Thơ TQtrung
*
Ly giang Ly giang!một thời ấy, còn lưu trong kí ức
Một dòng sông tắm mát một khoảng đời
một chiếc bè bình dị giống quê tôi
cũng tần tảo, ngược xuôi đời ngư phủ.
Đất Quế lâm, còn một thời để nhớ
lắng thời gian trong chầm chậm tuổi thơ ta
Thù, bạn quắt quay, biến đổi sơn hà
Đất Việt cũ còn lưu gươm Câu Tiễn
Sông vẫn thế, cuộc sống dường bất biến
mà thế nhân bỗng chốc nổi binh đao
Bè bạn chi đây? chốc chốc sóng ba đào
cho kỷ niệm một ngày thành tạp niệm
Thôi cứ giữ, lấy một thời lưu luyến
một dòng sông tắm mát một khoảng đời
một chiếc bè bình dị cứ trôi...trôi.
Norturne (Boulanger) - Janine Jansen
Cho em mang bài này về đăng bên bantbe nha anh Quang Trung .
Trả lờiXóaTự nhiên nha em, một nhà cả mà.
XóaDÒNG LY GIANG.
Trả lờiXóaAfamily.vn
"Dòng Ly Giang thơ mộng trong suốt như gương, quanh co uốn lượn với những phong cảnh tuyệt đẹp hai bên bờ, với những hang động độc đáo, cảnh sắc thần tiên mê đắm lòng người.
Ly Giang là một trong mười thắng cảnh đẹp nhất của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), là tinh hoa của non nước Quế Lâm. Bắt nguồn từ núi Mao Nhi (ngọn núi được mệnh danh là “Hoa nam đệ nhất phong”), thuộc huyện Hưng An phía Đông Bắc thành phố Quế Lâm, chảy qua thành phố này đến Dương Sóc, dài 437 km. Đoạn sông 84 km từ Quế Lâm đến Dương Sóc giống như một dải lụa xanh, chảy uốn lượn qua hàng trăm quả núi. Những đỉnh núi với những vách đá dựng đứng soi mình xuống dòng sông và các cảnh quan thiên nhiên hai bên bờ sông đẹp tựa tranh vẽ. Núi ở đây thường nổi nên từ những khu đất bằng với trăm nghìn hình dạng và tư thái khác nhau. Núi Tương Ti, núi Tịnh Bình, Quán Nham, núi Tú Sơn, núi Hoạ Sơn, đỉnh Bích Liên…là những thắng cảnh đẹp không kể xiết.
Cảnh quan sông nước Ly Giang được người Quế Lâm khái quát: “Sơn thanh, thuỷ tú, động kỳ, đá mỹ “(núi thẳm, nước biếc, hang kỳ, đá đẹp). Nơi đây còn nổi tiếng với “bãi bồi xanh biếc, thác ghềnh hiểm trở, đầm sâu, thác nước bay lượn”.
Đi thuyền tham quan du lịch Ly Giang, chúng ta sẽ thấy đảo xanh, đồng thắm, thuyền chài buồm đỏ, diều bay lưng trời, cá lượn đáy nước.
Ly Giang lúc nào cũng đẹp. Đi thuyền trên sông vào thời tiết nào cũng đem lại cho lòng người sự thư thái, yên tĩnh đến lạ kỳ. Cảnh sông nước nơi đây khiến cho ta “Phân minh khán kiến thanh sơn đỉnh, thuyền tại thanh sơn đỉnh thượng hành” (Rõ ràng là nhìn thấy đỉnh núi xanh, mà sao thuyền lại đang trôi trên đỉnh núi). Khi thì thấy mây và sương mù bao phủ quanh đỉnh núi, thấp thoáng con thuyền nhỏ với từng đàn chim cốc, thanh bình và yên ả. Khi thì quyện vào làn sương giăng giăng trên mặt nước trong ánh hoàng hôn đỏ rực, lúc lại tím mờ.
Vào những ngày mưa, dòng Ly Giang với màn mưa như những sợi chỉ bạc lấp lánh, loang loáng trên mặt nước sắc màu của ánh đèn lúc trời chập choạng... thoắt ẩn thoắt hiện giữa bao la mây trời sông nước như trong cảnh thần tiên vậy. Đường Hàn Dụ có hai câu thơ ca ngợi vẻ đẹp của Quế Lâm: “Giang tác thanh la đới, Sơn như bích ngọc dung” (có nghĩa là Dòng sông chảy đẹp dài như một dải lụa, núi non đẹp như những viên ngọc quý).
Đọc những tán văn này thấy buồn cười, khắp dải Lĩnh Nam, chưa nơi nào hùng vĩ và cẩm tú như Việt Nam.
NGẮM QUẾ LÂM. CẢM TÁC:
"Hồi bé đi qua đây
Cảnh xứ này thật đẹp
Chỉ ngạc nhiên con người
Làm sao mà ác độc.
Giờ đã lớn lên rồi
Ngắm bao nhiêu cảnh đẹp,
Xứ Quế lâm hôm nào,
Như góc vườn thế thôi.
Quế lâm tuy đẹp thật
Lại vốn đất Việt mình,
Đẹp hồn Việt trong đó
Đâu chỉ vì sông xanh.
Phải học tập anh bạn
Viết ra thấy đẹp rồi
Thế cũng là yêu nước
Ngắm dòng sông lặng trôi.
SÔNG LINH KHÔNG PHẢI VÌ SÂU
NÚI THIÊNG KHÔNG PHẢI VÌ CAO
SÔNG NÚI LINH THIÊNG - VÌ CÓ CHỦ.
Xin lỗi các bác nhà thơ, em thô tục một tị.
Trả lờiXóaGiòng Ly giang đẹp thì có, nhưng mà bẩn. Bà con nông dân gánh thùng phân (bắc) đi tưới rau, xong việc đem thùng xuống sông rửa.
Còn quân ta? Khinh, cứ thế mà vùng vẫy dưới sông. Nghĩ lại mà kinh.
Không sao mà,bởi phân nhưng mà là phân ngoại, nó hay hơn phân nội nhiều.
XóaAnh QcV: quân tàu tuy đông và ác độc, nhưng không sợ, bởi nó hèn.
Sông nước mênh mông, vẫn còn văn minh nhiều hơn đại Hán (Bắc Kinh) với truyền thống lấy chuồng lợn làm chuồng xí để tái sinh phân người qua lợn.
Xóa