Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

Chết là ....Chưa hết !

Anh Trần Văn Lưu k4, chuyển tôi đăng đàn.
Sự chết là chuyển hóa, không phải chết là hết 
Trần Lưu
Con người chúng ta gồm hai phần: phần xác và phần hồn. Xác là vật chất, hồn là phi vật chất. Xuyên suốt cuộc đời là ba quá trình: ăn uống, nghỉ ngơi và vận động. Kiểm điểm nghiêm túc lại bản thân thì sẽ thấy rằng mỗi chúng ta đều có rất nhiều sai sót, vì thế phải trả giá cho những lỗi lầm của mình.
Theo định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng: “Năng lượng không tự nhiên sinh ra mà cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác mà thôi”. Sau khi chết, phần xác của chúng ta bị phân huỷ thành chất mới. Còn phần hồn thì sẽ tiếp tục hoạt động hoặc chuyển hoá thành dạng năng lượng khác (đúng như định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng).
Bất kỳ ai hoàn toàn không biết được kiếp trước và kiếp sau của mình là gì, nhưng chắc chắn một điều: linh hồn hoặc biến thể của nó là tồn tại mãi mãi, nó chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác chứ không thể tự nhiên biến mất được. Bởi thế, chắc chắn rằng chết không phải là hết mà chết là thời điểm mà con người chuyển hóa từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác mà thôi.
Thuyết NHÂN QUẢ thường gặp trong quan hệ cuộc sống trần gian, “Gieo nhân nào gặp quả nấy” là điều chắc chắn, “ở hiền gặp lành”, “gieo gió thì gặp bão”. Vì theo định luật III Newton: “Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều”. Ta sống với người khác thế nào thì người đó sẽ sống lại với ta y hệt như vậy.
Đời mà, khổ trước thì sướng sau, mà sướng trước thì khổ sau, vậy thôi. “Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh” (Nguyễn Du). Trong quá khứ, có những việc mà khi ta sung sức và hoàn cảnh thuận lợi thì ta đã làm được và bây giờ có cho ta làm lại thì chưa chắc ta đã làm được. Những trận đấu gay cấn nhất của cuộc đời sẽ diễn ra vào những lúc tâm hồn ta có nhiều sóng gió. Đời tư của bất kỳ ai cũng có nhiều biến động hết. Sướng nhất là khi lương tâm cảm thấy nhẹ nhàng, ta không mắc nợ ai mà cũng chẳng ai mắc nợ ta.
Vậy CHẾT CHƯA PHẢI LÀ HẾT, nếu một ai đó tới số phải ra đi, thân xác của họ sẽ chuyển hóa thành dạng vật thể khác, còn vong hồn sẽ trường tồn mãi mãi trong thế giơi hư vô, ở thiên đường hoặc ở quanh quẩn xung quanh chúng ta nhưng vong hồn không phải vật chất vì vậy vong không có sức mạnh.

8 nhận xét:

  1. Mới hôm nào anh là nhà Thơ, thơ anh thấm đượm tình bạn bè đồng chí.
    Thoắt cái anh Triết lý với sự đời, mà lời văn thì như Chân lý, bố ai mà còn cãi lại được nữa.

    Trả lờiXóa
  2. Theo Thuyết " Sự chết là chuyển hóa ". Mong cho các bạn trỗi CHẾT CHƯA PHẢI LÀ HẾT và vẫn luôn đồng hành cùng chúng ta

    Trả lờiXóa
  3. "Cuộc đời chỉ sống có một lần", vì vậy tất cả mọi tôn giáo trên thế giới xuất hiện vì cái mà không ai tránh khỏi được. Tất cả mọi tôn giáo đều khuyên con người sống lương thiện, làm điều tốt lành.
    Nhưng cũng để làm điều tốt lành và điều mà không ai tránh được, đạo Phật cũng từng nói "sát miêu cứu vạn thử", người Nhật cũng đã từng "tử vì đạo" hay dịch nguyên văn trong tiếng Anh là "gió thần thánh", đạo Hồi thì các cảm tử quân sẽ thành thánh và lên trời có "50 trinh nữ phục vụ".vv.
    Đó chính là 2 mặt khác nhau của tôn giáo, cách hành xử thường ngày trong cách truyền đạo của từng tôn giáo sẽ quyết định sự lan truyền của tôn giáo đó, như hiện nay đạo Cao Đài không quá được phạm vi Tây Ninh.
    Tín ngưỡng của ai như thế nào đó là quyền riêng của người đó.

    Trả lờiXóa
  4. Thế giới tâm linh bí ẩn, sự chết của con người cũng bí ẩn, nó đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu khoa học siêu đẵng rất ít người hiểu được. Trên thế giới 2/5 dân số không tin, 3/5 dân số rất tin sự "luôn hồi kíếp người" và thuyêt tâm linh về "sự chết là chuyển hóa - chết chưa phải là hết", tuy nhiên cách tin và hiểu khác nhau, thiên chúa giáo khác, phật giáo khác, đạo hồi khác,.....vậy những NGƯỜI CỘNG SẢN hay CHỦ NGHĨA DUY VẬT hay NGƯỜI VÔ ĐẠO hiểu thế nào ???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong một xã hội dân sự, tất cả mọi người đều bình đẳng như nhau, nên tất cả các đảng phái chính trị kể cả Cộng Sản và tôn giáo kể cả không tôn giáo, tha hồ tuyên truyền và vận động người tham gia đảng phái và tôn giáo của mình.

      Xóa
    2. Hình như CB k5 đang bị lạc nội dung nên Còm nghe HƠI LẠ không nhập chủ đề TÂM LINH

      Xóa
    3. Vì tâm linh chính là NIỀM TIN, có thể nói 100% con người trên trái đất đều có niềm tin, nhưng khác nhau ở chỗ tin vào điều gì?, như đạo Hindu tin vào thần thánh ở trên trời có sức mạnh vô biên, nhưng là vô hình vô dạng, còn đạo Phật tin vào sức mạnh vô biên của Phật Thích Ca Mầu Ni. Người chinese tin vào Phong Thủy, sự khác nhau của con số 4 và số 8, nếu ai đó thấy cái xe hay cái tầu nào của chinese có số 168 mà đổi nó thành 164 thì chắc có đánh nhau ngay. Tương tự những niềm tin khác nhau của các tôn giáo khác nhau.
      Vì vậy ở những nước phát triển, trên đường phố sẽ có hàng trăm người truyền đạo khác nhau để lôi kéo người khác vào đạo của mình.
      Những nước này mọi người thường tránh tranh luận về tôn giáo vì ai cũng có niềm tin riêng của mình.

      Xóa
  5. Lạ thật, anh bạn nặc danh và anh bạn Ng.HN đều không hiểu gì bài viết của anh Lưu.
    Khi có người cha và các bạn mình là những anh hùng như anh Lưu, thì cái chết không phải là hết. Đúng thế, nhưng nhận xét của bạn, hình như bạn chẳng biết gì về anh Lưu và chúng tôi, những người lính sống với nhau từ bé.
    Bạn Ng.HN và nặc danh hãy thử định nghĩa về Tâm Linh đi. Có loại người thường cãi rất hăng khi chẳng hiểu gì, chẳng biết gì. Các bạn chắc chắn sẽ nhắc lại câu này của tôi khi định nghĩa Tâm Linh.

    Không bao giờ dám xưng danh, chỉ sống nhờ bóng đêm, lăm lăm con dao để đâm vào lưng người khác, theo định nghĩa, bạn Ng.HN và nặc danh ạ, đó là KẺ VÔ ĐẠO.
    Nếu tự coi mình là kẻ đàng hoàng theo đúng nghĩa, bạn có thể nhờ anh TK5 và anh QT đăng bài nói rõ về mình.




    Trả lờiXóa

Đọc kỹ trước khi comment
Bạn Trỗi là những người chính trực, vì vậy bạn cần dùng chính danh để viết nhận xét. Bạn có thể click vào tiêu đề bài viết để xem toàn bài, ô cửa sổ cuối bài là nơi để bạn viết nhận xét của mình. nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa.
Các bạn có thể chèn Ảnh hoặc video clip trực tiếp vào Phần nhận xét bằng cách copy URL ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment