Trường, anh Bùi Vinh Trưởng BLL Trường, anh Thái Chi Trưởng BLL K3 đại diện các Khóa  tham dự buổi gặp mặt.

     Anh Bùi Vinh Trưởng BLL Trường trao tặng anh Lê Kinh Tuyến Trưởng BLL K1 bó hoa tươi thắm chào mừng buổi gặp mặt.

Các anh chị tham dự buổi họp mặt, từ trái qua:
Hàng ngồi: Phan Tân Hội, Chị Mai Phu nhân anh Hội, Hà Trọng Tuyên, Lê Văn Diệm, Nguyễn Văn Cương, Trần Kỳ Tuấn.
Hàng đứng: Nguyễn Chiến, Nguyễn Quý Quyết, Bùi Vinh, Lê Kinh Tuyến, Nguyễn Hồng Việt, Ngô Kiên Thắng, Phạm Duy Bổng.

Mỹ giơ chim...sắt trước mặt, TQ không thèm cắn.

Mỹ điều B-52 bay qua Senkaku không báo trước, thách thức Trung Quốc
 
 
(GDVN) - Những chiếc máy bay khởi hành từ căn cứ ở Guam bay vào "khu nhận diện phòng không" do Trung Quốc đơn phương vạch ra và công bố hôm 23/11 lúc 9 giờ sáng ngày 25/11 theo giờ Washington mà không gặp sự cố nào, tờ báo dẫn lời quan chức Mỹ giấu tên cho biết.
Các phi công cũng không hề thấy được hỏi thăm hay có sự cảnh báo nào sau gần tiếng bay vào chính giữa  "khu nhận diện phòng không" !!
Tuy nhiên để vớt vát thể diện, TQ nói đã tóm gọn đường đi nước bước của B52, chỉ có điều là Đây chưa thèm cảnh cáo hay nhắm bắn làm gì cho phí lời.
Thật là trở trêu khi TQ trêu vào anh Mỹ hùng mạnh, nó chỉ giỏi bắt nạt những láng giềnh yếu hơn mà thôi.

Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

Cựu Học sinh Trường VHQĐ - TSQ Nguyễn Văn Trỗi thắp hương viếng Mộ Đại Tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa vào dịp Giỗ 49 ngày.

Cách đây ba tuần, anh Vũ Hòa Bình Trưởng BLL K4 thông báo: Khóa 4 sẽ tổ chức chuyến đi Vũng Chùa, Quảng Bình để thắp hương viếng Mộ Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, vào dịp Giỗ 49 ngày. Nhân dịp này BLL Trường Trỗi đã có thông báo đến Trưởng BLL các Khóa đề nghị thông báo cho anh em trong Khóa biết để đăng ký tham gia đi cùng Khóa 4. Đây là việc làm rất ý nghĩa để tỏ lòng tôn kính, biết ơn, tưởng nhớ tới Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tư Lệnh QĐND Việt Nam, Anh Hùng Dân Tộc... và là Người Phụ Huynh Kính mến của Trường Trỗi.
Và chương trình, kế hoạch của chuyến đi đã được Khóa 4 tổ chức thực hiện chu đáo và tốt đẹp. Đoàn Học sinh Trường Trỗi gồm chủ yếu là K4 và một số K5, K6, K8 và K9, đi bằng Ôtô đã xuất phát từ Phố Lê Văn Linh, Q.Hoàn Kiếm lúc 7h30, ngày 21/11/2013, tối nghỉ tại Hà Tĩnh. Khoảng 8h30 ngày 22/11/2013 đoàn đã có mặt tại Vũng Chùa. Quảng Bình thắp hương Viếng Mộ Đại Tướng Võ Nguyên Giáp...

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Ngụy biện !

Nhân kỳ họp QH, chỉ thấy hai chữ này chưa ai giải đáp được, đồng bào giúp nổi không !

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có lần bức xúc hỏi đường miền núi mà lại làm to như vậy, rộng 60-70m, ai quyết định đầu tư? (hỏi buồn cười quá, còn ai vào đây nữa chứ !)
   
Chủ tịch Quốc hội có lần than: “Sờ vào đâu cũng thấy lãng phí, thất thoát… Trong khi việc dừng, dãn, hoãn, cắt bớt chỉ “cắt là cắt trên sổ”.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch-Đầu tư Bùi Quang Vinh có lần dẫn chứng: “Công trình thủy lợi dự tính tưới tiêu 1.000ha, nhưng làm xong chỉ tưới được 500ha. Ai chịu trách nhiệm khi ký quyết định đầu tư? Ai chịu trách nhiệm khi suất đầu tư đang 1 tỉ đồng/ha, nay 2 tỉ đồng mới được 1ha? Ai nói do thiết kế không đúng rồi đổ cho biến đổi khí hậu?”. Và ông kêu lên rằng “Đó chỉ là ngụy biện, ngụy biện hết”, khi “lãng phí nhất, thất thoát nhất chính là chủ trương đầu tư”.

8 năm thi hành Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và 8 năm có một sự thật không đổi: Cứ ở đâu dùng tiền công là ở đó có lãng phí. Lãng phí ngay từ chữ ký đầu tiên.

Đang rõ ràng có một sự ngụy biện giữa quyết tâm chống lãng phí và cái cách mà các cơ quan sử dụng tiền ngân sách coi là lãng phí.

Chúng ta lên án tệ đốt vàng mã trong dân, nhưng lại quên mất tên người ký phê duyệt cái nhà hoang mang tên bảo tàng hàng ngàn tỉ đồng.

Chúng ta săm soi đếm từng mâm cỗ cưới, miệng kêu hoang phí; trong khi đó, chỉ riêng việc loại bỏ thủy điện ĐN 6 và 6A ra khỏi quy hoạch - đã có từ năm 2002 - đã khiến chủ đầu tư thiệt hại hàng chục tỉ đồng, chưa kể 400 dự án thủy điện lớn bé khác cùng lúc ra đi.

Chúng ta đưa vào luật tinh thần “tiết kiệm là quốc sách”, còn ngoài thực tế, một cái gác chuông cũng mời bằng được bộ trưởng vào dự lễ khởi công. Cải tạo một con đường cũng cắt băng khánh thành.
Chúng ta bảo phải học “bài học nhà máy đường, nhà máy ximăng”… giờ hoang hóa khắp nơi và liền sau đó các sân bay, cảng biển tới tấp mọc lên.

Đôi khi chỉ một cái đầu, một quyết định, một chữ ký cho một chủ trương sai, một chính sách không chính xác sẽ dẫn tới sự lãng phí xã hội khủng khiếp.

Đến ngày hôm qua, rất thẳng thắn, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy phần nào lý giải sự bất lực, rằng “chống lãng phí chỉ mới chạm tới phần ngọn mà bỏ qua cái gốc. Đó là do ban hành chính sách không phù hợp, quyết định thiếu chính xác dẫn đến lãng phí hàng nghìn tỉ đồng, mà người ra quyết định cùng lắm thì cũng chỉ bị phê bình, khiển trách”.

Còn ĐBQH Trần Du Lịch đặt câu hỏi: “Chính phủ đã phải cắt giảm, loại bỏ hơn 400 dự án thủy điện, nhưng doanh nghiệp tốn hàng chục tỉ, thậm chí hàng trăm tỉ đồng lập dự án rồi lại gạt dự án đi thì thiệt hại này như thế nào?”.

Không ai trả lời ông cả. Bởi Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng có lần đã bảo “Anh định đầu tư thì phải chịu chi phí. Có ai từ đầu dám chắc là làm dự án sẽ được phê duyệt (?!). Anh phải hình dung có thể phải chịu rủi ro. Có dự án lớn hơn nhiều, tầm quốc gia, trình Quốc hội, tốn hàng triệu USD mà có phê duyệt đâu. Điều này, chủ đầu tư phải chấp nhận”.

Hóa ra, bà Kim Thúy đã đúng: Chúng ta chưa tìm thấy cái gốc của cây cổ thụ lãng phí.

Hóa ra Bộ trưởng Vinh đã không sai khi dùng hai chữ: “Ngụy biện”!
 
Tuy nhiên tất cả cái sự Ngụy biện này là Ngụy biện hết. Bởi chính mấy ông to nhất nhì nước, mấy ông bộ trưởng vạch kế hoach và cho đầu tư, chính mấy ông này ký duyệt ngân sách chứ có phải tôi, người công dân mẫu mực ký đâu !
 
Ôi! thật đúng là Ngụy biện muôn thưở !

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Nhớ ơn các Thầy, Cô giáo (Đức Dũng K5 - Berlin)

Sắp tới kỷ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11/2013,  với  Học sinh Trường Trỗi,  không những ở trong nước sôi nổi những hoạt động gặp mặt, thăm hỏi, tri ân, nhớ tới các Thầy, Cô giáo mà cả ở nước ngoài cũng luôn luôn nhớ về Đất Nước, Quê hương, nhớ về các Thầy, Cô giáo. Phan Đức Dũng K5 ở Berlin Đức là một trong những người như vậy.

Nhìn thấy các bạn và nhiều Thầy, Cô trong chuyến đến thăm trang trại của Thầy Nguyệt  khoẻ mạnh mình mừng lắm. Sau bao nhiêu năm nhìn ảnh là tôi nhận ra các Thầy, Cô liền. Thấy các bạn K5 ta không thay đổi mấy. Chúc các bạn và các Thầy, Cô mãi mạnh khoẻ. Ngày kia nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam, tôi xin gửi BanTroik5News một bài thơ để nhớ ơn các Thầy, Cô giáo: 

KÍNH TẶNG CÁC THẦY

"Không Thầy đố mày làm nên"
Chúng con tạc dạ chẳng quên bao giờ.
Đông. Tây. Kim. Cổ. Văn  thơ
Nhân loại kính trọng tôn thờ Thánh Nhân
Thờ người vì nước quên thân
Vì dân hiến trọn tuổi xuân cuộc đời.
Làm người dân Việt ta ơi 
Nhớ Cụ "Đồ Chiểu" một thời dậy ta:
"Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm 
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà".
Mấy dòng thơ viết nôm na
Nhân ngày "Nhà Giáo" làm hoa tặng Thầy.

         Berlin 18-11-2013   Đức Dũng.

Tết Trung Thu - Truyền thuyết và Sự thực (NC)

Quốc Việt

Việt Nam luôn coi Tết Trung Thu là Tết Thiếu Nhi và vô hình chung Việt Nam có 2 ngày Tết Thiếu Nhi và Tết Thiếu nhi này chỉ riêng có ở Việt Nam.

Người ta thường nói Trung Thu gắn với truyền thuyết chị Hằng, chú Cuội, cáy đa, Hậu Nghệ.. rồi lễ Đoàn Viên - Đó toàn là truyền thuyết ngoại lai. Những câu chuyện cổ tích ấy hợp với thắc mắc và cách giải thích cho Thiếu nhi và được đưa vào Văn học. Thật dễ để tìm ra các cổ tích đó được lấy từ đâu.

Tại sao là Tết Trung Thu? Tết Trung Thu là thế nào? Tại sao lại Tết Thiếu nhi? Tết Trung Thu của người Việt là gì?

Người  Việt hay Bách Việt (Nam Trường Giang, Ấn Độ...) có nhiều phong tục, văn hoá,nông lịch liên quan đến chu kì hay pha của Mặt trăng; Người Việt còn có bài hát đồng dao:
'Mồng một lưỡi trai
Mồng hai lá lúa
Mồng ba câu liêm
Mồng bốn lưỡi liềm
Mồng năm liềm giật
Mồng sáu thật trăng
Mười rằm trăng náu
Mười sáu trăng treo
Mười bẩy sẩy giường chiếu
Mười tám rám trấu
Mười chín đụn địn
Hai mươi giấc tốt
Hăm mốt nửa đêm ...'
Bài đồng dao có một số khái niệm phải làm rõ trong ngôn ngữ hiện đại: "thật trăng", "mười rằm", "trăng náu", "trăng treo"...
Thật trăng là đã nhìn rõ mặt trăng dù chưa rõ ràng, ngoài vùng sáng, có một đường viền tròn chứ chưa rõ mặt trăng.

Nếu Rằm là Mười Lăm hâng tháng theo âm lịch. Vậy Mười Rằm là gì?

Mười Rằm không phải là Rằm; nếu là ngày 15 âm lịch mà trăng náu (núp, trốn) thì vô lý.  Trăng Náu là mô tả 1 quá trình mặt trăng dần hiện ra, dần tròn, rồi tròn vành vạnh, dần bị che khuất. Đó là một chu kì trăng.

Lịch xưa 1 tuần là 10 ngày, tháng có 3 tuần gồm thượng tuần (1 - 10 âm), trung tuần (11 - 20 âm), hạ tuần (21 - 30 âm) xưa gọi là tuần trăng. Vậy Mười Rằm là chu kì trăng10 ngày của trung tuần âm lịch.
Trăng náu là trăng núp hay trốn, từ 10 âm đến 20 âm lịch, mặt trăng dần hiện ra, dần tròn ra và 'Khuôn Trăng' còn được chỉ khuôn mặt thiếu nữ là thế. Chữ Viên là chỉ cô gái đẹp như trăng Rằm chứ không phải Viên gạch hay Củ Đậu (mặc dù cô gái đẹp cũng có thể choảng Củ Đậu nếu anh chàng nào quá) rồi mặt trăng từ từ núp vào bóng đêm.
Trăng treo là mặt trăng như ngọn đèn treo trên trời, sáng suốt đêm.
Nếu trăng thượng tuần có thể giống câu liêm thì trăng hạ tuần giống khoé miệng mỉm cười.

Người Việt xem trăng chứ không chỉ ngắm trăng:
"Trăng quầng đại hạn, trăng tán trời mưa"
"Mặt trăng má đỏ, trời đã sắp mưa",
"Cày ruộng tháng năm xem trăng Rằm tháng Tám"
Xem trăng để đoán thời vụ 1 năm sau.

Nền văn minh Nông nghiệp trọng Thiên Văn, xem trăng sao để tính  trồng cây gì, nuôi con gì? khả năng được mùa đến đâu? Săn bắn, thu hoạch được không?

Hàng năm vào dịp Trung Thu khi vừa thu hoạch vụ trước, người ta xem trăng để tính vụ năm sau. Các bậc trưởng lão hay hệ thống tăng lữ sẽ xem trăng sao đẻ định mùa màng.

Nuôi hay bắt con gì, trồng hay hái lượm hoa quả gì thì cúng loại ấy. Sau này người ta thường dùng bột nặn ra các con vật để thay và đó là sự tích bánh Trung Thu. Người Việt thường cúng bánh dẻo hình con Lợn, con gà, con cá. ... nhưng không nướng, làm bằng bột nếp dẻo, gọi là bánh dẻo, coi là hiến sinh.

Tất nhiên việc xem trăng sao liên tục cả năm nhưng trọng tâm vào Trung Thu khi mùa màng (trước đây) đã xong, các ghi chép đã được hệ thống. Người ta ngờ rằng Trống Đồng chính là Tổng Kết Nông lịch và Chu kì trăng của người Việt cổ.

Người Nam Trung Quốc (Hoa Nam) cúng bánh nướng hình vuông hay hình tròn mà chủ yếu là tròn, tượng trưng cho trăng tròn; đó là sự biến dạng của Văn minh nông nghiệp nhưng không tỉ mỉ và mất dần nghĩa gốc.

Nền văn minh chăn thả gia súc (du mục) không xem trăng; do đó, phía bắc Trường Giang không có Tết Trung Thu. Do ảnh hưởng văn hoá chăn thả gia súc, Hoa Hạ chỉ còn ngắm trăng.

Hàng năm, lễ hội Rằm Trung Thu bắt đầu từ mồng 10 để nhà Vua hay ông chúa trong Mandala dự đoán mùa màng và kết thúc vào 20 âm lịch

Người Việt tổ chức Tết Trung Thu thế nào?

Tết (Hội lớn), bắt đầu từ Mười Một (có thể số đếm cổ của người Việt là Một giống như tháng 11, 12 âm lịch đọc là Một Chạp) cho đến Hai mươi âm lịch hay còn gọi là Mười - Rằm.
Từ các vùng quê xa xôi, các đoàn người nô nức mang theo các sảnvật của vùng quê đến Tết Lễ các ông phìa tạo (chúa Đất), rồi các chúa đất lại lũ lượt về Kinh Thành lễ Nhà Vua.
(Kì tiếp -
Tại sao lại là Tết Thiếu nhi?)

Chắc nhiều người sẽ cười vì thiếu nhi lại là Mùa Thu?  Ta
hãy cùng xem lại

Bác Hồ với thiếu nhi.

Ngày 21/9/1941 ( 1/8 âm lịch) khi vừa vượt khỏi nhà tù Quốc Dân Đảng trở về Pác-Bó, trong bài thơ: “Kêu gọi thiếu nhi”, Bác Hồ
viết:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
Chẳng may vận nước gian nan
Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng
... Nhà nghèo lại phải làm công cày bừa…
”Vậy nên trẻ em nước ta
Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh
Người lớn cứu nước đã đành
Trẻ em cũng góp phần mình một tay…
“Bao giờ đuổi hết Nhật, Tây
Trẻ em ta sẽ là bầy con cưng”
Bài viết được kí tên là Nguyễn Ai Quốc.

Ngay sau lễ Tuyên Ngôn Độc lập. ngày 3/9/1945  Trước thềm khai giang năm học mới của nước Việt Nam mới Bác Hồ viết:
"Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không. Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn vào công học tập của các em"
Ngày 17-9-1945 (12/8 âm lịch)
 Bác Hồ đã viết một bài báo: “Tết Trung thu (20/9/1945) với nền độc lập” in trên báo Cứu Quốc số 45. Bác viết:
“Cùng các trẻ em yêu quý!
Hôm nay là Tết Trung thu.
Mẹ đã sắm cho các em nào đèn, nào trống, nào pháo, nào hoa và nhiều đồ chơi khác. Các em vui vẻ nhỉ!
Cái cảnh trăng tròn gió mát, hồ lặng trời xanh của Trung thu lại làm cho các em thêm vui cười hớn hở.
Các em vui cười hớn hở, già Hồ cũng vui cười hớn hở với các em. Đố các em biết vì sao? Một là vì già Hồ rất yêu mến các em. Hai là vì Trung thu năm ngoái, nước ta còn bị áp bức, các em còn là bầy nô lệ trẻ em. Trung thu năm nay, nước ta đã được tự do và các em đã thành những người tiểu quốc dân của một nước độc lập.
Hôm nay tha hồ các em vui chơi cho thỏa chí, ngày mai mong các em ra sức học tập, tất cả các em đã biết chữ quốc ngữ chưa? Em nào chưa biết thì phải học cho biết. Phải siêng tập thể thao cho mình mẩy được nở nang. Và ra sức giúp việc cho Nhi đồng cứu vong hội.
Đến Trung thu năm sau, chúng ta sẽ tổ chức một cuộc vui, cả già lẫn trẻ. Các em nghĩ thế nào?
Trung thu năm nay, già Hồ không có gì gửi tặng các em. Chỉ gửi tặng các em một trăm cái hôn thân ái!
Hồ Chí Minh"
Năm ngày sau, ngày 22-9-1945 (17/8 âm lịch) trên báo Cứu Quốc số 49:Bác Hồ lại viết:
“Thư gửi thiếu nhi Việt Nam - Đêm Trung thu đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”.
Các em
Đây là Hồ Chí Minh nói chuyện với các em. Hôm nay các em vui chơi, vui chơi một cách có đoàn kết, có tổ chức. Như thế là tốt lắm. Hôm nay, Tết Trung thu là của các em. Mà cũng là một cuộc biểu tình của các em để tỏ lòng yêu nước và để ủng hộ nền độc lập.
Các em phải ngoan, ở nhà phải nghe lời bố mẹ, đi học phải siêng năng; đối với bầu bạn phải yêu kính. Các em phải thương yêu nước ta. Mong các em mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập tự do.
Các em có hứa với tôi như thế không? Tôi không có gì biếu các em, chỉ có thể đem cho mỗi đoàn các em một cái ảnh, các đại biểu sẽ đưa cho các em.
Cảm ơn các em! Hôn các em nhé!
Trước khi các em đi phá cỗ vui vẻ, chúng ta cùng nhau hô hai khẩu hiệu:
Trẻ em Việt Nam sung sướng!
Việt Nam Độc lập muôn năm!
Chào các em
 Hồ Chí Minh

Vào năm 1945 ấy, vị Chủ tịch nước - Bác Hồ của chúng ta đã 55 tuổi - Với người Việt lúc đó đã lên tuổi Lão (quy ước là 40 tuổi), so với các bậc Phụ mẫu chi dân mà dân luôn phải xưng tụng là Cụ, các Cố đạo Tây phải gọi là Cố, các vị Linh mục Việt Nam phải gọi là Cha xưng con và các ông sư phải gọi thảy xưng Con ...' thì Bác Hồ còn cao niên hơn nhưng gọi thiếu nhi Việt Nam lúc đó la "các em" và xưng là Già Hồ hay xưng là Tôi.
Hình như không phải cách nói của ông Vua hay ông lớn nào
Phảng phất như tiếng của cậu Nguyễn Sinh Cung ngày nào nói với người em ruột của mình

Trung thu năm 1946, (10/9 nhằm 15/8 âm lịch) mặc dù bận rộn với những công việc quan trọng của đất nước, Thực dân Pháp đang nhòm ngó nước ta, Bác Hồ vẫn không quên làm thơ gửi Thiếu nhi Việt Nam,
Băt đầu từ Mùa Thu ấy, cho đến khi vĩnh viễn đi xa, năm nào vào Tết Trung Thu, bác cũng viết thư
cho thiếu nhi gọi là các cháu và xưng là Bác.
Suốt 27 năm ấy, thay vì tục hiến sinh và tục xem trăng để dự đoán mùa màng năm sau, người Việt Nam có một Lễ hội lớn của Thiếu nhi chứ không phải là ngày Thiếu nhi Quốc tế chỉ có 1 ngày. Đó là gốc tích Tết Thiếu nhi của Việt Nam

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Gặp mặt Thầy Trò Trường Trỗi trong chuyến thăm quan Trang trại Sannam Food gia đình Thầy Trần Nguyệt

Nhận lời mời của Thầy Trần Nguyệt, Thầy là giáo viên dạy Trung Văn trường ta, mời toàn thể giáo viên, CBCNV và học sinh Trường Trỗi lên thăm quan Trang trại gia đình Thầy ở xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, Hà Nội, thời gian này cũng sắp tới kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2013, nên BLL nhà Trường và BLL các Thầy Cô đã thống nhất nhân dịp này phối hợp với Thầy Trần Nguyệt và gia đình Thầy tổ chức tham quan, gặp gỡ, giao lưu Thầy Trò, CBCNV Trường Trỗi tại Trang Trại gia đình Thầy Trần Nguyệt.

                                                  Thầy Trò trước giờ xuất phát.
Thầy Vũ Xuân Thăng mới mổ, đang điều trị không đi được. Anh Bùi Vinh Trưởng BLL Trường bận việc nhà không đi được. Nhưng Thầy Thăng và anh Bùi Vinh đã đến điểm tập trung ở Bảo tàng Lịch sử Quân đội từ sớm để tiễn đoàn lên đường an toàn, tốt đẹp. Hôm thứ sáu, ngày 15.11.2013, anh Bùi Vinh đã tổ chức đi tiền trạm cùng Thầy Trần Nguyệt để chuẩn bị cho chuyến tham quan, gặp mặt được chu đáo.

Đoàn tiền trạm ở Trang trại Thầy Trần Nguyệt.

Trao đổi, chuẩn bị cho chuyến đi tại nhà khách Trang trại gia đình Thầy Trần Nguyệt cách đây 2 ngày.
Từ trái qua phải: Anh Lương Sơn K2, anh Bùi Vinh, anh Hoàng Đình Phi con rể Thầy Nguyệt, Thầy Trần Nguyệt, Cô Nguyễn Thúy Lan.

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

Nhân ngày Nhà Giáo VN, Thầy trò trường Trỗi lên thăm trang trại Thầy Trần Nguyệt.

Thầy Trần Nguyệt dạy Trung văn, khi ra quân, thầy lên Ba Vì, HN, lập nên trang trại cùng anh con rể. Cơ ngơi bề thế, các loại cây cỏ được trồng rất nhiều, phục vụ cho phát triển trồng trọt và chế biến nông sản.
Nơi đây thầy đã từng ký hợp đồng xuất hàng trăm tấn lá khô và bột khô cây Ngải Cứu sang Nhật làm thuốc. Mùa nào thức ấy, thầy ký HĐ với đối tác Đài Loan, Hàn Quốc, TQ rồi thu mua trong dân các loại quả như Mận Lào Cai, Mơ, ...đem xấy thành phẩm rồi xuất đi, thu tiền về tiếp tục đầu tư cơ sở.

Đặc biệt là thầy cùng anh con rể đã tự mình mầy mò đọc dịch sách khoa học KT về chế biến nông sản từ TQ, Anh, Pháp, sau đó mày mò làm thử và mua dây chuyền thiết bị hiện đại, sản xuất ra sản phẩm đạt chuẩn cao mà các nước khó tính như Nhật, Đài Loan phải "Tâm phục khẩu phục"

Một người lính, giáo viên như thầy quả là tấm gương sáng tận tụy trong sinh hoạt và sản xuất.
Các thầy giáo và học sinh đại diện các khóa từ K1 đến K8 vô cùng cảm kích ý chí vươn lên làm giàu của thầy, chúc thầy và gia đình mạnh khỏe, phát huy tài năng trong cuộc sống, vừa làm giàu cho đất nước, và làm giàu chính đáng cho chính mình!


                            Ngô Thế Vinh k5, đại diện BLL trường với các bó hoa tặng Thầy Cô.

 




Anh Vũ Quang Huy, giám đốc điều hành phát biểu giới thiệu trang trại.

Thầy Chi Phan, Cô Tâm và anh Lương Sơn k2, bạn Mẫn k5
 đại diện trường tặng Chủ trang trại bức ảnh "Anh hùng LS Nguyễn Văn Trỗi"


Anh Lương Sơn k2 đại diện khối học sinh
 Chúc mừng các Thầy Cô nhân ngày Nhà giáo VN.

Giám đốc Huy và ông chủ Trần Nguyệt,
 rất giản dị và chăm chỉ giữa đời thường.

Thầy Chi Phan phát biểu và trao tặng thầy Trần Nguyệt cuốn sách  
"về đời thường cuả đại tướng Võ Nguyên Giáp" do chính thầy xuất bản.

Thầy Nguyệt vui mừng bởi các đồng nghiệp cũ và học sinh trường lên thăm

Mấy tên k5

Dây chuyền ủ men rượu Mơ hiện đại.

Giấy Chứng nhận đạt chuẩn của công ty San Nam Food.
 

Sau khi thăm quan khu nhà xưởng và trồng trọt,
 thầy Nguyệt mời dân Trỗi Cơm Rau.

Đích thân Thầy Nguyệt mở chai rượu Mơ nhà trồng được mời anh chị em.

Toàn rau là rau

Anh Quang Việt k2 kiểm tra chất kượng
một loại rượu trắng uống mãi không đau đầu của xưởng.

Sản phẩm chính: "Vang Mơ Núi Tản" đây rồi.

A! thầy Nguyệt chúc mâm ta:
Mong anh chị em hăng hái lên thăm tôi đều đều như thế này.

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Xem đoạn Video này thì mọi người mới thấy được khí thế của quân ta chẳng khác gì Hội nghị Diên Hồng, hay một buổi họp BCT, nhưng không có danh xưng đồng chí x, y, z, mà toàn mày - tao.
Ông Hải Thành cũng chẳng vừa, may là vẫn giữ được cốt cách của một ông bố chú rể đẹp trai.
 Chú rê đi tìm rượu bị TK5 bắt tận tay, rinh ngay ra trình diện.
 
 
Rồi cuối cùng các ông nghị cũng chia tay trong niềm hân hoan và tự mãn của ông chủ HT.
 
 



Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

Nguyễn Hải Thành cưới vợ ...cho con trai.

Hôm nay ngày tốt, các đám cưới chen nhau, có nhiều người phải sắp xếp thời gian đi hai ba nơi mà anh Quốc Việt là minh chứng sống.
Dù trời mưa, nhưng các bạn k5 đã rất đúng giờ chung vui với gia đình Hải Thành tại Triển lãm Giảng Võ, HN.  Hải Thành đi lính từ Đại học Cơ điện Thái Nguyên, sau chiến thắng trở về chăm chỉ làm ăn. Giờ đây ông chủ thu nhập đều 10 triệu/tháng mà chỉ việc ngồi chơi xơi nước (hoặc rượu) cùng bà chủ là giáo viên với 30 triệu/tháng. Đúng là ở hiền gặp lành, ông Trời có mắt!
Tiệc cưới hoành tráng, khung cảnh rộng rãi và mọi người thì ai cũng như bố mẹ Cô dâu, Chú rể: vui vẻ, rạng rỡ.                                   
                                                                            

Việt Dũng thay mặt ACE K5 chúc mừng khổ chủ.



                                                               Hai bố con nhà nó.


Trông HT cứ như tổng thống PuTin đang dự ngày Văn hóa Nga tại VN.

 
Chúng ta chúc mừng cho hai cháu: Hải Anh và Huyền Trang Vui vẻ, Hạnh phúc!
 
 
 


QUỐC VIỆT (ST) BẠN GIÀ

Thân gửi anh chị em bạn Trỗi
Mình đọc chưa rõ lắm, ông anh họ mình gửi tặng mình một bài thơ dịch rất hay, xin gửi để anh chị em thưởng thức và suy ngẫm
Around The Corner
by Henson Towne

Around the corner I have a friend,
In this great city that has no end.
Yet days go by and weeks rush on,
And before I know it, a year is gone.

And I never see my old friend's face;
For life is a swift and terrible race.
He knows I like him just as well
As in the days when I rang his bell.

And he rang mine. We were younger then,
And now we are busy, tired men.
Tired with playing a foolish game,
Tired with trying to make a name.

"Tomorrow," I say, "I will call on Jim,
Just to show that I'm thinking of him."
But tomorrow comes-and tomorrow goes;
And the distance between us grows and grows.

Around the corner! Yet miles away...
"Here's a telegram, sir."
"Jim died today."
And that's what we get - and deserve in the end.
Around the corner, a vanished friend.
Quanh Ðây

Quanh đây ta có bạn hiền,
Cùng chung một phố nhưng biền biệt xa.
Từng ngày lặng lẽ trôi qua,
Quanh đi quẩn lại thế là một năm.

Lâu rồi cũng chẳng ghé thăm,
Bù đầu trong việc làm ăn mỗi ngày.
Dẫu rằng tình bạn còn đây,
Nhưng không có được những ngày gặp nhau.

Nhớ xưa khi tóc xanh màu,
Gọi nhau thăm hỏi những câu thân tình.
Bây giờ mỏi mệt thân mình,
Nhọc nhằn theo đuổi bóng hình lợi danh .

“Ngày mai tôi sẽ gọi anh,
Hỏi thăm bạn cũ chút tình đồng môn.”
“Ngày mai” rồi cũng qua luôn,
Và rồi như thể dặm trường cách xa.

Hôm nao thư gửi đến nhà,
Mới hay bạn đã lià xa cõi đời.
Thương thay thân phận con người,
Quanh đây chợt vắng bóng người bạn xưa.

Bùi Phạm Thành CVA68 (7/11/2002)

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

Đây ! Viện Kiểm sát và Cảnh sát điều tra Bắc Giang 10 năm trước.

Ông Nguyễn Thanh Chấn: “Tôi bị bắt tập cầm dao, bê xác”

(GDVN) - Ông Nguyễn Thanh Chấn, người bị án oan chung thân phải thụ án đến 10 năm mới được trả tự do nhờ nghi can vụ giết người ra đầu thú, đã kể câu chuyện oan trái tù tội của mình bắt nguồn từ những lời khai bị ép cung như thế.
 
Dấu chân “gần giống” cũng thành chứng cứ

Theo luật sư Biền, trong những lần bào chữa cho ông Chấn, nhiều lần ông đã bày tỏ quan điểm không đồng thuận với những chứng cứ buộc tội mà ông cho là không thuyết phục, lỏng lẻo và chủ yếu là suy đoán.
“Họ làm mọi cách để tôi phải nhận”
Trả lời câu hỏi của luật sư Biền cũng như nhiều người khác rằng tại sao không giết người mà vẫn nhận tội, vẫn miêu tả được hành vi đúng như thế, ông Chấn đáp: “Không nhận không được! Họ làm mọi cách để tôi phải nhận”.
Dù 10 năm trôi qua nhưng ông Chấn vẫn có thể gọi tên họ đầy đủ những điều tra viên, kiểm sát viên mà ông cho rằng đã bức cung ông trong thời gian ông bị giam giữ. “Trực tiếp là Nguyễn Hữu T., rồi Trần Nhật L. Khi L. hỏi thì T. cầm con dao đe dọa, khi T. hỏi thì L. lại cầm cái búa. Còn điều tra viên Ngô Đình D. thì khóa tay tôi lên cửa sổ và đọc rồi bắt tôi chép lại cái đơn tự thú và đọc cho thuộc” - ông Chấn kể, giọng vẫn còn phẫn uất.
Luật sư Biền cho biết tại phiên tòa phúc thẩm, một trong những chứng cứ được tòa lấy làm căn cứ buộc tội đó là lá đơn thư chính tay ông Chấn viết gửi vợ, trong đó có thừa nhận mình đã thực hiện hành vi phạm tội. Lá đơn mở đầu có dòng chữ: “Kính gửi vợ”. “Tòa lập luận rằng chữ kính gửi chỉ có của bị cáo chứ không điều tra viên nào lại có thể nghĩ ra cái này để mà bắt viết”. Tuy nhiên, theo ông Chấn, lá thư đó ông cũng bị ép viết theo yêu cầu của các điều tra viên.
Ông Chấn cũng cho biết thêm quá trình bức cung của các điều tra viên kể trên kéo dài từ ngày 20 đến ngày 28, sau đó ông Chấn được chuyển lên trại kế. Tại đây, ông Chấn miêu tả trong một đêm ông bị yêu cầu chuyển 3-4 buồng giam, trong đó có một buồng giam có phạm nhân Phạm Duy Hồng. “Vừa vào buồng, tôi đã bị Hồng dùng dép đánh vào hai mang tai, bắt tôi phải hát nhưng tôi không hát được” - ông Chấn nhớ lại.
Tập như tập kịch
Vẫn theo lời kể của ông Chấn, sau khi đã có đơn tự thú và lời khai nhận tội, ông lại trải qua quá trình… làm diễn viên. “Tôi bị buộc phải tập như tập kịch, phải đọc thuộc lòng các lá đơn tự thú được họ đọc cho ghi trước đó. Họ bắt tôi tập cái nọ cái kia, lấy một cái giả làm cái dao để học đâm, đâm bên phải, bên trái… rồi họ cho thằng Quang giả làm cô Hoan (nạn nhân) để tôi tập bế lên đặt xuống, họ cũng bắt tôi học thuộc cách thức gây án do họ nói cho, tôi cứ răm rắp làm theo. Vì tôi sợ!” - ông Chấn cho biết.
Ông Chấn kể sau khi ông đã khá thuộc bài và thành thạo các động tác, ông được yêu cầu thực nghiệm điều tra trong một căn nhà mượn tạm, diễn lại những cảnh đã tập để camera quay lại. “Tôi vốn chậm chạp nên cứ bị quên, phải diễn đi diễn lại nhiều lần để họ quay” - ông Chấn nói.
Ngoài ra, một cái tên khác cũng được ông Chấn nhiều lần nhắc tới trong câu chuyện oan trái của đời mình. Đó là kiểm sát viên Đặng Thái V. “Đây là người đã nhiều lần đưa giấy tờ vào bắt tôi ký, khi tôi không đồng ý ký thì dọa đánh”.
Dù ông chấn đúng là hèn nhát, bị chúng nó tạo dựng hiện trường giả, bắt làm theo, nhưng......
Nếu đúng vậy, chẳng biết nói gì ngoài từ: Khốn nạn.

 

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Tin buồn

Thứ hai, ngày 04 tháng mười một năm 2013


Thượng tướng Trần Văn Quang (Thân Phụ bạn Nguyễn Thị Mẫn khoá 5 và Trần Bình khoá 8),
Từ trần hồi 23h15 ngày 3/11/2013 tại bệnh viện 108, HN thọ 98 tuổi.
Thông tin tang lễ sẽ báo sau.
Bạn Trỗi K5 xin chia buồn cùng bạn Mẫn, Trần Bình cùng gia đình.
(Tin từ dathb 136 đăng trên Blog UtTroi)

Thông báo về Lễ tang Thượng Tướng Trần Văn Quang
- Lễ viếng từ 8h - 14h, thứ 7, ngày 09/11/2013, tại Nhà Tang Lễ BQP số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
- Lễ Truy điệu lúc 14h, Lễ An táng tiến hành cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, HN.
Bạn Trỗi K5 tập trung viếng lúc 10h30, thứ 7, ngày 09/11/2013 (Cùng Khóa 8 và các Bạn Trỗi) 
NTV