Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

Quốc Việt K5 (ST) Vài nét về Don Quixote

Kính gửi anh chị em bantroi thân!

Cảm ơn anh Quang Trung, sau các bài nghiên cứu căng thẳng, được xem bài về tinh thần “Mã Thượng", thật thú vị. Minh cứ buồn cười “Mã” thượng vó ngựa vào mông thì kinh quá. Theo tổng kết về nội chiến Mỹ, đa số binh lính chết do tự ngã ngựa, bị ngựa đạp chết vì ngựa không quen nghe tiếng gươm khua, đạn nổ. 
Tác phẩm Don Quixote của Miguel de Cervantes Saavedra (Cervantes) có tên đầy đủ là El ingenioso hidalgo Don Quijote de la Mancha (dịch hài là "câu chuyện về “Quý ngài lý toét” (xin giải thích sau) Quixote xứ La Mancha") - một cuốn tiểu thuyết hài, uyên thâm, đầy chơi chữ và kịch tính. Đọc cho bọn trẻ con nhà mình, bọn nó cứ lăn ra cười.
Vào thời Cervantes (1605), tiểu thuyết Kiếm hiệp Tây tràn ngập, y như tiểu thuyết Kim Dung bây giờ khiến nhiều người hoang tưởng và Don Quixote ra đời đúng lúc.
Vài nét về Don Quixote
(El ingenioso hidalgo Don Quijote de la Mancha).
Đọc truyện thú vị hơn, nhưng có thể nêu mấy nét chính (xin lỗi anh em bantroi vì mình không thể viết hài được):
1) Trước hết nói về tước hiệu:
Chàng Quixote có tước hiệu là "Hidalgo" (ngay trong tên tác phảm), đó là tầng lớp quý tộc cấp thấp nhất, chỉ được miễn thuế (giống như ông lý trưởng ở Việt Nam xưa, triều đình có cửu phẩm, thì ông lý trưởng của ta được gọi là ông quan bậc thứ 10 - thập lý hầu - nhưng vẫn phải đóng thuế).
“Hidalgo” không được ban chữ “Don” (Quý Ngài); Danh xưng đó chỉ được giành cho tầng lớp quý tộc cấp cao hơn Trong phần II, chương 2, Sancho Panza cho biết chàng Quixote bị quở trách vì dám gắn “Don” vào tên của mình, vượt quá cấp "Hidalgo". Khi dùng tước hiệu “Don”, người ta chỉ gắn cùng với tên đầu tiên (Họ) hay họ tên đầy đủ, chứ không được gắn vào tên riêng, nhưng chàng Quixote lại gắn với tên riêng. Với người Tây Ban Nha thì hidalgo mà lại Don rồi Quijote nữa là rất buồn cười, giống ở Việt Nam gọi là Quý Ngài lý toét vậy,
Vào tập II, chàng Quixote lại thay đổi tước hiệu, từ "hidalgo" thành "Caballero" (Hiệp sĩ): Tất nhiên, đó mới chỉ là ước mơ của Quijote, vì "hidalgo" nghèo không bao giờ được là "Caballero."
2) Về lý tưởng: Ngài Hiệp sỹ quý tộc Arthur Lancelot với nhiều tiểu thuyết lịch sử kiếm hiệp đương thời là hình mẫu lý tưởng của Quixote. Anh chàng Quixote tội nghiệp tin sái cổ các tiểu thuyết kiếm hiệp đó giống như nhiều người Việt tin và sống với tiểu thuyết hay phim kiếm hiệp Tàu, vỗ mông là nhảy lên mái nhà, bay nhanh hơn tên lửa và giơ ngực đỡ viên đạn đại bác như đỡ cái lông gà. Vừa rời khỏi làng mình, đến một quán trọ rẻ tiền, anh chàng tưởng đó là tòa lâu đài bị quỷ ám, chàng ta được hai "nàng công chúa" (thực tế là hai ả gái mại dâm già) "nhập cuộc" . Và, như lời bài dân ca (ballad) nổi tiếng về Hiệp sĩ Lancelot, chàng ta may mắn nhất thế gian vì được hầu hạ "Quý Bà" - đó lý tưởng của các chàng Hiệp sĩ thời đó.
3) Tên gọi: "Quixote" với "cuixot" nghĩa là “mảnh giáp che đùi”, vì vậy Don Quixote nghĩa khôi hài là Quý Ngài “Yêu ... Bắp Vế” hay một cái gì đó buồn cười.
4) Về hoàn cảnh và hình dạng: (xin lỗi độc giả vì sau khi tham khảo, anh chàng Don Quixote khóa 5 cười sung sướng, yêu cầu dùng đúng cốt chuyện để mô tả nhưng cấm không nêu đích danh), xin phép được nêu: 
Chàng Quixote ở độ tuổi khoảng 50 – 60, cao ngẳng, gầy hốc hác, chưa lập gia đình, rất khiêm tốn về gia sản (như mô tả các bữa ăn đến chó cũng chê) mặc dù đất đai xứ Mancha cũng rộng rãi nhưng chỉ trồng được bia hơi thôi, có một con ngựa gầy được đặt tên rất kêu là Rocinante (Rô-xi-nan-tê) - kiểu xe đạp vẫn đạp quanh bờ hồ hay kiểu xe máy cũ và chẳng biết làm gì cho hết phần lớn thời gian ngoài việc đọc tiểu thuyết.
Bài thơ ở chương 26, phần I mô tả hình dáng Quijote với các vần: "escote" - (CÓ TẬT HAY RỤT CỔ), "estricote" - (CÓ DÁNG ĐI ĐONG ĐƯA), "pipote" - (MẶT MŨI GÀY TÓP), "azote" - (GÀY NHƯ QUE CỦI), "cogote " - (CỔ NGẲNG RA). Xin lỗi độc giả vì đó là miêu tả của ông Cervantes vào đầu thế kỉ 17!. 
5) Vì người đàn bà lý tưởng bị quỷ ám, chàng Quixote khốn khổ một mình chiến đấu dũng cảm chống cối xay gió, đán cừu, các con rối và thậm chí cả đám coi tù để thả cả một đoàn tù +bị quỷ ám”, rồi bị chính doàn tù đó ném đá tưởng chết, bẹp cả bộ giáp. Hình như khi đấu kiếm để bảo vệ danh dự Hiệp sĩ, thì than ôi, chàng ta rút khỏi bao gươm ... không phải thanh gươm, mà là ... con Dao ăn.
Cuốn tiểu thuyết rất hay - dành cho người lớn, nhằm phê phán những ai mê đắm tiểu thuyết đến mức coi đó là cuộc sống thực - đến mức không chịu lấy vợ. Cô cháu gái của Don Quixote lấy bực mình lắm. Sau cuốn tiểu thuyết tài hoa này, châu Âu hoàn toàn sạch bóng tiểu thuyết kiếm hiệp.
Nhưng thật khốn khổ, nó lại lan sang Việt Nam.
Mình không quen viết dạng bài này, mong anh, chị, em bantroi thông cảm!!!
(Ảnh do TQt sưu tầm từ Internet- chỉ có tính minh họa)

18 nhận xét:

  1. Hiệp sĩ Dòng Đềnlúc 14:50 4 tháng 7, 2013

    Nghe bác QV nói về anh chàng Don Quijote de la Mancha , lại nghĩ tới chuyện mấy anh chàng hiệp sĩ Châu Âu thời trung cổ nọ. Các bác thấy đấy, chàng Don Quijote của thời kỳ Phục hưng (thế kỷ 14-17) vẫn chẳng bằng các chàng hiệp sĩ Châu Âu thời trung cổ ( thế kỷ 11-15)!
    Thật tầm phào, chả làm được cái gì, cuối cùng chỉ về "đuổi gà". Buồn thật đấy, càng tiến tới thời đại văn minh, tinh thần thượng võ càng ngày càng bị giảm sút !

    Trả lờiXóa
  2. Quái lạ! bài nghiên cứu này là của bác QVt, sao ảnh minh họa lại ghi là của bác TQt sưu tầm trên nét nhỉ? Đề nghị tác giả kiểm tra lại xem có vấn đề gì ko?
    NN

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. NN: Now vấn đề. chỉ là sự hợp tác toàn diện của mấy tay họ T thôi mà.

      Xóa
  3. Chuyện ngụ ngôn, chuyện triết lý mặc dù nó là tiểu thuyết nhưng vẫn có rất nhiều người đọc (và có lẽ tất cả chúng ta đều đã đọc), thưởng thức tất cả những ý nghĩa của nó, hài hước để giải trí, triết lý để hiểu cách giữ môt đạo đức của 1 xã hội.
    Theo thống kê của cảnh sát Anh để thực hiện cách ly tù nhân trong tù, thì những tù nhân vì tội hiếp dâm, giết người nhất là giết trẻ con là những tù nhân được xếp loại cần chú ý nhất vì những người này thường hay bị những tù nhân khác giết, còn những tù nhân về tội cướp nhà bank lại thường được tù nhân khác che chở.

    Trả lờiXóa
  4. Chào bạn Hiệp sĩ Dòng Đền
    Chuyện rất thú vị, mình chỉ nói phần hài hước, còn tinh thần nghĩa hiệp, thái độ với phụ nữ, sẵn sàng xả thân của chàng Quixote thì vẫn trân trọng chứ.

    Trả lờiXóa
  5. Hiệp sĩ Dòng đềnlúc 19:41 4 tháng 7, 2013

    OH,đúng vậy, chàng Quixote đã đặt tên cho cô nông dân chuyên ướp thịt muối cái tên mỹ miều là Công nương Dulcinea del Toboso (Đuyn-xi-nê-a) để đúng mốt của một hiệp sĩ lang thang là phải có một người tình xinh...và sẵn sàng chiến đấu cho đến te tua vì "nàng"...rất trân trọng, điều Hiệp sĩ Dòng Đền chỉ muốn nói ở đây là sự bất lực của chàng Hiệp sĩ này mà thôi...giữa một thế giới xa lạ với chàng...

    Trả lờiXóa
  6. @CB: ở VN có một loại tù nhân không những không bị ghét mà còn được tôn trọng, yêu mến kính phục, đó là mấy ông tù nhân ở Côn Đảo,Phú Quốc do phạm tội yêu nước.

    Trả lờiXóa
  7. Bạn Hiệp sĩ Sòng Đền có giọng văn cứ như Nhà văn Hài hước xứ sở đấu bò đấy. Nếu bạn viết một Tiểu thuyết tương tự kiểu "Quý ngài Lý toét" chẳng hạn, thì thú vị biết bao

    Trả lờiXóa
  8. Hiệp sĩ Dòng Đềnlúc 08:03 5 tháng 7, 2013

    Dòng Đền chỉ muốn ước ao…
    Góp vài câu chữ…thấm bao nghĩa tình
    Hàng ngày bên cuốn sách kinh
    Bao điều ân oán… thành tình thương yêu…

    Trả lờiXóa
  9. Với @Dòng Đền:
    Thôi thì "Bát nhã tâm kinh"
    bạn vào giải thích,...tụi mình cùng nghe!

    Trả lờiXóa
  10. Chiều hè, xao xác tiếng ve
    đã nghe thu gọi cành me xạc xào
    Trỗi này toàn những anh hào
    Ra tay cứu nạn năm nào vẫn ghi
    Tiếc rằng Hiệp sỹ thành hiệp SI
    Dòng đền, hay Sốt Đông ki gì gì
    Chẳng bằng anh Chí 'nhu mỳ'
    Vịt mình nó vậy, nghĩ suy làm gì!!!

    Trả lờiXóa
  11. Hiệp sĩ Dòng Đềnlúc 09:32 5 tháng 7, 2013

    Bạn ơi…nói vậy làm chi?
    Tâm kinh…Bát nhã
    phải “nghe” trong lòng
    Thấm hiểu ý nghĩa Sắc , Không
    Cùng năm Uẩn đó…
    trải lòng u mê…
    Dòng Đền dễ bảo, dễ nghe...
    nhân tình thế thái...bốn bề
    ngổn ngang...
    Thôi thì ...
    lại kiếp lang thang...
    dọc ngang sông nước ...qua sang kia bờ...
    Nơi đó...Giác ngộ..đang chờ
    bình an muôn thuở...tha hồ đọc kinh...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mời"Hiệp sỹ dòng Đền" nghe mấy bản "Om mani padme hum" này rồi vừa 'tu' vừa còm nha.
      http://youtu.be/iG_lNuNUVd4 http://youtu.be/k5V6ZQh9ieM
      http://youtu.be/aq-CKdT6IG4 http://youtu.be/AVM8ZYODKng

      Xóa
  12. Các bác toàn hỏi khó, trong Kinh Đại tạng có mỗi kinh này ngắn nhất, chuyên về YÊU ĐƯƠNG NAM NỮ. Theo truyền thuyết do chính Phật bà Quan âm truyền khẩu, có một câu khấn: "Vượt qua đi, Vượt mau đi" khi rơi vào trạng thái ngũ uẩn, u mê. Hiệp sĩ dòng Đền viết các bác cần phải bơi qua Trường Giang mới xả được nỗi bức bối trong lòng (Giác Ngộ), mình đọc nhầm ra GIẶC NGÔ đang chờ, đang phân vân . Già rồi, chữ tác đánh chữ tộ, các bác thông cảm

    Trả lờiXóa
  13. Kinh Bát Nhã là Kinh TÌNH YÊU
    Các anh hỏi - E sao NÓI ĐƯỢC
    DÒNG ĐỀN đã lâu nay KHOÁ CHẶT
    Các anh thử nhào vô?

    Trả lờiXóa
  14. Kinh Bát Nhã là em nói trước
    Quá quen rồi, sao không nói được ?
    Dù chưa quen thì em hãy bước
    Đơn sơ mà, đâu mộng ước cao sang
    hay chỉ nói, rồi không màng tới
    Để mọi người cứ đợi, chờ nghe!

    Trả lờiXóa
  15. Dòng đền nghe vậy...
    "géc" ghê
    Đang ngồi tu luyện
    thấy "quê" quá trời!
    Tha cho em mấy bác ơi...
    sau thành chánh quả...
    em mời..
    cùng..đọc kinh

    Trả lờiXóa