Trần Quốc Việt đang đi công tác, nhờ tôi đăng bài Xuân nhật yết Chiêu lăng của Phật hoàng Trần Nhân tông, mời các bạn đón xem.
Vua Trần Nhân tông
"Tỳ hổ thiên môn túc
Bách quan thất phẩm thông
Bạch đầu quân sĩ tại
Vãng vãng thuyết Nguyên Phong"
Bài thơ nói về việc vị Vua thứ 3 đời Trần về Chiêu Lăng để thắp hương cho ông nội mình là Vua Thái tông vào dịp đầu Xuân.
Chiêu lăng là Lăng nằm bên bờ trái của sông Hồng, nay thuộc Thái Bình, bên phải còn gọi là Hữu ngạn, là Phủ Thiên trường - nơi ở, nay thuộc Nam Định. Thật kì lạ là người ta cứ giành Nhà Trần ở bên này hay bên kia sông, trong khi Tổ tiên mình sống ở hai bên bờ sông. Trước đây, sông là "Lộ" (đường hay tỉnh).
Từ nhà Đinh đến nhà Trần, quý tộc Việt có tục hoả táng, xá lợi được đưa vào bảo tháp; Vậy Lăng chứa gì? Sau khi hoả táng, tro cốt sẽ được chôn, do đó các ngôi mộ thời này thường chỉ có tro. Riêng đức thánh Trần yêu cầu rải tro cốt ra đồng, bừa kĩ rồi trồng chuối lên. Phải chăng đó là thứ chuối ngự nổi tiếng thành Nam. Nhà Trần chỉ có 7 phẩm quan và nhà Nguyễn có 9 phẩm.
Nguyên Phong là niên hiệu cuối của Thái tông nhà Trần (1251 - 1258) , Vào năm thứ 8 Nguyên Phong thì đối mặt với quân Mông kha
Trận đánh quân Mông cổ năm đó đã đưa Thái tông nhà Tràn trở thành vị anh hùng Dân tộc của Đại Việt.
Năm 1258, quân Mông cổ (nhiều sách ghi nhầm là quân Nguyên) do danh tướng Ngột Lương Hợp Thai đã từng san phẳng các quốc gia khắp Âu, Á, đem theo 5 vương diệt Đại Lý (Nam Chiếu) trong vòng 10 ngày (1 tuần theo lịch cổ) rồi kéo 3 vạn quân Mông cổ và 1,5 vạn quân Nam Chiếu ồ ạt đổ vào Đại Việt dọc theo sông Gâm, sông Lô tràn xuống cánh đồng Bình Lệ Nguyên. Cơ cấu Quân đội Mông cổ mạnh nhất lúc bấy giờ là nhờ quy chế mỗi người lính có 2 nô lệ phục vụ, cũng chiến đấu như lính, nếu dũng cảm sẽ đưa vào lính. Như vậy tổng quân số là 13,5 vạn quân.
Nhà Trần được truyền ngôi từ nhà Lý được 33 năm, các quan lại hầu hết từ thời Lý, đều có binh lính riêng. Quân chính quy hay Cấm binh có 6 quân.
Nghe tin cấp báo, Thái tông nhà Trần đem 6 quân (chỉ khoảng 5 ngàn) đi thuyền ngược lên đối địch (tỷ lệ 1 địch với 27 quân Mông cổ), hai bên dàn trận ở cánh đồng Bình Lệ Nguyên, nay thuộc Vĩnh Phúc - quân Mông cổ có 1 ngàn quân ra nghi binh trước, đại quân tập hậu.
Nhiều người Việt cho rằng quân Mông cổ phải ít hơn và quân Đại Việt phải đông hơn, nhưng xét vào giai đoạn lực lượng vũ trang Đại Việt phân tán lúc đó, cũng như kinh đô Thăng long chỉ đảm đương được số quân thường trực như thế. Quy chế Nhà Trần cứ 1 đô có 10 lính, thêm đội trưởng và đội phó (nhà lý gọi là chỉ huy sứ), 30 đô là một quân (360 người) với một đại tướng chỉ huy. 3 quân là 1083 người và sáu quân là 2166 người, đó là cấm quân, quân các lộ gọi là chính quân thì ít hơn, có lộ được gọi là Thiên tử quân (Thiên trường), vùng núi là Phiên quân. Tạm thêm dân binh chèo thuyền cho đủ 5000 quân.
Thái tông thân tự làm tướng, xông pha tên đạn không hề biến sắc mặt, nhìn lại thì binh lính chết hết, chỉ còn Lê Tần liều thân cứu giá (Đại Việt Sử kí toàn thư). Tướng Mông Cổ quyết bắt sống nhà Vua.
Nghe theo Lê Tần , Thái tông xuống thuyền rút về sông Cà Lồ (tên cổ nghĩa là Đầu Lâu) nay thuộc Đông Anh, tập hợp viện binh các lộ nhưng không đáng kể, tổ chức một trận quyết chiến nữa, sông Đầu Lâu có tên từ đó.
Nhờ 2 trận cầm chân địch, dân trong thành rút cả ra ngoài (đi sơ tán như khái niệm hiện nay). Quán Mông cổ vào Thăng long trống rỗng, điên tiết đốt cả Kunh thành, Thuyền hậu cần Mông cổ đóng ở Đông Bộ Đầu (bến Phà đen - mạn Hồ Tây hiện nay) - Bộ đầu là từ cổ với nghĩa Bến thuyền, Đông Bộ đầu là Bến thuyền phía Đông.
Sau 12 ngày tập hợp lực lượng, nhà Trần quyết định phản công, thiêu huỷ toàn bộ quân lương của giặc tại Đông Bộ Đầu.
Là vị tướng lão luyện, biết rằng mất lương thì quân lính và ngựa chiến phải chết, Ngột lương hợp thai Lệnh rút quân. Quân Mông cổ bỏ chạy, về đến Vân Nam chỉ còn 5 ngàn quân.
5 ngàn quân Mông Cổ ấy đã góp phần quan trọng cùng đại binh Mông cổ trong việc tiêu diệt 82 vạn quan quân nhà Tống, Tể tướng ôm Nhà Vua nhẩy xuống biển tự tử. Thành nào không hàng bị vây đến chết đói hay có hàng cũng bị chôn sông hết. Các tướng Tống bị bắt đều bị moi gan nhắm rượu. Sau khi diệt Tống, Hốt Tất Liệt lập Nhà Nguyên.
Luận công sau chiến thắng, người anh hùng Lê Tần (dòng dõi Vua Lê Đại Hành) được phong Bảo Văn Hầu, ban Quốc tính và gả cho Lý Chiêu Hoàng, lúc đó đã 40 tuổi, đang đi tu; Chiêu Hoàng đồng ý xuất tu để trả ơn người cứu chồng mình. Trai anh hùng, gái thuyền quyên là thế. Họ có 2 con, 1 trai 1 gái.
Và thật lạ, cũng ngay sau đó, Thái tông vứt bỏ Hoàng bào, lên núi làm sư, nhường ngôi cho con là Trần Thánh tông. Yên tử vừa là nơi xuất phát của Thiền phái Trúc Lâm, vừa là vị trí tiền tiêu nắm trước tình hình phương Bắc từ đấy.
27 năm sau, vào năm 1285, Bảo Nghĩa Hầu Trần Bình Trọng, người anh hùng ở lại cản giặc, bị bắt, quát mắng giặc Nguyên rồi Tử tiết, chính là con trai của Bảo Văn Hầu Lê Tần và nữ hoàng nhà Lý ngày nào. Ông được truy tặng là Bảo Nghĩa Vương.
Lịch sử có lẽ cần viết lại về các gia tộc oai linh đó.
Đọc lại bài thơ hào hùng của vị vua được coi là anh minh và anh hùng bậc nhất trong lịch sử nước Nam, gần ngàn năm sau vẫn thấy khí thế ngùn ngụt:
Ngàn cửa - oai quân hùng
Trăm quan - bảy phẩm thông
Người lính già đầu bạc
Kể mãi thủa Nguyên Phong.
Bài viết này hay quá! Xin hỏi tác giả là ai vậy?
Trả lờiXóaNN
NN@ Bài viết của Th.s Quốc Việt k5
Trả lờiXóaNhiều người nghĩ làm vua là sướng, nhưng không chắc hẳn thế đâu, người hạnh phúc là tâm tư thanh thản.
Trả lờiXóaThái tử Tất Đạt Đa cũng là một trong những người như vậy.
thuở
Trả lờiXóa