Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Sắp đến ngày Giỗ lần thứ 3 Lê Bình

Hôm nay, Hạnh vợ Lê Bình mời Giỗ lần thứ 3 Lê Bình, chợt nhớ, cách đây khoảng 2 năm, cũng vào dịp này, Phan Nam gọi điện: "Vinh ơi, sắp Giỗ đầu Lê Bình rồi, ông viết bài gì về Lê Bình đi, thấy im ắng quá, thương Lê Bình quá". Trao đổi với Hạnh xem có tư liệu gì không, vì trước đó đã có ý định viết về Lê Bình, kết hợp đăng lời mời Giỗ đầu Lê Bình, tôi nhận được cuốn sổ tay "Tình yêu - Đời lính" của Lê Bình và có thể nói đây là quyển Thơ Nhật Ký của bạn. Chọn 6 bài thơ của Lê Bình, tôi đăng bài "Sắp đến giỗ đầu, nhớ Lê Bình - Những vần thơ của người lính chiến". Hôm nay đăng lại cũng như thêm một nén nhang thắp hương Giỗ lần thứ 3 Lê Bình.


Chủ nhật, ngày 22 tháng 9 năm 2013

Sắp đến Giỗ đầu, nhớ Lê Bình - Những vần thơ của người lính chiến.

Nhanh thật, đến thứ ba tuần sau ngày 24/09/2013 ( Ngày 20/08 Âm Lịch) là đã Giỗ đầu Lê Bình rồi, thế mà cứ nghĩ Lê Bình vẫn ở quanh đây. Với tính cách sôi nổi, quảng giao Lê Bình thân quen với hầu hết các khóa Trường Trỗi, nhiều bạn bè, chiến hữu ....
                       Lê Bình cùng các Thầy, Cô giáo, chị Quyên và K5 tại Hồ Tây (2004 - 2005)

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Thầy Trò Trường Trỗi ...

Thầy Trò Trường Trỗi trong các buổi tham quan, dã ngoại nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11 hàng năm.


Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

"Khởi động" cho ngày Hội Trường.

Một số ảnh gặp mặt của các Khóa 3, 4, 5, 6, 7 ..., "Khởi động" cho ngày gặp mặt Hội Trường kỷ niệm 50 năm thành lập (Trần Văn Lưu K4 sưu tầm)

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

BLL Trường Nguyễn Văn Trỗi khẩn trương triển khai các công việc chuẩn bị cho ngày Hội Trường (11-10-2015)

Sáng ngày 22/9/2015 (Thứ ba), tại Hà Nội, BLL Trường VHQĐ - TSQ Nguyễn Văn Trỗi, có đại diện các Thầy Cô và đầy đủ đại diện BLL các Khoá, đã tiến hành chính thức phân phát giầy mời dự Hội Trường cho các Khoá (Mời đại diện Phụ huynh, thân nhân gia đình các Liệt Sỹ...). Đồng thời trao đổi thống nhất chi tiết mọi nội dung các công việc đã được kết luận trong phiên họp trước (Ngày 12/9/2015) và có điều chỉnh, bổ sung trong phân công trách nhiệm cụ thể cho các tập thể (Khoá) và cá nhân các Uỷ viên BLL ... nhằm triển khai công tác chuẩn bị cho ngày Hội Trường (11/10/2015) đạt kết quả tốt.

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

43 năm - Liệt Sỹ Trịnh Thúc Doanh K5


Trưa hôm qua, ngày 20/09/2015, gia đình Liệt Sỹ Trịnh Thúc Doanh, đã làm giỗ năm thứ 43 cho bạn. Trịnh Thúc Doanh sinh ngày 30/01/1953, nguyên quán Định Công Hạ, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Trú quán tại khu TT Viện Quân Y 108, số 1 Trần Thánh Tông, HN. Bạn là sinh viên ĐH Bách Khoa HN, nhập ngũ ngày 06/09/1971, đầu tiên ở đơn vị C4 D8 E2 F325, sau đó là E95 F325, cùng đơn vị với Doanh còn có Lê Bình, Lê Minh, Nguyễn Lâm và Vũ Kiên Cường cùng K5. Bạn hy sinh ngày 16/09/1972 (09/08 Âm lịch) tại bến vượt bên dòng sông Thạch Hãn khi rút khỏi Thành Cổ Quảng Trị, và cho đến nay vẫn chưa tìm thấy bạn... Gia đình và đồng đội đã lập mộ tưởng niệm cho bạn tại nghĩa trang Liệt Sỹ xã Định Công, huyện Thanh Trì, HN. Cụ Trịnh Đình Chương, Thân Phụ Trịnh Thúc Doanh, nguyên bác sỹ Quân y, Viện trưởng Viện Quân y 9, chủ nhiệm khoa khám bệnh Viện Quân Y 108, đã mất năm 1989. Thân Mẫu Trịnh Thúc Doanh, Cụ Nguyễn Lê Mai, là dược sỹ cao cấp Cục Quân Y. Bạn Trỗi K5 và các bạn lính sinh viên tại Thành Cổ Quảng Trị, các trường ĐH Bách Khoa, Xây Dựng ... đã đến thắp hương, nhớ đến người bạn đồng niên, đồng học, đồng đội, chiến đấu kiên cường, hy sinh anh dũng, với những câu chuyện, những kỷ niệm mãi mãi không quên ...
Anh Dương cùng các Bạn Trỗi K5, Ngô Thế Vinh, Hoàng Việt Dũng, Nguyễn Tuấn Kiệt, Đinh Kim Khôi, thắp hương tưởng nhớ Bạn Trịnh Thúc Doanh. 

Giấy mời dự Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Trường văn hóa Quân đội Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi (15/10/1965 - 15/10/2015)

  

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

Thông báo của BLL Trường Nguyễn Văn Trỗi: Về việc tổ chức ngày Hội Trường nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập (1965-2015)

      Ngày 12/09/2015, tại Hà Nội, BLL Trường VHQĐ - TSQ Nguyễn Văn Trỗi đã tiến hành họp phiên mở rộng. Thành phần dự họp có đầy đủ BLL Trường, BLL các Thầy Cô và các Khóa. Cuộc họp do Trưởng BLL Trường chủ trì, thảo luận các nội dung về triển khai chuẩn bị tổ chức cho ngày Hội Trường tại Hà Nội đạt kết quả tốt nhất. Cuộc họp đã thống nhất và kết luận các nội dung cụ thể như sau:

I. Tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm trường NVT của BLL ở Ba miền
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường NVT (10/1965-10/2015) BLL Nhà trường ở cả 3 miền   phối hợp cùng tổ chức một số hoạt động. rất mong toàn thể các cựu Cán bộ, Giáo viên, CNV và các   Cựu Học sinh của Trường NVT nhiệt tình hưởng ứng, tham gia. Cụ thể:
1. Tại TP HCM
- Ngày 27/09/2015 Cùng chị Quyên tổ chức thắp hương tại Mộ anh Trỗi (Nghĩa trang Văn Giáp)
- Ngày 04/10/2015 (Chủ Nhật)Tổ chức Hội Trường ở Thành phố Hồ Chí Minh: Tại Nhà khách       C59B BTTM, 18B Cộng Hòa, Q.Tân Bình.
2. Tại Đà Nẵng
- Chiều 6/10/2015, Tổ chức gặp mặt toàn thể Thày Trò trường Trỗi miền Trung (Có vợ con cùng         dự).
- Sáng 15/10/2015, Tổ chức dâng hương tại Gia đình và Nhà tưởng niệm anh Trỗi (Điện Bàn, Quảng Nam).
3. Tại Hà Nội 
- Hội Trường được tổ chức vào sáng Chủ Nhật, từ 08h00 - 13h30, ngày 11/10/2015, tại Cung Văn     Hóa Hữu Nghị VX, 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.
- Phần Lễ: Được tổ chức tại hội trường lớn Cung Văn hoá.
- Phần Hội: Ăn trưa, gặp mặt giao lưu, văn nghệ, được tổ chức chung toàn Trường cùng các đại biểu, khách mời - Tại Sảnh tầng 2 Cung Văn hóa.

II. Công tác tổ chức Hội Trường tại Hà Nội
A. Thành phần tham dự Hội Trường
1. Các cựu Cán bộ, Giáo viên, Công nhân viên Trường Nguyễn Văn Trỗi.
2. Đại diện gia đình các Cố lãnh đạo, Chỉ huy nhà trường.
3. Toàn thể học sinh các Khóa Trường Nguyễn Văn Trỗi.
4. Đại diện Phụ huynh (Mỗi Khóa mời từ 3 - 5 đại diện).
5. Thân nhân gia đình tất cả các Liệt Sỹ của Trường.
6. Thân nhân các Thày Trò, Bạn Trỗi đã mất.
7. Khách mời gồm
Đại diện BQP, Tổng cục Chính trị, Cục Nhà trường BTTM.
- Đại diện BLL Trường VHQĐ BQP, BLL TSQ Việt Nam, Tiểu đoàn 1 TSQ, Trường TSQ Việt Bắc QK1.
Đại diện các địa phương, đơn vị nơi Trường NVT đã từng đóng quân
+ Thôn Ngọc Tân (Trại Hòe), Trường Lái xe Quân chủng PK - KQ (Trại Cờ)
+ Huyện Đại Từ, xã Mỹ Yên.
+ Trường Trung cấp Kỹ thuật Công Binh (Trung Hà), Lữ Đoàn Công binh 543 QK1 (Hưng Hóa).
+ Các bạn Quế Lâm -TQ.
Cơ quan truyền thông: Báo QĐND, Trung tâm phát thanh và Truyền hình QĐ.

B. Phân công các công việc của Hội Trường
1. BLL Nhà trường chịu trách nhiệm: Mời BLL Trường VHQĐ - BQP, BLL TSQ Việt Nam, Tiểu       đoàn 1 - TSQ, đại diện BQP, Tổng cục Chính trị, Cục Nhà Trường - BTTMcác đơn vị, các địa       phương, đại diện gia đình các Cố lãnh đạo Nhà trường, cơ quan truyền thông, báo chí ...
2. BLL các Khoá chịu trách nhiệm
- Mời tất cả anh chị em của Khoá mình về dự Hội Trường đông đủ nhất (Thông báo rõ thời gian, địa điểm Hội Trườngbằng cách trực tiếp, qua tin nhắn, gọi điện thoại, Fb, Blog ...
- Trực tiếp mời đại diện Phụ huynh, thân nhân gia đình tất cả các Liệt sỹ, thân nhân các Bạn Trỗi đã mất của Khóa mình, chịu trách nhiệm đưa, đón chu đáo, an toàn.
- Thông báo đến các bạn trong Khoá mình đến dự Hội Trường mang trang phục lich sự, các quân       nhân, CCB trang phục Tiểu Lễ phục Hè.
- Các Khóa nộp kinh phí Hội Trường đã được thống nhất cho BTC để chuẩn bị cho ngày Hội Trường (Cho Ngô Thế Vinh K5, ĐT 0904278744, chậm nhất đến ngày 25/9/2015).

C. Một số công việc cụ thể của BLL Trường
1. Hướng dẫn chỗ ngồi cho các đại biểu, thầy Cô giáo và các Khóa học sinh: Anh Trần Thế Dân         (K7) chủ trì.
2. Dẫn chương trình Lễ kỷ niệm tại hội trường lớn: Anh Chu Kỳ Minh (K2).
3. Đón và tiếp khách (Các đại biểu) tại Sảnh chính và trong phòng khách: Các anh Nguyễn Chiến       (K1), Chu Kỳ Minh (K2)Bùi Vinh (K3), Lữ Thái (K3), Trần Văn Lưu (K4), Hoàng Việt (K5),Vũ     Điện Biên (K6), chị Song Yên (C11).
4. Đón và tiếp các bạn từ Quế Lâm TQ: Anh Trần Kiến Quốc (K5), Lương Sơn (K2), Việt Dũng         (K5).
5. Xây dựng chương trình Văn nghệ chào mừng Hội Trường đảm bảo phù hợp với chủ đề kỷ niệm 50 năm Trường Văn Hóa Quân Đội - Nguyễn Văn Trỗi. Đồng thời chủ trì chương trình Văn nghệ             phần giao lưu, gặp mặt, liên hoan tại Sảnh Tầng 2 : Anh Dương Minh Đức (K3).
6. Điều hành việc chụp ảnh của các Khoá tại Sảnh trước Cung Văn Hóa (Sau khi kết thúc phần Lễ ở   trường lớn)  trật tự: Anh Trần Thế Dân (K7) chủ trì, phối hợp với BLL của các Khóa (Mỗi       Khóa cử 1 người).
7. Đảm báo công tác Hậu cần, ăn uống đầy đủ, an toàn: Anh Ngô Thế Vinh (K5), Trần Thế Dân (K7).
8. Phát hành sách "SRTKL" tập 4 và huy hiệu Trường NVT: Tại Sảnh tầng 1 Cung Văn Hóa do         Nguyễn Thị Thái (K8) chủ trì, cụ thể:
- Cuối Tháng 9/2015, BLL Trường có trách nhiệm chuyển khoảng 600 cuốn sách cho các Khóa phía   Bắc. Còn lại khoảng 100 cuốn sẽ bán trực tiếp tại Hội Trường với giá 125.000 đ/cuốn và 300 huy     hiệu Trường NVT bán với giá 10.000 đ/chiếc.
- Hiện nay còn một số Khóa chưa phân phát hết sách "SRTKL" các tập trước, đề nghị mang sách còn tồn đến Hội Trường để phân phối (Bán) lại cho các bạn có nhu cầu.

DĐề nghị chung
1. Ngày 21/09/2015: BLL Trường sẽ chuyển GIẤY MỜI cho các Khoá.
2. Trong quá trình triển khai, BLL Nhà trường sẽ trao đổi trực tiếp, bổ sung một số công việc (Chưa   nêu hết ở trên) với BLL các Khoá, rất mong được cộng tác chặt chẽ.
3. Đề nghị: Các đại biểu đến dự Hội Trường mang, mặc lịch sự. Các quân nhân, CCB trang phục Tiểu Lễ phục Hè.

E. Địa chỉ liên hệ với BTC
1. Chu Kỳ Minh       (K2)  ĐT: 0983050549
2. Trần Kiến Quốc   (K5)  ĐT: 0903830939
3. Ngô Thế Vinh      (K5)  ĐT: 0904278744
4. Trần Thế Dân       (K7)  ĐT: 0918766979
5. Nguyễn Thị Thái  (K8)  ĐT: 0904678769

                                                                         Trưởng BLL Trường
                                                                                   Bùi Vinh

Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

Tin buồn

                                                                  TIN BUỒN
Thầy Trần Chánh Điền mất lúc 03h30 sáng ngày 17/09/2015, hưởng thọ 83 tuổi. Nhập quan 14h00 ngày 17/09/2015. Đóng quan lúc 07h00 ngày 19/09/2015. An Táng tại quê Sóc Trăng. Lễ viếng từ chiều 17/09/2015, tại gia đình, địa chỉ: 16/29/7, đường 16 phường Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân. BLL phía Nam viếng Thầy lúc 09h00 ngày 18/08/2015. Điện thoại con thầy: Trần Phúc Hào 0912261641.
(Tin từ Trần Kiến Quốc, ngày 17/09/2015)

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

Lộc Vừng Chín gốc "Thả Hoa"

Cây Lộc Vừng Chín gốc Cổ Thụ "Nhọc nhằn nở Hoa", trải thảm đỏ trên mặt Hồ.

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2015

Quốc Việt K5 (ST) DƯ HẠ - Thơ Viễn Chi

Kính gửi anh chị em bạn Trỗi
Đã gần đến giữa thu, mình muốn gửi tới anh chị em bài thơ của ông thân mình để cùng thưởng thức. 
Bài thơ tứ tuyệt này được nhà thơ Vũ Quần Phương khen trong bài giới thiệu về tập thơ của ông, như có Thần. 
Thật lạ vì nhà thơ Đoàn Văn Cừ đề nghị sửa thành DƯ HƯƠNG MÙA HẠ cho rõ nghĩa, nhưng nhà thơ đồng hương Vũ Quần Phương lại sửa thành DƯ HẠ như ý ban đầu.  
Bài thơ rất ngắn, toàn bài chỉ có 4 câu chứ không tràng giang. 
Câu đầu là mở: “Sáng sớm mưa thu lác đác rơi”.  Mọi người sẽ ngạc nhiên rằng, giờ này mưa đang tầm tã mà sao ông thân mình lại nói mưa lác đác? Sự kiện biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra mưa lụt hiện nay không phản ảnh được mùa thu trước đây. 
Mùa Thu thật lạ, có lúc trời trong vắt và có lúc quằn quại của giông bão để chuyển mình sang mùa mới – mùa Đông. 
Mưa lác đác là cơn mưa chuyển mùa, vẫn còn hơi nước của mùa hè nhưng thưa dần và hạt sương buổi sớm nhả xuống trong vắt. 
Câu hai là câu dẫn, đưa người đọc vào câu chuyện: “Trong đầm ai hái lá sen tươi”. 
Vào thu thì sen tàn, chỉ có người nào thật tinh tế hay những người bán xôi là biết được điều đó. Trong bộ tranh tứ quí, người ta vẽ sen để tượng trưng cho Mùa Hạ, còn sang Thu, sen lụi dần và trên đầm dần sẽ không còn bóng lá sen. 
Khi có người hái lá sen trên đầm vào mùa Thu thì đó mới chỉ là chớm Thu. Ai hái? Có chủ thể, nhưng chủ thể không rõ, có thể là bất cứ ai và chưa rõ người ta hái để làm gì?   
Câu thứ ba là tả thực: “Lá sen ai gói thơm xôi nóng”. À, người hái lá sen để gói xôi. Ai đã từng ăn xôi xéo hay xôi ngô gói trong lá sen thì thích lắm, hạt gạo nếp dẻo, đậu xanh chín giã nhuyễn thật bùi và hành phi thơm béo ngậy, phảng phất hương thơm của sen. Nó không có vị thơm gắt cùa chè ướp hương bằng hoa sen như bây giờ, xưa kia người ta ủ chè bằng lá sen khô. 
Đó là thú vui tinh tế của người Hà Nội, ít có người biết. Lạ, vì sang Thu thì sen tàn, làm gì có lá sen nữa. Khi mới chớm thu thì còn lá Sen, đó là dư hạ. Gần giữa Thu thì người ta gói xôi bằng lá dong, lá chuối nhưng không thú vị bằng lá Sen. 
Kết là câu thứ 4, “Thơm cả bàn tay cô bán xôi”. Câu kết cũng chính là câu Thần như nhà thơ Vũ Quần Phương đã nói; nếu chỉ lá sen, gói xôi....thì như mọi người nói thường. 
Mình đã ra đầu ngõ từ sáng sớm để mua xôi, quan sát và hỏi chuyên cô bán xôi. Nhìn hai bàn tay sứt sẹo vì bị bỏng và cặp mắt thâm quầng vì thức đêm đồ xôi và mình thấy ngạc nhiên. Hình như vang vọng từ sâu lắng câu ca dao của đồng bằng Bắc Bộ: “Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”. 
Câu thơ ấy như sự cảm tạ bao nhiêu người đã góp công sức để làm ra hạt gạo mà trong nhà mình hay gọi là “NGỌC THỰC”, cấm để vương hạt nào, con cái đánh rơi phải nhặt, tự đưa vào mồm mình. Trái là dừ đòn. 
Hóa ra cụ muốn nhắc cho con cháu phải biết quý và yêu hạt gạo.
Xin mời anh chị em thưởng thức:
"DƯ HẠ
Sáng sớm mưa Thu lác đác rơi
Trong đầm ai hái lá Sen tươi
Lá Sen ai gói thơm xôi nóng

Thơm cả bàn tay cô bán xôi!"