Hình ảnh Thủ đô 1954, các bậc tiền bối vào Hà nội
Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014
Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014
Vũ khí chiến lược dầu hỏa
MỘT CÁCH NHÌN NHẬN VỀ CHIẾN TRANH HIỆN ĐẠI TUY CƠ SỞ PHÂN TÍCH (GIÁ THÀNH) CHƯA RÕ
QUỐC VIỆT
Trong vòng ba năm nay, những tính toán về thế chiến lược địa dư toàn cầu đã bị một vũ khí chiến lược mới của Hoa Kỳ làm thay đổi hẳn cục diện. Đó là vũ khí dầu hỏa, một thứ vũ khí trước giờ làm Hoa Kỳ khốn đốn và bị lệ thuộc vào những quốc gia không mấy gì thân thiện với Hoa Kỳ nắm giữ như những xứ vùng Trung Đông, Venezuela và Nga. Nhưng thế cờ hiện nay đã bị lật ngược và Hoa Kỳ đã nắm thượng phong để có thể dùng dầu hỏa như một vũ khí chiến lược cho những tính toán mới cho chính trị địa dư toàn cầu.
Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014
Có “tí” vậy mà từ chức, thưa ông Chung Hong-won!
“Tôi muốn từ chức sớm hơn nhưng xử lý vụ việc là ưu tiên hàng đầu và tôi nghĩ cần phải có trách nhiệm giải quyết trước khi ra đi", Thủ tướng Hàn Quốc, ông Chung Hong-won đã nói như vậy khi tuyên bố từ chức vì vụ chìm phà xảy ra sáng ngày 16.4 tại vùng biển ngoài khơi đảo Jindo ở tây nam Hàn Quốc làm 187 người chết và 115 người mất tích.
VÌ SAO KHRUSHEV GỌI ĐIỆN BIÊN PHỦ LÀ ‘PHÉP LẠ’?
Tham khảo bài viết của tác giả Lê Đỗ Huy đăng trên VHNA
Ở ngưỡng cửa đàm phán tại Geneva về Đông Dương, Thủ tướng Chu Ân Lai đã có một tổng thuật về Việt Nam trái chiều đến mức Tổng bí thư Liên Xô cho nhượng bộ về chia cắt Việt Nam tại vĩ tuyến 17 là một “thắng lợi” của phe XHCN tại một cuộc đối đầu giữa hai phe “có tầm quan trọng bậc nhất” thời đó.
Tổng Bí thư đảng Cộng sản LX, Nikita Khrushev, đã viết trong hồi ký mình[1] như sau ở trước thềm Hội nghị Geneva (bắt đầu bàn vấn đề Đông Dương từ 8/5/1954).
Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014
Rượu " quý"
Chai rượu quý, theo lời người mang tới giao ban hàng tuần tại vườn treo Facific, của con trai Trần Canh (cố vấn TQ giúp ta đánh Pháp) tặng nhân dịp sang VN ngày thắng ĐBP. Không biết CT TT.Sang có được tặng một chai này không?
Bản thân con trai Trần Canh năm 79 thì giúp Bắc Kinh đánh... Ta!
"....Đồng chí Trần Tri Kiến, con trai của Đại tướng Trần Canh khẳng định “tình anh em giữa chúng ta là mối tình hữu nghĩ sống chết có nhau”. Thân nhân gia đình các đồng chí nguyên là cố vấn quân sự của Trung Quốc giúp đỡ Việt Nam hy vọng sẽ được đón tiếp những người nhân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp sang thăm Trung Quốc, thắt chặt hơn nữa tình cảm giữa hai bên...."
(Trích từ QĐND online)
(photo by HT)
(photo by HT)
Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014
Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014
Một thời để nhớ
Thơ TQtrung
*
Ly giang Ly giang!một thời ấy, còn lưu trong kí ức
Một dòng sông tắm mát một khoảng đời
một chiếc bè bình dị giống quê tôi
cũng tần tảo, ngược xuôi đời ngư phủ.
Đất Quế lâm, còn một thời để nhớ
lắng thời gian trong chầm chậm tuổi thơ ta
Thù, bạn quắt quay, biến đổi sơn hà
Đất Việt cũ còn lưu gươm Câu Tiễn
Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014
Lính pháo đi Coong trình
Tác phẩm dự thi truyện ngắn Cá tháng tư đặc sắc của Quốc Việt
(lưu ý bài viết có nhạc minh họa)
(lưu ý bài viết có nhạc minh họa)
Anh bạn nhà thơ nhờ mình kể tiếp chuyện lính pháo đi Coong trình, tự sự thì...xấu hổ lắm.
Mới vào lính, làm pháo thủ pháo Cà nông, bạn mình hành quân sang Cánh đồng Chum, Lào đánh nhau với đám Vàng Pao.
Trên đường hành quân, chàng pháo thủ trẻ dừng chân ở Mường Lống, Kỳ Sơn, Nghệ An, một bản người Hmong bình dị, rất quý bộ đội. Quân dân như cá với nước và anh bạn nhà thơ đã đầu mày cuối mắt với cô Mỷ, cô gái Hmong chim sa, cá lặn và được em rủ về làm Coong trình.
Pọ mế nhiệt tình đưa hai đứa vào buồng. Cái giường người Hmong lạ lắm, hẹp như cái ghế băng, chỉ đủ nằm úp thìa, mà em đã thiêm thiếp rồi, miệng hé mở như trái đào mời mọc.
Không thấy đối phương phản ứng gì, anh chàng pháo thủ tiếp cận mục tiêu ngay, không chờ bắn toạ độ. Lúc này mà đợi trinh sát, tính toán phần tử bắn, khẩu đội trưởng ra lệnh thì...đứt.
Em mặc áo mớ ba mớ bảy, buộc thắt nút cẩn thận, trong cùng là cái yếm, buộc khít vào người.
Nghe nói bánh dày ấy chỉ giành cho con, không cho người lớn đâu; Chịu.
Trong cái váy lại còn cái quần lanh nữa, buộc ống túm; bên trên là cái thắt lưng bằng vải lanh, buộc đến chín cái nút.
Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014
Lời cám ơn
Mẹ già Trần Quang Trung tuổi cao sức yếu, dù được sự chăm sóc, chữa chạy của gia đình và bệnh viện nhưng đã cạn tuổi trời, mẹ tôi đã mất và được an táng tại Đài hóa thân Hoàn vũ. Tang lễ của mẹ tôi đã được các bạn Trỗi và bạn k9 quan tâm, chia buồn, phúng viếng. Các bạn đã bớt chút thời gian quý báu, không quản ngại xa xôi, đến viếng và tiễn đưa hương hồn mẹ tôi đến nơi an nghỉ cuối cùng tại nhà tang lễ bệnh viện Thanh nhàn, xin bày tỏ lòng cảm kích lớn lao tới nghĩa cử cao đẹp của các bạn.
Xin thay mặt gia đình và họ tộc nội ngoại, một lần nữa Cám ơn tất cả các bạn. Tang gia bối rối, có điều gì sơ xuất, Rất mong được lượng thứ.
Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014
Lễ tang Cụ Nguyễn Thị Khiếu, Thân Mẫu Trần Quang Trung.
Cụ Nguyễn Thị Khiếu, sinh năm 1924, Thân Mẫu bạn Trần Quang Trung, do tuổi cao, bệnh nặng Cụ đã từ trần hồi 0h05, ngày 20/04/2014 (Tức ngày 21/03 năm Giáp Ngọ), hưởng thọ 91 tuổi.
Lễ Tang Cụ Nguyễn Thị Khiếu được tổ chức tại Nhà Tang Lễ bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
Lễ Viếng từ 16h15 đến 18h00 ngày 21/04/2014.
Lễ Truy điệu và Đưa tang từ 18h00. Lễ An táng cùng ngày tại Đài Hóa Thân Hoàn Vũ, Hà Nội.
Đông đủ anh em, bạn Trỗi Khóa 4, Khóa 5 và các Khóa trường Trỗi đã đến chia buồn, phúng viếng và tiễn đưa Cụ Nguyễn Thị Khiếu về nơi an nghỉ cuối cùng.... Cầu chúc Linh Hồn Cụ siêu thoát, thanh thản nơi cõi Vĩnh Hằng....
Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014
Tin buồn
Mẹ bạn Trần Quang Trung, k4-K5,
Bà: Nguyễn Thị Khiếu . Mất ngày 19 tháng 4 năm 2014. Hưởng thọ 91 tuổi, lễ tang cử hành vào hồi 16h30 ngày 21 tháng 4 (dương lịch) tại nhà tang lễ bệnh viện Thanh Nhàn, HN.
Các bạn K5 tập trung vào hồi 17h, ngày 21/04, cùng với K4.
ACE K5 xin chia buồn cùng bạn Trần Quang Trung và gia đình!
Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014
Thầy Trò trường Trỗi gặp mặt, giao lưu cùng chị Lư Mỹ Niệm, Tần Hiểu Khiết tại Hà Nội
Buổi tối hôm nay, ngày 19/04/2014, BLL Trường cùng Thầy Thăng, đại diện Thầy Cô giáo, và đại diện các Khóa đã có buổi gặp mặt, giao lưu cùng chị Lư Mỹ Niệm, Tần Hiểu Khiết hiện đang có chuyến công tác và làm việc tại Hà Nội. Tuy cùng trường ĐHSP Quảng Tây, nhưng tính chất công việc, thời gian làm việc, lịch trình công tác... của chị Niệm và Khiết tại Hà Nội, VN là hoàn toàn khác nhau. Nhưng cả hai đều có điểm chung là luôn luôn gắn bó, kết nối, luôn mong muốn được gặp mặt, giao lưu, dành những tình cảm thân thiết cùng Thầy Trò trường Trỗi như những người thân trong nhà....
Chúc chị Niệm chân cứng, đá mềm, luôn là con thoi kết nối tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, hoàn thành công việc sưu tập, biên dịch, biên soạn các bài viết của các Thầy Cô giáo, học sinh các Trường Trỗi, Trường Bé... về những câu chuyện, những kỷ niệm.... trong thời gian sinh sống và học tập ở Quế Lâm để in thành sách do Trường ĐHSP Quảng Tây chủ trì.
Phong tục Tây bắc- Những ghi chép trên net
I. Tục “coong trình” của người Dao Đỏ ở Sa Pa
Ở Sa Pa, người Dao Đỏ có dân số đứng thứ hai sau người H’Mông (Hơ Mông, hay còn gọi là người Mông). Họ cũng có nguồn gốc từ Vân Nam, Trung Quốc, và là một bộ phận nhỏ của tộc người Dao di cư vào Việt Nam từ thế kỷ XIII đến những năm 1940 của thế kỷ trước. Họ sống tập trung đông nhất ở các xã Tả Phìn, Nậm Cang, Thanh Kim, Suối Thầu, Trung Chải…
Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014
Nhớ bạn
Thơ LuuLinh
(Để tưởng nhớ Liệt sỹ Nguyễn Văn Ngọc (Ngọc “tốt” k4- k5)
Nhắc trận địa thành Vinh
Tôi bùi ngùi hoài tưởng
Ôi, chiến trường khốc liệt
Sau một ngày hủy diệt
Cả trận pháo hy sinh
Bạn tôi trong số đó
Đời lính còn rất trẻ
Tuổi mới quá trăng tròn
Chưa biết mùi cuộc sống
Chưa hiểu mối tình đầu
Thật buồn cho dĩ vãng
Thật sầu cho số phận
Ký ức buông quá khứ
Tôi chợt hồi nhớ lại
Liệt sĩ Nguyễn văn Ngọc
Bạn của tôi thuở nhỏ
Tên thân quen Ngọc “tốt”
Học khóa năm trường Trỗi
(Để tưởng nhớ Liệt sỹ Nguyễn Văn Ngọc (Ngọc “tốt” k4- k5)
Nhắc trận địa thành Vinh
Tôi bùi ngùi hoài tưởng
Ôi, chiến trường khốc liệt
Sau một ngày hủy diệt
Cả trận pháo hy sinh
Bạn tôi trong số đó
Đời lính còn rất trẻ
Tuổi mới quá trăng tròn
Chưa biết mùi cuộc sống
Chưa hiểu mối tình đầu
Thật buồn cho dĩ vãng
Thật sầu cho số phận
Ký ức buông quá khứ
Tôi chợt hồi nhớ lại
Liệt sĩ Nguyễn văn Ngọc
Bạn của tôi thuở nhỏ
Tên thân quen Ngọc “tốt”
Học khóa năm trường Trỗi
Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014
Hà nội- một góc nhìn khác
Bạn đã quá quen thuộc với Hà nội? nhưng có một góc nhìn khác cho thấy một hình ảnh thủ đô khác bình thường, chúng ta cùng xem một số hình ảnh chụp từ trên cao những địa danh quen thuộc, ảnh từ nguồn: Zing
Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014
Đạp xe gây tổn thương thận
Thiến? trước khi đạp xe? Đó là câu hỏi đặt ra khi đọc bài viết từ một nghiên cứu nghiêm túc của Đai học California (Hoa kì) dưới đây:
Hàng năm, trung bình khoảng 4.000 người đi xe đạp liên quan đến những tổn thương ở thận và bộ phận sinh dục.
Hàng năm, trung bình khoảng 4.000 người đi xe đạp liên quan đến những tổn thương ở thận và bộ phận sinh dục.
Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014
Chết là ....Chưa hết !
Anh Trần Văn Lưu k4, chuyển tôi đăng đàn.
Sự chết là chuyển hóa, không phải chết là hết
Trần Lưu
Con người chúng ta gồm hai phần:
phần xác và phần hồn. Xác là vật chất, hồn là phi vật chất. Xuyên suốt cuộc đời
là ba quá trình: ăn uống, nghỉ ngơi và vận động. Kiểm điểm nghiêm túc lại bản
thân thì sẽ thấy rằng mỗi chúng ta đều có rất nhiều sai sót, vì thế phải trả
giá cho những lỗi lầm của mình.Theo định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng: “Năng lượng không tự nhiên sinh ra mà cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác mà thôi”. Sau khi chết, phần xác của chúng ta bị phân huỷ thành chất mới. Còn phần hồn thì sẽ tiếp tục hoạt động hoặc chuyển hoá thành dạng năng lượng khác (đúng như định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng).
Bất kỳ ai hoàn toàn không biết được kiếp trước và kiếp sau của mình là gì, nhưng chắc chắn một điều: linh hồn hoặc biến thể của nó là tồn tại mãi mãi, nó chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác chứ không thể tự nhiên biến mất được. Bởi thế, chắc chắn rằng chết không phải là hết mà chết là thời điểm mà con người chuyển hóa từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác mà thôi.
Thuyết NHÂN QUẢ thường gặp trong quan hệ cuộc sống trần gian, “Gieo nhân nào gặp quả nấy” là điều chắc chắn, “ở hiền gặp lành”, “gieo gió thì gặp bão”. Vì theo định luật III Newton: “Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều”. Ta sống với người khác thế nào thì người đó sẽ sống lại với ta y hệt như vậy.
Đời mà, khổ trước thì sướng sau, mà sướng trước thì khổ sau, vậy thôi. “Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh” (Nguyễn Du). Trong quá khứ, có những việc mà khi ta sung sức và hoàn cảnh thuận lợi thì ta đã làm được và bây giờ có cho ta làm lại thì chưa chắc ta đã làm được. Những trận đấu gay cấn nhất của cuộc đời sẽ diễn ra vào những lúc tâm hồn ta có nhiều sóng gió. Đời tư của bất kỳ ai cũng có nhiều biến động hết. Sướng nhất là khi lương tâm cảm thấy nhẹ nhàng, ta không mắc nợ ai mà cũng chẳng ai mắc nợ ta.
Vậy CHẾT CHƯA PHẢI LÀ HẾT, nếu một ai đó tới số phải ra đi, thân xác của họ sẽ chuyển hóa thành dạng vật thể khác, còn vong hồn sẽ trường tồn mãi mãi trong thế giơi hư vô, ở thiên đường hoặc ở quanh quẩn xung quanh chúng ta nhưng vong hồn không phải vật chất vì vậy vong không có sức mạnh.
Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014
VỤ MÁY BAY MH370 CỦA MALAYSIA VÀ MỘT SỐ NHẬN XÉT.
Quốc Việt K5 (NC, ST)
Kính gửi anh chị em bantroi.
Kính gửi anh chị em bantroi.
Vào dịp Cá tháng Tư, anh chị em tranh luận và trao đổi đầy thú vị.
Mình còn nợ bài viết về Napoleon đệ nhất, nhưng tình hình thời sự hay hơn khảo cổ.
Hôm nay mình muốn trao đổi với anh chị em một góc nhìn về vụ máy bay MH370 của
Malaysia mất tích đầy bí ẩn.
Vụ máy bay hành khách của Mã Lai mất tích rất khó hiểu, tự nhiên báo chí và phương tiện truyền thông tuyên truyền ầm ĩ một tháng, đầu tiên từ TQ, sau đó đến Anh, Úc, Mỹ....rồi cả thế giới đến nay chỉ nhìn thấy con số không to tướng.
Mình nghiêng về giả thuyết máy bay đó bị TQ bắn rơi trong vùng không phận quốc tế vì các lý do:
1) TQ đang đưa quân đội đi giành Hải phận và Không phận Quốc tế vùng biển phía Đông và Đông Nam Á. TQ cũng đang vũ chiếm vùng đảo ngầm của Malaysia. Như vậy TQ bất chấp luật pháp Quốc tế.
2) TQ liên tục tập trận Hải quân
bắn đạn thật để đe doạ các nước trong khu vực.
3) Việc TQ tập trận bắn tên lửa phòng không vào đêm ngày 7/3 gần bờ biển Malaysia thực sự nguy hiểm, khả năng kĩ thuật quân sự của nước này không thể phân biệt được máy bay Boing 747 và Boing 52 (B52). Một quả tên lửa phòng không tầm nhiệt thì máy bay hành khách không thể tránh và chống được vì đâu có trang bị rada tìm tên lửa.
4) TQ đưa tin đầu tiên về việc máy bay quay đầu.
5) TQ cũng là nước đầu tiên công bố người Tân Cương mang hộ chiếu giả bay cùng.
Nhiều người thắc mắc tại sao vệ tinh do thám của Mỹ không phát hiện được vụ bắn tên lửa? Thực tế hiển nhiên là cái máy bay to hơn quả tên lửa cả vạn lần mà hệ thống vệ tinh, rada của mấy chục quốc gia đều không phát hiện ra sau cả tháng.
Tại sao họ lại bắn người TQ? Người nào cũng thế thôi, có điều quân đội TQ không biết máy bay đó chở người TQ. "Gậy ông đập lưng ông" là như thế.
"Gà đẻ, gà cục tác, bác đẻ, bác la làng". Khi làm sai thì anh ta là người gào lên to nhất.
Bài viết sau đây của ông "binh nguyen" ở Mỹ dưới một góc suy luận "tiểu thuyết" thú vị, tuy nhiên, cần được suy nghĩ nghiêm túc với các nước dùng máy bay của Mỹ. (Bài được ông anh họ mình từ Mỹ gửi cho).
"Câu chuyện dưới đây lấy ra từ một bài viết của một độc giả sau khi xem một bản tin của hãng thông tấn Reuters về chuyến bay MH370 của hãng hàng không Mã Lai Á.
Ngay từ lúc đầu khi chuyến bay mất tích một cách huyền bí chúng ta không nghe thấy phía Hoa kỳ bình luận gì nhiều – cũng như về phía Nga – về sự việc nầy. Các quốc gia khác như Trung Cộng, Mã Lai, Thái Lan, Việt Nam đã tham gia vào công cuộc tìm kiếm và họ cung cấp các hình ảnh chụp được từ vệ tinh các tấm hình nghi là của chiếc máy bay đang trôi trên mặt biển. Một vài hình ảnh nầy do công ty Inmarsat , một hãng vệ tinh chuyên về thương mại tại Anh Quốc, cung cấp. Nhưng tuyệt nhiên chúng ta không nghe thấy từ các vệ tinh do thám, gián điệp của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ.
Một điều chắc chắn là Hoa Kỳ sở hữu một hệ thống vệ tinh quốc phòng tinh vi và có kỹ thuật rất cao, rất chính xác, hơn hẳn các vệ tinh chuyên về “làm business”, rẻ tiền. Nó có thể nhận diện ngay các hỏa tiển bắn ra từ đất liền hay từ ngoài khơi ở bất kỳ nơi nào trên thế giới , vượt xa các vệ tinh “thương mại” tư nhân, như hệ thống của Inmarsat , Anh Quốc, tuy đó cũng là một hệ thống tương đối tối tân nhất nhì trong lúc nầy.
Thật là khó mà tưởng tượng một máy bay lớn như chiếc Boeing 777 tự nhiên biến mất trên không trung , hạ cánh đâu đó trên đất liền hay rơi xuống biển mà Mỹ không biết gì hết. Sau vụ xì căng đan do Edward Snowden tạo ra, chúng ta được biết nước Mỹ đã có khả năng siêu việt về kỹ thuật nghe ngóng và nhận ra các tín hiệu về viễn thông trên toàn thế giới.
Qua việc tìm ra thủ phạm của vụ 911 Bin Laden tại Hồi Quốc, chúng ta được biết một điều là các phi cơ trực thăng tối mật của Hoa Kỳ đã bay một cách im lặng, hạ cánh an toàn ngay trên nóc và sau vườn của nhà ông Bin Laden mà không một ai trong đám cận vệ của ông ta nghe được và mảy may hay biết, cho đến khi quá trể. Chuyện nầy còn hấp dẫn và đầy bất ngờ, còn hơn cả các cảnh trong các phim ”action” do Hollywood làm ra.
Cho đến khi chúng ta tìm ra chuyến bay MH 370 và biết đích xác những gì đã xảy ra cho nó, thì thiên hạ đặt ra nhiều giả thuyết và tưởng tượng ra các âm mưu do ai đó gây ra.
Và rồi đây là câu chuyện:
Chuyến bay Malaysian Airlines MH370
Tên mật mã: Operation Sky Fall – Xin tạm dịch là “Chiến Dịch Rơi Từ Không Trung”
Trong quá trình rút quân từ A-Phú-Hãn của quân đội Hoa Kỳ, một hệ thống chỉ huy và kiểm soát dùng trong việc điều khiển các máy bay nhỏ không người lái (drones) của họ trong lúc di chuyển từ căn cứ trên đồi xuống đã bị quân dân Taliban tấn công rồi tịch thu. Quân Taliban đã phục kích và giết chết đoàn công voa , gồm cả hai người lính tinh nhuệ trong nhóm “người nhái”, lấy toàn bộ hệ thống điều khiển trên, nặng 20 tấn , rồi họ chia ra bỏ vào 6 cái thùng nhỏ, trốn đi.
Chuyện nầy xảy ra vào khoảng Tháng Hai, 2014. Phiến quân Taliban muốn rao bán hệ thống nầy cho Nga hay Trung Cộng để lấy tiền vì Taliban đâu có xài nó được vì không có máy bay drones. Thời điểm nầy thì Nga đang bận rộn lo vụ lấy lại Ukraine. Trung Cộng thì rất cần kỹ thuật tối tân nầy của Mỹ. Họ muốn mua nó về mở toanh ra nghiên cứu, học hỏi, xem trong đó nó có kỹ năng nào rồi tìm cách vô hiệu hóa các máy bay drones của Mỹ. Đây là cơ hội ngàn năm một thuở cho Hoa Lục!
Thế là Trung Quốc gởi tám chuyên viên quốc phòng thượng thặng của họ qua xem và đồng ý mua nó với giá hàng triệu đô la. Vào khoảng đầu tháng Ba, tám khoa học gia của Trung Cộng và sáu “thùng đồ” trên di chuyển đến được Mã Lai, vì họ cho rằng đây là con đường duy nhất mà họ tránh được sự khám phá của bất kỳ ai. Nguyên cả một “lô hàng quý” được đem dấu vào tòa đại sứ TQ tại Mã Lai, vì được sự bảo vệ của quy chế ngoại giao đoàn.
Trong khi đó cơ quan phản gián của Mỹ, với sự trợ giúp của gián điệp Do Thái đã quyết định theo dõi vụ việc nầy và cố lấy lại vật đã bị đánh cắp. Về phía Trung Cộng thì họ cho là cách tốt nhất là chuyển lô hàng quý nầy về cố quốc bằng đường hàng không dân sự để không ai biết và đoán ra. Lại thêm cái lợi nữa là từ Mã Lai đi Bắc Kinh chỉ cần có 4 giờ 30 phút và phía Mỹ sẽ không bao giờ “bao vây” và “đánh cắp” một máy bay dân sự, vì làm như vậy dư luận Mỹ và thế giới tự do sẽ lên án gắt gao. Do đó chọn chuyến bay MH370 là hợp lý và “an toàn” nhất!
Ngay từ đầu gián điệp Mỹ đã gài trên chuyến bay MH370 năm người gồm cả điệp viên Do Thái. Những người nầy là chuyên viên rất rành rẽ về máy bay Boeing, đặc biệt là Boeing 777. Hai người Ba Tư mà lâu nay chúng ta nghe nói là họ dùng thông hành giả, cũng là hai tòng sự, cộng tác viên do Mỹ chế ra!
Hôm sáng sớm Thứ Bảy, ngày 8 Tháng 3, khi chuyến bay MH370 sắp ra khỏi không phận Mã Lai và đang trên đường tới không phận Việt Nam, thì trên không trung gần đó một máy bay quân sự tối tân của Mỹ thuộc hệ thống AWACS (Airborne Warning And Control System) đã nhanh chóng làm hỏng hệ thống báo hiệu, hệ thống lái tự động và sau đó họ dùng “remote control” để điều khiển chiếc máy bay MH370. Đó là lúc chúng ta nghe nói là chiếc máy bay MH370 có lúc đã bị mất cao độ một cách tạm thời.
Cũng nên nhớ là sau vụ khủng bố 911, các máy bay Boeing và Airbus đã được đặt cài hệ thống “remote control” điều khiển bởi máy bay AWACS để chống lại không tặc như đã xảy ra cho nước Mỹ. Và kể từ đó các máy bay Boeing chuyên chở hành khách có thể được điều khiển bởi cơ quan quản trị hàng không FAA/ATC từ các trạm kiểm soát ở dưới đất, khi cần. Hệ thống “remote control” nầy cũng đã được dùng để điều khiển máy bay không người lái, hay các drones ,một cách thành công trong việc tiêu diệt khủng bố quân trên khắp thế giới.
Sau đó 5 người điệp viên Mỹ / Do Thái hoàn toàn kiểm soát chiếc máy bay, tắt hệ thống báo hiệu (transponder) và các thông tin viễn thông trên máy bay. Rồi họ cho máy bay chuyển hướng bay ngược về hướng Tây, thay vì qua không phận Việt Nam. Dĩ nhiên là họ biết là không nên bay qua hướng Đông , qua ngả Phi Luật Tân, hay đảo Guam vì cả vùng biển nầy có đầy rẫy các hệ thống phòng không Trung Cộng và radar cùng vệ tinh của họ theo dõi.
Hệ thống radar quân sự của Mã Lai, Thái Lan và Ấn Độ dĩ nhiên có nhận ra một “máy bay lạ” trong không phận của họ, nhưng tất cả đều “không có phản ứng gì”!. Sau đó chiếc máy bay MH370 bay qua Bắc Sumatra, Anabas, phía Nam của Ấn Độ, rồi hạ cánh xuống đảo Maldivas. Mấy ngày đầu tiên khi máy bay “mất tích”, chúng ta có xem trên TV thấy người ta có phỏng vấn một vài dân trên đảo Maldivas và họ cho biết có nghe thấy một chiếc máy bay rất lớn bay qua làng họ. Nhưng nay thì tin nầy bị cho “chìm xuồng”, không ai nhắc đến nữa!
Sau khi đổ thêm xăng, chiếc máy bay trên lại cất cánh bay đến đảo Garcia Diego, một căn cứ không quân của Hoa Kỳ, nằm ngay giửa Ấn Độ Dương. Sau đó tất cả “lô hàng quý” và ngay cả cái “Black Box” được tháo gở ra khỏi chiếc máy bay. Trong lúc nầy thì tất cả các hành khách khác đã chết từ lâu vì trước đó có lúc chiếc máy bay đã được cho bay đến cao độ là 45,000 ft. Ở cao độ nầy, hành khách ngồi trong phi cơ đã chết hết vì thiếu dưỡng khí là oxygen. Dĩ nhiên nhân viên gián điệp thì đã chuẩn bị trước.
Chiếc máy bay với các hành khách không hồn, sau đó lại được cho bay lên trở lại, qua hệ thống “remote control” , rồi từ từ rơi xuống Nam Ấn Độ Dương, dàn cảnh như thể là nó bay đến lúc không còn một giọt xăng nào. Diễn biến nầy xem ra người ta có thể đổ lỗi cho phi công chính và phi công phụ. Lúc đầu thiên hạ đoán là phi cơ đã rơi tại biển Nam Trung Hoa, trong khi máy bay đã bay về hướng Ấn Độ Dương. Họ còn đưa ra nhiều tuyên bố mâu thuẩn với nhau để làm lạc hướng cả thế giới. Trong việc nầy, Úc Đại Lợi là một người đồng tình.
Trong khi đó, ngay từ đầu Trung Cộng biết là mình đã bị “phổng tay trên” và đã dùng mọi nỗ lực để tìm ra tông tích của chiếc máy bay MH370, với vô số phi cơ, tàu bè, vệ tinh, trước là nhắm vào biển Nam Trung Hoa, sau đó trong vịnh Malacca, rồi sau cùng là Ấn Độ Dương. Điều nầy chứng tỏ cho ta thấy rằng Trung Cộng quan tâm rất đặc biệt đến vụ “mất tích” nầy, không hẳn là họ đau buồn mất đi mấy trăm công dân mà là họ mất đi một “lô hàng” rất cao quý về kỹ thuật, khó tìm đâu ra, với 8 khoa học gia sáng giá, cũng khó mà có người thay thế!"
Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014
Triết lý “Mèo trắng Mèo đen”
Bài của Trần Văn Lưu k4 gửi đăng
Mao Zedong (Mao Trạch Đông1) thành lập nước TQ mới (CHND Trung Hoa) vào năm 1949, và muốn đưa TQ đi theo CNCS để trở thành một cường quốc cộng sản trên thế giới, dựa trên học thuyết Marx-Lenin cộng với triết lý của Mao, lan tỏa ảnh hưởng đến toàn cầu. Thế nhưng, các chính sách «nặng mầu tư tưởng» của Mao đa làm cản trở sự phát triển của TQ. Có thể kể đến một số chiến dịch tai hại do Mao phát động như
- «Cải cách ruộng đất», 1953 (đấu tố «địa chủ», nhiều người làm ăn tử tế bị thiệt mạng)
- «Đại nhảy vọt», 1958-1961 (gây nên thảm họa kinh tế với 20 triệu người bị chết đói)
- «Cách mạng văn hóa», 1966-1971 (hủy hoại tầng lớp trí thức và nền khoa học TQ)
Một việc có lợi cho TQ mà Mao làm được là bình thường hóa quan hệ với đế quốc Mỹ, một «kẻ thù về hệ tư tưởng», vào năm 1972, với chuyến đi thăm TQ lịch sử của Tổng thống Nixon. Nhưng phải đợi đến sau năm 1976, khi Chu Ân Lai (Thủ tướng TQ) và Mao chết, và Deng Xiaoping (Đặng Tiểu Bình, sinh năm 1904)2 lên nắm quyền, TQ mới thực sự thay đổi quĩ đạo, bắt đầu giai đoạn phát triển nhanh, để từ một nước nghèo khó trở thành đại cường quốc tranh dành ngôi bá chủ thế giới với Mỹ vào năm 2010. Đặng Tiểu Bình từng là tướng quân đội và từng làm Phó Thủ tướng dưới thời Mao, nhưng trong thời kỳ cách mạng văn hóa bị Mao buộc tội là «hữu khuynh» và bắt đi lao động cải tạo cho đến năm 1976, và con trai của Đặng Tiểu Bình thì bị thủ tiêu. Khi Mao chết, Hoa Quốc Phong lên thay đã khôi phục lại Đặng Tiểu Bình, và sau đó họ Đặng với uy tín cao đã trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của TQ. Trong các câu triết lý thâm thúy của Đặng Tiểu Bình, nổi tiếng nhất có lẽ là câu: “Mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột.” Từ lúc Đặng Tiểu Bình lên, TQ đã áp dụng triệt để triết lý «mèo trắng mèo đen», rũ bỏ các chính sách nặng màu «hệ tư tưởng» (ideology), và lập nên các chính sách «thực dụng» (pragmatic) nhằm giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm, trong đó đặc biệt là phát triển kinh tế và ổn định xã hội TQ, khiến thế giới phải nể sợ. Một số biểu hiện cụ thể của học thuyết «mèo trắng mèo đen» là: Từ năm 1978, TQ bắt đầu đợt cải cách triệt để về kinh tế3. Chủ nghĩa tư bản hay kinh tế thị trường không bị coi là xấu nữa, cho phép kinh tế tư nhân, miễn sao phát triển được kinh tế. Các hợp tác xã nông nghiệp (mô hình nông nghiệp XHCN) được xóa đi, phân lại đất cho nông dân tư hữu nhằm tăng sản lượng nông nghiệp. Vào năm 2005, khu vực kinh tế tư nhân đã chiếm đến 70% nền kinh tế TQ (tuy nhiên, cần hiểu rằng, các hãng gọi là «tư nhân» ở TQ vẫn có Nhà nước chiếm cổ phần khá lớn, hoặc/và do con cháu các vị lãnh đạo ĐCS làm chủ). Về mặt đối ngoại, TQ chơi với bất cứ chế độ chính trị nào, bất cứ thế lực cầm quyền nào, miễn sao điều này có lợi về kinh tế cho họ. Không còn phân biệt «địch ta» về ý thức hệ nữa. Ví dụ, khi Taliban nắm chính quyền ở Afganistan thì TQ chơi với Taliban, nhưng khi Taliban bị lật đổ và Chính phủ mới lên thay, thì TQ lại chơi ngay với Chính phủ mới, nhằm chiếm giữ quyền khai thác khoáng sản ở đó.
Theo triết lý mèo trắng mèo đen, thì tên gọi tư bản hay cộng sản không quan trọng, miễn sao trở thành giàu có quyền lực. Trên thực tế, ở TQ ngày nay, phần lớn các nhà tư bản của TQ là «tư bản đỏ», tức là từ ĐCS mà ra. Theo một tin của Tân Hoa Xã TQ đưa ra vào tháng 10/2006, trong số 3220 tỷ phú (tiền nhân dân tệ) tại TQ, có đến 2932 «hoàng tử đỏ», tức là con cháu của các lãnh đạo cao cấp của ĐCS TQ, chiếm 91% ! Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ở TQ tăng lên trong mấy chục năm qua, nhưng ngày nay không còn ai nói đến chuyện «đấu tranh giai cấp» nữa. Nguyên lý cơ bản của triết lý “Mèo trắng Mèo đen” là động lực đưa TQ trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ nhì trên thế giới.
Thật vậy, Triết lý “Mèo trắng Mèo
đen” đang trở thành hệ tư tưởng thực dụng điển hình nhất trong nền kinh tế thị trường,
nó đang thịnh hành và đang được áp dụng trên toàn thế giới và đặc biệt là các
nhóm chính trị và đại gia ở Việt Nam đang làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động điều
hành của mình.
BTK5NEW:
Câu chuyện tham khảo : Đặng Tiểu Bình dùng Liêu trai chí dị trị quốc:
Mao Zedong (Mao Trạch Đông1) thành lập nước TQ mới (CHND Trung Hoa) vào năm 1949, và muốn đưa TQ đi theo CNCS để trở thành một cường quốc cộng sản trên thế giới, dựa trên học thuyết Marx-Lenin cộng với triết lý của Mao, lan tỏa ảnh hưởng đến toàn cầu. Thế nhưng, các chính sách «nặng mầu tư tưởng» của Mao đa làm cản trở sự phát triển của TQ. Có thể kể đến một số chiến dịch tai hại do Mao phát động như
- «Cải cách ruộng đất», 1953 (đấu tố «địa chủ», nhiều người làm ăn tử tế bị thiệt mạng)
- «Đại nhảy vọt», 1958-1961 (gây nên thảm họa kinh tế với 20 triệu người bị chết đói)
- «Cách mạng văn hóa», 1966-1971 (hủy hoại tầng lớp trí thức và nền khoa học TQ)
Một việc có lợi cho TQ mà Mao làm được là bình thường hóa quan hệ với đế quốc Mỹ, một «kẻ thù về hệ tư tưởng», vào năm 1972, với chuyến đi thăm TQ lịch sử của Tổng thống Nixon. Nhưng phải đợi đến sau năm 1976, khi Chu Ân Lai (Thủ tướng TQ) và Mao chết, và Deng Xiaoping (Đặng Tiểu Bình, sinh năm 1904)2 lên nắm quyền, TQ mới thực sự thay đổi quĩ đạo, bắt đầu giai đoạn phát triển nhanh, để từ một nước nghèo khó trở thành đại cường quốc tranh dành ngôi bá chủ thế giới với Mỹ vào năm 2010. Đặng Tiểu Bình từng là tướng quân đội và từng làm Phó Thủ tướng dưới thời Mao, nhưng trong thời kỳ cách mạng văn hóa bị Mao buộc tội là «hữu khuynh» và bắt đi lao động cải tạo cho đến năm 1976, và con trai của Đặng Tiểu Bình thì bị thủ tiêu. Khi Mao chết, Hoa Quốc Phong lên thay đã khôi phục lại Đặng Tiểu Bình, và sau đó họ Đặng với uy tín cao đã trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của TQ. Trong các câu triết lý thâm thúy của Đặng Tiểu Bình, nổi tiếng nhất có lẽ là câu: “Mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột.” Từ lúc Đặng Tiểu Bình lên, TQ đã áp dụng triệt để triết lý «mèo trắng mèo đen», rũ bỏ các chính sách nặng màu «hệ tư tưởng» (ideology), và lập nên các chính sách «thực dụng» (pragmatic) nhằm giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm, trong đó đặc biệt là phát triển kinh tế và ổn định xã hội TQ, khiến thế giới phải nể sợ. Một số biểu hiện cụ thể của học thuyết «mèo trắng mèo đen» là: Từ năm 1978, TQ bắt đầu đợt cải cách triệt để về kinh tế3. Chủ nghĩa tư bản hay kinh tế thị trường không bị coi là xấu nữa, cho phép kinh tế tư nhân, miễn sao phát triển được kinh tế. Các hợp tác xã nông nghiệp (mô hình nông nghiệp XHCN) được xóa đi, phân lại đất cho nông dân tư hữu nhằm tăng sản lượng nông nghiệp. Vào năm 2005, khu vực kinh tế tư nhân đã chiếm đến 70% nền kinh tế TQ (tuy nhiên, cần hiểu rằng, các hãng gọi là «tư nhân» ở TQ vẫn có Nhà nước chiếm cổ phần khá lớn, hoặc/và do con cháu các vị lãnh đạo ĐCS làm chủ). Về mặt đối ngoại, TQ chơi với bất cứ chế độ chính trị nào, bất cứ thế lực cầm quyền nào, miễn sao điều này có lợi về kinh tế cho họ. Không còn phân biệt «địch ta» về ý thức hệ nữa. Ví dụ, khi Taliban nắm chính quyền ở Afganistan thì TQ chơi với Taliban, nhưng khi Taliban bị lật đổ và Chính phủ mới lên thay, thì TQ lại chơi ngay với Chính phủ mới, nhằm chiếm giữ quyền khai thác khoáng sản ở đó.
Theo triết lý mèo trắng mèo đen, thì tên gọi tư bản hay cộng sản không quan trọng, miễn sao trở thành giàu có quyền lực. Trên thực tế, ở TQ ngày nay, phần lớn các nhà tư bản của TQ là «tư bản đỏ», tức là từ ĐCS mà ra. Theo một tin của Tân Hoa Xã TQ đưa ra vào tháng 10/2006, trong số 3220 tỷ phú (tiền nhân dân tệ) tại TQ, có đến 2932 «hoàng tử đỏ», tức là con cháu của các lãnh đạo cao cấp của ĐCS TQ, chiếm 91% ! Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ở TQ tăng lên trong mấy chục năm qua, nhưng ngày nay không còn ai nói đến chuyện «đấu tranh giai cấp» nữa. Nguyên lý cơ bản của triết lý “Mèo trắng Mèo đen” là động lực đưa TQ trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ nhì trên thế giới.
BTK5NEW:
Câu chuyện tham khảo : Đặng Tiểu Bình dùng Liêu trai chí dị trị quốc:
".... Mặc dù thuyết “con mèo” rất nổi tiếng và gắn với tên tuổi Đặng Tiểu Bình, nhưng trên thực tế, nhà lãnh đạo này lại không phải là người đầu tiên đưa ra khái niệm. Trong bộ tiểu thuyết Liêu trai chí dị, quyển 3, cuối thiên Khu quái (Trừ tà) có câu: “Dị sử thị viết: hoàng li hắc li, đắc thử giả hùng.”, dịch sang tiếng Trung hiện đại nghĩa là” “Bất kể mèo vàng mèo đen, chỉ cần bắt được chuột thì đều là mèo tốt.”
Xem bài tham khảo:(Bấm xem)
"Thuyết con mèo" của Đặng Tiểu Bình là... hàng đi mượn
Xem bài tham khảo:(Bấm xem)
Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014
Chung sống hòa bình giả tưởng.
Cuộc gặp gỡ chết người giữa con Sư tử "hòa bình" rất hiền lành và bầy khỉ láng giềng diễn ra tại công viên hoang dã ở phía bắc Botswana.
Đàn khỉ đầu chó leo vội lên cây từ bụi rậm khi bị những con sư tử rình rập. |
Tuy nhiên, ba con khỉ đầu chó đột nhiên cố gắng tìm cách bỏ chạy. Kết cục là một con khỉ đầu chó mẹ đang ôm con nhỏ đã rơi vào miệng sư tử. |
Con khỉ đầu chó con chưa đầy tháng tuổi thoát chết đã rời vòng tay mẹ lao tới gốc cây tìm nơi trú ẩn an toàn. Nhưng nó không vội vẽ leo lên cao trú ẩn mà dừng lại thét vào mặt con sư tử đang ngồi phía dưới. |
Con khỉ đầu chó con thét lên giận dữ với con sư tử đáp lại nó bằng những tiếng gầm. Cảnh tượng trông thật điên rồ, hết sự chung sống hòa bình với con Sư hòa bình. |
Con sư tử dường như không muốn tóm gọn ngay con vật bé nhỏ mà muốn chơi trò "mèo vờn chuột" một lát. |
Tuy nhiên, Hai con sư tử cái sau đó bị phân tâm bởi một con sư tử đực. |
Không bỏ lỡ thời cơ, con khỉ đầu chó bố nhanh chóng giải cứu con khỏi nanh vuốt sư tử. |
Khỉ đầu chó con sau đó đã an toàn trong vòng tay của bố. Vậy là trong sự sống đáng ghét đó, cũng có lúc xuất hiện điều kiện thuận lợi cho bọn khỉ nhỏ bé trỗi dậy giành chiến thắng, sống bên cạnh con Sư hòa bình dễ chịu thì phải chịu đựng thôi, nhưng chớ bi quan, hãy chờ thời! |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)