Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

NHẤT CHI MAI - áng thơ đẹp và Triết học của người Việt

Trần Quốc Việt K5
 Nhận được bài Khánh Vân phê bình, mình nhận khuyết điểm và gửi anh em bạn Trỗi bài viết của mình về bài thơ được viết và gửi nhiều nơi. Mình tra cứu từng từ chữ Hán vì được viết cách đây gần 1000 năm, viết bài này trong 1 năm: 

NHẤT CHI MAI



"Xuân khứ bách Hoa lạc 
Xuân đáo bách Hoa khai 
Sự trục nhãn tiền quá 
Lão tòng đầu thượng lai 
Mạc vị Xuân tàn Hoa lạc tận 
Đình tiền tạc dạ - Nhất Chi Mai"


Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

Tại sao? Hồ Chí Minh. - Các góc khuất của Lịch sử cần sáng tỏ.

 Quốc Việt K5 

Chào các anh chị em và các BanTroi thân mến! 

Nhận được tin nhắn của anh Lảnh, mừng run người, các bậc trưởng lão đều động viên. 
Mình còn nhớ hôm đến nhà, anh Lảnh cho xem tấm ảnh Chi đoàn cũ, mình nhận được mặt từng người, trừ một thằng đầu húi cua, mặt tròn tròn. –“Em chịu, trong quen quen nhưng không nhớ ra ai”.

Hoa Phượng - Mùa Hè

Nhân CB muốn xem ảnh Hoa Phượng (chắc là bạn muốn nhớ về tuổi thơ học trò gắn với màu Hoa Phượng đỏ, báo hiệu mùa Hè đã đến làm náo nức lòng con trẻ, được nghỉ Hè, tha hồ vui chơi, tung tẩy... sau một năm cố gắng học tập vất vả...), tôi có sẵn vài tấm ảnh Hoa Phượng của năm trước chụp bằng điện thoại di động,  CB xem tạm. Ít hôm nữa CB sẽ xem Hoa Phượng đỏ, Hoa Bằng Lăng tím hồ Hoàn Kiếm, vì bây giờ Hoa mới chớm nở, chưa nở rộ.


Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

Nhạc sỹ Văn Cao

Anh em bantroik5 thân! Các anh chị em Bạn Trỗi mến!

Cảm ơn các bạn động viên. Thật là cảm động. Mình cứ cố mường tượng Cao Bắc giờ như thế nào? Cao Bắc rất giỏi tiếng Trung, trắng trẻo, cao lớn, mạnh mẽ, thẳng tính và khiêm tốn.

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Hoa Lộc Vừng hồ Hoàn Kiếm Hà Nội - 2013


Cách đây khoảng hai tháng, lúc sáng sớm đi tập thể dục quanh hồ Hoàn Kiếm, tôi thấy cây Lộc Vừng cổ thụ phía phố Đinh Tiên Hoàng, đối diện cuối phố Trần Nguyên Hãn, Hoa nở rộ đỏ thắm rất đẹp.Vội chụp vài bức ảnh dự định để anh em ở xa Hà Nội nhìn thấy, chắc trong lòng cũng nao nao nhớ về hồ Gươm, nhớ về cây Lộc Vừng hồ Hoàn Kiếm Hà Nội. Mà chẳng cứ các anh em ở xa Hà Nội, ngay cả các anh em ở Hà Nội cũng nhiều người ít có dịp nhìn thấy cây Lộc Vừng này nở Hoa.
Những dải Hoa sắc đỏ rực, hương thơm dìu dịu, lung linh trước gió, như những tấm mành mong manh rủ xuống ven hồ. Khi màn đêm buông xuống là Hoa đua nhau nở, để đến sáng ra rụng đỏ trên đường, quanh gốc cây và cả một tấm thảm màu đỏ bập bềnh, rung rinh phủ trên mặt nước ven hồ.


Những "bịa đặt chết người" trong "Tam quốc diễn nghĩa"

TRẦN QUỐC VIỆT K5 (ST)

   Xin gửi tới các bạn bài khảo cứu của dịch giả Trần Đình Hiền về những bịa đặt trong Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung
Bài này dài cho nên mình sẽ có một bài khảo cứu riêng gửi các bạn cùng đọc

Thư ra mắt của TRẦN QUỐC VIỆT nhân dịp tham gia Blog bantroik5new.

Chào các bạn Trỗi khóa 5

 Vinh 'Sái' lệnh cho mình phải có bài viết trình làng. Quân lệnh như sơn. Họ Sái này gốc Trung Quốc, thời Chiến tranh Nha Phiến của Lâm Tắc Từ đây, làm quan nghiêm lắm.
Hồi còn đi học, mình không được anh em đặt biệt danh mà chỉ được gọi là Quốc Việt, có lẽ mình nhỏ bé nhất trong khoá, đi đều bao giờ cũng là tốp cuối, hành quân bao giờ cũng được Hưng Bò đuổi và Cao Bắc mang hộ ba lô. Đặc điểm dễ nhận là mình cận thị, đeo kính dày cộp. 
Xưa nay mình luôn kính cẩn khi ngước nhìn các bậc đàn anh được mang biệt danh như Lảnh Tu Ki, Hưng Bò đuổi, Tuân Rô, Cao Pây, Công Tơ le... thậm chí còi như Bình Gân, Cần Gù, Kiệt Lợn, Lâm Tắc li. Mà lạ thật, đọc biệt danh là nhận ra con người như Hoà Bựa, Hồng Toạc, 3 Loe... Khi nhận được thiếp mời cưới con của Nguyễn Phúc Cần ... cẩu (cần cẩu để xây dựng chứ đừng hiểu nhầm), luận mãi mới ra ông bạn. 
Các thày giáo của trường Trỗi đã truyền cho mình bầu nhiệt huyết; mình nhớ như in Thày Mai Xuân Thưởng, thày Toàn khi giảng Văn,
Thưa thày Mai Xuân Thưởng, em vẫn ghi nhớ lời thày dặn, tìm lại bài văn của em năm lớp 10 khi thày cho em 5+; bài văn ấy em không tìm được, nhưng em vẫn viết và cố viết như thày đã dặn, Thày đã truyền cho em ngọn lửa không bao giờ tắt của tình yêu với Văn, với tiếng Việt và của lòng bao dung.
Thày Bắc dạy Sử giảng về Naponeon: Sức mạnh của khối quân áp đảo ở mũi chủ công. Thày Ứng dạy Toán nói về đạn đạo: "Ai giỏi toán sẽ chiến thắng", thày Ba dơ (em thành thật xin lỗi vì quên mất tên thật của thày) dạy Hoá, cùng cả lớp điều chế dầu chuối ... và nhiều thày, cô giáo khác; Sau này, đứng trước hàng quân, em vẫn nhớ và biết ơn các thày.
Em biết ơn trường quân đội có các giáo viên giỏi, đầy nhiệt huyết như thế.
Các bạn khoá 5 thân!
Trường Trỗi dạy mình nhiều điều, giúp nhiều trong công tác sau này, kể cả những trò nghịch ngợm mà các bạn Tường Chi mô, Đinh Vít ...dạy cho, rồi Khánh Vân (biệt danh vẫn đúng như hồi nào), dáng uyên thâm và ông cụ non của Bắc Hải, Hoàng Chương... nhưng chan chứa tình bạn.
Mình ao ước lớp trẻ con sau này được như chúng mình, nhưng đừng phải xa bố mẹ.
Hơn tất cả, nhà trường cho mình cái Tâm, càng về sau, càng phải giữ cái Tâm
Các bạn nhớ chị Hà con bác Nguyễn Chí Thanh không? Sau khi về thắp hương cho bố rồi sang lại Quế Lâm, chị ấy kể: Bác Hồ ôm các chị khóc và căn dặn, sau này khi Bác chết đi rồi, nước nhà hoàn toàn thống nhất rồi, Bác thương nhất chú Giáp; rồi chú Giáp sẽ rất khổ; Nhưng người làm rõ cho Bác và Dân tộc này là chú Giáp đấy.
Chắc chị Hà đã quên, còn mình vẫn nhớ. Mình lùng mua tất cả các Hồi kí của bác Giáp và những dòng sử liệu đó là cứ liệu Luận văn Thạc sỹ luật (Master of Law) của mình.
Master nghĩa đen là Ông chủ, Làm chủ và mình cũng thích nghe người ta giới thiệu là Làm Chủ về Luật, nhất là giới thiệu bằng tiếng Anh, mặc dù Học vị Thạc sĩ thấp hơn Tiến sĩ nhiều.
Cao Bắc ơi! Hàng chục năm không gặp nhau, nhưng từng gợi ý của Cao Bắc trên báo mạng vừa rồi làm mình mãi nhớ tới Cao Bắc khi xưa, sẵn sàng bảo vệ kẻ yếu, hết mình bảo vệ lẽ phải. Có lẽ rất lâu, từ cái hôm mình và Bắc đi lòng vòng tâm sự với nhau dọc phố Bà Triệu, ta chưa gặp lại. Bài thơ mình gửi chàng KTS ấy có hình bóng bạn. Không quên được bài sáo Lý Hoài Nam mà Cao Bắc vẫn thổi ở Trường mới Quế Lâm: "Chiều ới chiều, đi với bạn, đèo qua đèo" .. như cứa vào lòng kẻ xa quê.
Mình đã đi lùng hồ sơ Anh hùng của Trung Vịt chuyển về ban liên lạc nhà trường làm tư liệu truyền thống. Nhân Chột K6 đang cầm.
Lên giúp các cháu vùng cao những lần ấy không chỉ có mình, 36 con người hôm đó có cả 3 cô giáo mang theo quà đóng góp của 40 cháu học sinh trường cấp 2 Trưng Vương Hà Nội mà mình "đầu têu". Hổng dám vơ cả vào mình đâu. Mình còn giúp họ một bể Bioga mà ông Composit tính đắt quá, bể bé nhất là 12 triệu bằng lương của mình. Nếu đại trà và có hỗ trợ thì chống được phá rừng, sạch bản làng, thúc đẩy chăn nuôi, đỡ khổ cho dân trong kiếm củi và đèn nến...Cái chính là, họ hiểu mình với họ cùng là người Việt, không chỉ lúc chiến tranh, nhưng sức mình chỉ có thế thôi. Các cháu học sinh còn góp 1 triệu đồng để mua được 100 bộ quần áo "hàng thùng", hay thuốc men (các cô giáo không cho mình tham gia vì tôi đã có cái Bioga rồi). Nếu các cô giáo và các cháu xem Blog của mình, thấy các cụ cãi nhau, chắc buồn. Bắc Hải nói đúng đấy, thằng cán bộ làm tốt, dù ít. Cô giáo cũng động viên: Hãy làm vì Tâm, chớ đăng tin, vì người ta tán vào con Kinh hơn người Kinh.
Mình muốn viết nhiều về nhiều bạn, nhưng thế là lan man quá rồi; đã lạc đề xa quá mà cảm xúc, kí ức cứ cuồn cuộn chảy, không dừng.
"Đồng Môn" là cùng học, nhớ tới các bạn như mãi nhớ về tuổi mười bảy, đôi mươi ấy, dù chúng ta đã lên Ông, Bà.
Khánh Vân thân mến, mình vẫn không thể gọi Bạn với tên khác đi được, có ai dám nói với nhau như thế ngoài bạn thân; nhưng Khánh Vân ạ, Nhà Trần Việt Nam đúng là dân đánh cá đấy; vị vua đầu triều Trần có tên gốc là cá Lành Canh, bà Hoàng hậu nhà Lý Trần thị Dung, sau là Linh từ Quốc Mẫu, có tên gốc là cá Ngừ... Tất nhiên là đánh cá ở Biển Đông. Mình thích dòng họ này như tất cả mọi người Việt Nam, nhưng không thích Tràn Di Ái hay Trần Ích Tắc. 
Qua trang blog này, mình muốn gửi lời tri ân tới các thày, các cô và cả các bạn nữa. Trong sâu thẳm của các vị Tướng, ai cũng có người Thày của mình.
Cho mình cảm ơn Bắc Hải (ông chủ báo lỗi lạc), Khánh Vân, Quang Trung (nhà thiết kế và giáo sư tài ba), Kiến Quốc và Vinh sái đã cho mình cùng tham gia. Cảm ơn các thày và các bạn đã đóng góp ý kiến về bài viết của mình..

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

TRẦN THÁI TÔNG VÀ BÀI THƠ VÔ ĐỀ


Cuốn Đại Việt Sử kí do Vua Trần Thánh Tông giao cho bảng nhãn Lê Văn Hưu viết từ nhà Triệu đến nhà Lý là cuốn Chính sử đầu tiên của Đại Việt; khi hoàn thánh, Lê Văn Hưu được Thánh tông ban khen: Viết về lịch sử oai hùng của Dân tộc ta như thế là được.
Cuốn sử ấy đã bị Quân xâm lược nhà Minh mang về Trung Quốc, các nhà viết sử đời sau thường nói đến cuốn Đại Việt Sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên viết vào đời Lê và Đại Nam thực lục cúa nhà Nguyễn với quan niệm lịch sử nhiều nghiêng lệch.
Nhiều người đọc Đông Chu liệt quốc, Tam Quốc Diễn Nghĩa ... đó là các cuốn tiểu thuyết lịch sử được viết vào đời Thanh mạt,

Dòng Họ

Xưa nay người Việt vẫn xem dòng họ là huyết thống, đúng như vậy nhưng chỉ là số ít, đa số không phải như thế, Sau khi tham khảo nhiều cách đặt dòng họ, nhất là Nhà Tần trước Tần Thuỷ hoàng, tôi muốn gửi các bạn để tham khảo

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

Chí Linh Sơn Phú

(Trần Quốc Việt K5 ST)

Chí Linh Sơn phú - bài Tổng kết chiến tranh chống xâm lược của nghĩa quân Lê Lợi do Nguyễn Trãi viết khi thăm lại căn cứ quân sự của nghĩa quân
Bài phú này tương truyền được tạc vào đá, nay đã mất, chỉ còn bản dịch
Bài phú được Nguyễn Trãi viết sau khi Lê Lợi mất và sau khi ông ra tù vì hàm oan, Tấm lòng của Ức Trai sáng vằng vặc như Trăng Rằm, không lời oán thán.

Lịch sử - Tiểu thuyết Lịch sử

Nhân Hoàng Chương và Cao Bắc có thắc mắc liên quan tới trận Xích Bích (Cao Bắc dịch rất chuẩn ra tiếng Việt là Vách đá đỏ) trong thời Tam Quốc (Thục, Ngô, Ngụy) khi xưa. Trên wikipedia, các nhà sử học Trung Quốc đã đưa 18 câu chuyện hư cấu (bịa) của La Quán Trung vào tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa của ông, có thể đọc bản gốc tiếng Anh, tiếng Trung của trang này.
Các nhà Sử học Trung Quốc còn phát hiện những hư cấu kinh hoàng: Tư Mã Thiên, người viết bộ Sử kí nổi tiếng, tiền đề của các cuốn Sử Trung Quốc hiện đại là nhân vật KHÔNG CÓ THẬT, không có tên trong các sử gia đời Hán. Các nhà nghiên cứu cho rằng cách viết văn, nhất là câu văn dài của thời có giấy viết và máy in vào đời Minh.
Tôi rất thích Sử kí của Tư Mã Thiên song cũng phải tra cứu lại các cứ liệu lịch sử
Xin trân trọng giới thiệu với các bạn phần viết về hư cấu Tam Quốc Diễn nghĩa trên trang wikipedia

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Bài học Cổ học Tinh hoa

Tác giả: Trần Quốc Việt k5
*

Cổ học Tinh hoa có một câu chuyện, đại ý:  Nhà Vua rất thích xem chọi gà, cho gọi chủ gà lên hỏi về gà hay.
Chủ gà thưa: "- Khi Gà chọi vừa đưa vào sới đã nhẩy vào đối thủ, đó là gà kém. Khi thả gà vào sới, Gà chọi xù lông, trực chỉ đối thủ là chưa dùng được. Chỉ dùng được với con gà vào sới vẫn uy nghiêm như bằng gỗ, đó là gà tốt, bách chiến bách thắng, con gà ấy như con Đại Bàng trong đám gà con.
Chủ gà nói thêm, chọn Gà như xem Quân, mới nghe về địch đã tao tác rồi là Quân kém. Quân dùng được chỉ khi nào địch quân đến trước mặt vẫn uy nghi như bức thành đồng."
Trong Chí Linh Sơn phú, tổng kết 20 năm chiến tranh Bình Ngô, Nguyễn Trãi viết: "Chết Vinh còn hơn sống nhục, biết quân ta dùng được".
Tôn Tử viết: "Tri Bỉ, Tri Kỷ - Bách chiến bất bại" nghĩa là "Biết mình, biết người, trăm trận không thua" ý nói việc này.
Các cuộc chiến tranh xâm lược đều là chiến tranh không tuyên bố vì mất tính bất ngờ.  Tuy nhiên Chiến tranh luận của Carl V. Clausewitz và Binh Pháp của Tôn tử đều cho biết Quân số và vũ khí rất quan trọng nhưng kẻ nào sợ Chết sẽ thua. Lão tử nói Vào Chết thì Sống là vậy.
Các đội quân trên thế giới đều thế. Hãy lắng nghe và quan sát, các bạn sẽ nhìn thấy Gà con và Đại Bàng.

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

Giải mã Gene người Việt cổ

 (Nghiên cứu của Ths.Trần Quốc Việt K5 )

(Đất Việt) Nhà văn Nga V. Rasputin đã viết “Không làng quê, chúng ta sẽ mồ côi”. Vì thế những câu hỏi: Tôi là ai? Tôi từ đâu tới? luôn đau đáu trong tâm thức mỗi người dân Việt.
Những năm gần các nghiên cứu về Việt tộc và Hán tộc của các nghà nghiên cứu trên thế giới đem lại những kết quả bất ngờ.
Các nhà khoa học của Viện Pháp Á gồm bác sĩ Trần Đại Sỹ, GS Tarentino (người Ý) và GS sinh vật học Varcilla Pascale (người Pháp) đã khảo sát y phục, mồ mả, răng xương trong các ngôi mộ cổ qua các thời đại cho đến hết thế kỷ thứ nhất. Sau đó kiểm những bộ xương, đồng thời kiểm máu của 35 dòng họ tại Hoa Nam và Việt Nam rồi so sánh với những dòng họ khác tại Hoa Bắc đã kết luận: Cư dân Hoa Nam, từ miền Nam Trường Giang xuống tới miền Trung VN, Lào, Thái đều có cùng một huyết thống, một chủng tộc và hoàn toàn khác biệt với cư dân Hán ở Hoa Bắc. Kết quả của những công trình khoa học có ý nghĩa lịch sử đã xác định vùng Đông Nam Á trải dài từ lưu vực song Dương Tử xuống tới lưu vực sông Hồng, sông Cửu Long mà đồng bằng châu thổ sông Hồng là trung tâm nơi phát tích của nền văn minh Hòa Bình của cư dân Malaysian.

Cuộc di dân vĩ đại nhất Loài Người

( Nghiên cứu của Ths. Trần Quốc Việt K5 )

Loài người xuất phát từ đâu? Làm thế nào chúng ta có thể hiện diện tại nơi chúng ta đang sống? Bắt đầu từ một nhóm người săn bắt hái lượm tận châu Phi, cho đến tận 200.000 năm sau, hơn 6,5 triệu hậu duệ của họ đã tản mát khắp nơi trên trái đất.
Mục lục 
1 Gen là chìa khoá của mọi bí mật 
2 Khám phá nhiễm sắc thể của Adam và Eva 
3 Cuộc di dân vĩ đại nhất lịch sử loài người 
4 Người đàn ông thuộc bộ tộc Onge-Bàn chân đầu tiên ở châu Mỹ
5 Bản quyền

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

Sáu mươi tuổi

Trần Quốc Việt K5

K5 hầu hết đã 60, có bạn hơn hoặc kém, tuy nhiên cũng xấp xỉ.
Suốt cuộc đời mình, anh em Trỗi sống hết mình với đất nước, với gia đình, với bạn bè... và lúc nào cũng lạc quan chứ không phải "đậu phụng hâu". - Nam Bộ gọi lạc là "Đậu Phụng".
Hai chục năm trước khi nghe mình hát bài "Tiến bước dưới Quân kì" . Kì Bắc nói: "Đã Quá". Mình nhớ sự hả hê ấy đến tận hôm nay.
Gửi anh em bài thơ cùng thưởng thức nhé.
Đã qua lâu rồi tình yêu tuổi đôi mươi, giờ ta yêu cái đẹp của thiên nhiên, của tình người, của tình bạn.
Đọc nhận xét của Cao Bắc và Bắc Hải mà mình thấy rưng rưng. Thật sự xin lỗi các bạn vì mình viết riêng cho anh bạn Kiến trúc sư ở La Mã mà anh ấy đã bỏ về Việt Nam sau khi nhận được bài thơ của mình, dù rằng lòng riêng vẫn trăn trở, Bài thơ ấy dựa trên chính tâm sự của người nhận đến từng chi tiết.
Mình không có ý nói về các bạn mà chỉ muốn các bạn thưởng thức nỗi nhớ trong chính nội tâm mình
Mình có một anh bạn bộ đội, sau giải phóng lấy vợ ở TPHCM, Tết đến nhớ tới không khí Tết Hà Nội, uống rượu suông một mình và nhắn tin cho mình.
Đây là bài mình viết cho anh bạn ấy, có thể giống chúng ta: Đồng Môn sống mãi tuổi đôi mươi.
Mình nhớ tới Bắc Hải, Cao Pêi, 3 loe, Thịnh Cồ, Khánh Vân của mấy chục năm trước.
Cảm ơn các bạn


Sáu mươi tuổi

Sáu mươi - Ừ thì đã sáu mươi!
Xuân đến lòng ta vẫn cứ vui.
Xuân chẳng riêng ai - Già lẫn trẻ,
Yêu đâu giành chỉ lứa đôi thôi.
Bạn già ngắm vợ Mươi năm cũ,
Đồng môn sống mãi Tuổi đôi mươi.
Dù Bốn phương Trời ta vẫn thế,
Sáu mươi - Ừ nhỉ, Sáu mươi thôi!

Ngôn ngữ vùng miền Việt Nam

  Trần Quốc Việt K5

Bất cứ quốc gia nào cũng có các vùng ngôn ngữ khác nhau hay sự biến âm, biến từ trong ngôn ngữ, dù rằng chỉ là một dân tộc duy nhất. Khoa học tổng kết, theo tự nhiên, cứ sau 200 năm, một từ sẽ bị biến dạng về âm tiết, đổi ngữ nghĩa hay biến mất...; do thời gian và do khoảng cách địa lý ngôn ngữ bị biến dạng.
Pháp là quốc gia / dân tộc điển hình với 5 vùng ngôn ngữ khác nhau: Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, Tây Nam và Trung tâm mà đại diện là Paris; Các biến âm giữa Normandy với Paris rồi Marseil rất rõ ràng; Giải pháp của người Pháp rất đơn giản: Xây dựng Đại Từ điển La Rouss và xây dựng hệ sư phạm lấy Đại học Sư phạm Paris là trung tâm. Người Đức có một Viện Hàn lâm để kết nối ngôn ngữ hàng năm một. Ngôn ngữ chuẩn là Thủ đô, không cần biết âm Paris bị nuốt âm hay nhiều âm bị câm. Người Pháp chê cách phât âm dân đảo Corse nhưng Napoleon Bonapart lại là Viện sĩ Ngôn ngữ Viện Hàn lâm khoa học Pháp.

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

Trắc ẩn

(Trần Quôc Việt K5)

Tôi có bài thơ về các cháu bé trên núi cao, gửi các bạn để thưởng thức
Bài viết này vào đợt tuyết rơi ở Sa Pa cho cán bộ mình cùng thông cảm với nỗi trắc ẩn của mình

Quốc Hiệu Đại Cồ Việt

( Trần Quốc VIệt K5)
Trong sách giáo khoa về sử ta thường thấy một thời Việt Nam có Quốc Hiệu là Đại Cồ Việt, Có nhiều tranh luận xung quanh Quốc Hiệu này.
Các nhà sử học cho rằng Quốc hiệu này do vua Đinh Tiên Hoàng đặt năm 968. được dùng trong 8 đời vua của 3 triều Đinh, Tiền Lê, Lý, với quãng thời gian dài 86 năm (từ 968 - 1054).
Tuy nhiên, hai câu đối vẫn còn trong đền vua Đinh Tiên Hoàng ở Hoa Lư) lại ghi:
Cồ Việt quốc đương Tống Khai Bảo
Hoa Lư đô thị Hán Trường An.
Nghĩa là:
Nước Việt lớn ngang với nhà Tống đời Khai Bảo;
Kinh đô Hoa Lư như Tràng An của nhà Hán
Kết quả khảo cổ học ở 2 kinh đô Hoa Lư và Thăng Long cho thấy các viên gạch có niên đại từ thời Đinh đến đầu thời Lý được sử dụng khắc chữ "Đại Việt Quốc Quân Thành Chuyên" (Gạch xây thành nước Đại Việt).
Rõ ràng có 2 cách dùng và tách bạch - hoặc là Đại Việt hoặc là Cồ Việt
Hai danh từ này đều chỉ sự to lớn, có thể dùng thay cho nhau nhưng không dùng chung,
Môt từ dùng trong văn thư Nhà nước chính thống và một từ dùng trong dân gian, hội hè, tế lễ.
Như vậy Quốc hiệu Nhà Đinh là Đại Việt trong văn thư nhà nước
Dân gian sử dụng Quốc hiệu Cồ Việt
Các nhà sử học về sau ghép hai khái niệm để chỉ giai đoạn lịch sử. Có thể viết Quốc hiệu giai đoạn này là Đại (Cồ) Việt, chữ Hán không có dấu ngoặc.

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

Phú sông Bạch Đằng - Trương Hán Siêu

(Trần Quốc Việt K5 ST)
Nhân kỉ niệm Chiến thắng Sông Bạch Đằng xin gửi các bạn bài Bạch Đằng Giang phú của danh sĩ Trương Hán Siêu để các bạn Trỗi đọc cho con cháu

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

Xem báo Năng lượng mới xong: XỐC

Ngồi rỗi hơi, giở mục phóng sự - điều tra, xem bài của TBT báo Petro Times, cứ tưởng báo này mới, chưa có mục gì hay, hoá ra càng xem càng mê mệt, và càng choáng.
Không phải cái ông Nguyễn Như Phong viết kém, hay viết bậy bạ gì, cũng không phải chuyện ăn chơi nhảy múa, chân dài chân ngắn, mà là một sự thật bị phơi bầy do chính một đại tá công an từng là phó TBT báo ANTG của anh Hữu Ước.

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

Chuyện thật mà như đùa.

“Mỹ sẽ tích cực giúp Việt Nam bảo vệ tàu cá”

Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ (US Coast Guard) sẽ tích cực giúp Việt Nam bảo vệ tàu cá mỗi khi ngư dân Việt Nam “gặp rắc rối”. Đây là tuyên bố của một quan chức cao cấp Mỹ vừa được báo US News đăng tải ngày 9/4.
Báo này dẫn lời Chuẩn đô đốc William Lee, người phụ trách về chính sách hoạt động và năng lực thuộc Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ cho biết, hiện phía Mỹ và phía Việt Nam đang hợp tác để xây dựng một lực lượng có thể giúp ngư dân Việt Nam và những người khác khi họ gặp tình huống rắc rối
Tuyên bố này được Chuẩn đô đốc Lee đưa ra tại một triển lãm thường niên về hàng hải, hàng không và vũ trụ đang diễn ra ở National Harbor thuộc bang Maryland, cách không xa thủ đô Washington DC của Mỹ về phía Nam.
Tại sự kiện này, ông Lee đã nói về một cuộc gặp gỡ hồi tháng 3 giữa ông với các quan chức thuộc lực lượng Hải quân và Lục quân của Việt Nam sau khi một trong những tàu cá của Việt Nam bị phía Trung Quốc phóng hỏa.
“Họ [Việt Nam] có hàng ngàn ngư dân ra biển mỗi ngày mà không được bảo vệ mỗi khi gặp rắc rối bởi một lực lượng tương tự như Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ”, ông Lee nói. “Nhu cầu đang gia tăng đối với một lực lượng như Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ, cùng với những năng lực cần thiết và nỗ lực đào tạo. Vấn đề ở đây là ở thời điểm hiện tại, nhu cầu vượt xa khả năng đáp ứng”, ông Lee nhận xét.
Theo Chuẩn đô đốc Lee, sự tương tác giữa ông với các quan chức quân đội Việt Nam mới chỉ là “một việc nhỏ trong nhiều thứ đang diễn ra ở Đông Nam Á”. Theo ông, trong những tuần gần đây, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ cũng đã có cuộc gặp với phía Trung Quốc tại Honolulu.
Ông Lee cho hay, thời gian gần đây, Trung Quốc đã đẩy mạnh những nỗ lực phòng vệ bờ biển. Đến tháng 3, Trung Quốc có 5 lực lượng thực thi nhiệm vụ tương tự như Lực lượng Bảo vệ bờ biển của Mỹ. Đến nay, 5 lực lượng nay được gộp lại thành 4.
Theo (VnEconomy) 

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Có một tình yêu trên bản người Hmông

Gặp Trần Quốc Việt nhân ngày nghỉ hiếm hoi, mới biết anh này dù đã công việc ổn định tại văn phòng bộ CA, nhưng vẫn rất nhiều lần thực tế lên vùng cao công tác.
Cứ tưởng thằng bạn chỉ vùi đầu vào các tài liệu khô khốc, hoá ra anh này cũng đa cảm lắm khi trực tiếp bắt gặp cảnh các em bé Hmông chìm trong giá rét.
Trước tết 2013, khi lên Lai châu kiểm tra tình hình thực tế, trước mặt là một em bé tím tái do cái rét 6 độ vùng cao, không đành lòng, Việt cởi ngay chiếc áo khoác đang mặc, kỷ niệm chú bé này.
Lần sau đó khi trở về cơ quan, Việt huy động anh chị em các loại quần áo rét, tất chân và những gì chống rét  được, cùng một đoàn 36 cán bộ lên tiếp bản đó để trao cho các em bé những tấm áo đẹp chống trọi với mùa đông.
     

TQV

Thiếu tướng TQV đứng thứ 2 từ trái qua.


Cậu bé đang ngồi với tặng phẩm mùa đông là chiếc áo anh Việt đang mặc (giờ đây nó là của cậu)
Một chú Hmông khác sau khi được đoàn chú Việt lên cho áo ấm, giờ trông chẳng khác gì cậu bé người Hà Nội.
(Cậu mặc áo xanh viền trắng)
Tuy rất am hiểu về người Mông, nhưng anh chàng này chỉ biết họ là tộc người khoẻ mạnh, chăm chỉ làm ăn, rất thật thà, và có một đặc sản ai cũng thích là Lợn bản do chính họ nuôi. Về điểm này thì Việt thua xa so với đồng đội khác.
Khi các bạn Trần kiến Quốc, Huỳnh Tấn Lợi, Nhất Trung lên Điện Biên, tiếp xúc với các cháu Hmông, các bạn có hỏi họ: Có buồn khi bị gọi là dân "Mọi" không ?
các cháu cười mà rằng: không hề buồn mà ngược lại, vì có thế dân kinh mới biết mà mua lợn Mọi chứ! đúng là quan điểm mới phù hợp cho phát triển kinh doanh.
Hôm rồi Việt tổ chức mời các bạn bè k5 đến nhà, làm một chầu thịt lợn Mọi, quá ư là ngon.
Thằng này người Kinh nhưng mà tốt, lần sau cứ thế nhé!
Rất cám ơn!

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Chùa: ông Trầm Bê gây phản cảm


Nhiều ngôi chùa cổ hàng trăm năm tuổi với kiến trúc độc đáo tại tỉnh Trà Vinh ít nhiều bị biến dạng sau khi doanh nhân Trầm Bê (cổ đông lớn của nhiều ngân hàng) “phát tâm xây dựng”.
Tại huyện Trà Cú, có ít nhất ba ngôi chùa cổ là Vàm Ray, Ba Sát và Phnô-đung được nhiều bà con gọi là “chùa ông Trầm Bê” do trước cổng chùa và quanh chánh điện có ghi tên, hình ảnh, tranh vẽ, tượng của ông Trầm Bê và dòng họ của ông.
Số đông đồng thuận?
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trầm Bê cho biết ông có công trùng tu và xây dựng đến nay được bảy ngôi chùa. Ông xác nhận chuyện treo hình ảnh gia đình, tạc tượng cha mẹ và khắc chữ ghi tên các con xung quanh chánh điện là có thật. Ông khẳng định chuyện đó là do sự đồng ý của các sư sãi nhà chùa trong quá trình ghi nhận công lao ông trùng tu, xây dựng chứ ông không tùy tiện làm chuyện đó.
“Nhưng có nhiều cách tri ân, sao có thể đưa hình ảnh, tạc tượng dòng họ quanh chánh điện tôn nghiêm sẽ gây phản ứng đối với nhiều người?” - chúng tôi hỏi. ông Trầm Bê trả lời rằng có thể số ít phản ứng nhưng phần đông đồng thuận với ông về việc làm đó. 
Đầu tháng 4-2013, chánh điện chùa Phnô-đung (Giồng Lớn) tọa lạc tại xã Đại An (huyện Trà Cú) khánh thành sau một thời gian trùng tu, xây dựng. Ngày khánh thành, nhiều người đã lóa mắt khi thấy không như nét cổ kính của ngôi chùa hơn 300 năm tuổi, chùa Phnô-đung giờ đây được mạ vàng lấp lánh, phía trên cổng chùa và nhà tăng đều có ghi dòng chữ: “Gia đình ông Trầm Bê xây dựng năm 2007”.
Đi vào bên trong, nơi cửa chính của chánh điện tôn nghiêm là một bức ảnh to được lồng kính chụp năm thành viên gia đình ông Trầm Bê với những dòng chữ ghi gia đình ông “phát tâm xây dựng” chứ không phải trùng tu, sửa chữa hay nâng cấp. Tường bên phải chánh điện là những khuôn chữ chạm nổi khá to tên ba người con của ông Trầm Bê bằng tiếng Khmer và tiếng Việt. Còn trên vách tường bên trái chánh điện là hình tượng đúc đồng màu xám đen của ba người thân (cha mẹ) ông Trầm Bê đặt ngang hàng với tượng nữ thần Apsara. Mặt sau của chánh điện là một bản chạm chữ nổi bằng hai thứ tiếng ghi công đức của gia đình ông Trầm Bê “phát tâm xây dựng”.
Cách xã Đại An không xa là ngôi chùa cổ Vàm Ray với hàng trăm năm tuổi nằm trên địa phận xã Hàm Tân (huyện Trà Cú). Đây là ngôi chùa gần dinh thự của gia đình ông Trầm Bê nên được ông trùng tu, sửa chữa, nâng cấp quy mô và cũng có chạm nổi tên tuổi, hình ảnh của dòng họ ông Trầm Bê xung quanh chánh điện và bảng ghi công “phát tâm xây dựng” giống như chùa Phnô-đung. Theo sư Xô Phol sống lâu năm ở chùa Vàm Ray, sau khi trùng tu xây dựng, ngoài giữ lối kiến trúc, chùa “đổi mới” hoàn toàn. Tại chùa Ba Sát ở xã Đôn Châu (huyện Trà Cú), xung quanh chánh điện vàng rực cũng là những bảng công đức, hình ảnh, chạm tên dòng họ ông Trầm Bê. Riêng lối vào chánh điện không phải khuôn ảnh lồng kính như chùa Phnô-đung mà là tranh vẽ gia đình ông Trầm Bê.
Nhiều phật tử phàn nàn
Theo thượng tọa Pháp Tấn - sư cả chùa Phnô-đung, ông Trầm Bê có công trùng tu, xây dựng ngôi chùa khoảng 10 tỉ đồng, ngoài ra chùa vận động thêm những nhà hảo tâm xây hàng cột xung quanh, mỗi cây có ghi tên thí chủ cúng dường cùng số tiền đóng góp. Riêng hình ảnh ông Trầm Bê được treo, tạc hình tượng gia đình ông quanh chánh điện là do cúng dường nhiều. Khi được hỏi những hình ảnh quanh chánh điện của dòng họ ông Trầm Bê có bị dư luận phản ứng không, thượng tọa Pháp Tấn nói: “Nhiều phật tử cũng than phiền, nhưng thí chủ cúng dường quá lớn nên không dám nói, sợ thí chủ buồn lòng”!
Một sư sống lâu tại chùa Phnô-đung cũng cho hay để hình ảnh, tạc tượng dòng họ ông Trầm Bê xung quanh chánh điện khiến không ít phật tử phàn nàn. Thực tế thời gian qua có nhiều du khách đến viếng chùa tỏ ra không hài lòng. Một phật tử tên Thu - sống ở TP.HCM - cho biết gia đình ông Trầm Bê có công đức bỏ tiền trùng tu, sửa chữa nhiều ngôi chùa khiến nhiều người cảm kích, nhưng nên chọn cách ghi ơn cho phù hợp chứ chánh điện là nơi tôn nghiêm nhà Phật, đặt hình ảnh như vậy gây phản cảm. 
Trong khi đó, lãnh đạo các xã có “chùa ông Trầm Bê” đều cho rằng sự việc không nằm trong thẩm quyền của xã. Ông Dương Văn Liêm, chủ tịch UBND xã Đôn Châu (huyện Trà Cú), nói việc chùa Ba Sát được nâng cấp, trùng tu, ghi hình, tạc tượng họ hàng của ông Trầm Bê như vậy xã không đủ thẩm quyền can thiệp. Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Liêm, việc treo tượng, ghi công, ghi hình xung quanh chánh điện như vậy phải có sự thỏa thuận giữa ban quản trị nhà chùa và doanh nhân tài trợ. Ông Liêm tiết lộ: “Ngoài việc trùng tu sửa chữa chùa Ba Sát, trước đây ông Trầm Bê cũng xin trùng tu xây dựng một ngôi chùa khác trên địa bàn nhưng sư sãi chùa và phật tử không chấp nhận thay đổi cấu trúc chùa cổ nên ông Trầm Bê không trùng tu, xây dựng”.
Theo ông Trần Bình Trọng - trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh, phong tục tập quán của người Khmer luôn ghi nhận sự đóng góp của phật tử. Đối với ông Trầm Bê, do có đóng góp lớn đối với nhà chùa nên có sự chấp thuận của bà con phật tử và ban quản trị chùa mới treo hình, ghi tên, tạc tượng ông và dòng họ ở chánh điện. Ông Trọng cho rằng hiện nay không chỉ chùa Khmer mà các chùa khác cũng ghi tên họ, ghi công đức người cúng dường. Việc trùng tu chùa phải đúng quy trình, không phá vỡ cảnh quan, kiến trúc.
S.BÌNH - Đ.MINH

Không được đặt tên và hình ảnh nơi chánh điện
Thượng tọa Danh Lung - sư cả chùa Chantarăngsây (TP.HCM), ủy viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam - cho biết chuyện khắc tên để ghi nhớ công ơn của những người đóng góp cho nhà chùa của Phật giáo Nam tông Khmer không phải lạ, nhưng thường chỉ là bảng chữ nhỏ ghi tên và đặt ở nơi hợp lý chứ không phải trên chánh điện tôn nghiêm. Việc treo hình ảnh, tạc tượng, chạm khắc tên xung quanh chánh điện là không hợp với lối văn hóa nhà Phật. Đạo Phật dạy phật tử sống tốt đời đẹp đạo, chưa bao giờ dạy cho phật tử tính phô trương hay khoe khoang.
Hòa thượng Thạch Sok Xane - sư cả chùa Angkorajaborey (còn gọi chùa Âng, tỉnh Trà Vinh), phó chủ tịch hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam - nói rằng công đức của ông Trầm Bê được rất nhiều người ghi nhận. Phía ban quản trị và sư sãi ở các chùa chắc có sự thống nhất với nhau nên ông Trầm Bê mới được treo hình ảnh, tạc tượng, tên tuổi họ hàng của gia đình ông quanh chánh điện như vậy. Nhưng việc làm đó quả là “thấy kỳ”. 

Tôi nhận thấy: Dân gian quá đúng khi nói: Có tiền là có tất cả, đồng tiền trên hết.
Nhưng vẫn thắc mắc: Cả gia đình ông Trầm Bê vẫn đang sống sờ sờ ra đấy, ai lại đi thắp hương (nhang) để cúng bái người sống là sao ? Vì ảnh GĐ ông đặt ngay chính điện, nơi vốn từ xưa chỉ đặt tượng các tôn thần, vua chúa có tên tuổi.

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Trung cấp văn thư tung hoành nơi tỉnh lẻ


Nữ phó phòng đập phá xe Chủ tịch tỉnh
Dư luận tại tỉnh Trà Vinh thời gian qua bất bình trước cách hành xử của bà Trần Hồng Ly, phó Phòng Quản lý doanh nghiệp - lao động Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Trà Vinh.
Cậy có mối quan hệ với lãnh đạo cấp cao tại địa phương, bà Ly đã có những hành động không thể chấp nhận, như xông vào trụ sở UBND đập phá xe chủ tịch tỉnh, văng tục thóa mạ cảnh sát bảo vệ; quyết liệt chống lại hội đồng kỷ luật; xây nhà không phép chiếm hành lang an toàn giao thông…
Vào trụ sở UBND tỉnh đập phá xe
Theo báo cáo của Công an phường 1, TP Trà Vinh, khoảng 22 giờ 10 phút ngày 7-1-2013, bà Ly chạy xe SH thẳng vào trụ sở UBND tỉnh, bất chấp hiệu lệnh yêu cầu dừng xe của đội cảnh sát bảo vệ; sau đó dùng gạch đập kính chiếc ô tô biển xanh 84E-0727 là phương tiện công cán của ông Trần Khiêu, chủ tịch UBND tỉnh.
Khi lực lượng làm nhiệm vụ đến can ngăn không cho đập phá ô tô, bà Ly dùng gạch đánh làm một chiến sĩ bị thương. Tiếp đó, bà Ly đi lên lầu 1, dùng gạch đập vào cửa phòng làm việc của chủ tịch UBND tỉnh.
Trước sự can thiệp của cảnh sát bảo vệ, bà Ly đã lớn tiếng đe nẹt, chửi bới, thóa mạ với những lời lẽ thô tục.
Khi Công an phường 1 đến yêu cầu bà Trần Hồng Ly về trụ sở để làm rõ sự việc, không những không chấp hành, bà này còn tuôn ra hàng tràng lời lẽ xúc phạm. Trong một tài liệu ghi âm mà chúng tôi có được, bà Ly hù gọi điện thoại cho một vị lãnh đạo đuổi việc hết các cảnh sát bảo vệ!
Đêm đó, bà Trần Hồng Ly quậy trụ sở UBND tỉnh hơn 1 giờ, đến 23 giờ 15 phút mới tự ý bỏ về, phớt lờ yêu cầu làm việc của công an. Ngày 8-1, Công an phường 1 gửi 2 giấy mời đến nhà riêng và cơ quan, mời lên làm việc nhưng bà Ly không đến và cũng không báo lý do vắng mặt.
Đến tư gia lãnh đạo nhổ kiểng, lớn tiếng
Sự việc trên không phải là lần đầu bà Trần Hồng Ly gây mất trật tự. Tối 2-6-2010, bà Trần Hồng Ly đã từng đến tìm gặp vợ của ông Trần Khiêu (lúc đó đang là phó chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh) tại nhà riêng để gây hấn.
Tuy nhiên, thấy bà Ly đến, vợ ông Trần Khiêu khóa cổng rào lại, bà Ly bấm chuông inh ỏi rồi nhổ 2 chậu kiểng trồng bên ngoài hàng rào quăng lung tung và la lối lớn tiếng.

“Bản thân tôi cảm thấy có lỗi trong vụ việc này, một việc làm thiếu suy nghĩ. Đây là chuyện hiểu lầm giữa tôi và chị Ba..., đây là chuyện đôi chối của đàn bà, lớn tiếng cự cãi với nhau là chuyện bình thường trong cuộc sống hằng ngày. Còn ai lợi dụng chuyện này đi nói xấu anh Ba Khiêu thì người đó chịu trách nhiệm” - bà Trần Hồng Ly giải trình, không quên nhấn mạnh bằng cách in nghiêng câu sau để “nhắc nhở”.
Sai phạm nhiều vẫn được dung dưỡng
Bà Trần Hồng Ly sinh năm 1979, sau khi hoàn thành chương trình sơ học Cảnh sát Quản lý hành chính năm 1999, bà được nhận vào công tác tại Công an tỉnh Trà Vinh.
Năm 2002, khi mang cấp bậc thượng sĩ, bà Ly bị phát hiện cho vay nặng lãi và hành hung người dân không có khả năng chi trả. Cũng trong năm này, bà Ly ly dị chồng và bị buộc xuất ngũ.
Năm 2007, bà Ly được nhận vào làm văn thư đánh máy ở Văn phòng Sở Kế hoạch - Đầu tư. Trong năm 2011, bà Ly liên tiếp chuyển việc, từ chuyên viên Phòng Quản lý doanh nghiệp - lao động và tài nguyên - môi trường, thủ quỹ Ban Quản lý xây dựng cơ bản, rồi được bổ nhiệm làm phó Phòng Quản lý doanh nghiệp - lao động (thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Trà Vinh).
Bà Ly đã bị khai trừ ra khỏi Đảng. Theo ông Lê Tấn Lực, Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Trà Vinh, bà Trần Hồng Ly cho đến nay chỉ mới có bằng trung cấp văn thư lưu trữ.
Thử hỏi nữ giới ngày nay có mấy ai ? đáng khâm phục, khâm phuc!

Tập thể đánh chết người, giỏi chưa !!!

Bọn bất lương đánh người không ghê tay.

Đánh chết người, 7 cựu công an huyện hầu tòa rất nhẹ nhàng.

Cho rằng ông Sơn khai không đúng sự thật, nhóm Công an huyện Thạch Thất (Hà Nội) liên tục đánh, tát, vụt ông này. Ít phút sau khi 7 công an dừng tay, nạn nhân đã tử vong.
Ngày 10/4, TAND Hà Nội mở phiên xét xử các công an , đều từng làm việc tại Công an huyện Thạch Thất) về tội Cố ý gây thương tích.
Chiều 21/6/2012 tại khu vực cây xăng Cầu Đôi, Công an xã Đại Mỗ (Từ Liêm) kiểm hành chính một người đang dắt xe Wave. Do người này không xuất trình được giấy tờ tùy thân và giấy tờ xe, công an đưa ông ta về trụ sở.
Người đàn ông khai là Nguyễn Mạnh Sơn (46 tuổi, làm nghề sửa khóa), được người tên Tuấn thuê sửa khóa xe với giá 200.000 đồng. Ông đang trên đường đưa xe đến tiệm của mình ở phố Lương Văn Can.
Cảnh sát xác định chiếc xe là của anh Nguyễn Hữu Hùng, mất trộm vào chiều cùng ngày tại huyện Thạch Thất. Vụ việc được chuyển Công an Thạch Thất xử lý theo thẩm quyền.
VKS cáo buộc, trong lúc lấy lời khai, cho rằng ông Sơn không khai báo, thượng sĩ Trung đã tát người này. Tâm (cán bộ Đội điều tra trật tự xã hội) thấy vậy cũng tát 2 cái.
Bị đánh, ông Sơn nói lớn "các ông không được đánh người” và cầm ghế giơ lên. Nghe ồn ào, trung sĩ Mạnh cùng một số chiến sĩ nghĩa vụ chạy đến. Thấy ông Sơn cầm ghế, Hà quát rồi đấm hai cái vào bụng, Long cũng đạp làm ông Sơn ngã vào góc phòng. Thọ (cán bộ Đội điều tra) xông vào đấm liên tục.

Trung hô mọi người khóa tay ông Sơn, bắt ngồi vào ghế để Cường dùng dây nhựa vụt. Sau Cường, Nguyên dùng tay đấm móc liên tục vào ngực, sườn... người thợ khóa 46 tuổi. Ít phút sau, ông Sơn gục xuống, tử vong trên đường đi cấp cứu.

Tại phiên xử hôm nay, HĐXX nhận xét 7 cựu công an này biết việc dùng vũ lực đánh người là không được phép nhưng vẫn thực hiện. Cho rằng họ thành khẩn, bồi thường hơn 1,1 tỷ đồng, gia đình bị hại xin giảm hình phạt, TAND Hà Nội tuyên phạt Nguyên 4 năm, Long 3 năm, Thọ, 3 năm 6 tháng. Các bị cáo còn lại từ 1 năm 6 tháng đến 2 năm tù.

Như vậy đánh chết người không có khả năng chống trả, lại đánh tập thể, lại được chính bị cáo khuyên bảo không được phép đánh người, vậy mà lũ ngu dốt này vẫn ra tay đánh chết người.

Điều đáng nói là: xử phạt quá nhẹ, đánh chết người mà bị tù có vài năm thế này, lần sau cứ oánh tiếp nhe!

 

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013

Lễ Cưới con gái Lương Quốc Minh

      
       
       Trưa Chủ Nhật ngày 07/04/2013, tại nhà khách Quân chủng PKKQ 184 Trường Chinh - Đống Đa - Hà Nội, vợ chồng Lương Quốc Minh tổ chức Lễ Cưới cho con gái Lương Hương Giang. Con rể Đỗ Duy Hướng là bộ đội cùng bố, mẹ ở Thái Bình và anh em cùng quân Chủng PKKQ tại Hà nội đã có mặt chung vui cùng nhà Gái. Anh em Trỗi K5 tới dự khá đông, chúc mừng cho vợ chồng Lương Quốc Minh, chúc mừng hạnh phúc hai cháu.



Cô Dâu Lương Hương Giang và chú Rể Đỗ Duy Hướng



Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

Thông báo: Mời!

 
Hội khoa học lịch sử VN tổ chức buổi sinh hoạt tưởng niệm Cụ Nguyễn Tạo - Người cộng sản kiên cường một đời vì nước, vì dân.
Hội cùng anh Nguyễn Trung Quốc- K7 trường Trỗi, kính mời ACE các khoá, có điều kiện đến dự buổi sinh hoạt trọng đại này !

Thời gian:   08h30", thứ tư, ngày 10/4/2013.
Địa điểm:    Hội trường Bảo tàng Lịch sử Quốc gia - 25 Tông Đản, Hoàn kiếm, HN.
Kính mong sự có mặt của Quý vị!
Nguyễn Trung Quốc.

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

Tin vui nối tiếp tin vui

       Vợ chồng Lương Quốc Minh tổ chức cho con gái rượu ra ở riêng, có lời Trân trọng kính mời các Bạn Trỗi K5 đến dự bữa cơm thân mật chung vui cùng Gia đình. Rất hân hạnh được đón tiếp các Bạn.