Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Hà Nôi có góc phố!

Hà Nội, bắt cá tại  cao ốc KengNam

*
Hà nội có góc phố
Nước lên, ngập ngang đầu
Hà nội có góc phố
Tan ca người chen nhau


Hà nội có góc phố
Chợ cóc chiếm vỉa hè
Hà nội cho tôi yêu
Phố phường đầy phân chó
Hà nội cho tôi thương
Mỏng tang manh áo chip
Em tôi phanh trên đường!


Gừng về già (Hưu) thì mới cay.

Quan tâm đặc biệt đến nợ xấu ngân hàng
Ngày 27-9, tại hội nghị lấy ý kiến, kiến nghị của nhân dân với Đảng, Nhà nước về kinh tế-xã hội do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức, vấn đề nợ xấu của ngân hàng được khá nhiều đại biểu quan tâm.
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan và TS Lê Xuân Nghĩa cùng đề nghị phải đặc biệt quan tâm đến nợ xấu ngân hàng vì nếu không xử lý đúng đắn sẽ dẫn đến nguy cơ “vỡ trận”. “Lâu nay ít ai để ý phần kinh tế ảo của chúng ta là bao nhiêu. Trong khi thực tế, ngân hàng là kinh tế ảo. Tôi thấy kinh tế khó khăn thế mà ngân hàng vẫn lãi khủng, chứng tỏ là ảo. Tái cơ cấu phải nhìn thấy điều đó để xử lý tập trung vào vấn đề này. Không xử lý dứt điểm không được!” - ông Khoan góp ý.
Theo ông Khoan, hiện có nhiều việc khiến dân trở nên bức bối bởi những quyết định vội vàng, thiếu khả thi của cơ quan quản lý như quy định chỉ bán thịt 8 tiếng, bà đẻ phải nộp thuế thu nhập cá nhân, rồi chuyện ngành giao thông đề xuất thuế này, phí kia… “Đừng nhồi thêm những bức xúc vào lòng dân nữa” - ông Khoan nhấn mạnh.
Ông Khoan cũng phản ánh những băn khoăn của nhân dân về một số vụ việc đã khá rõ ràng nhưng không thấy cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm. “Một số vụ việc như người nước ngoài vào Cam Ranh nuôi trồng thủy sản, rồi khai thác mỏ, rồi bán đất rừng ở một số nơi nhưng đến nay vẫn chưa thấy quy trách nhiệm cho ai. Dân chờ mãi mà không ai nhận trách nhiệm về những vấn đề này” - ông Khoan nói.
Về vấn đề đối ngoại, ông Khoan cho rằng cần có nghiên cứu căn cơ, từ đó xây dựng chiến lược căn cơ, chính sách tổng thể. “Sức mạnh của chúng ta về vật chất chưa nhiều, không ăn thua gì so thế giới này. Nhưng chúng ta còn có sức mạnh tinh thần. Mà sức mạnh tinh thần nằm ở lòng dân, phải xử lý thế nào khối này để nuôi dưỡng ý chí của toàn dân trên cơ sở thống nhất, có sự đồng thuận cao. Kinh nghiệm mấy nghìn năm qua cho thấy lúc nào có đoàn kết thì mọi chuyện đều tốt, không có điều này là sinh chuyện” - ông Khoan góp ý.
Nguồn: Báo PL TPHCM
Tôi nhận thấy: Phàm là lãnh đạo, hễ cứ ai đã về hưu rồi thì lúc đó mới có những suy nghĩ và phát biểu đúng đắn với thời cuộc và hợp lòng dân.
Chắc là khi đương nhiệm, Họ bận quá nên không có một suy nghĩ nào cả (?)Vậy từ nay tôi chỉ tín nhiệm duy nhất những lãnh đạo nào đã về hưu thôi.

Đắng cay và Không màu



.
Năm 2011 mình gửi cho Phương Mai, cô giáo dạy Mỹ thuật ở ĐH Kiến trúc TP HCM,  một bản nhạc chưa có lời và cũng chưa có tên, đề nghị hợp tác phần ca từ. Đọc bài Phương Mai gửi lại, mình thấy thích ngay cái ý lạ “Em đắng cay và không màu”. Qua vài chỉnh sửa, bản nhạc không lời thành ra có lời, và không tên thì nay có tên “Đắng cay và không màu”.  Xin được trân trọng giới thiệu cùng các bạn.

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

Du lịch Ấn độ- Thăm Taj mahal


*Tah Mahal, ngôi đền nổi tiếng ở Ấn Độ được xem là biểu tượng của tình yêu bất diệt giữa hoàng đế Shah Jahan và hoàng hậu Mumtaz Mahal.
Đền Taj Mahal tọa lạc ở thành phố Agra bang Utar Pradesh, phía bắc Ấn Độ. Ngôi đền được xây bằng đá cẩm thạch trắng trên một không gian rộng lớn, hài hòa làm tôn lên vẻ đẹp diễm lệ, thanh khiết của nó. Với kiến trúc Ấn – Hồi đặc trưng, Taj Mahal lung linh trên trời xanh như một viên ngọc quý làm ngây ngất bất cứ ai có dịp được chiêm ngưỡng.

Đại tá chỉ hơi sợ vợ thôi, sợ đ* gì pháp luật

                                           Sydney Morning Herald 25/9/2012. 

Quan hệ tình dục tai tiếng giữa bà Masamune và đại tá tình báo Công an VN Lương Ngọc Anh từng bị báo chí Úc khui ra trước đây nhưng bà vẫn giữ yên lặng. Cho đến khi phải ra trả lời ở tòa án trong tư cách nhân chứng của vụ truy tố 8 viên chức thuộc 2 công ty Securency và Note Printing Australia bị cáo buộc hối lộ quan chức ngoại quốc để tranh mối thầu in tiền, người ta mới được nghe tiếng nói của bà...
...
Bà Elizabeth Masamune từng là Đại diện Thương Mại Úc tại Hà Nội, khai với tòa án là đã hai lần lên giường với đại tá tình báo công an Lương Ngọc Anh. Tổng giám đốc Công ty Phát Triển Công Nghệ (AFTD) và là người môi giới để công ty Úc trúng mối thầu in tiền giấy nhựa polymer cho Ngân Hàng Nhà Nước VN.
“Phụ nữ Việt Nam nổi tiếng là ghen tuông và tôi thấy (Lương Ngọc) Anh có vẻ hơi sợ vợ.” Bà Masamune kể.
...
Nguồn:  smh.com.au

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

Hội chợ biến tướng ở Nam Ninh, TQ

Trung Quốc hôm qua đã tìm cách trấn an các nước có tranh chấp ở Biển Đông, một động thái trái ngược với căng thẳng đang có với Nhật Bản.
 

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

Chị Luận và Hành khúc ngày bình yên

Nguồn:KGUstudent
19-09-2012 22:10
Tác giả: Trần Thị Minh Nguyệt


  Theo đúng kế hoạch, trung tuần tháng 9 chọn  ngày 14-15, đoàn KGU chúng ta vào Hà Tĩnh để trao phần quà cho cựu thanh niên xung phong là chị  Đặng Thị Luận tại xã Cẩm Dương, Huyện Cẩm Xuyên. Chuyến đi rất khẩn trương nhưng tất cả đều rất trôi chảy tốt đẹp và vui vẻ.
PHẦN I: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH TRONG CHUYẾN ĐI HÀ TĨNH
1. Gặp Hội cựu TNXP tỉnh Hà Tĩnh:
- Anh Võ Tá Lý - Phó chủ tịch thường trực
- Chị Lương Thị Tuệ - Phó chủ tịch (nguyên Chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh) 


Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

Trao tặng phần quà của Quỹ " Đền ơn đáp nghĩa " cho gia đinh Cố Thương binh Trần Minh Sơn - Bạn Trỗi Khóa 5 . Quỹ được lập do phát hành Album nhạc " Hành khúc ngày bình yên " của Trần Bắc Hải.

        Anh Trần Bắc Hải - Một bạn Trỗi Khóa 5 - Hiện đang sinh sống và làm việc tại Úc. Anh rất yêu thích  âm nhạc, có năng khiếu về âm nhạc và rất tâm huyết với biển, đảo của đất nước, quê hương. Anh đã cho xuất bản và phát hành album nhạc " Hành khúc ngày bình yên " gồm 11 ca khúc do anh sáng tác và phổ thơ, ca ngợi biển, đảo quê hương và những hy sinh, cống hiến của các Anh hùng, Liệt sỹ, thương binh cho đất nước quê hương được bình yên hôm nay. Anh đã tổ chức bạn bè, trong đó có các bạn Trỗi Khóa 5 bán album nhạc này để lấy tiền gây Quỹ " Đền ơn đáp nghĩa ". Kết thúc đợt vận động và bán Album nhạc, tất cả số tiền thu được đều được anh Trần Bắc Hải đưa vào Quỹ " Đền ơn đáp nghĩa " và được chia làm 8 phần quà, mỗi phần quà khoảng 10 triệu đồng, để tặng cho gia đình các anh hùng, liệt sỹ, thương binh...có hoàn cảnh khó khăn. Có 04 phần quà tặng cho gia đinh các Anh hùng, Liệt sỹ, thương binh, CCB đảo Gạc Ma Trường Sa năm 1988 ở Quảng Bình, Đà Nẵng, Nam Định, Đắc Lắc. Có 02 phần quà tặng cho 02 chị là cựu TNXP ở Hà Tĩnh và có 02 phần quà tặng cho CCB, thương binh Khóa 5 Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi.

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

Chị Tình


Xin đăng lại tin từ một người bạn mình.
Sáng hôm nay, ngày 12/9/2012, tại Phòng đợi trị xạ của Bệnh viện K Hà Nội nhóm thiện nguyện do chị Trần Thị Minh Nguyệt chủ trì đã gặp chị Trần Thị Tình - cựu thanh niên xung phong ở Hà Tĩnh để thăm hỏi và trao 10.000.000đ (mười triệu đồng) mà anh chị em khắp nơi đã đóng góp ủng hộ qua quỹ “Hành khúc ngày bình yên” (từ việc phát hành đĩa CD Hành khúc ngày bình yên của anh Trần Bắc Hải). Chị rất cảm động và chuyển lời cảm ơn đến tác giả và tất cả các anh chị em đã quan tâm.

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

Ba nụ cười


Người con gái trong bức hình này khi ấy mới 23 tuổi. Chị sinh năm 1945. Quê hương chúng ta đã từng nổi tiếng với nụ cười năm 1968 của chị. Tôi không biết chị có làm thơ hay không.

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

MƯA EM



MƯA EM

Nắng dần tan rơi nhẹ trên phố say
Em về đây đón ngày mưa trở lại
Mưa dịu rơi ấp iu trên tay mềm
Đời hát ca ngày có em
 ***
 Mưa chạy theo chân trần đôi gót son
Mưa chạy theo một vầng em trăng tròn
Như nụ hôn đón nhau chẳng theo mùa
Ta đón mưa ngày em về
 ***
Gịot mưa múa trên đầu ngón tay
Nhạc mưa đắm say trong tim người
Mười ngón tay dài em hứng mưa
Giọt mưa múa trên đầu ngón tay
Nhạc mưa đắm say trong tim người
Thắp sáng môi cười ta đón nhau về

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

Việt nam là gì?

Đó câu hỏi mà người nước ngoài chưa hiểu hết về Việt nam thường thắc mắc, Video clip dưới đây được một du học sinh người Việt theo học tại Nhật bản làm ra và muốn trình bày theo suy nghĩ của cháu để giải thích với những ai còn chưa rõ về đất nước Việt nam thân yêu này. Video đang gây sốc trên mạng Internet với hàng chục vạn lượt truy cập chỉ trong vài ngày.

Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012

Chào ngày khai giảng các trường, phê bình cái trường này chậm tiến.

“Chuồng học” ở Huổi Chát

Huổi Chát là một bản Mông chừng vài chục nóc nhà ở huyện nghèo Mường Tè. Hôm chúng tôi có mặt, chỉ còn 7 ngày nữa là đến ngày hội khai giảng, nhưng những gì bày ra trước mắt thật đắng lòng:

Một căn lều tranh tre nứa lá gió thổi tứ bề, xiêu vẹo, ghế gãy bàn long, ủn ỉn trong đó một cặp lợn mán, được cô giáo cắm bản giới thiệu là trường học.



“Chuồng học” ở Huổi Chát

Khó từ viên phấn trắng
Đường lên Huổi Chát ngoằn nghèo bò dọc theo núi. Con đường mới vỡ chỉ rộng độ 3 gang tay, bé đến mức những chiếc xe máy chỉ có thể tiến chứ không thể quay ngang để lùi, nhiều đoạn đã thụt hẳn xuống khe sâu hun hút. Đương mùa trái gió trở giời, lúa nương cây trổ cây trụi. Đường núi thăm thẳm thi thoảng lại ngoi lên một khuôn mặt trẻ con cháy nắng lấm lem bùn đất. Những đứa nhỏ 5-6 tuổi đã phải chui rừng cắt suối bói măng mò cá kiếm cơm. Gùi có khi còn to hơn cả người.
Bấy giờ đã giữa trưa, bữa cơm nhiều nhà chỉ có đôi bát nước suối, mấy chiếc măng to bằng quả chuối, với đĩa muối ớt. Dường như cơm có vị cay, vị mặn. Đám trẻ vừa đi nương về áo quần xốc xếch, mặt mũi nhem nhuốc túm tụm sau lách liếp đầu bản giương cặp mắt trong veo như nước suối tò mò nhìn người lạ. Cô giáo Đinh Thị Vin nói bằng tiếng Mông, vẫy chúng xuống lớp. Lớp học là một căn chòi lá rộng độ bằng 4 chiếc chiếu đôi xiêu vẹo, vách tre vọc vạch, hở hoác. Bên trong bàn ghế gãy nát, đầy mạng nhện, ngổn ngang phân heo. Không biết đã từ bao giờ, trường học của lũ trẻ đã trở thành nơi trú ngụ cho một cặp heo mán với 4 heo con. Có người trong số chúng tôi gọi đùa, giọng không ít cay đắng: “Đây là chuồng học chứ đâu phải trường học”. Bế theo một học trò người Mông, cô giáo Vin loay hoay tìm chỗ đặt chân. Lớp học vùng cao khó. Khó từ chiếc bảng đen, viên phấn trắng. Khó đến cả cái sự “bắc cầu Kiều”.
Xem tiếp Bài gốc đăng trên : Báo Lao động Online

Cái trường này tự cho mình có vị trí đứng độc lập, riêng rẽ chẳng giống ai, ngày khai trường chẳng chịu tập trung học sinh, phớt lờ lệnh của BT giáo dục và CT nước, vô kỷ luật đến thế là cùng!
Vì ai ?
Ai hỡi !

Lòng yêu nước không chỉ của riêng ai

Giáo dục lòng yêu nước cho các cháu học sinh  bằng cách tự hào hát Quốc ca, đối với người bình thường không có gì khó, nhưng với các cháu bị khiếm thính sẽ rất vất vả, tuy vậy với lòng yêu nước nồng nàn, các cháu đã vượt qua khó khăn, luyện tập để có thể hát Quốc ca bằng ngôn ngữ cơ thể, xem các cháu 'Hát' thật là cảm động, mời các bạn cùng các cháu thể hiện lòng yêu nước của mình.

Xúc động học sinh hát quốc ca bằng tay
(VTC News)- Không thể nghe âm vang của tiếng trống khai trường, tiếng ca hát của các bạn và những lời nhắn nhủ của thầy cô giáo, những học sinh trường PTCS Xã Đàn (Hà Nội) lại chọn cách thể hiện niềm tự hào đó bằng “tay”.
Sáng nay 5/9, hơn 400 học sinh trường PTCS Xã Đàn ( Hà Nội) cùng với học sinh cả nước hân hoan bước vào năm học mới.
Xem học sinh hát quốc ca bằng tay
Điều đặc biệt ở mái trường này là có tới một nửa số học sinh là các em học sinh khiếm thính. Thay bằng cất cao tiếng hát bằng lời, các em học sinh ở đây lại thể hiện bài hát “Quốc ca” bằng chính đôi tay của mình.



Học sinh trường PTCS Xã Đàn (Hà Nội) chào cờ và hát quốc ca bằng tay trong ngày khai giảng năm học mới



Bài hát Quốc ca được các em thể hiện rất thành thục bằng tay
Nguồn VTC

Năm giai đoạn Trung Quốc tiến chiếm trên Biển Đông

TS Nguyễn Ngọc Trường
Báo Tổ Quốc, 3/9/2012
Từ sau Hiệp ước 6/6/1884 ký giữa Pháp với triều đình Việt Nam, nước Pháp đại diện quyền lợi của Việt Nam trong quan hệ đối ngoại và việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Trong khuôn khổ sự cam kết chung đó, Pháp tiếp tục thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nỗ lực đầu tiên của Trung Quốc tiến hành năm 1909. Nguyên do là trong Chiến tranh Thanh-Nhật (1894-1895), Nhật Bản đã chiếm Đài Loan cùng Bành Hồ. Đầu năm 1907, Nhật Bản chiếm nhóm đảo Đông Sa (Pratas). Trước sức ép dư luận trong nước, Phó vương Tổng đốc Lưỡng Quảng Trương Nhân Tuấn phái thủy sư đô đốc Lý Chuẩn đem 2 pháo thuyền ra thăm Hoàng Sa chớp nhoáng (24 giờ). Đây là hoạt động có tính thăm dò đầu tiên của một chính quyền địa phương Trung Quốc tiến hành tại quần đảo Hoàng Sa.
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến ngày nay, cứ mỗi lần ở Đông Nam Á/Biển Đông xuất hiện khoảng trống quyền lực nước lớn, Trung Quốc lại tìm cách ra quân lấn chiếm, từng bước tăng cường sự hiện diện của họ tại Biển Đông.
Từ năm 1946, Trung Quốc triển khai năm giai đoạn tranh chiếm Biển Đông:
Giai đoạn 1 (1946-1947), Trung Quốc đặt chân lên Hoàng Sa-Trường Sa:
Tháng 12-1946, Trung Quốc Tưởng Giới Thạch cử tàu ra “giải giáp quân đội Nhật” taị Hoàng Sa và Trường Sa theo sự thỏa thuận của các nước đồng minh chống Nhật.
Khi trở về Quảng Châu, tổng chỉ huy Lâm Tuân cùng một số học giả, nhà địa lý và chuyên gia sử học cùng ngồi lại để phác họa, vẽ ra cái gọi là bản đồ “11 đoạn” rồi giao cho Sở Phương vực thuộc bộ nội chính của chính quyền Trung Hoa dân quốc in ấn vào tháng 10/1947. Năm 1953, Chính phủ CHND Trung Hoa đã phê duyệt cắt bỏ hai đoạn ở vịnh Bắc bộ của Việt Nam để biến “đường 11 đoạn” thành “đường 9 đoạn”.
Sau khi CHND Trung Hoa ra đời, đơn vị đồn trú của Trung Quốc Tưởng Giới Thạch rút khỏi đảo Phú Lâm, trong khi đó Pháp vẫn duy trì quân đồn trú tại phía tây Hoàng Sa.
Giai đoạn 2 (1951-1974), từng bước đánh chiếm Hoàng Sa:
Tháng 4/1956, khi quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, Trung Quốc  bí mật đưa quân ra chiếm đóng nhóm đảo phía đông quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa quản lý các đảo thuộc nhóm đảo phía tây của Hoàng Sa và Trường Sa.
Từ ngày 17/1-20/1/1974, diễn ra hải chiến giữa các lực lượng vũ trang của Trung Quốc với lực lượng hải quân Việt Nam Cộng hòa tại Hoàng Sa. Trung Quốc chiếm nốt các đảo thuộc nhóm đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa. Tàu chiến Mỹ có mặt ngoài khơi nhưng không cứu viện cho hải quân VNCH.
Lúc này, phía Mỹ tuyên bố với phía Trung Quốc “không có ý định can thiệp” vào xung đột Biển Đông, thực chất là làm ngơ cho Trung Quốc hành động, sau khi Mỹ và Trung Quốc ký Thông cáo chung Thượng hải 1972.
Giai đoạn 3 (1975-1995), đánh chiếm một số đảo Trường Sa:
Tại Biển Đông, Trung Quốc theo đuổi sách lược gọi là “chính sách ba bước tiến, hai bước lùi”: Tìm cách lấn chiếm (tiến ba bước); khi dư luận quốc tế bày tỏ lo ngại và lên tiếng phê phán, Bắc Kinh chuyển sang thái độ hòa giải (lùi hai bước). Nhưng xu hướng lâu dài vẫn là lấn tới (lợi một bước). Điều này thể hiện xuyên suốt trong các giai đoạn  từ năm 1975.
Từ tháng 1 đến tháng 4/1988, Trung Quốc thực hiện chiến dịch đánh chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa do Việt Nam kiểm soát, chiếm đóng đá Chữ Thập, đá Châu Viên, đá Ga Ven, đá Gạc Ma, đá Su Bi.
Lúc này, phía chính quyền Gorbachev (Liên Xô) đã thực hiện hòa hoãn và thỏa hiệp với Đặng Tiểu Bình Trung Quốc trên một loạt vấn đề đối ngoại. Liên Xô chủ trương rút khỏi Cam Ranh.
Xung đột Trung Quốc - Philippines liên quan đến dải đá ngầm Vành Khăn (Mischief Reef) bắt đầu từ tháng 2/1995 khi Philippines phát hiện Trung Quốc đang cho xây dựng một hệ thống trú phòng trên một hệ thống cột trụ vững chắc, xác lập sự hiện diện thực tế của họ trên hòn đảo này. Xung đột này đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông và việc Trung Quốc mở rộng sự có mặt tại quần đảo Trường Sa.
Giai đoạn 4 (1996-2009), ngoại giao “câu giờ” và “Lục hoãn hải khẩu”:
Việc Trung Quốc chiếm dải đá ngầm Vành Khăn dấy lên mối quan ngại sâu sắc tại các nước Đông Nam Á, thúc đẩy ASEAN đoàn kết đấu tranh ngoại giao về vấn đề Biển Đông. Các nỗ lực ngoại giao đã dẫn đến việc ký kết Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc, ngày 4/11/2002, tại Phnom Penh.
Trên biển, Trung Quốc củng cố chỗ đứng ở Biển Đông và thực hiện ngoại giao “câu giờ” với những cuộc tranh chấp cường độ thấp. Với Việt Nam, Trung Quốc thực hiện chủ trương “Lục hoãn hải khẩu” (trên đất liền hòa dịu, ngoài biển tranh chấp).
Giai đoạn 5 (2009-2012), tranh chấp toàn diện cường độ cao:
Từ mùa Thu 2008, Mỹ rơi vào “hủng hoảng kép”, bị suy yếu về kinh tế và đối ngoại (sa lầy trong hai cuộc chiến tranh).
Tháng 3/2009, 5 tàu thuyền Trung Quốc bao vây cản trở hoạt động của tàu nghiên cứu hải dương Impeccable của hải quân Mỹ đang thu thập thông tin tình báo đáy biển ngoài khơi đảo Hải Nam. Tháng 3/2010, phía Trung Quốc nói với Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ James Steinberg rằng lợi ích của họ ở Biển Đông là một trong những “lợi ích cốt lõi”. Tại Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung-Mỹ lần thứ hai, tháng 5/2010 tại Bắc Kinh, ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ phụ trách đối ngoại, đã nêu với phía Mỹ Biển Đông thuộc “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc.
Bắc Kinh đưa bản đồ đường 9 đoạn hình lưỡi bò vào văn kiện gửi Ủy ban Liên hợp quốc về thềm lục địa mở rộng, ngày 7/5/2009, chính thức hóa tấm bản đồ “đường đứt đoạn” hình chữ U.
Ngày 26/5/2011, 3 tàu Hải giám của Trung Quốc thực hiện một vụ gây hấn trắng trợn khi cắt đứt cáp thu địa chấn của tàu Binh Minh 02 đang hoạt động cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên), nằm trong vùng vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Từ ngày 8/4 đến 18/6/2012, diễn ra cuộc đối đầu tại vùng bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham giữa Trung Quốc với Philippines.
 Ngày 21/6/2012, Trung Quốc thành lập “thành phố Tam Sa” (thuộc Hoàng Sa - Việt Nam) và Khu cảnh bị, nhằm thiết lập cứ điểm tại Biển Đông để kiểm soát Biển Đông. Việc thành lập “thành phố Tam Sa” và Khu cảnh bị Tam Sa  là bước phát triển mới của chiến lược bá quyền Biển Đông của Trung Quốc.
Tam Sa mở đầu giai đoạn mới Trung Quốc tranh đoạt Biển Đông, tích cực tranh chấp, tích cực khai thác, tạo ra những xung đột lợi ích ngày càng gay gắt với các nước lớn liên quan./.

Nguồn: BaoToquoc