Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Thông tin choáng !


Nếu 100% mì tôm chứa chất độc, cơ quan chức năng phải điều tra


Hồng Anh 30/12/13 07:22

(GDVN) - “Nếu mì tôm có nhiều chất độc hại như thế, sao ngày nào tôi cũng thấy quảng cáo ngon, bổ trên tivi vậy? Nếu quảng cáo một đằng mà chất lượng một nẻo là vi phạm pháp luật, là lừa dối khách hàng", một độc giả nêu lên quan điểm.

"100% mẫu mì tôm, măng tươi đều có axit oxalic, tác nhân gây ra sỏi thận", là kết quả kiểm nghiệm được công bố bởi GS.TS Chu Phạm Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch Hội Y tế công cộng TP.HCM chiều ngày 26/12, khiến dư luận hết sức bàng hoàng.

Cụ thể, từ cuối tháng 6 đến ngày 10/12/2013, công ty cổ phần dịch vụ khoa học công nghệ sắc ký Hải Đăng đã tiến hành phân tích 62 mẫu mì tôm (trong nước lẫn nhập khẩu), kết quả 100% đều có sự hiện diện của axit oxalic với nồng độ khoảng (30,8 - 449mg/kg).

Sự việc nhanh chóng gây xôn xao dư luận, bởi rất nhiều năm qua mì tôm đã trở thành một loại thực phẩm phổ biến và quen thuộc của rất nhiều gia đình.
Độc giả Minh Phương đã thốt lên: “Thật không tưởng tượng nổi... doanh nghiệp lại coi thường sức khỏe và quyền lợi của khách hàng, đặt lợi nhuận lên hàng đầu như vậy”.

 Độc giả Lê Minh Hoàng cũng không giấu được sự lo lắng: “Nếu kết quả kiểm nghiệm đúng như thông tin thì các thế hệ học sinh, sinh viên, sông chức, viên chức và người lao động... đang bị chính đồng loại của mình đầu độc. Chúng ta bỏ tiền ra để ăn, chứ không phải bỏ tiền ra để mua bệnh vào người. Sản xuất mì tôm như vậy từ nay ai mà dám ăn nữa? Đúng là nhà sản xuất không có lương tâm, cộng với nhà quản lý lơ là. Cuối cùng người khổ và chịu thiệt là người dân”.

Trong khi đó, thành viên Nhất Nam bày tỏ: “Mình đi du học bao nhiêu năm, thi thoảng vớ được gói mì tôm các bạn du học sinh về nước mang sang cho là “quý hơn vàng”. Nhưng “vàng” mà độc hại thế này thì cũng chịu thôi. Cứ cái kiểu làm ăn thế này thì dân mình đang tự tay giết dân mình”.

Độc giả Võ Thị Bến, hiện đang là một sinh viên tỏ thái độ bất lực khi chia sẻ: “Dẫu biết độc nhưng không ăn thì chết à? Sinh viên tiền ít nhưng lại là khách hàng tiềm năng cho các hãng mì tôm. Người tiêu dùng cần đứng lên đòi quyền lợi cho mình. Đề nghị các hãng mì tôm cam kết sản xuất sản phẩm đạt chất lượng, không thể làm ăn kiểu “giết người không gươm” như thế được”.
“Mì tôm có nhiều chất độc hại như thế, sao ngày nào tôi cũng thấy quảng cáo ngon, bổ trên tivi vậy? Nếu quảng cáo một đằng mà chất lượng một nẻo là vi phạm pháp luật, là lừa dối khách hàng. Như vậy đề nghị các cơ quan có thẩm quyền vào cuộc điều tra, liệt kê danh sách xem những đơn vị nào quảng cáo sai sự thật, đánh lừa lòng tin của người tiêu dùng để phạt nặng. Thậm chí có thể cấm quảng cáo trên mọi hình thức. Không thể để kiểu làm ăn gian dối, nguy hiểm phát triển được”, độc giả Hồ Nguyễn nêu ra quan điểm.

Đồng thời, độc giả Việt Dũng đặt ra câu hỏi: “Sản phẩm độc hại tại sao cơ quan quản lý nhà nước cho phép lưu hành trên thị trường để đầu độc người dân? Hay việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng bị lơ là. Hàng bao nhiêu năm nay rồi, mì tôm là một sản phẩm bình dân quen thuộc. Thậm chí nhiều người còn lấy nó thay thế cho bữa ăn của mình. Vậy mà giờ kiểm tra có chất độc, ai sẽ là người bồi thường thiệt hại cho những người tiêu dùng kia? Ai sẽ là người chịu trách nhiệm trước những kết luận được công bố kia? Các cơ quan chức năng phải vào cuộc nhanh chóng trong vụ này, tránh những hoang mang của người tiêu dùng”.

Đứng trên cương vị của người tiêu dùng, độc giả Giang Anh chỉ ra: “Đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm, ảnh hưởng tới tâm lý rất nhiều người. Bản thân tôi vô cùng hoang mang khi đọc thông tin này. Thiết nghĩ cơ quan chức năng cần vào cuộc đồng bộ để kiểm tra va có kết luận chính xác nhất. Nếu đơn vị nào sai thì phạt không nương tay”.

Trước đó, hồi giữa năm 2012, tin đồn mì tôm có đỉa khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang. Tuy nhiên, ngay sau đó, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã tiến hành lấy mẫu để kiểm nghiệm. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy không phát hiện sinh vật lạ trong sản phẩm mì tôm. Theo phân tích của Cục An toàn thực phẩm, trong quá trình chế biến xử lý ở nhiệt độ cao (trên 100oC), sán dây không thể sống trong sản phẩm mì tôm đã được bao gói kín. Do đó, Cục An toàn thực phẩm khẳng định, sán dây trong bát mì tôm xâm nhập từ môi trường trong quá trình sử dụng.

Tuy nhiên, sự việc lần này không phải là những lời đồn đoán. Đây là kết quả kiểm nghiệm được GS.TS Chu Phạm Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Hội Y tế công cộng TP.HCM công bố. Chính vì thế, các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần vào cuộc quyết liệt kiểm tra các đơn vị sản xuất tránh gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng./.


 

Một bài thơ nhớ về đồng đội !



Nhân ngày gặp mặt 22.12.2013, anh Ngô Văn Cửu đã không  quyên gởi gắm tâm tình cùng các thầy cô và bạn bè.

Xin mời mọi người cùng thưởng thức!

 

ĐẸP MÃI MÙA XUÂN ĐỒNG ĐỘI!

Hôm qua xanh mướt xuân sang

Hôm nay đọng chút nắng vàng chơi vơi

Hôm qua trong vắt tiếng cười,

Má bồ câu chín một thời ấu thơ.

Hôm nay chân dốc đang chờ,

Đỉnh non che khuất mờ mờ hôm qua.

“Từ trong khói lửa sinh ra”

Thời gian hun đúc thành ta bây giờ.

Bao người đã trọn ước mơ,

Bao người dang dở hẹn chờ kiếp sau....

* *  *

Hôm nay ta về gặp nhau,

Vui mừng nhưng cũng quặn đau ruột rà.

Bao người nay đã đi xa,

Mà không về gặp chúng ta bây giờ.

Sự thật có lúc không ngờ,

Thầy cô, bè bạn ngóng chờ hôm nay.

Mong gặp tất cả ở đây,

Thầy trò ôn lại những ngày tháng qua.

Thế mà đồng đội đã xa,

Thời gian lặng lẽ trôi qua mỗi ngày.

Những người có mặt hôm nay,

Vòng tay ấm áp tình đầy tháng năm.

Nụ cười đã điểm vành khăn,

Mái đầu tuyết phủ dăng dăng mươi phần.

Chỉ còn đẹp mãi mùa xuân,

Là tình đồng đội mười phân vẹn mười !
 

Xuân Hà nội, 27/12/2013.

Ngô Văn Cửu.

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Họp mặt Truyền thống Khóa 5 năm 2013

Mấy hôm trước chợt nhớ Kiến Quốc có tấm ảnh họp Khóa 5 cách đây 27 năm, đã đăng trên Báo Liếp Bạn Trỗi K5, tôi liền nhờ K.Quốc gửi cho ảnh có chú thích tên để nhân dịp ngày họp Truyền thống Khóa 5 năm 2013, giới thiệu để anh em ôn lại những hình ảnh của mình xưa kia...


CÁC BẠN K5 PHÍA BẮC HOÀNH TRÁNG NGÀY GẶP MẶT

Các bạn K5 NVT thân mến .Xin báo cáo các bạn ,anh Trần Quốc Việt sai tôi lấy ảnh của anh QT đăng lên mà chưa được phép của tác giả (anh ta nói anh ấy chịu trách nhiệm,,,) Mong bác QT tha lỗi







Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Mời họp mặt Truyền thống Khóa 5

BLL Khóa 5 Trân trọng kính mời các Thầy giáo, Cô giáo, CBCVN, các bạn Khóa 5 Trường VHQĐ - TSQ Nguyễn Văn Trỗi cùng BLL Nhà trường, BLL các Khóa và anh chị em các Khóa trường Trỗi tới dự buổi họp mặt Truyền thống Khóa 5 được tổ chức vào hồi 10h, thứ 7, ngày 28/12/2013, tại 52 B Trần Nhân Tông, HN (Cuối ngõ 52 phố Trần Nhân Tông).
Rất trân trọng được đón tiếp.
                                                                        T/M BLL Khóa 5 phía Bắc
                                                                                       Hoàng Việt 

(Lưu ý: Các bạn Khóa 5 khi đi nhớ mang theo 1 ảnh 4x6 để phục vụ làm Kỷ yếu. Nhận được tin thông báo tiếp anh em)

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

CÁC BẠN K5 NVT PHÍA NAM GẶP MẶT THƯỜNG NIÊN

                                        MỘT SỐ HÌNH ẢNH SINH HOẠT TRONG CUỘC GẶP CỦA K5 PHÍA NAM NHÂN DỊP 22/12/2013


                                                                       Kính thưa các thầy cô và các bạn từ K1 đến K9



Thầy cô rất vui khi đã cùng các em đã gần 50 năm luôn gặp nhau


K5 nhưng nhớn tuổi








K 9


Còn hơn K 9



Gặp mặt các K


                                                                                          Chào các bạn

       
                                                                                 Hình như lâu mới thấy họp mặt nhé


Bạn bè

                                                               
                                                                     Thuê ca sỹ ,nhưng họ không đến ,thì tự hát vậy


                                                                             ÔNG BÉO ÔNG GẦY NHƯNG CÙNG K5

   
                                                                                     Vớ được 1 ông hình như là diễn viên


                                                                             
                                                                                                 Anh đến trễ nhé

 
                                         Đây là số tiền các bạn , các khóa đóng góp cho thầy Hồng Tuyến , thay mặt K5 tôi sẽ mang đến tận tay của thầy



                                                                                                 Chuẩn bị chụp hình lưu niệm


GHI CHÚ : Có 1 số hình ảnh sinh hoạt ,báo cáo tổng kết và phương hướng nhưng không dám đăng vì sợ ko đúng luật của các vị ưa bắt bẽ .

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Hay! hay quá! Quá hay!

Nhân đọc bài viết của anh NTV về họp mặt 22/12 tại Hải Phòng, thấy NX này, đọc thì biết là trang blog mới của AE Trỗi, mà toàn là dân đánh cá họ trần, thêm anh Quang Việt k2 thì lại càng quen, vậy là vội vàng kính cẩn bê nguyên thông báo này lên trang nhất để các bạn cùng xem và hưởng ứng.


Thông báo của Trang Quán thơ Bantroi

( Bản thử nghiệm, để truy cập trang này đọc giả có thể gõ thobantroi vào thanh tìm kiếm của Google sẽ có đường dẫn trực tiếp đến Blog, hoặc truy cập vào ĐÂY )

"Quán thơ Bạn Trỗi" là Trang Blog được thành lập để Đăng tải và Tổng hợp, lưu trữ các sáng tác Thơ, Nhạc và các hình thức Nghệ thuật khác của các tác giả là Cựu học sinh Trường Văn hóa Quân đội Nguyễn Văn Trỗi và bạn k9.
Trang Web này là ý tưởng được hình thành từ hương Cà Phê quán bụi vỉa hè Hà nội và sự thăng hoa của men rượu "quán thị Hến", cũng như sự giao lưu kết nối mọi miền của công nghệ thông tin hiện đại ( Face Book) . Nhóm bạn Trỗi yêu thơ chúng tôi gồm Quang Việt (k2) Quốc Việt (k5) Quang Trung (k4) Bắc Hải (k5) đã tình cờ cùng chung ý tưởng thành lập một" trang Thơ, Nhạc" riêng của Bạn Trỗi, tạo một sân chơi mới cho mọi người có cùng sở thích. Nhóm ủy nhiệm cho anh TQtrung tạo trang, biên tập và điều hành.
Chúng tôi xin thông báo và kính mời các bạn Trỗi khác nhiệt tình đóng góp, ai muốn mở trang riêng trên blog này xin cho ý kiến và gửi địa chỉ Email để được nhận lời mời làm thành viên và có quyền tự đăng bài, ngoài ra các bạn nào vì bận chưa tự đăng được xin gửi bài vào phần Comment, bài viết sẽ được đăng lên blog trong thời gian sớm nhất. Các tác giả có bài đã được đăng lên Bantroi các khóa sẽ được lưu trữ trên trang "Tác giả khác", Quán thơ BanTroi rất hân hạnh được tạo trang trên blog này cho các bạn nếu có yêu cầu làm thành viên.
" Trang Quán Thơ BanTroi" lấy tiêu chí vui là chính, cũng là nơi tập hợp các sáng tác Thơ, Nhạc, Nghiên cứu Văn hóa Lịch sử. Các sáng tác tranh ảnh Nghệ thuật ( + ) của bạn Trỗi để dễ dàng theo dõi.
Thông báo này sẽ được gửi đến các Trang Blog của các Khóa Bạn Trường Trỗi, rất mong được các bạn ủng hộ.

Các anh Khóa 3 tưng bừng họp mặt...




Buổi trưa hôm qua, ngày 21/12/2013, các anh Khóa 3 tưng bừng họp mặt tại Nhà hàng Hải Yến, số 3 Hồ Đắc Di, để kỷ niệm 69 năm ngày thành lập QĐND VN, tiễn biệt năm 2013, đón chào năm 2014 và chào đón sự ra mắt của "Trung đội 5" của K3, một Trung đội rất đặc biệt, chủ trì triệu tập buổi họp mặt toàn thể K3 ngày hôm nay. Nói là "Trung đội đặc biệt" bởi vì các anh ở "Trung đội 5" của K3 vốn "Xuất thân" từ Khóa 4. "Đang yên, đang bình" thì 16 anh ở Khóa 4 được lệnh học "Thần tốc" một năm 2 lớp để "Nhẩy" lên Khóa 3, "Trong sự ngơ ngác", "Không hiểu vì sao - Bỗng dưng lại như vậy" của các anh K4 thời bấy giờ ! (Sau này thêm chị Nhu nữa). Có nhiều lý do để giải thích, song đối chiếu vào thực tế thì nhiều cái chưa "Chuẩn". Tuy nhiên chắc chắn có 1 lý do, có thể gọi là tiêu chuẩn, để được "Đặc cách" như vậy, theo như lời anh Trung Nghĩa phát biểu khi "Trung đội 5" lên ra mắt, là chỉ chọn các anh phải có đủ các tiêu chí: "To cao, Khỏe mạnh và Đẹp giai"....

Quốc Việt K5 - GỬI CÁC CHÁU K9

Kính gửi anh chị em Bantroi

Nhân tiện ngày thành lập quân đội, các bác B5 K3 say tít cung thang và bác Hoàng Giang ca bài "mùa lá đỏ", xin anh chị em cho gửi một bài viết dành cho các cháu gái K9

Nhiều chú Bantroi nói bút danh của cháu Viên Thạch là hòn gạch hay hòn đá, nhưng chữ Viên kì lạ này lại có nghĩa là cô gái đẹp; Chú cũng từng nói chữ Thạch thì không hợp với cháu,

Chú chợt nhớ câu chuyện Bích Câu kì ngộ, tưởng tưởng bút danh của cháu để viết bài này. Mong K9 tham gia Blog nhiều 

Viên Thạch

Nếu là cô gái đẹp ... bằng đá
Thì muôn năm chẳng biết tuổi già ...

Chuyện là:
Ở xứ nọ có chàng tuổi trẻ
Mang tượng đá về bầu bạn yêu thương
Lúc đối ẩm, lúc bình thơ, lúc ôm ấp, lúc trò chuyện tỏ tường
Lời chân thật bỗng động lòng tiên nữ
Duyên là duyên "Bích câu kì ngộ"
Tượng đá bỗng rùng mình, biến thành cô gái dễ thương.
Rồi tình yêu ...

Hàng vạn năm, hàng triệu năm trong kiếp đá buồn
Sao chịu được khi quanh mình biến đổi?

Bích Câu kỳ ngộ (Cuộc gặp gỡ lạ lùng ở Bích Câu - nghĩa là ngòi biếc) là truyện Nôm của Việt Nam, kể về sự tích một người học trò tên là Trần Tú Uyên gặp nàng Giáng Kiều ở đất Bích Câu (nay thuộc thành phố Hà Nội) xảy ra dưới triều Hồng Đức nhà Lê (1460 - 1497)..

 

Lược truyện như sau

Hồi I. Tú Uyên, một thư sinh nghèo, cha mẹ mất sớm. Một lần đến Bích Câu, thấy phong cảnh đẹp bèn làm nhà ở đấy học. Một hôm nhân tiết xuân, Tú uyên đi chơi hội chùa Ngọc Hồ, nhặt được một chiếc “lá hồng” có đề một câu thơ. Chàng định họa lại thì thấy một thiếu nữ tuyệt đẹp trước cửa tam quan, liền đi theo, nhưng đình Quảng Văn thì thiếu nữ bỗng biến mất. Về nhà, chàng ngày đêm tưởng nhớ người đẹp đến sinh bệnh.
Hồi II. Một người bạn học là Hà sinh đến thăm, khuyên chàng không nên tơ tưởng nữa, nhưng Tú Uyên vẫn không sao quên được. Chàng đến đền Bạch Mã bói thẻ. Đêm ấy, chàng nằm mộng thấy một vị thần dặn sớm mai ra đợi ở Cầu Đông. Hôm sau, Tú Uyên ra cầu đứng đợi đến chiều tối, thì thấy có một ông lão bán tranh tố nữ mà hình dạng giống hệt người thiếu nữ đã gặp hôm trước. Chàng liền mua bức tranh về treo ở thư phòng. Cứ đến bữa ăn, dọn hai cái bát, hai đôi đũa, mời người trong tranh cùng ăn.
Một hôm Tú Uyên bận việc ở trường nên về muộn. Về nhà thấy có một mâm cơm thịnh soạn bày sẵn, chàng lấy làm lạ nhưng vẫn ngồi vào ăn. Hôm sau chàng giả bộ đi đến trường, nhưng đi được một quãng liền quay trở lại nhà, nấp vào một chỗ. Một lát sau, một thiếu nữ từ trong tranh bước ra lo việc bếp núc, nhà cửa. Tú Uyên mừng rỡ, bước ra chào hỏi. Thiếu nữ cho biết tên là Giáng Kiều, vốn là người cõi tiên, vì có tiền duyên với chàng nên xuống hạ giới. Nói rồi, nàng hóa phép ra lâu đài nguy nga với đầy đủ người hầu hạ.
Hồi III. Vì Tú Uyên rượu chè be bét, Giáng Kiều giận bỏ đi:
Hồi IV. Giáng Kiều trở về và cùng Tú Uyên lên cõi tiên:

Chuyện tẩt nhiên là không thật rồi nhưng thú vị, gửi mọi người cùng xem 

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Gặp mặt Thầy Trò trường Trỗi Thành phố Hải Phòng - Hà Nội

Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập QĐND Việt Nam 22/12/2013, các Thầy Cô giáo, CBCNV trường Trỗi ở Hải Phòng tổ chức gặp mặt tại nhà Thầy Vũ Văn Điểm và rất muốn các Thầy Cô giáo, CBCNV, học sinh trường Trỗi ở Hà Nội tham dự buổi gặp mặt này.... Chính vì thế, Thầy Vũ Văn Điểm, chủ trì buổi gặp mặt, đã mời anh Bùi Vinh Trưởng BLL trường và các Thầy Cô giáo ở HN đến HP họp mặt vào ngày 19/12/2013.
Nhà Thầy Điểm nằm sát ngay bên bờ sông Lấp, rộng rãi, thoáng đãng....Vợ Thầy, Cô Dương Thị Thanh Bình, cũng là quân nhân, đã từng công tác tại trường Sỹ quan Lục quân Quân khu 4, hôm nay tổng chỉ huy con em trong nhà và con em các Thầy Cô giáo trổ tài nấu nướng các món thơm ngon của miền biển HP.

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

THÔNG BÁO- K5 NVT TẠI PHÍA NAM GẶP MẶT NHÂN NGÀY 22/12

BAN liên lạc K5 tại TP HCM :
Mời bạn đế họp mặt truyền thống K5 NVT vào ngày CN 22/12/2013 tại nhà HATHANH số 37A đường Yên Thế,TSN quận Tân Bình HCM.Đón khách từ 9h.Khai mạc 10.30.Đề nghị nhắn tin hồi âm ,khi nhận được thông báo này cho đ/c Trần Kiến Quốc.hoặc Trương Đông Nhân và Trần Mạnh Lãnh .
Trân trọng

Quốc Việt (ST) Sổ tay tiếng Khmer

Tiếng Kampuchea

Kính gửi anh chi em bantroi

Nếu có dịp đi Cambodia, nên có một cuốn sổ tay trong túi, biết một số từ vựng nước bạn sẽ thú vị.
Giới từ Con hay Côn và Cái giống như tiếng Việt, một số từ ngữ nghe giông giống tiếng Việt.
Tiếng Khmer nhiều phụ âm đầu
ghép nên phiên âm tiếng Việt chỉ gần giống thôi - anh chị em nào phiên âm tốt hơn thì chỉnh lại
Gửi anh chị em

Xưng hô
Đại từ nhân xưng ngôi 1
Knhum, Nhum, Nhông, Tha nhông Tôi
Bòng Tôi vai trên
Đại từ nhân xưng ngôi thứ 2
Êng, Ầy Mày, Bạn
Ôn Em
K Muôi Cháu Vai dưới
Boong Vai trên
Boong srei Chị
Mê Ông lớn, Ông Chủ Bà chủ
Bo-òng Đại từ ngôi thứ 2 người trên
Ôn Đại từ nhán xing ngôi 2 nhỏ hơn
Coat Nó
Srei Sẩy, Con gái
Ây Ay Ẩy Bạn, Mày
Nhông, Tha nhông, Knhum, Nhum: Tôi
Bà Bà Vâng Vâng

Ăn uống
Bai Cơm
Nhâm Bai Dùng cơm
Si bai Ăn Cơm
Hốc bai Nấu Cơm
Pấc Uống
Tấc nưỡc
Pấc tấc Uống nước
O-ọc Uống cạn
Chngách Ngon
Sầm Lò Canh
Hui tiêu  Hủ Tiếu
Mchu Chua

Hoa quả
Phoca Hoa
Ple chơ Quả
Soài: Soài
Spư Quả chua
Cái chua: Cái cây

Vật dụng
Pte Cái nhà
Bằng uôl Cái cửa
Thu bia Cái cổng
Khao  áo (Àừ) quần áo.
Áo Sà rông Áo sống
Chnăng Nồi
Công Pông Bến tắm
Sà Chợ
Sà Tầm nợp Siêu thị
Hăm Móc Cái Võng

Chào hỏi
Chùm riệp Sua Chào người trên
ních xờ ây Chào người dưới
Sút s đây Chào nói chung
Pê brắc Sáng
Sút sđây pê brắc Chào buổi sáng
À nấng ây kề?
cái này là cái gì
Bòng chmok ây? Anh (chị) tên gì?
Ôn chmok ây? Em tên gì?
Ô kun Cảm ơn
So át Đẹp (Át)
Miên Có
Ọp Không
Miên ọp Miên Có hay không có
Thom Lớn
Tốt Nhỏ
Miên chrao? Bao nhiêu tiền?
Lờ cô ba Cảnh sát - Công an
Bayon Lá bồ đề
Boóc chaol Vứt bỏ
Ót ban Không được
Tọ Mọ Tò Mò
Chắp Bắt giữ
Boong Crap Trấn áp
Lea Heay Tạm biệt
Đốt Giống thế
Tâu Đi
Mau Đến

Các con vật
Côn Cô Con Bò
Côn Chruk Con Lơn
Côn Mòn Con Gà
Côn Tia Con vịt
Côn Crô bây Con tráu
Côn T rây Con cá
Côn bo òng cong
no òng kia
Con Tôm
Sạch Thịt

Màu sắc
So  Trắng
Khmau Đen
T'ro hôm Đỏ
Pạ So Srei Đảng khăn trắng

Cơ thể
Cái Ka ba Cái đầu
Cái So- ọc Tóc
Cái Moát: cái  miệng
Cái Chro Mo óc Mũi
Cái đai Cái tay
Cái chơn Cái chân
Cái M nếk Cái mắt
Cái T ro Chịa Cái tai

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Thầy Trò trường Trỗi tiếp đón chị Lư Mỹ Niệm

Chị Lư Mỹ Niệm và con trai đang có chuyến đi thăm ở Việt Nam. Nhân dịp này, Anh Bùi Vinh Trưởng BLL Trường Nguyễn Văn Trỗi đã mời Thầy Nguyễn Phong và đại diện anh chị em Trường Trỗi tổ chức gặp mặt thân mật chị Lư Mỹ Niệm tối hôm qua, ngày 12/12/2013,  tại Nhà Hàng Phù Đổng 40 Tăng Bạt Hổ, Hà Nội.
Là một giáo viên dạy tiếng Việt ở trường ĐHSP Quảng Tây tại Quế Lâm, đã từng được giao nhiệm vụ phiên dịch cho trường học sinh Miền Nam tại Quế Lâm trong những năm VN kháng chiến chống Mỹ. Chị Lư Mỹ Niệm rất có tình cảm và rất gắn bó với Thầy Trò các trường Việt Nam đã từng công tác và  học tập ở Quế Lâm, trong đó có trường Nguyễn Văn Trỗi   

A LÔ A LỔ A LỒ - CÓ NGƯỜI ĐI LẠC , ĐÓ LÀ BẠN TÔI


Phục nghiệp nói : bạn ơi ăn đi , ĐỪNG hút thuốc - có hại cho sức khỏe



                                                                        Nghe nói con vừa có bạn gái ? PDH tâm sự  riêng
             

                                                          Thu cóc nói : Đây là nhà hàng của tớ, ông cần gì phải lấy hóa đơn

       
                                                                          Công TENO : Ông nhìn cô tiếp viên nào vậy ?


                                                                           UỐNG CHO TRỜI ĐẤT LĂNG QUAY- PC CAN


                                                                            QV nói : Tôi phải trốn đi mới đến đươc đây

                                                       
                                                                                Đẹp trai và khỏe mạnh ( maconanh của K5 )

                                                                   
                                                     Công  TE NƠ LÓI : Ở ngài Bắc tôi uống 10 lít rượu 29 mỗi ngày MÀ CÓ SAO ĐÂU

                                                             
                                                                              Già nhưng tươi vì toàn bạn hiền


                                                                        Anh em khác họ , sinh cùng một nơi ( Phú Yên )


                                               
                                                    Nghe ông HUY DŨNG  ca bài NGƯỜI ƠI NGƯỜI Ở NHƯNG ĐỪNG UỐNG THÊM


                                                                    Trong người tôi có 8 cái sten đố các bạn nó ở đâu

                                   
                                                        Bạn hiền ,đẹp trai ,trẻ trung , tài giỏi , dịu dàng , dễ thương HÀ CÔNG CÔNG và bạn


                                                        Vợ đi vắng các OSIN gặp nhau bàn chuyện thế giới và chụp hình lưu niệm

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Quốc Việt K5 (NC) ANGKOR - XỨ SỞ HUYỀN THOẠI

Kính gửi anh chị em bantroi

Tranh thủ nghỉ chờ hưu, mình tháp tùng bà xã đi Căm-Pu-Chia thăm con. Mặc dù còn tiêu chuẩn, ta nên tự túc thôi. (Từ - tâu ) Hà Nội (Đến - mâu) Pnom Pênh bằng Airbus mất 1h 45’ và 109 USD, rẻ bằng 2/3 vé Hà Nội - TPHCM mà tự do. Tiền nhà nghỉ có điều hoà là 20 USD / ngày, không điều hoà là 10 USD/ ngày, tất nhiên khách sạn đắt hơn (55 USD ngày): cơm bình dân 2 USD / bữa, buýp phê 12 USD, cơm tàu thì 6 USD. Đi xe khách 14 chỗ đến Siêm Riệp mất 100 USD cả chuyến, còn taxi thì đắt hơn (240 USD). Mới trải qua 33 năm, từ một đất nước bị diệt chủng chỉ còn 4 triệu dân, nay Căm-Pu-Chia đã có 17 triệu, tăng hơn 4 lần. đó là sức sống mãnh liệt của một dân tộc nhưng cũng là bài toán khó cho những người lãnh đạo với lương thực và nhu yếu phẩm. Nông Pênh giờ khác trước, quy củ về kiến trúc, quy hoạch hơn Hà nội, TPHCM và đường xá có các biển lớn ở ngã 3, ngã 4, ngã 5 với tên đường băng chữ Khmer và chữ La Tinh, ghi cả các ngã 3, ngã 4 tiếp theo.
Với người bạn láng giềng, ít ai để ý người Căm-Pu-Chia là ai? Họ thế nào?
Theo Wikipedia, Căm-Pu-Chia là quốc gia vốn là 1 trong những thuộc địa của Pháp ở bán đảo Đông Dương từ năm 1845 đến 1959 (chắc là Việt Nam cũng vậy), đặt tên nước vào 1959, có diện tích 181.040 km²,
Cuốn từ điển Pháp Petit Larousse (1996) thì giữa thế kỷ thứ 6 (sau công nguyên), vương quốc Phù Nam bị chinh phục bởi người Kambuja là tổ tiên của người Campuchia hiện nay. Cho nên có thời kỳ nước Campuchia có tên là Kambuja. Có thể xuất phát từ đó, người Pháp khi cai trị nước Campuchia vào nửa thế kỷ 19, gọi tên nước này là Cam - bốt (Cambodge) hoặc Campuchia (viết là Kampuchéa).  
Từ điển Mỹ Webster’s New World College Dictionary thì viết tên nước Campuchia là Cambodia và chú thích thêm “ngoài ra, ngày trước nước này được biết đến với tên Kampuchea”.
Cũng theo Wikipedia: Đế quốc Khmer hay Đế quốc Cao Miên là một cựu đế quốc rộng lớn nhất Đông Nam Á (với diện tích lên đến 1 triệu km², đóng trên phần lãnh thổ hiện nay thuộc Campuchia cùng với lãnh thổ thuộc các quốc gia nay là: Lào, Thái Lan và miền nam Việt Nam), thủ đô là Angkor. Vua ở đó tự xưng là vua của hàng ngàn ông vua.
Hình như những thông tin đó có điều gì không ổn?
Vương Quốc hay đế quốc Phù Nam chỉ có trong 1 ghi chép duy nhất của một nhà buôn Tàu đến đây vào đầu công nguyên, hình như phiên âm tiếng Mon - Khmer đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất (knhum) hoặc Pnom (núi/đồi).
Theo tiếng Hindu, Kambuja có nghĩa là  đất nước của người Khmer, cũng có nghĩa là đế quốc Khmer theo khái niệm về phạm vi ảnh hưởng của nó chứ không phải xâm chiếm thuộc địa.
Cách đánh giá trên Wikipedia  còn chưa biết đến một hình thái Kinh tế Chính trị trước giai đoạn Chiếm hữu Nộ lệ và đã qua giai đoạn Công xã Nguyên Thuỷ đã từng tồn tại hàng ngàn năm ở khu vực châu Á rộng lớn mà Ăng ghen gọi là phương thức sản xuất châu Á, các nhà nghiên cứu hiện đại gọi là Mandala hay vòng tròn quyền lực, khác hẳn với các hình thái kinh tế chính trị Châu Âu; Theo quan niệm người Hán, cái đám người ở Nam Trường giang, từ Mianmar sang Philippine, từ Thượng Hải tới Indonesia đều thuộc Bách Việt, đều là đám man di.
Definition Free Dictionary giải thích, Cambodia hay Kampuchea là tên tự nhận theo tiếng Sankrit của quốc gia hay dân tộc nguồn gốc Khmer – Mon, người Pháp phiên âm là Cambodge, dung để chỉ vùng đất họ đã đô hộ gần 100 năm, người Tàu phiên âm chữ Khmer thành Cao Miên (Gao Mien – một giống mọi giống như người Việt bị coi là Nam Miêu - Nan Mieo vậy) do đó người Kampuchea thường phẫn nộ khi bị gọi là Miên, cũng như người Việt Nam bị gọi là Man Di hay người Mèo;
Họ cũng tởn, rợn tới da thịt khi nghe thấy từ "Cạp Duồng" vốn là "Càn Quét Trắng" phiên âm của người Pháp theo ngôn ngữ Khmer -  Nguyên mật danh của người Pháp là “scorpion attaque” (Bò cạp tấn công) - được Lon Non - cựu chỉ huy mật vụ của Pháp dùng lại sau khi đảo chính Quốc Vương Xi-ha-núc năm 1970, nhưng người Việt lại hiểu Duôn là người Việt và Cáp Duôn là cắt đầu  người Việt trong khi ngay dân Khmer chẳng hiểu Cạp Duôn là gì
Biển Hồ Căm-Pu-Chia?
Nói tới Căm-Pu-Chia, trước tiên nên nói về Biển Hồ (Tonlé Sap có nghĩa là "sông nước ngọt lớn – tiếng Khmer còn có nghĩa là Hồ Lớn – Tonlé và nước lạt - Sap), diện tích mặt hồ 2.700 km² (mùa khô) và 16.000 km² (mùa mưa) tăng xấp xỉ gấp 7 lần (gần 1/10 lãnh thổ), độ sâu trung bình là 1m vào mùa khô và 9m vào mùa lũ (gấp 9 lần), chứng tỏ địa hình vùng này trũng dốc và hồ có thể ngập sâu hơn (Hồ Tây, Hà Nội Việt Nam chỉ rộng 5,3 km2), Biển Hồ cung cấp tới ¾ lượng nước cho sinh hoạt và trồng trọt, 2/3 lượng đạm thủy sản cho toàn bộ cư dân Căm-Pu-Chia, Biển Hồ được UNESCO công nhận là di sản thế giới về hệ thống thủy lợi và môi sinh,
Chúng ta biểt được cư dân cổ Khmer sinh sống như thế nào nhờ cuốn ghi chép của Châu Ðạt Quan (Chou Ta-Kuan) để lại. Năm 1295, ông ta đến Angkor làm đặc sứ cho Timur Khan, hoàng đế Nhà Nguyên Trung Quốc, kế vị Hốt Tất Liệt (Khublai Khan).
Tất nhiên, với quan niệm Thiên triều, ông ta gọi xứ này là Mọi (Gao Mien), song ông ta cũng choáng váng khi thấy các đô thị sầm uất (lớn nhất thế giới lúc bấy giờ), thành quách phủ vàng, hệ thống kênh đào chằng chịt để làm thủy lợi và giao thông vận tải, mỗi một khu vực đều đào một hồ lớn chứa nước để sinh hoạt và tưới tiêu quanh năm, Các Sóc (làng) đều có kho lương thực dùng chung, có quan coi giữ và phân phối đều cho dân làng. Ông ta mô tả các đền đài mà nay được gọi là Angkor, hàng năm nhà vua ngự ở đó 10 ngày vào mùa trăng (nay là Tết hay lễ hội Trăng - Lễ hội Ok om bok của người Khmer vì Mặt Trăng là vị thần chủ về mùa màng, nông nghiệp)
Ankor - các truyền thuyết và sự thực:
Angkor đọc theo tiếng Pháp là Ăng Cồ, phiên âm theo tiếng Khmer có nghĩa là cố đô; còn ăng co theo tiếng Khmer nghĩa là Thóc - Gạo, những danh từ này do người Pháp đặt tên cho nên ta dùng theo tiếng Pháp.
Angkor Wat được các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha phát hiện hồi cuối thế kỷ XVI, đến năm 1860 mới được nhà truyền giáo người Pháp Hen-ri Mou - hut tìm thấy trong đám rừng rậm nhiệt đới không người biết đến (trước khi người Pháp lập nhà tù Côn Đảo 1 năm và trước khi xâm lược hoàn toàn Việt Nam 3 năm). Cuối thế kỷ XIX, các nhà thám hiểm người Pháp mới quay lại  Angkor Wat và năm 1907, người Thái lần đầu tiên tổ chức du lịch đến đây.
Cho đến ngày nay ý nghĩa của ngôi đền Angkor vẫn là đề tài tranh cãi của nhiều học giả trên thế giới; Phần lớn nghiêng về giả thiết cho rằng đó là những công trình thủy lợi, thuỷ văn, chiêm tinh; Số còn lại nhìn nhận chúng như là những biểu tượng tôn giáo, tượng trưng cho những đại dương bao quanh ngọn núi Meru, nơi ngự trị của những vị thần trong truyền thuyết.
Muốn nói gì, Angkor vẫn là kì tích của nhân loại. Trong khi các Dân tộc như China, Ai cập. La Mã hay In ca còn cầu mưa, giết người để tế thần linh thì những người ở đây làm thủy lợi, lo cho cuộc sống của khoảng 20 triệu người Khmer (Việt Nam lúc đó chỉ có 3 triệu).
Có 2 nơi gọi là Angkor: Angkor Thom (Thom tiếng Khmer nghĩa là lớn), còn chiếc kia gọi là Angkor Wat (tiếng Khmer nghĩa là Đền hay Angkor Tốt – tiếng Khmer nghĩa là bé), người Việt quen gọi là Đế Thiên (Angkor Wat) và Đế Thích (Angkor Thom)
Angkor Wat nằm cách hồ Tongle Sáp 1/2 km, có diện tích trong lòng bức tường đá cao 8m là 2,25 km2 (gần ½ hồ Tây),  nếu tính cả hào nước rộng tới 160m xung quanh thì tới gần 4km2 (hơn ¾ hồ Tây), gồm 5 tầng hồ trồng lên nhau; Ngoài cùng là hào nước, trong khuôn viên là hồ thứ 2 sâu 5m dưới con đường đá rộng 10m, dài 140m dẫn từ cổng đền vào tòa tháp. Trong ngôi tháp cao 65m có 3 hồ lớn được xây bằng đá ong và phủ các bích họa đá hình tượng Rắn Naga ngoáy bể sữa để sinh ra vũ trụ, ám chỉ khu vực giúp điều tiết thuỷ văn.
Đền này không phải cung điện để ở vì không có căn buồng nào,
càng không phải là điện thờ vì không có bục thờ hay vết tích của nhang khói mà chỉ gồm các cầu thang và hành lang dài, hẹp đi đến các hồ nước; Đến nay, 3 cái hồ trong tòa tháp không có nước mặc dù mưa rất to, chứng tỏ có đường thoat nước; Ngược lại, khi nước lớn, một số ngôi đền ở quanh vùng có cột nước phun lên các hồ trên cao.  Hình như đó là công cụ để các tăng lữ Khmer đo thủy văn và chiêm tinh khi nó gồm 5 ngọn tháp cao từ 40m – 69m, đứng giữa trời quang, tiện cho xem trăng sao, xem  mực nước liên quan đến các sông đào toàn Vương quốc. Angkor Thom cách Angkor Wat 1,7 km, diện tích trong lòng bức tường là 9 km2, hiện còn 54 bức tượng và 216 khuôn mặt Bayon mỉm cười cùng tàn tích của các hồ nước.
Đền Ta Phrom, cũng do người Pháp đặt tên, nghe nói khi gặp 1 cụ già Khmer nói vậy – hình như ông ấy xưng là Tôi, Tôi (Knhum, Khum), vẫn còn dấu tích của một đài thiên văn với khe xem sao và hình bóng bầu trời sao được đánh dấu trên tường.
Tại sao có các thông tin ngược?
Vào năm 1948 - 1949 của thế kỉ trước, không chống đỡ được phong trào Việt Minh lan ra khắp Đông Dương, những viên sĩ quan tình báo Pháp dưới danh nghĩa các giáo sư nghiên cứu lịch sử, địa lý đã dùng chính sách chia để trị, mục tiêu kafm sao để các dân tộc ở Đông Dương đánh giết lẫn nhau, đã dựng lại Bảo Đại – làm quốc trưởng xứ An Nam (miền Trung Việt Nam  với lá cờ vàng đất 3 sọc đỏ - giống như Cuống Huân chương Bắc đẩu bội tinh của Pháp, 3 sọc đỏ tượng trưng quẻ Kiền (Vua), màu đỏ là Hoả và Hoả sinh Thổ hay nhà Vua chỉ có chủ quyền ở mảnh đất ở giữa, có 1 con rồng quấn quanh để khẳng định nhưng về sau bỏ vì phức tạp hơn; Vương Quốc Lào có cờ 3 đầu voi - tượng trưng cho 3 đại vương nắm quyền ở Luổng Pha bang, Viêng Chăn và Chăm-Pa-Săc; Cambodge với lá cờ đền Angkor 5 tháp, tượng trưng cho 5 Đại Vương của 5 khu vực vốn có  tước hiệu Chậu (Chao) hay Săm đéc. Họ đã rất giỏi, nhờ công lao này mà lịch sử khu vực Đông Dương đến nay đầy rẫy việc xâm chiếm, chém giết, thù ghét lẫn nhau, không có nguồn gốc bản địa hay thực tế cũng là kẻ xâm lược giống như người Pháp.
Angkor và Vương quốc Khmer nhắn nhủ gì chúng ta?
Đó là một Dân tộc vĩ đại đã đi trước thế giới khá xa về khoa học phục vụ con người. Phải chăng nụ cười Bayon là sự mãn nguyện của người xưa đax chế ngự được Mùa Khô ở đây kéo dài từ 6 đến 8 tháng, trồng được 3 vụ lúa.
- Sử liệu của người Pháp bề Đông Dương cần được phân tích kĩ, đối chiếu với thực tế,
Hãy tránh làm như người Tàu; Biết mình - biết người là quan trọng, không nên nói và làm cái gì để bạn hiểu là ta miệt thị họ. Hãy gọi họ là người Khmer hay Căm-Pu-Chia, đừng gọi là Miên và cũng đừng đùa kêu Cạp Duồng.
Kambuja từng phát triển rực rỡ, là thiên đường hạ giới gần 500 năm, nhưng thiên nhiên khắc nghiệt cũng trả thù, nước từ từ rút xuống 2m, toàn bộ hệ thống thuỷ lợi và thuỷ văn đó mất tác dụng và hạn hán đã làm hàng chục triệu cư dân bỏ đi, vương quốc hoang tàn;
Nguy cơ nước biển dâng trở lại 2m, đồng băng châu thổ Việt Nam sẽ trở về trạng thái Đẩt - Nước, có thể cư dân sẽ chạy lên vùng cao hơn như Lào, Căm-Pu-Chia hoặc làm nhà sàn để sinh sống, đó là quy luật của tự nhiên – Người Việt Nam sẽ khắc phục thế nào?
Thế giới bước vào thời kì toàn cầu hoá vĩ đại – như một cơn đại hồng thủy khổng lồ yieeu diệt các nền văn hoá nhỏ lẻ, không bền vứng, Việt Nam không có Angkor để lại cho người dân một nền tảng Văn hoá mạnh mẽ, người Việt sẽ đi về đâu?
- Chế độ cộng đồng công xã và cát cứ địa phương (Mandala) ấy đã làm nên Angkor, cũng như nhiều quốc gia Đông Nam Á, liệu có thể phù hợp với toàn cầu hóa?.

Đi thăm con, học được một số điều, gửi các bạn đọc cho vui.

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Vừa cải cách Tư pháp xong !

Hai miền Nam - Bắc mà cụ thể là hai TP lớn HCM, HN đại diện có mấy hành động ngang trái thế này, xem ra họp này nọ chỉ thêm tốn tiền thuế dân thôi.
Con người mà giống con lợn bị trói chuẩn bị chọc tiết này là vì được
 Dân phòng và bảo vệ phường khóa tay đánh ngất, đã nằm được 1 tiếng đồng hồ rồi.
 
Người thân của nạn nhân và rất nhiều người dân ở gần khu chợ tự phát thuộc chung cư Văn Thánh cũ trên đường D1, phường 25, quận Bình Thạnh, TPHCM đang rất bức xúc về hành vi cư xử hung tợn của nhóm cán bộ Trật tự quản lý Đô thị (TTQLĐT) và bảo vệ dân phố khi xử lý trường hợp lấn chiếm lòng lề đường của một người bán hàng rong trên địa bàn.
Theo đơn tường trình mà anh Lê Văn Trường (là em vợ của anh Trịnh Xuân Tình) gửi lên công an phường 25, quận Bình Thạnh với rất nhiều người đồng ký tên đồng ý làm chứng thì lúc 17h ngày 6.12, anh Tình có bán trái cây trước nhà 11B5 cư xá 30.4, phường 25, quận Bình Thạnh.
Đang bán hàng thì anh Tình bị Tổ công tác của UBND phường 25 (gồm TTQLĐT và bảo vệ dân phố) trong khi đang làm công tác giải tỏa trật tự đô thị tại khu vực này lập biên bản, tịch thu xe đẩy, yêu cầu anh về trụ sở UBND phường 25 để xử lý về hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường.
Tuy nhiên, khi anh Tình phản đối, nói rằng mình chỉ không kịp đẩy xe đi, nếu lực lượng chức năng muốn phạt thì anh chịu chứ đừng thu xe vì như vậy anh sẽmất tất cả, thì lập tức rất nhiều người mặc trang phục của hai lực lượng trên xông vào bóp cổ, đánh đập, còng tay rồi ép anh lên xe máy về trụ sở phường.
Không thể đưa anh Tình về phường như mong muốn, một người chạy đến đánh vào cổ anh Tình 2 phát. Sau đó là một trận đòn hội đồng được trút vào người anh Tình làm anh ngất tại chỗ.
Thấy anh bị ngất, nhóm người này bỏ mặc anh Tình nằm trên đường với hai tay bị còng ngược ra phía sau rồi bỏ đi trước sự chứng kiến của rất nhiều người dân có mặt tại hiện trường.
Khổ chưa, ai bảo đi buôn bán làm gì, đằng nào cũng chết thì ở nhà có sướng hơn không  !!!
Vụ hỏa hoạn lúc nửa đêm
Vào khoảng 22h ngày 24.11, một vụ hỏa hoạn đã xảy ra trước cửa hai ngôi nhà liền kề thuộc tổ 22, ngõ 29, phố Hồng Mai, HN. 

Theo lời tường thuật của bà Đinh Thị Thúy Hằng và những người trong hai ngôi nhà bị cháy, lúc đó cả khu phố đã chuẩn bị đi ngủ, bỗng dưng nghe thấy tiếng nổ lớn bên ngoài và khói bốc vào trong nhà nghi ngút. Những người trong nhà hoảng sợ cầu cứu hàng xóm đồng thời tìm cách dập lửa từ bên trong hai ngôi nhà.

Ở bên ngoài, hàng xóm cùng công an phường dùng bình cứu hỏa hỗ trợ dập tắt ngọn lửa. Sau hơn nửa tiếng tích cực cứu chữa, ngọn lửa đã được dập tắt. Rất may vụ hỏa hoạn không gây thiệt hại về người, nhưng đã khiến chị Nguyễn Thị Lệ ở nhà số 49 bị ngạt thở, phải đi cấp cứu.

Tại hiện trường, cơ quan chức năng thu được 3 chiếc can nhựa loại 5 lít, trong 1 chiếc còn 1,5 lít xăng. Qua điều tra xác minh, cơ quan công an nhanh chóng xác định nghi can gây án là Nguyễn Mạnh Hà (SN 1983), là hàng xóm đối diện của hai căn nhà bị cháy. Bình thường Hà ở nhà, nhưng sau vụ hỏa hoạn Hà vắng mặt đi đâu không ai rõ, ngay cả bố mẹ của Hà cũng không biết con trai mình ở đâu.

Sau đó, bằng biện pháp thuyết phục, vận động gia đình, biết không thể thoát tội, nên ngày 26.11 Hà đã đến cơ quan công an tự thú. Tại đây, Hà khai nhận toàn bộ hành vi phóng hỏa đốt nhà của mình. Theo đó, gần đây Hà mâu thuẫn với chị Lệ và bà Hằng - chủ hai ngôi nhà bị cháy. Lý do là vì hai nhà trên có nhiều trẻ con liên tục quấy khóc, khiến hắn mất ngủ triền miên, từ đó nảy sinh khó chịu, bực tức. Sau khi cãi cọ với hàng xóm không được, Hà tìm cách trả thù cho bõ tức. Sáng hôm đó, Hà mua 400 ngàn đồng tiền xăng đựng vào 3 chiếc can nhựa. Chờ đến tối, khi mọi người đóng cửa chuẩn bị đi ngủ thì mang xăng đổ ra trước cửa hai ngôi nhà, châm lửa, rồi bỏ trốn.

Chỉ vì tiếng quấy khóc của trẻ con nhà hàng xóm đối diện khiến Nguyễn Mạnh Hà không ngủ được, hắn đang tâm đổ xăng thiêu nhà hàng xóm ngay trong đêm. Vụ việc tưởng như chuyện đùa nhưng lại có thật 100%.
Ai bảo đẻ con làm gì, mà trót có con rồi thì lên rừng mà đẻ cho nó lành nhé !!!