Bữa trước 3Chai vắng nhà khá lâu do chuyến công tác Brisbane. Trong khi chờ trên rót kinh phí mua máy ảnh xịn thì chụp tạm một số hình bằng mobile phone, chỉ có tính chất minh họa chứ không dám đọ chất lượng với bác TM và các bác khác.
Bằng chứng: Trung tâm Hội nghị Brisbane.
Thật ra thì cũng nhiều lúc cũng trốn họp lang thang bát phố.
Lang thang tìm đường đến Mặt Trời.
Lang thang nửa đêm chưa về. Đem điện thoại ra chụp lén hình mấy bác nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.
Lang thang vào rừng. Thế này là cũng ấm áp gần bằng ở Bom Bo ngày xưa rồi.
Các cụ nói "Nước đổ lá khoai": mưa bão gì cứ dưới lá khoai mà núp là bình yên.
Trên đường về tạt qua Melbourne thăm con trai.
Cũng tranh thủ rẽ qua địa điểm của bài ca "Trở về Su-ri-en-to" hâm mộ từ ngày nhỏ.
Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011
Thứ Năm, 26 tháng 5, 2011
Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011
Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011
Nguyên nhân căn bản khiến Trung Quốc chần chừ không sử dụng vũ lực với Việt Nam
"...Nếu quân đội Trung Quốc dùng vũ lực giải quyết tranh chấp Biển Đông(mà Trung Quốc gọi là Nam Hải - ND), cần làm một cuộc điều tra ý dân vấn đề “đánh ai trước” thì trên 80% dân chúng Trung Quốc đều sẽ hô lên một cái tên-Việt Nam, nhất là tiếng nói cháy bỏng của họ muốn đánh Việt Nam đã một thời được bàn luận xôn xao, dân chúng căm phẫn hô hào phải tiêu diệt, bởi vì Việt Nam, xâm chiếm chủ quyển đảo bãi của Trung Quốc nhiều nhất, từ bên ngoài thấy là điên cuồng nhất, mà trong 5 nước xâm chiếm đảo bãi của Trung Quốc ở Biển Đông thì sức mạnh tổng hợp quốc gia của Việt Nam là yếu nhất, khả năng điều khiển chiến tranh kém nhất, căn cứ vào lực lượng so sánh hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể nói không một chút hoài nghi rằng nếu như Trung Quốc khai chiến với Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, quân đội Việt Nam chỉ có sức ngăn cản chứ không có lực đánh trả, cuối cùng là thất bại thảm hại, khẳng định quân đội Trung Quốc sẽ chiến thắng triệt để sạch sẽ, về điểm này chẳng có ai nghi ngờ...."
Đó là đoạn mở đầu một bài viết có nhan đề: "Nguyên nhân căn bản khiến Trung Quốc chần chừ không sử dụng vũ lực với Việt Nam" đăng trên trang mạng lớn nhất Trung quốc "Hỗ liên võng"
Bài viết trên đây được Nhà ngoại giao Dương Danh Dy dịch và giới thiệu đăng trên trang Văn hóa Nghệ An.
Đó là đoạn mở đầu một bài viết có nhan đề: "Nguyên nhân căn bản khiến Trung Quốc chần chừ không sử dụng vũ lực với Việt Nam" đăng trên trang mạng lớn nhất Trung quốc "Hỗ liên võng"
Bài viết trên đây được Nhà ngoại giao Dương Danh Dy dịch và giới thiệu đăng trên trang Văn hóa Nghệ An.
Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011
Thế giới với Trò chơi trốn tìm của Một thời đã xa.
Ảnh thật 100%
(ĐVO) Lại xuất hiện 'phiên bản' Obama và bin Laden ở Brazil. Hai kẻ thù “không đội trời chung” này vui vẻ uống rượu, chơi bida và bàn luận hòa bình thế giới.
Thực tế, Đó là anh Fernandez, 51 tuổi, một ông chủ quán bar tại đất nước lớn nhất châu Mỹ này. “Tôi là một bin Laden yêu hòa bình và căm ghét chiến tranh!”, Fernandez hài hước chia sẻ.
Thật tình cờ, ba năm trước, Osama “phẩy” quen biết một người bạn có diện mạo giống đúc Tổng thống Mỹ Obama. Anh này tên Silva, 42 tuổi, là một thương nhân và cũng là mục sư. Cảm thấy đây là duyên trời định, hai người nhanh chóng kết thân ngay từ lần đầu gặp gỡ và cùng nhau “đối ẩm”, bàn chuyện chính trị.
Về sau, đôi bạn này chụp rất nhiều tấm hình thể hiện tình bằng hữu thắm thiết. Hai người cho hay: “Những buổi gặp gỡ của chúng tôi là vì hòa bình thế giới”.
(ĐVO) Lại xuất hiện 'phiên bản' Obama và bin Laden ở Brazil. Hai kẻ thù “không đội trời chung” này vui vẻ uống rượu, chơi bida và bàn luận hòa bình thế giới.
Thực tế, Đó là anh Fernandez, 51 tuổi, một ông chủ quán bar tại đất nước lớn nhất châu Mỹ này. “Tôi là một bin Laden yêu hòa bình và căm ghét chiến tranh!”, Fernandez hài hước chia sẻ.
Thật tình cờ, ba năm trước, Osama “phẩy” quen biết một người bạn có diện mạo giống đúc Tổng thống Mỹ Obama. Anh này tên Silva, 42 tuổi, là một thương nhân và cũng là mục sư. Cảm thấy đây là duyên trời định, hai người nhanh chóng kết thân ngay từ lần đầu gặp gỡ và cùng nhau “đối ẩm”, bàn chuyện chính trị.
Về sau, đôi bạn này chụp rất nhiều tấm hình thể hiện tình bằng hữu thắm thiết. Hai người cho hay: “Những buổi gặp gỡ của chúng tôi là vì hòa bình thế giới”.
Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011
Thân tặng Trần Phong và các bạn Trỗi đã qua Phố 103
Thân tặng TP và các bạn Trỗi đã qua Phố 103
PHỐ MỘT LINH BA
Phố Một Linh Ba xưa ta ở đó
Một thời xa lắm sao nhớ khôn nguôi
Một ngày về thăm ba năm lỡ hẹn
Đại học Quân y tuổi trẻ của tôi
Hồi kèn vừa dứt xuống sân chạy dài
Một hai ba bốn ta đón nắng mai
Bài tập đội ngũ trăm người như một
Bò toài lăn lê mệt phờ hơi tai
Thực hành và lý thuyết bao nhọc nhằn
Một năm là mấy môn thi khó khăn
Chặng đường vình quang đến với khoa học
Mười phần tranh đấu mười phần gian nan
Là người chiến sĩ nhân dân phục vụ
Mọi miền đất nước in bước chân ta
Là người bác sĩ bệnh viện là nhà
Đến hẹn lại lên Viện Một Linh Ba
Bàn tay ta nắm như không muốn rời
Ngày mai lại sẽ đi bốn phương trời
Ngàn trùng xa cách nhớ nơi hò hẹn
Học Viện Quân Y trường của tôi ơi
Phố nhỏ Hà Đông ai lưu mà luyến
Đường mờ bụi trắng những chuyến xe qua
Vườn nhỏ nhà ai hoa vàng sông Nhuệ
Xà cừ xanh biếc như tiếng thầm thì
Phố Một Linh Ba xưa ta ở đó
Giờ này thật xa vẫn nhớ không quên
Một thời hoa niên sớm khuya sách đèn
Một thời sinh viên chiến sĩ quân y.
London 2007 (Hammersmith Hospital)
Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011
JET PARKING
Lâu nay 3Chai lặn biến khỏi chợ là do một chuyến công cán ở Brisbane. Hôm nay về chợ xin kể chiện nhỏ xảy ra tối hôm qua, gọi là tạ lỗi những lúc vắng nhà không hầu chuyện các bác.
3Chai ở Adelaide, thằng con trai thứ ở Melbourne. Dăm tháng một lần nó lại mua vé tàu bay mời bố mẹ lên chơi. Nhà cách xa phi trường hơn một giờ lái xe, đi taxi về thì còn quá cả tiền vé tàu bay, nên nó thường thu xếp cho mình đến nơi chuyến buổi tối để nó tiện đi đón lúc tan sở làm.
Phiên họp cuối cùng ở Brisbane vừa kết thúc hồi chiều qua thì chúng tôi hối hả ra ngay phi trường về Melbourne thăm con trai cuối tuần. Con trai bận công chuyện ở Canberra nên đậu xe của nó ở phi trường, dặn tôi khi xuống tàu bay thì gọi số đó số đó để nhận lại xe mà tự lái về nhà. Ở Úc nhiều năm mà thú thực là cũng ít đi lại nên tui chưa hề biết cái dịch vụ này. Nó gọi là Jet Parking.
Xuống Melbourne đã 10:30 tối. Đứng chờ một lúc tại điểm hẹn thì con trai gọi lại. Hóa ra cái xe Jet Parking nó đang đứng đợi mình thù lù ngay trước mắt mà không biết. Leo lên, thấy có 3 ông Tây đang ngồi chờ sẵn. Xe chở cả bọn đến một cái sân đậu xe, tài xế đưa trả hành lý rồi dẫn khách vào một cái nhà nhỏ có một cái bàn viết, một cái tủ chắc là để đựng các chìa khóa xe, và một cái biển xin lỗi khách hàng trong nhà này không có toilet. Tôi là người lên xe sau cùng, xuống xe sau cùng nên nhận hành lý và chìa khóa sau cùng. Ngoài sân trời tối thui, nhưng cũng tìm thấy xe của con trai đậu ngay trước cửa. Chất hành lý, gắn GPS lên rồi lái xe về; con trai giữ liên lạc điện thoại dẫn đường vì sợ ông bố từ nhà quê ra tỉnh bị lạc.
Về đến nhà có đèn sáng mới nhận ra là một cái valy nhỏ không phải là của mình. Gọi cho Jet Parking. Một lúc sau thì có người gọi lại. Ông ta tên là Noel Ricky, một hành khách cùng xe Jet Parking với mình và cũng bị giao nhầm một cái valy nhỏ. Nhưng giấy tờ trong valy thì lại tên người khác, không phải tên mình. Thất vọng nhưng cũng tự an ủi một nửa vì dẫu sao cái valy mình cầm nhầm sẽ có người nhận lại. Chừng một giờ sau Noel Ricky mới lần được đến chỗ mình. Ha ha ha, cái valy ông ta cầm nhầm đúng là của 3Chai. Giấy tờ duy nhất có trong đó là một mớ báo cáo khoa học, ông ấy vớ được 1 cái, đọc tên qua điện thoại, mình nghe thành Sulasờtơ, trong lúc bối rối không đoán ra đó là Sue Lester, một đồng nghiệp cùng đi họp với mình.
Vậy là tuy có hơi lôi thôi, nhưng ở đoạn đuôi U60 3Chai cũng học được bài Jet Parking, một kinh nghiệm mới trong cuộc sống ở xứ người. Tối nay quyết chí lại tự lái xe ra phi trường đón con trai. Dĩ nhiên là vẫn cần GPS, nhưng cũng phải khai thực với các bác là tôi vẫn chưa tin cái GPS này lắm. Vì cũng vừa mới làm quen với nó thôi, phải có bà thị xã ngồi bên đọc hộ.
3Chai ở Adelaide, thằng con trai thứ ở Melbourne. Dăm tháng một lần nó lại mua vé tàu bay mời bố mẹ lên chơi. Nhà cách xa phi trường hơn một giờ lái xe, đi taxi về thì còn quá cả tiền vé tàu bay, nên nó thường thu xếp cho mình đến nơi chuyến buổi tối để nó tiện đi đón lúc tan sở làm.
Phiên họp cuối cùng ở Brisbane vừa kết thúc hồi chiều qua thì chúng tôi hối hả ra ngay phi trường về Melbourne thăm con trai cuối tuần. Con trai bận công chuyện ở Canberra nên đậu xe của nó ở phi trường, dặn tôi khi xuống tàu bay thì gọi số đó số đó để nhận lại xe mà tự lái về nhà. Ở Úc nhiều năm mà thú thực là cũng ít đi lại nên tui chưa hề biết cái dịch vụ này. Nó gọi là Jet Parking.
Xuống Melbourne đã 10:30 tối. Đứng chờ một lúc tại điểm hẹn thì con trai gọi lại. Hóa ra cái xe Jet Parking nó đang đứng đợi mình thù lù ngay trước mắt mà không biết. Leo lên, thấy có 3 ông Tây đang ngồi chờ sẵn. Xe chở cả bọn đến một cái sân đậu xe, tài xế đưa trả hành lý rồi dẫn khách vào một cái nhà nhỏ có một cái bàn viết, một cái tủ chắc là để đựng các chìa khóa xe, và một cái biển xin lỗi khách hàng trong nhà này không có toilet. Tôi là người lên xe sau cùng, xuống xe sau cùng nên nhận hành lý và chìa khóa sau cùng. Ngoài sân trời tối thui, nhưng cũng tìm thấy xe của con trai đậu ngay trước cửa. Chất hành lý, gắn GPS lên rồi lái xe về; con trai giữ liên lạc điện thoại dẫn đường vì sợ ông bố từ nhà quê ra tỉnh bị lạc.
Về đến nhà có đèn sáng mới nhận ra là một cái valy nhỏ không phải là của mình. Gọi cho Jet Parking. Một lúc sau thì có người gọi lại. Ông ta tên là Noel Ricky, một hành khách cùng xe Jet Parking với mình và cũng bị giao nhầm một cái valy nhỏ. Nhưng giấy tờ trong valy thì lại tên người khác, không phải tên mình. Thất vọng nhưng cũng tự an ủi một nửa vì dẫu sao cái valy mình cầm nhầm sẽ có người nhận lại. Chừng một giờ sau Noel Ricky mới lần được đến chỗ mình. Ha ha ha, cái valy ông ta cầm nhầm đúng là của 3Chai. Giấy tờ duy nhất có trong đó là một mớ báo cáo khoa học, ông ấy vớ được 1 cái, đọc tên qua điện thoại, mình nghe thành Sulasờtơ, trong lúc bối rối không đoán ra đó là Sue Lester, một đồng nghiệp cùng đi họp với mình.
Vậy là tuy có hơi lôi thôi, nhưng ở đoạn đuôi U60 3Chai cũng học được bài Jet Parking, một kinh nghiệm mới trong cuộc sống ở xứ người. Tối nay quyết chí lại tự lái xe ra phi trường đón con trai. Dĩ nhiên là vẫn cần GPS, nhưng cũng phải khai thực với các bác là tôi vẫn chưa tin cái GPS này lắm. Vì cũng vừa mới làm quen với nó thôi, phải có bà thị xã ngồi bên đọc hộ.
Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011
Lại chuyện kiếm tiền thời nay.
Dự án tiền tỷ vào túi cá nhân, sao bây giờ kiếm tiền dễ vậy nhỉ ? ( theo VOV )
- Đây là một vụ làm giả hồ sơ, rút tiền dự án chia nhau có dự mưu, có tổ chức và gây hậu quả nghiêm trọng cần được điều tra và xử lý nghiêm minh
Trường Trường tiểu học Hưng Yên Bắc đã được Nhà nước đầu tư xây dựng khang trang bằng nguồn vốn kiên cố hoá trường học, học sinh đã vào học ổn định. Thế nhưng, người ta vẫn “chạy” được một dự án “ma” để đầu tư xây dựng chính ngôi trường này!? Nguồn vốn “từ trên trời rơi xuống” này có tổng số 1,93 tỷ đồng, ngay sau khi được giải ngân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã lập tức “chảy” vào túi cá nhân tới 1,1 tỷ đồng, chi sai mục đích hơn 200 triệu đồng; vỏn vẹn chỉ còn gần 300 triệu để “xây trường”! Chuyện “cười ra nước mắt” này xảy ra tại xã Hưng Yên Bắc, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
Lãnh đạo xã và nhà trường cùng lập dự án “ma”
Năm 2007, biết xã Hưng Yên (lúc này chưa tách xã), huyện Hưng Nguyên, đang có nhu cầu xây dựng lại trường tiểu học vốn đã xuống cấp, bà Bùi Thị Khương (trú tại TP.Vinh) đã tìm gặp bà Nguyễn Thị Thể, Hiệu trưởng nhà trường và lãnh đạo chính quyền địa phương đặt vấn đề “chạy” vốn xây trường.
Theo thỏa thuận, khi được giải ngân, bà Khương sẽ được “hưởng lợi” 40% phí “hoa hồng” trong tổng số vốn “chạy” được.
Rồi Trường tiểu học Hưng Yên Bắc đã được xây dựng khang trang với tổng kinh phí gần 3 tỷ đồng bằng nguồn vốn kiên cố hóa trường học và một phần vốn đối ứng của xã Hưng Yên Bắc (được tách từ xã Hưng Yên).
Dự án nhờ bà Khương “chạy” vốn xây trường trước đây tưởng đi vào quên lãng. Ai ngờ, đến cuối năm 2010, bỗng nhiên bà Bùi Thị Khương lại đến tìm Hiệu trưởng và UBND xã Hưng Yên Bắc với thông tin, đã có nguồn vốn. Thay vì từ chối, UBND xã Hưng Yên Bắc và lãnh đạo nhà trường sau nhiều cuộc họp lại đi đến thống nhất: Tiếp tục “chạy” dự án để lấy số tiền này xây dựng bờ bao, làm sân chơi cho nhà trường.
Trước khi giải ngân vốn cho xã xây dựng trường, bên cấp vốn cho người về xã để hoàn tất hồ sơ pháp lý. Do Trường tiểu học Hưng Yên Bắc đã xây dựng khang trang nên để thực hiện được việc này, xã Hưng Yên Bắc đã xây dựng một “kịch bản” quy mô, từ việc cho nhà đầu tư quay phim, chụp ảnh hiện trạng nhà trường trên một mảnh đất trống ở rìa làng đến việc chọn đối tác hoàn thiện hồ sơ dự án.
Tiếp tay tích cực cho xã Hưng Yên Bắc làm dự án “ma” còn có Doanh nghiệp Hoa Hùng. Trước đó, chính doanh nghiệp này đã triển khai xây dựng trường Tiểu học Hưng Yên Bắc. Nhưng theo yêu cầu của xã, doanh nghiệp vẫn lập bản vẽ thiết kế và hồ sơ báo giá kinh phí thi công công trình là 1,93 tỷ đồng để hoàn tất hồ sơ xin vốn.
Chia nhau tiền tỷ ngay sau khi giải ngân
Đến ngày 28/1/2011, số vốn hơn 1,93 tỷ đồng để đầu tư xây dựng Trường tiểu học Hưng Yên Bắc đã được chuyển về tài khoản số 306201001493 do UBND xã Hưng Yên Bắc lập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Hưng Nguyên (Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Hưng Nguyên). Ngay ngày hôm sau (29/1), Chủ tịch UBND xã Nguyễn Đình Hữu cùng Chánh văn phòng; Trưởng ban Tài chính xã; bà Bùi Thị Khương; và Hiệu trưởng Nguyễn Thị Thể tức tốc lên Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Hưng Nguyên rút 1,354 tỷ đồng. Ngay tại Ngân hàng, số tiền này được chia ngay cho bà Bùi Thị Khương 760 triệu đồng, tương ứng với 40% chi phí “hoa hồng” như đã thỏa thuận. Số còn lại, Hiệu trưởng Nguyễn Thị Thể đưa cho Thủ quỹ nhà trường 230 triệu, “đút túi” 364 triệu đồng còn lại, vì theo Hiệu trưởng, đây là chi phí mà bà ta đã vay mượn để trang trải trong quá trình “chạy” dự án. Ngày 11/3/2011, ông Nguyễn Đình Hữu, Chủ tịch UBND xã Hưng Yên Bắc viết giấy uỷ quyền để DN Hoa Hùng rút tiếp 250 triệu đồng. Theo Giám đốc doanh nghiệp Hoa Hùng, đây là chi phí thiết kế trong hồ sơ xin vốn và số tiền xã còn nợ DN khi xây dựng Trường tiểu học Hưng Yên Bắc.
Chỉ trong vòng hơn 10 ngày, kể từ khi giải ngân, số tiền mà dự án phi chính phủ đầu tư để xây dựng Trường tiểu học cho xã Hưng Yên Bắc chỉ còn vẻn vẹn 332 triệu đồng trong tài khoản của xã lập tại Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Hưng Nguyên, hơn 1,6 tỷ đồng còn lại đã bị các cá nhân “tư túi” và chi sai mục đích.
Như vậy, đã diễn ra một vụ làm giả hồ sơ, rút tiền dự án chia nhau có dự mưu, có tổ chức và gây hậu quả nghiêm trọng liên quan trực tiếp tới những cán bộ lãnh đạo xã Hưng Yên Bắc, lãnh đạo Trường tiểu học và DN Hoa Hùng. Báo TNVN đề nghị cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An sớm làm sáng tỏ và xử lý nghiêm minh vụ việc có dấu hiệu tham nhũng này./.
Hữu Đức (Báo TNVN)
- Đây là một vụ làm giả hồ sơ, rút tiền dự án chia nhau có dự mưu, có tổ chức và gây hậu quả nghiêm trọng cần được điều tra và xử lý nghiêm minh
Trường Trường tiểu học Hưng Yên Bắc đã được Nhà nước đầu tư xây dựng khang trang bằng nguồn vốn kiên cố hoá trường học, học sinh đã vào học ổn định. Thế nhưng, người ta vẫn “chạy” được một dự án “ma” để đầu tư xây dựng chính ngôi trường này!? Nguồn vốn “từ trên trời rơi xuống” này có tổng số 1,93 tỷ đồng, ngay sau khi được giải ngân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã lập tức “chảy” vào túi cá nhân tới 1,1 tỷ đồng, chi sai mục đích hơn 200 triệu đồng; vỏn vẹn chỉ còn gần 300 triệu để “xây trường”! Chuyện “cười ra nước mắt” này xảy ra tại xã Hưng Yên Bắc, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
Lãnh đạo xã và nhà trường cùng lập dự án “ma”
Năm 2007, biết xã Hưng Yên (lúc này chưa tách xã), huyện Hưng Nguyên, đang có nhu cầu xây dựng lại trường tiểu học vốn đã xuống cấp, bà Bùi Thị Khương (trú tại TP.Vinh) đã tìm gặp bà Nguyễn Thị Thể, Hiệu trưởng nhà trường và lãnh đạo chính quyền địa phương đặt vấn đề “chạy” vốn xây trường.
Theo thỏa thuận, khi được giải ngân, bà Khương sẽ được “hưởng lợi” 40% phí “hoa hồng” trong tổng số vốn “chạy” được.
Rồi Trường tiểu học Hưng Yên Bắc đã được xây dựng khang trang với tổng kinh phí gần 3 tỷ đồng bằng nguồn vốn kiên cố hóa trường học và một phần vốn đối ứng của xã Hưng Yên Bắc (được tách từ xã Hưng Yên).
Dự án nhờ bà Khương “chạy” vốn xây trường trước đây tưởng đi vào quên lãng. Ai ngờ, đến cuối năm 2010, bỗng nhiên bà Bùi Thị Khương lại đến tìm Hiệu trưởng và UBND xã Hưng Yên Bắc với thông tin, đã có nguồn vốn. Thay vì từ chối, UBND xã Hưng Yên Bắc và lãnh đạo nhà trường sau nhiều cuộc họp lại đi đến thống nhất: Tiếp tục “chạy” dự án để lấy số tiền này xây dựng bờ bao, làm sân chơi cho nhà trường.
Trước khi giải ngân vốn cho xã xây dựng trường, bên cấp vốn cho người về xã để hoàn tất hồ sơ pháp lý. Do Trường tiểu học Hưng Yên Bắc đã xây dựng khang trang nên để thực hiện được việc này, xã Hưng Yên Bắc đã xây dựng một “kịch bản” quy mô, từ việc cho nhà đầu tư quay phim, chụp ảnh hiện trạng nhà trường trên một mảnh đất trống ở rìa làng đến việc chọn đối tác hoàn thiện hồ sơ dự án.
Tiếp tay tích cực cho xã Hưng Yên Bắc làm dự án “ma” còn có Doanh nghiệp Hoa Hùng. Trước đó, chính doanh nghiệp này đã triển khai xây dựng trường Tiểu học Hưng Yên Bắc. Nhưng theo yêu cầu của xã, doanh nghiệp vẫn lập bản vẽ thiết kế và hồ sơ báo giá kinh phí thi công công trình là 1,93 tỷ đồng để hoàn tất hồ sơ xin vốn.
Chia nhau tiền tỷ ngay sau khi giải ngân
Đến ngày 28/1/2011, số vốn hơn 1,93 tỷ đồng để đầu tư xây dựng Trường tiểu học Hưng Yên Bắc đã được chuyển về tài khoản số 306201001493 do UBND xã Hưng Yên Bắc lập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Hưng Nguyên (Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Hưng Nguyên). Ngay ngày hôm sau (29/1), Chủ tịch UBND xã Nguyễn Đình Hữu cùng Chánh văn phòng; Trưởng ban Tài chính xã; bà Bùi Thị Khương; và Hiệu trưởng Nguyễn Thị Thể tức tốc lên Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Hưng Nguyên rút 1,354 tỷ đồng. Ngay tại Ngân hàng, số tiền này được chia ngay cho bà Bùi Thị Khương 760 triệu đồng, tương ứng với 40% chi phí “hoa hồng” như đã thỏa thuận. Số còn lại, Hiệu trưởng Nguyễn Thị Thể đưa cho Thủ quỹ nhà trường 230 triệu, “đút túi” 364 triệu đồng còn lại, vì theo Hiệu trưởng, đây là chi phí mà bà ta đã vay mượn để trang trải trong quá trình “chạy” dự án. Ngày 11/3/2011, ông Nguyễn Đình Hữu, Chủ tịch UBND xã Hưng Yên Bắc viết giấy uỷ quyền để DN Hoa Hùng rút tiếp 250 triệu đồng. Theo Giám đốc doanh nghiệp Hoa Hùng, đây là chi phí thiết kế trong hồ sơ xin vốn và số tiền xã còn nợ DN khi xây dựng Trường tiểu học Hưng Yên Bắc.
Chỉ trong vòng hơn 10 ngày, kể từ khi giải ngân, số tiền mà dự án phi chính phủ đầu tư để xây dựng Trường tiểu học cho xã Hưng Yên Bắc chỉ còn vẻn vẹn 332 triệu đồng trong tài khoản của xã lập tại Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Hưng Nguyên, hơn 1,6 tỷ đồng còn lại đã bị các cá nhân “tư túi” và chi sai mục đích.
Như vậy, đã diễn ra một vụ làm giả hồ sơ, rút tiền dự án chia nhau có dự mưu, có tổ chức và gây hậu quả nghiêm trọng liên quan trực tiếp tới những cán bộ lãnh đạo xã Hưng Yên Bắc, lãnh đạo Trường tiểu học và DN Hoa Hùng. Báo TNVN đề nghị cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An sớm làm sáng tỏ và xử lý nghiêm minh vụ việc có dấu hiệu tham nhũng này./.
Hữu Đức (Báo TNVN)
Hoà nhạc xong, mời các bạn ra khơi cùng dân chài đất Việt.
Phi lý “lệnh” cấm đánh cá biển Đông. (VOA)
Cấm đánh bắt cá ở Biển Đông là vi phạm chủ quyền Việt Nam.
Mới đây, trang thông tin của Chính quyền thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đăng tải “Thông báo về phương án công tác quản lý mùa nghỉ đánh cá ở khu vực biển Đông năm 2011” từ 12h ngày 16/5 đến 12h ngày 1/8/2011, phạm vi bao gồm một số vùng biển của Việt Nam. Đây là một thông báo hết sức phi lý, vi phạm công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982 và vi phạm Tuyên bố về các ứng xử của các bên tại biển Đông, làm cho tình hình biển Đông phức tạp thêm.
Rõ ràng việc ra “lệnh” cấm đánh bắt cá của Trung Quốc chỉ có giá trị đối với ngư dân Trung Quốc và đương nhiên cũng chỉ có giá trị trên các vùng biển của Trung Quốc. Việc gửi . Việc Trung Quốc đơn phương thi hành lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông là vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển đảo và lãnh hải này.
Phải khẳng định rằng, Trung Quốc không hề là “ông chủ” trên biển Đông và cũng không có luật pháp quốc tế nào công nhận điều đó. Từ bao đời nay, ngư dân Việt Nam vẫn đánh cá ở những vùng biển quen thuộc của mình thuộc lãnh hải Việt Nam theo đúng luật pháp quốc tế. Với những vùng biển đang có tranh chấp trên biển Đông, thì không chỉ có ngư dân Trung Quốc hay Việt Nam đánh cá ở đó, mà còn có ngư dân của nhiều quốc gia khác trong khu vực. Ở nơi đó, một “lệnh” đơn phương của một quốc gia nào cấm đánh bắt cá cũng là không thích hợp và trái luật pháp quốc tế.
Với phương châm “tạo dựng biển Đông thành một vùng biển hoà bình và hợp tác”, Việt Nam luôn hướng giải quyết những tranh chấp, xung đột trên biển một cách hòa bình, trên tinh thần hợp tác, tôn trọng lẫn nhau. Ứng xử trên biển Đông đòi hỏi không một quốc gia nào có thể làm trái với luật lệ quốc tế, và cũng không một quốc gia nào đưa ra luận điểm ngang ngược kiểu “biên giới mềm” để từ đó coi vùng đất, vùng biển của các nước khác có thể bị xê dịch bằng thứ lý lẽ lấy được.
Đây cũng không phải lần đầu tiên Trung Quốc đơn phương đưa ra “lệnh” cấm vô lý này. Và cũng không phải lần đầu tiên Việt Nam chính thức bác bỏ nó. Lệnh cấm của Trung Quốc chỉ có hiệu lực đối với ngư dân Trung Quốc, trên vùng biển Trung Quốc. Ngư dân Việt Nam vẫn tiếp tục ra khơi trên vùng biển của mình. Vì chủ quyền quốc gia, vì cuộc sống của gia đình mình, ngư dân Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục ra khơi đánh cá trên những vùng biển quen thuộc. Bây giờ đang là vụ cá nam, vụ cá lớn nhất trong năm. Vì thế, không có lý do gì ngư dân phải nằm bờ trong khi mùa cá đang vẫy gọi họ.
Những ngư dân Việt Nam làm công việc quen thuộc từ bao đời nay và khiêm nhường xin lộc biển. Hành trang mà họ mang theo khi vươn khơi chính là tình yêu biển quê hương, là mục tiêu lao động nghề cá để nuôi sống gia đình. Họ là sứ giả của hoà bình và hữu nghị giữa những người đánh cá trên biển Đông không phân biệt quốc tịch.
Những người con của biển vẫn vươn khơi để mang về những mẻ cá đầy. Chứa đựng trong đó là niềm kiêu hãnh và sự tự hào. Và họ biết mình không hề đơn độc./.
Tuyết Yến
Cấm đánh bắt cá ở Biển Đông là vi phạm chủ quyền Việt Nam.
Mới đây, trang thông tin của Chính quyền thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đăng tải “Thông báo về phương án công tác quản lý mùa nghỉ đánh cá ở khu vực biển Đông năm 2011” từ 12h ngày 16/5 đến 12h ngày 1/8/2011, phạm vi bao gồm một số vùng biển của Việt Nam. Đây là một thông báo hết sức phi lý, vi phạm công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982 và vi phạm Tuyên bố về các ứng xử của các bên tại biển Đông, làm cho tình hình biển Đông phức tạp thêm.
Rõ ràng việc ra “lệnh” cấm đánh bắt cá của Trung Quốc chỉ có giá trị đối với ngư dân Trung Quốc và đương nhiên cũng chỉ có giá trị trên các vùng biển của Trung Quốc. Việc gửi . Việc Trung Quốc đơn phương thi hành lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông là vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển đảo và lãnh hải này.
Phải khẳng định rằng, Trung Quốc không hề là “ông chủ” trên biển Đông và cũng không có luật pháp quốc tế nào công nhận điều đó. Từ bao đời nay, ngư dân Việt Nam vẫn đánh cá ở những vùng biển quen thuộc của mình thuộc lãnh hải Việt Nam theo đúng luật pháp quốc tế. Với những vùng biển đang có tranh chấp trên biển Đông, thì không chỉ có ngư dân Trung Quốc hay Việt Nam đánh cá ở đó, mà còn có ngư dân của nhiều quốc gia khác trong khu vực. Ở nơi đó, một “lệnh” đơn phương của một quốc gia nào cấm đánh bắt cá cũng là không thích hợp và trái luật pháp quốc tế.
Với phương châm “tạo dựng biển Đông thành một vùng biển hoà bình và hợp tác”, Việt Nam luôn hướng giải quyết những tranh chấp, xung đột trên biển một cách hòa bình, trên tinh thần hợp tác, tôn trọng lẫn nhau. Ứng xử trên biển Đông đòi hỏi không một quốc gia nào có thể làm trái với luật lệ quốc tế, và cũng không một quốc gia nào đưa ra luận điểm ngang ngược kiểu “biên giới mềm” để từ đó coi vùng đất, vùng biển của các nước khác có thể bị xê dịch bằng thứ lý lẽ lấy được.
Đây cũng không phải lần đầu tiên Trung Quốc đơn phương đưa ra “lệnh” cấm vô lý này. Và cũng không phải lần đầu tiên Việt Nam chính thức bác bỏ nó. Lệnh cấm của Trung Quốc chỉ có hiệu lực đối với ngư dân Trung Quốc, trên vùng biển Trung Quốc. Ngư dân Việt Nam vẫn tiếp tục ra khơi trên vùng biển của mình. Vì chủ quyền quốc gia, vì cuộc sống của gia đình mình, ngư dân Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục ra khơi đánh cá trên những vùng biển quen thuộc. Bây giờ đang là vụ cá nam, vụ cá lớn nhất trong năm. Vì thế, không có lý do gì ngư dân phải nằm bờ trong khi mùa cá đang vẫy gọi họ.
Những ngư dân Việt Nam làm công việc quen thuộc từ bao đời nay và khiêm nhường xin lộc biển. Hành trang mà họ mang theo khi vươn khơi chính là tình yêu biển quê hương, là mục tiêu lao động nghề cá để nuôi sống gia đình. Họ là sứ giả của hoà bình và hữu nghị giữa những người đánh cá trên biển Đông không phân biệt quốc tịch.
Những người con của biển vẫn vươn khơi để mang về những mẻ cá đầy. Chứa đựng trong đó là niềm kiêu hãnh và sự tự hào. Và họ biết mình không hề đơn độc./.
Tuyết Yến
Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2011
Khám phá bát phở giá 5.000 USD
15/05/2011 (VTC News)
Thông thường 1 bát phở có giá vài đô la, vậy bên trong bát phở của nhà hàng Việt Nam tại Hoa Kỳ có những gì mà giá lên tới 5.000 USD?
Một bát phở có giá khởi điểm 5.000 USD sắp được nhà hàng Tiato – một nhà hàng Việt Nam ở Hoa Kỳ đưa vào cuộc đấu giá từ thiện để giúp đỡ trẻ em ở 2 bệnh viện nhi USCF Benioff và bệnh viện nhi Losangles.
Thông thường, một bát phở có giá chỉ vài đô la. Nhưng nhà hàng cao cấp Tiato ở Santamonica sẽ đưa ra một bát phở vào dạng hiếm với thành phần khá xa xỉ gồm nấm cục alba trắng, thịt bò wagyu A5, nước dùng làm từ gan ngỗng, giá đỗ đặc biệt và thịt tôm hùm xanh. Ngoài ra, bát phở còn kèm loại tương ớt Sriracha nổi tiếng, ngò rí và tất nhiên là phở.
Phở là món ăn nổi tiếng của Việt Nam được nhiều người nước ngoài ưa thích
Xét về độ quý hiếm của từng thành phần trong bát phở nhiều người không khỏi kinh ngạc.Thịt bò Wagyu A5 là loại thịt bó bậc thượng hạng của loại thịt bò Wagyu Kobe nổi tiếng. Đây là loại bò được nuôi cẩn thận và có chế độ chăm sóc đặc biệt như mát xa, uống bia…
Ở Nhật Bản giá bán thịt bò Wagyu là 160-320 USD/kg. Wagyu là loại bò cho hàm lượng dinh dưỡng cao và rất tốt cho sức khỏe, chứa lượng vân mỡ và tỷ lệ chất béo không bão hòa cao hơn bất kỳ loại bò nào trên thế giới. Lượng vân mỡ cao là yếu tố làm tăng hương vị ngon, ngọt và độ mềm của thịt.
Nấm cục trắng alba là nấm cục đắt nhất trên thế giới, thậm chí được đánh giá cao hơn so với nấm cục đen. Các nhà khoa học cho rằng, trong hai triệu con tôm hùm thì chỉ một con có màu xanh – đây là kết quả của sự biến đổi về gen đã gây ra một lượng protein dư thừa làm đổi màu của tôm.
Chủ nhà hàng Tiato có kế hoạch đưa bát phở 5.000 USD này vào thực đơn của một nhà hàng khác ở Berverly Hills. Lợi nhuận sẽ được ủng hộ cho bệnh viện.
Thông thường 1 bát phở có giá vài đô la, vậy bên trong bát phở của nhà hàng Việt Nam tại Hoa Kỳ có những gì mà giá lên tới 5.000 USD?
Một bát phở có giá khởi điểm 5.000 USD sắp được nhà hàng Tiato – một nhà hàng Việt Nam ở Hoa Kỳ đưa vào cuộc đấu giá từ thiện để giúp đỡ trẻ em ở 2 bệnh viện nhi USCF Benioff và bệnh viện nhi Losangles.
Thông thường, một bát phở có giá chỉ vài đô la. Nhưng nhà hàng cao cấp Tiato ở Santamonica sẽ đưa ra một bát phở vào dạng hiếm với thành phần khá xa xỉ gồm nấm cục alba trắng, thịt bò wagyu A5, nước dùng làm từ gan ngỗng, giá đỗ đặc biệt và thịt tôm hùm xanh. Ngoài ra, bát phở còn kèm loại tương ớt Sriracha nổi tiếng, ngò rí và tất nhiên là phở.
Phở là món ăn nổi tiếng của Việt Nam được nhiều người nước ngoài ưa thích
Xét về độ quý hiếm của từng thành phần trong bát phở nhiều người không khỏi kinh ngạc.Thịt bò Wagyu A5 là loại thịt bó bậc thượng hạng của loại thịt bò Wagyu Kobe nổi tiếng. Đây là loại bò được nuôi cẩn thận và có chế độ chăm sóc đặc biệt như mát xa, uống bia…
Ở Nhật Bản giá bán thịt bò Wagyu là 160-320 USD/kg. Wagyu là loại bò cho hàm lượng dinh dưỡng cao và rất tốt cho sức khỏe, chứa lượng vân mỡ và tỷ lệ chất béo không bão hòa cao hơn bất kỳ loại bò nào trên thế giới. Lượng vân mỡ cao là yếu tố làm tăng hương vị ngon, ngọt và độ mềm của thịt.
Nấm cục trắng alba là nấm cục đắt nhất trên thế giới, thậm chí được đánh giá cao hơn so với nấm cục đen. Các nhà khoa học cho rằng, trong hai triệu con tôm hùm thì chỉ một con có màu xanh – đây là kết quả của sự biến đổi về gen đã gây ra một lượng protein dư thừa làm đổi màu của tôm.
Chủ nhà hàng Tiato có kế hoạch đưa bát phở 5.000 USD này vào thực đơn của một nhà hàng khác ở Berverly Hills. Lợi nhuận sẽ được ủng hộ cho bệnh viện.
Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011
"Hữu nghị thắm thiết"
Chủ quyền biển: Ngư dân Việt Nam lạy lính Hải quân Trung quốc, tất nhiên là chỉ những người dân hèn mọn, kiếm kế sinh nhai bằng tôm cá trời cho trên vùng biển cha ông mới phải chịu cảnh khốn khổ như trên clip. Trên bàn nhậu, khi đưa vào miệng miếng hải sản do những người dân này kiếm được, có ai cảm thông với họ không?
Thứ Tư, 11 tháng 5, 2011
Để nghe và yêu được nhạc cổ điển
Nhạc cổ điển còn chưa quen thuộc lắm với đa số chúng ta. Trình độ cảm thụ âm nhạc nói chung thể hiện dân trí. Ở những xã hội tân tiến, việc thưởng thức nhạc cổ điển là một nét văn hóa phổ biến trong cộng đồng. Chúng ta đang xây dựng một xã hội hướng tới những mục tiêu cao đẹp, vì vậy nâng cao trình độ văn hóa cũng đi kèm với việc thưởng thức âm nhạc thế nào cho đúng. Việc tìm hiểu về nhạc cổ điển, hiểu biết về các tác giả và tác phẩm của họ có rất nhiều lợi ích, trước tiên là năng cao tầm hiểu biết âm nhạc của chính chúng ta. Thứ hai là có thể có kiến thức để dạy dỗ con cháu, hướng chúng tới những cái đẹp đích thực. Các anh em ở những vị trí có thể phải làm công việc giao tiếp với đối tác và được mời dự những buổi hòa nhạc lớn thì cũng có thể tránh được những tình huống khó khăn khi phải thể hiện trình độ hiểu biết của mình về âm nhạc. Ngày xưa tôi được nghe một câu chuyện vui về việc có một anh thị dân hãnh tiến, muốn thể hiện đẳng cấp bằng cách học đòi đi nghe nhạc giao hưởng, bản nhạc có nhiều chương hồi và có những khoảng lặng cần thiết để chuẩn bị cho cao trào, khi thấy dàn nhạc ngừng chơi, khán phòng im phăng phắc, để tỏ ra là người biết thưởng thức âm nhạc anh chàng bèn đứng dậy vỗ tay bôm bốp, buổi hòa nhạc bị phá hỏng chỉ vì một người kém hiểu biết.
Vì vậy nên chăng, thay vì đi vào những đề tài gây tranh cãi như chuyện chính trị, chuyện tệ nạn thì ta mở topic tìm hiểu âm nhạc. Những nhà nghiên cứu âm nhạc có rất nhiều những bài viết hay, rất bổ ích, nếu chịu khó tìm tòi, học hỏi, rất có thể trình độ thưởng thức âm nhạc của chúng ta được nâng lên, tránh được những tình huống khó xử. Hoặc đơn giản là giúp cho tuổi già có thêm một thú vui lành mạnh.
Tôi thu thập được một số bài viết hay về đề tài này, xin mạnh dạn đăng lên để chúng ta cùng đọc, nếu Bachai cùng góp sức thì những bài viết kiểu này sẽ rất đắc dụng.( Xin nhắc lại là các bài viết do các nhạc sỹ hoặc nhà nghiên cứu viết)
***Ý kiến của nhạc sỹ Văn Thành
"...Chỉ có một cách duy nhất để thưởng thức được nhạc cổ điển, đó là thường xuyên lắng nghe, bởi cái đẹp và ý nghĩa thật sự của nhạc cổ điển chỉ có thể tìm thấy ở một nơi duy nhất. Đó là âm thanh.
Vài năm gần đây những buổi biểu diễn âm nhạc giao hưởng thính phòng của các dàn nhạc, nghệ sĩ trong và ngoài nước thường xuyên diễn ra, thật sự là những điểm sáng trong bức tranh hoạt động âm nhạc của nước ta. Trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã có nhiều bài viết cổ vũ khen ngợi trình độ của dàn nhạc giao hưởng và các nghệ sĩ độc tấu. Đặc biệt không ít người cho rằng chúng ta đã có đông đảo công chúng cảm nhận được sâu sắc những tác phẩm cổ điển thuộc nhiều trường phái khác nhau.
Vài năm gần đây những buổi biểu diễn âm nhạc giao hưởng thính phòng của các dàn nhạc, nghệ sĩ trong và ngoài nước thường xuyên diễn ra, thật sự là những điểm sáng trong bức tranh hoạt động âm nhạc của nước ta. Trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã có nhiều bài viết cổ vũ khen ngợi trình độ của dàn nhạc giao hưởng và các nghệ sĩ độc tấu. Đặc biệt không ít người cho rằng chúng ta đã có đông đảo công chúng cảm nhận được sâu sắc những tác phẩm cổ điển thuộc nhiều trường phái khác nhau.
Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011
Cảm nhận những ngày nắng .
Hà nội nắng đâu có gì lạ! đành rằng cái nắng dường như chói chang hơn khi đô thị phát triển, và khi người ta đã có tuổi, nắng dường như cũng nóng hơn, sáng chói hơn trong con mắt lão thị ba độ diop.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)