Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

Lịch sử qua hai bài thơ liên quan đên Ô mã nhi và Toa đô

Quốc Việt K5 (NC)

Kính gửi anh chị em bantroi
Vừa rồi đi công tác tại TPHCM, mình gặp được anh em rất vui nhưng không viết được gì vì cứ gặp nhau xong là say bí tỉ.
Về lại đi Tây Bắc ngay, đến Hoà Bình mới nhớ gặp Nhất Trung, anh chàng nhìn mình như kẻ thù: "Đến Mai Châu toàn múa với các bà già". Ý hắn trách bài tuỳ bút của mình. Bài ấy chưa kịp nói tới việc đi múa Xoè với Gái Châu.
Người Thái chỉ múa Xoè trong các Lễ Hội, muốn múa với các cháu Văn Công thì phải đặt trước, tiện hơn có thể mời các bà sồn sồn, trên 40, bỏ làm ruộng về múa với giá 3 triệu một tốp múa (10 người), 500 ngàn thì tốp múa trên 60, còn múa Chùa phải nhiều tuổi hơn, Nhất Trung tấm tắc khen các cụ múa cũng bốc và vui lắm. 
Hôm nay xin gửi tới anh chị em bài nghiên cứu về các ngộ nhận lịch sử trong bản dịch với hai bài thơ nổi tiếng mà các thế hệ học sinh đều phải học. Đó là bài "Tòng giá Hoàn Kinh" của Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải và "Đại Cáo bình Ngô" của Tham tri Chính sự Nguyễn Trãi.
LỊCH SỬ QUA HAI BÀI THƠ LIÊN QUAN TỚI Ô MÃ NHI VÀ TOA ĐÔ
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt lần thứ 2, 3 nhà Nguyên cử Hoàng tử Toghan (Thoát Hoan) cùng 2 danh tướng là Ô Mã Bạt Đô (Omar Batur) và Toa Đô (Sougo) sang đánh Đại Việt
1) "Ô Mã Nhi - theo Wikipedia - tướng nhà Nguyên. Tên phiên theo Latin là Omar Batur hàm Vạn hộ hầu."
Omar Batur đáng ra phải phiên âm ra tiếng Việt là Ô Mã Bạt Đô tại sao lại là Ô Mã Nhi?.
Batur hay Bạt Đô là đẳng cấp võ sĩ quý tộc bậc cao quý nhất của người Mông cổ, xuất sứ từ các võ sĩ đoạt giải nhất các môn võ toàn Đế quốc. Batur còn được phiên âm là Ba To như tên Thủ đô Mông cổ hiện nay: U lan Ba to (Ulan Batur). Ngay Hoàng đế Mông cổ cũng chỉ đến đẳng cấp Bạt Đô, có thể phiên nghĩa gần như Đại Vương.
Theo ĐVSKTT: Sau 2 lần đem quân xâm lược Đại Việt (năm 1285 và 1288), vào năm 1288, Ô Mã Nhi bị dũng tướng Đỗ Hành Đại Việt bắt sống trong trận Bạch Đằng; Nhà Trần đã cho dìm chết Ô Mã Nhi trên đường trao trả y cho Nhà Nguyên và trích dẫn thư của Vua Trần gửi Nguyên Thế tổ Hoàng đế để làm chứng:
- "Tham chính Ô Mã Nhi theo kỳ định đã về sau. Chẳng may đêm đến, thuyền rỉ nước, tham chính tầm vóc cao lớn lực lưỡng, khó bề cứu vớt, mới nỗi phải chết chìm; người chở thuyền của tiểu quốc vì vớt ông ấy, cũng đều phải chết cả. Thê thiếp và tiểu đồng của Tham chính cũng suýt chết đuối, may vì mình mẩy bé nhẹ nên mới cứu được..."
Bức thư hơi lạ vì viên đại soái ra trận còn mang theo các bà vợ và trên chiếc thuyền đắm ấy còn nhiều bà vợ và các tiểu đồng được cứu sống, đã chứng kiến lời Vua Trần đúng sự thật.
Sử liệu của Ngô Sĩ Liên có 3 vấn đề cần bàn:
1) Nếu sử liệu của Ngô Sĩ Liên là đúng thì ngoài Ô Mã Nhi, còn có nhiều thê thiếp và tiểu đồng của Y đi cùng thuyền, đều chứng kiến vụ rỉ nước làm chìm thuyền, chứng kiến vụ thuỷ thủ Đại Việt cứu vớt họ và Ô Mã Nhi chết đuối thật, tất phải về tâu trình với Hoàng đế Nhà Nguyên, làm sao có chuyện nhà Trần cho đục thuyền, dìm chết viên đại soái này.
2) Kì lạ hơn tên của Ô Mã Bạt Đô được ĐVSKTT ghi là Ô Mã Nhi với chữ Nhi là trẻ con. Ô Mã Nhi nghĩa là thằng bé con nhà Ô Mã.
3) ĐVSKTT chép Ô Mã Nhi bị tướng Đỗ Hành bắt sống trong trận Thuỷ chiến Bạch đằng xem chừng hơi lạ với một Bạt Đô - Võ sĩ giỏi nhất Mông cổ, rất giỏi thuỷ chiến.
Sự thật thế nào?
Quân Mông Cổ có truyền thống mang theo con trai hay cháu trai ra trận để tập chiến đấu dần; Ô Mã Nhi chính là con hay cháu trai của Ô Mã Bạt Đô.
Sau trận Bạch đằng, Nguyên sử không bao giờ nhắc tới Ô Mã Bạt Đô nữa, viên Nguyên soái này chắc chắn đã chết trong đám loạn quân hàng vạn người hoảng sợ, giày xéo lên nhau, chạy, nhảy, la, hét trong đám lủa cháy ngút trời của hàng ngàn chiếc tàu đang cháy và đang dần vỡ đắm, xác của Ô Mã Bạt Đô không tìm thấy. Đó là “Quân hồi vô phèng” của vỡ trận đến chỉ huy cũng bị xéo chết là thế. 
Con hay cháu của Ô Mã Bạt Đô là Ô Mã Nhi bị bắt. Nhà Nguyên vẫn kính trọng viên đại soái này nên con cháu Ô Mã Bạt Đô vẫn còn được phong cai quản Vân Nam và Pakistan thậm chí nhiều nơi thành địa danh.
2) Toa Đô (Suodu), danh tướng Mông cổ, nguyên chỉ huy cấm binh bảo vệ Hoàng đế Mông cổ, chức Thiên hộ hàu, có công lớn trong việc bình định Trung Quốc, có trận đã chém 300 thủ cấp các viên tướng Trung Quốc. Với tính cách tàn bạo và dũng mãnh nên Toa Đô liên tục được cất nhắc.
Năm 1281, Toa Đô chỉ huy 20 vạn quân với 1000 tàu chiến lớn (trung bình mỗi tàu chở 200 người) vào đánh Chiêm Thành, lấy đó làm bàn đạp để tấn công Đại Việt nhưng không diệt được Chiêm Thành. Toa Đô cùng đại quân chạy ra Quảng Trị chiếm đất làm ruộng để sống.
Năm 1288, Toa Đô được lệnh đem đại binh vòng ra Đại Việt để hợp binh với Thoát Hoan. Thoát Hoan cử Ô Mã Bạt Đô đón Toa Đô tại Thanh Hoá.
Bị Trần Nhật Duật chặn đánh tại Hàm Tử Quan (Khoái châu, Hưng Yên ngày nay), Toa Đô và Ô Mã Bạt Đô buộc phải lui về cửa Thiên Trường, bị cầm chân tại đây không hội quân được với Thoát Hoan ở Thăng Long; Nhờ đó Đại quân nhà Trần đã tập kích và lừa đại quân của Thoát Hoan tại trận Chương Dương Độ (nay thuộc bờ sông Hà Nội), quân Thoát Hoan tan tác, Thoát Hoan phải bỏ chạy khỏi Thăng Long.
Đoàn Hải quân cúa Toa Đô và Ô Mã Bạt Đô nghe tin Thoát Hoan thua chạy, liền rút về Tây Kết (Khoái châu), tiếp tục bị truy kích, Toa Đô do quá sợ thuỷ quân Việt bèn bỏ thuyền xuống ngựa chạy, bị lừa lao vào ổ phục binh. 
ĐVSKTT ghi là Toa Đô bị trúng tên chết, nhưng mũi tên khó xuyên qua bộ giáp trụ dày của viên mãnh tướng đã bình định và chặt đầu hàng trăm tướng lĩnh Trung Quốc như đốn củ chuối này; Nguyên sử ghi Toa Đô ngã ngựa chết vì không biết tới cái Lao của người Việt. Với ngựa tốt và bản tính dũng mãnh, cả người và ngựa Toa Đô chắc chắn bị ăn vài chục cái Lao của người Việt bằng cả cây tre dài, một đầu phạt nhọn, một đầu cắm xuống đất, Toa Đô có thể bị treo lơ lửng giữa trời cho đến khi có người hạ xuống. Theo ĐVSKTT, Vua Trần Nhân Tông khi thấy thủ cấp của Toa Đô liền cởi áo bào phủ lên và căn dặn các quan văn võ:" Làm tôi phải nên như thế" rồi sai đem chôn. Người Việt không có thói quen chặt lấy thủ cấp trừ phi cả cơ thể Toa Đô bị nát bấy bởi hàng chục cái lao xuyên qua.
Các bài thơ bị dịch sai như thế nào?

3) Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi viết:
"Toa đô kí cầm ư Hàm Tử Quan
Ô Mã hựu ế ư Bạch Đằng Hải"
"Cửa Hàm Tử BẮT SỐNG TOA ĐÔ (???)
Sông Bạch đằng giết tươi Ô Mã".(???)
Bản dịch của Ngô Tất Tố.
Nhiều người chê cụ Thái Học sinh dốt sử, nhưng nên xem lại:
- Bạch Đằng Hải nghĩa là cửa bể Bạch Đằng nơi Ô Mã Bạt Đô chết trong đám loạn quân là đúng. Nhiều người cho rằng Ô Mã Nhi bị bắt sống, đúng vậy, kẻ bị bắt là Ô Mã Nhi (thằng bé nhà Ô Mã),
- Toa Đô không bị bắt sống ở Cửa Hàm Tử như bản dịch, đúng như Nguyễn Trãi viết, Y bị Chặn đứng hay cầm chân ở Hàm Tử quan. Chữ Cầm này của cụ Nguyễn Trãi nghĩa là giữ chân hay Chăn đứng, sau đó Toa Đô mới bị giết ở Tây kết (Hưng yên). 
Câu của Đại cáo Bình Ngô đáng ra phải dịch:
Cửa Hàm Tử chặn đứng Toa Đô
Bể Bạch đằng giết tươi Ô Mã.
4) Bài thơ Tòng giá Hoàn Kinh của Thượng tướng Thái sư Chiêu Minh Đại vương Trần Quang Khải ngay sau cuộc chiến, chắc chắn là chính xác:
"Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu trí lực
Vạn cổ cựu Giang san"
Tuy nhiên cụ Trần Trọng Kim lại dịch
"Chương dương cướp giáo giặc
Cửa Hàm tử BẮT THÙ
Thái bình nên gắng sức
NON NƯỚC ẤY NGÀN THU"
Bản dịch của cụ Kim có mấy điểm không ổn:
- “Cầm Hồ” là giữ chân quân địch chứ không phải bắt giặc
- “Vạn cổ cựu Giang San” dịch là NON NƯỚC ÂY NGÀN NĂM có lẽ không hợp. Nguyên văn là Giang sơn này đã có hàng vạn năm rồi. Câu này có 2 nghĩa: (1) Nhà Trần bắt đầu có chính sử do Bảng nhãn Lê Văn Hưu nhận lệnh của Vua Trần Thái Tông soạn, gọi là Đại Việt sử kí, viết từ kỉ nhà Triệu đến kỉ nhà Lý, trước đó là dã sử. Sau này sử gia Ngô Sỹ Liên bỏ nhà Triệu, tuy nhiên Văn hiến có từ lâu, 1,2 vạn năm trước ngày nay. (2) Mảnh đất (Giang Sơn) cũng tồn tại hàng vạn năm rồi (theo Gene và địa chất, ngày nay chứng minh các cụ nói đúng – tồn tại từ 6,5 vạn đến 4 vạn năm trước ngày nay) . 
Bài thơ đáng lẽ là:
Đoạt giáo Chương Dương Độ
Chặn thù Hàm Tử Quan
Thái Bình rèn trí lực
Vạn thủa vững Giang san
5) Sau 2 lần thua trận Đại Việt, Ô Mã Bạt Đô và Toa Đô bị giết làm Nguyên Thế tổ nhụt hẳn ý chí xâm lược Đại Việt, nhưng Hoàng tử Toghan (Thoát Hoan) được cử về quản lý Dương Châu, bị cấm suốt đời không được về Kinh thành cũng như gặp lại cha mẹ.
Thế mà đến nay cụ Thái học sinh bị nhiều người chê là dốt sử; Buồn cười nhất là nhiều người chê cụ Thái học sinh gọi giặc Minh là giặc Ngô vì cụ ấy nói ngọng??? Họ cho rằng Người Tàu hay tự nhận mình là Ngộ nên cụ ấy viết là Ngô. Hàng triệu học sinh Việt Nam phải nghe như vậy. Sai bét.
Minh Thành Tổ xuất thân là nông dân ở Chiết giang - là người Ngô Việt. Cụ thái học sinh chỉ ra cả dòng giống ông vua này - đó là Mưu phạt Tâm công.
Bác nào vẫn dạy cho cháu chắt học Văn, Sử nên sửa lại một vài hạt sạn để các cháu khỏi lúng túng

19 nhận xét:

  1. Cho iem đi xa đề một chút, cũng là chuyện văn thơ...Trong những năm cuối 70-80, vô tình đọc SGK phổ thông, có đoạn thơ Kiều (Nguyễn Du) như sau:
    "Thanh minh trong tiết tháng ba
    Lễ là tảo mộ hội là Đạm thanh"…
    Đọc xong em thấy hoang mang…vì thanh minh là tiết đầu của mùa xuân vào tháng ba, và hội thanh minh là hội đạp thanh…
    Rất may, sau này SGK đã sửa lại là:
    "Thanh minh trong tiết tháng ba
    Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh"…
    Hú vía, cũng thật may cho con em chúng ta…

    Trả lờiXóa
  2. Hồi học phổ thông cũng định Văn một chút nhưng thi Đại học lại vào khối A Toán,Lý,Hóa.Còn khi làm việc lại có tý Văn nên chức lớn nhất là Chánh văn phòng CA cấp Huyện.Nay về hưu đọc lại lịch sử thấy hay nhưng hiểu vẫn chưa hết nên cùng khó phát biểu.
    @TQV:Ra đi(Sg về HN)lặng lẽ quá.Sau tua Cần Thơ,Côn Đảo là ra luôn à?Chẳng để ae tiễn gì cả!Buồn quá!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. QV ra đi lặng lẽ là may lắm đó, nếu báo cáo bọn ở HCM để mà toi vì diệu à.

      Xóa
    2. Cái sự đi về lặng lẽ nì, các cụ gọi là" lai vô ảnh, khứ vô hình". Thường chỉ có các sếp mới có chắc để né chiêu đãi)
      NN

      Xóa
  3. Khóa 7 có một tên TS Sử, dưng mà còn dưới bác V một bậc, các bài viết của bác có nhiều thông tin lạ và đáng suy ngẫm, nói chung là đáng đọc hơn các Luận văn TS của tụi học giả Sử. nước ta ...
    Bác đăng thêm ở các trang BT để anh chị em ngâm cứu nhá.
    TKS Bác QV.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế này thì mũi QV hơn cả bị phẫu thuật nâng sửa rồi, Bs Học có đủ tiền cung cấp cho cái mũi nó trở về vị trí xưa không ?
      Bantroik5news đào tạo mãi mới được một nhân tài, bỗng dưng bị Bs Học mượn đi thế này,tụi tôi đói thì sao đây!

      Xóa
  4. Ra cái anh QVk5 này cũng lắm chuyện nhỉ. Mà toàn chuyện thật, không biết viết chuyện... đểu như Tk5 à :-)

    Trả lờiXóa
  5. Cảm ơn QcV với bài viết này, biết là người Mông Cổ đã từng thống trị tới tận Trung Đông, nên trong tôn giáo của họ cũng có ảnh hưởng của đạo Hồi. Người Trung Đông cũng có những nét của người Mông cổ là vì vậy.
    Điều thú vị là bây giờ nếu nghe 1 cái tên Omar thì sẽ nghĩ trong đầu đó là 1 người theo đạo Hồi và là 1 người trung Đông hay người đen.

    Trả lờiXóa
  6. "...muốn múa với các cháu Văn Công thì phải đặt trước, tiện hơn có thể mời các bà sồn sồn, trên 40, bỏ làm ruộng về múa với giá 3 triệu một tốp múa (10 người), 500 ngàn thì tốp múa trên 60, còn múa Chùa phải nhiều tuổi hơn, Nhất Trung tấm tắc khen các cụ múa cũng bốc và vui lắm. "
    Cứ như định mức giá này thì tốp múa 90 tuổi chắc chỉ 100 ngàn, hèn gì NT khen tấm tắc, vừa rẻ, vừa "bốc" lại..vui :))

    Trả lờiXóa
  7. ...lại ...trẻ lâu?
    NN

    Trả lờiXóa
  8. TQV ơi , đọc các bài của cái ông mà hồi trước nhớ là mũi không to lắm,nhưng có cặp kính khá là đồ sộ ngự trên mũi sư tử.Hình như hồi trước ông ta cũng học dốt văn thơ lịch sử địa lý như mấy thằng này .Vậy mà nay ông uống sữa cô gái HL hay uống rượu nhiều mà ông thông tuệ thế ,,,
    Nhưng có cái này muốn bàn với QV.
    1 Các bài thơ ngày trước thường được viết = chữ hán (là loại chữ tượng hình ,từng chữ cũng o chính xác về ngữ nghĩa.Lại với cách đọc của người Việt thì chữ đó có lúc đồng âm nhưng khác nghĩa,có khi còn nhiều nghĩa )
    2 Do đó mới có thú văn chương là bình luận,ngâm phú thơ
    3 Nhiều khi tác giả bài thơ chỉ muốn nói mộc mạc,nhưng rồi các bậc nho sinh (vận dụng )theo kiểu hiểu biết của mình (có thể là của thời thế )mà giải thích có thể hay hơn ,tuyệt tác hơn ,nhưng cũng có thể làm sai lạc đi ý thơ ban đấu .
    4 Cho nên thơ chữ hán là hiểu ý bài thơ,chứ vận dụng câu chữ nhiều lúc đúng nhiều lúc sai.
    5 Cụ thể chúng ta ai cũng biết tập thơ (ngục trung ký-nhật ký trong tù)của chủ tịch HCM viết bằng chữ hán , nhưng có nhiều dịch giả dịch qua nhiều thời kỳ và được trau chuốt,nên có bài rất hay.Nhưng có nhiều bài mình thấy nói hộ cho tác giả ,chứ tác giả đâu có ý như vậy trong thơ.
    Tản mạn văn thơ chắc là mình sắp già rồi hu hu

    Trả lờiXóa
  9. Biết mình sắp già tức là còn chưa già.
    PC muốn trẻ lâu như TQV thì hãy mau đi bú sữa em gái Hà Lan như QV đã từng.

    Trả lờiXóa
  10. Mình cũng muốn đưa cái chữ Tàu vào, nhưng thế là không tôn trọngđồng đội; Tốt nhất Cần lên mạng. Mà sao sau cú ngã xe ở Đà Nẵng đến giờ, anh bạn tôi đâm ra nghiện tiếng Tàu thế? Tuốn tuốn huây huây hay sao?

    Trả lờiXóa
  11. Mình cũng thích cách giải thích của QcV, tuy nhiên có vài điều cần nói.
    Về câu: "Ô Mã hựu ế ư Bạch Đằng Hải" Bạch Đằng Hải có thể dịch là bể Bạch Đằng, nhưng thường nghe Bạch đằng giang, hoặc cửa Bạch đằng, nói Bạch đằng hải là hơi quá nên cụ Tố cũng có lý khi dịch "Sông Bạch đằng giết tươi Ô Mã"
    Cái chết của Toa Đô do trúng tên cũng có lý, TĐ đem tàn quân chạy, cái lý cuả kẻ chạy là vứt hết giáp mão tẩu cho nhanh, đó là cách người Tầu thường làm, TĐ bị phục binh quân đánh cá bắn chết trong đám loạn quân là có lý lắm.
    Cái chết của Ô mã nhi, tương truyền là do Yết Kiêu lặn xuống tháo nút đục sẵn cho thuyền chìm, người Tầu biết nhưng không có lý bắt bẻ, cứ như bây giờ nó sai thợ lặn xuống tìm chứng cớ thì anh QcV chạy đằng trời!!!
    Người Việt có nhiều cách gọi người TQ, gọi người Ngô bắt đầu từ khi Tôn Quyền chia ba thiên hạ với Tào Tháo và Lưu Bị, nước của Tôn Quyền là nước Ngô, địa giới bao gồm cả Đại Việt bây giờ, người Việt để thể hiện ý chí độc lập vẫn gọi người Tầu là Ngô, Ngô thường đi với ngọng là cách gọi khinh bỉ vậy, thằng Khựa nào tiếng Việt chả ngọng, ngoài ra gọi là Tầu, kèm theo phù là do người phương Bắc hay dùng tầu sang Việt, đi biển không có rau ăn bị phù nên chết tên Tầu phù !!! trong Nam còn gọi là chú Chệt, bắc gọi Khựa, đời mới gọi "anh Ba" theo thứ tự hệ thống CS, ngày nay có tên "Bạn Vàng, bạn 16 chữ" của mấy anh BCT.
    "Vạn cổ cựu Giang san" là ý tự hào rằng Đất nước, sông núi này đã có từ hàng vạn năm, và mãi trường tồn, đời này đời kia chỉ là con người sống trên đó, đặt ra triều đại này kia, dịch Vạn thuở vững giang san là đúng và rất hay.

    Trả lờiXóa
  12. Bọ nghe anh em bình thì giơ tai trâu ra nghe thôi, kẻo mất tiền oan khi có blog.
    Bọ thấy thằng nào, hay bố nó, con nó nhưng hễ động vào giang sơn gấm vóc này, thằng nào chết cũng đều hả dạ cả.

    Trả lờiXóa
  13. Cái quan trọng nhất là cụ Nguyễn Trãi và cuk Trần Quang Khải đã đúng, tất nhiên nhiên có nhiều cách giải thích. Khi các bác dạy con cháu rồi chắt, chắc chắn còn nhiều câu hỏi nữa. Mình chỉ bỏ 1 hạt sạn trong bản dịch và 2 hạn sạn trong SGK thôi

    Trả lờiXóa
  14. "Bình Ngô đại cáo" ko phải là một bài thơ, đó là một thể văn cổ. :)

    Trả lờiXóa

Đọc kỹ trước khi comment
Bạn Trỗi là những người chính trực, vì vậy bạn cần dùng chính danh để viết nhận xét. Bạn có thể click vào tiêu đề bài viết để xem toàn bài, ô cửa sổ cuối bài là nơi để bạn viết nhận xét của mình. nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa.
Các bạn có thể chèn Ảnh hoặc video clip trực tiếp vào Phần nhận xét bằng cách copy URL ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment