"....Hoàng đế Quang Trung hỏi:
- Như thế xưa nay có ai đánh Tàu không?
Thưa :
- Nước ta có Trần Hưng Đạo, đánh quân Tàu ở sông Bạch Đằng, Lê Thái Tổ đánh quân Tàu ở Đông Quan, nhưng đều đánh khi chúng tiến sang, chứ chưa có tiến sang đất Tàu mà đánh chúng.
Quang Trung nói:
- Nay ta sẽ đánh Tàu cho ngươi xem...."
Với tư thế vững vàng của người chiến thắng, vua Quang Trung đã vạch trần bản chất tham lam, độc ác của nhà Thanh và kiên quyết dùng mọi biện pháp để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Trong tờ biểu gửi cho Càn Long, Quang Trung đã chỉ rõ:
“Nay lấy thiên triều to lớn để đi tranh giành với một nước nhỏ để thoả lòng tham lam, tàn bạo, lại muôn đeo đuổi vũ lực đến cùng, xua quần chúng ra nghi trận địa để chịu thảm độc, thì lòng Thánh thượng cũng không nỡ làm thế, nếu vạn nhất đánh nhau liên miên không dứt thì lúc đó thần không còn lấy nước nhỏ để trọng nước lớn nữa, buộc phải nghe theo mạng trời. Việc xảy ra không thể lường trước được, để rồi ra sao thì ra”.
Tiếp được thư của vua Quang Trung, Thang Hùng Nghiệp kinh sợ nói với sứ giả Hô Hổ hầu rằng: “Nay không phải là lúc hai nước đánh nhau, sao lại nói toàn giọng tức giận”. (1).
Còn càn Long sau ngày bại trận đã xuống chỉ cho viên Tổng đốc Lưỡng Quảng mới nhậm chức là Phúc Khang An và triều thần, sau khi phân tích tình hình nước ta, nào là “lam chướng, dịch lệ, nước độc” nào là “dân tình hay phản trắc, hay sinh sự” rồi “Trẫm đã nghĩ kỹ, thực không nên làm” và kết luận “Tóm lại, bấy giờ không nên đánh” (2).
Sau đó, trong một lần dụ ban hành ngày 19 tháng 4 năm 1789, Càn Long đã nhấn mạnh: “Ý Trẫm nhất định không cho tiến binh nữa “ (3).
Do nắm chắc được ý đồ của đối phương nên vua Quang Trung đã tài tình và đúng đắn khi xác định mối quan hệ với Trung Quốc ngay từ lúc mới tiến quân trên đường ra Bắc đánh giặc Thanh.
Quang Trung đã nói với Ngô Thì Nhậm dưới chân núi Tam Điệp: “Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có sẵn, chẳng qua mười ngày, có thể đuổi được người Thanh, nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo báo thù, như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào làm như vậy. Đến lúc ấy, chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao. Không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ dân giàu nước mạnh, thì ta có sợ gì chúng” (4)
Do trước đó nhà Mạc hèn nhát nộp đất cho nhà Minh, có lần quan sở tại đòi xin trả lại cho chủ cũ, nhưng nhà Thanh không chịu, chúng cho lập bia cắm làm địa giới trên đất trấn “’Tuyên Quang và Hưng Hoá”, lấy sông Đỗ Chúc làm giới hạn của hai nước. Cũng có lần thủ lĩnh nông dân Hoàng Công Chất đã chiếm lại đất của 7 châu đó, nhưng sau cuộc khởi nghĩa thất bại, nhà Lê cũng bỏ mất luôn. Sau ngày đánh bại giặc Thanh, vua Quang Trung làm tờ biểu xin đòi lại đất 7 châu ở Hưng Hoá (5).
Đoạn cuối bài biểu, Quang Trung tỏ ra rất cương quyết:
“Thần không dám bỏ rơi phần đất ấy, coi là đất hoang giấu giếm tình hình không đưa ra ánh sáng. Vì vậy đánh liều làm tờ biểu nhờ công tước Phúc Khang An, Tổng đốc Lưỡng Quảng chuyển tâu.
Thần sẽ phái quan viên đền đầu địa giới Hưng Hoá tra xét cẩn thận về đia giới 7 châu để được Người cho đem lại đất bản quốc” (6).
Mặc dù Quang Trung đã nêu lên những bằng chứng xác đáng về chủ quyền và sự hợp lý khi đòi trả lại đất, nhưng bọn quan lại Trung Quốc bác bỏ, lấy cớ là cương giới xác định từ lâu rồi.
Biết việc đòi lại đất không thể có lời nói khéo, không thể chỉ có nói suông mà được, Quang Trung đã quyết định dùng vũ lực để đòi lại đất đã mất.
_________________________
(1) Đại Nam chính biên liệt truyện, Q. 30, t. 87a.
(2) Đại Nam thực lục, Q. la23, t. 29b
(3) Đại Nam thực lục, Q. 1525, t. 12b.
(4) Đại Thanh thực lục, Q. 1525, t. 12b.
(5) Các châu: Trung lang, Lễ Truyền, Hoàng Nhám, Tuy Phụ, Hợp Phì, Lai Châu và Khiêm Châu.
(6) Ngô Thì Nhậm, Bang giao hảo thoại, tài liệu chép tay
Đại Nam chính biên liệt truyện ghi lại rằng:
Vào năm 1790, vua Quang Trung gửi thư cho Tổng đốc Lưỡng Quảng xin phân rõ biên giới cũ. Tổng đốc Lưỡng Quảng cho rằng biên giới đã đinh rồi, trả lại thư. Vua Quang Trung bất bình, khuyên khích quân sĩ làm tàu thuyền âm thầm có chí dòm ngó đất Quảng Đông - Quảng Tây. Ngài thường nói với các tướng lĩnh rằng: Rộng cho ta vài năm bồi dưỡng uy lực, nhuệ khí, ta nào sợ chúng” (1).
Một hôm, vua Quang Trung hỏi viên quan bí thư rằng (2):
- Sử sách sao chép quá nhiều việc thế?
Quan bí thư trả lời:
- Sử sách chép sự tích thiện ác của đế vương và lý do Hưng phế để đời sau ghi chép mà răn đe.
Quang Trung hỏi:
- Như thế xưa nay có ai đánh Tàu không?
Thưa :
- Nước ta có Trần Hưng Đạo, đánh quân Tàu ở sông Bạch Đằng, Lê Thái Tổ đánh quân Tàu ở Đông Quan, nhưng đều đánh khi chúng tiến sang, chứ chưa có tiến sang đất Tàu mà đánh chúng.
Quang Trung nói:
- Nay ta sẽ đánh Tàu cho ngươi xem. Vua Quang Trung ra lệnh cho công viện may vá lại chiến y rồi giao cho gia thiếp các đại thần cất giữ, hẹn đủ 20 vạn chiếc áo mới ban cấp cho quân sĩ để đánh Quảng Tây” (3).
Quang Trung đã liên kết với Thiên địa hội, một tổ chức bí mật của nhân dân Trung Quốc để chống lại nhà Thanh. Thu nạp bọn cướp biển gọi là giặc Tàu ô, các thủ lĩnh Tàu ô quy thuận được, Quang Trung cho tập kết ở Biện Sơn, phong chức tước, cấp ấn tín, bằng sắc, cấp lương thực trở về đánh phá miền ven biển các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Triết Giang. . .
Năm 1792, để thăm dò thái độ nhà Thanh, vua Quang Trung cử một phái đoàn do tướng Vũ Văn Dũng làm Chánh sứ với hai yêu cầu: xin cầu hôn với công chúa nhà Thanh và xin đòi đất Lưỡng Quảng để đóng đô.
Với thái độ kiên quyết, Quang Trung đã chuẩn bị công phu về vũ lực và áp lực ngoại giao để lấy lại cho được 7 châu đã mất. Trước uy thế lớn mạnh của ta dưới thời Quang Trung, vua Thanh đã nhượng bộ hai yêu sách trên, nhưng rất tiếc ở thời điểm huy hoàng của “ước mơ vượt biên giới” đó thì vua Quang Trung từ trần, việc đòi đất vì thế đành dở dang.
Trong mối quan hệ đối với Nguyễn Ánh ở Gia Định, cứ như các tài liệu của triều Nguyễn để lại, thì lực lượng Nguyễn Ánh mới là đối thủ làm cho Quang Trung đáng gờm nhất, đã ám ảnh nhà vua cho đến lúc chết.
Sách Đại Nam chính biên liệt truyện ghi là:
Trước khi mất vua Quang Trung gọi Trần Quang Diệu và các tín thần lại dặn rằng: ‘”Ta mở mang cương giới, khai thác đất đai bao trùm cả nước Nam, nay bị bệnh ắt không dậy được, Thái tử tư chất khá cao, nhưng tuổi còn bé, ngoài thì có Gia Định là quốc thù. Vua Thái Đức, Nguyễn Nhạc tuổi già ham dật lạc cầu an, không lo hậu hoạ. Sau khi ta mất rồi, trong một tháng phải lo chôn cất sơ sài cho xong việc mà thôi. Bọn ngươi phải phò Thái tử sớm dời về Vĩnh Đô để không chế thiên hạ. Nếu không khi quân Gia Định ra đến, bọn ngươi không có chỗ chôn đấy” (4)
Ghi chép của những người viết sử triều Nguyễn như vậy không phải là không có lý. Vì sau khi đánh bại giặc Thanh, kẻ thù nguy hiểm nhất và bức thiết nhất trong lúc này là tập đoàn Nguyễn Ánh và bọn can thiệp Pháp. Những mối quan hệ hoà hoãn cấp thời diễn ra sau đó với Trung Quốc chỉ vì để rảnh tay mở mặt trận về phía Nam, những giáo sĩ phương Tây lúc bấy giờ đã hết sức lo ngại về những sự cố sẽ diễn ra giữa Phú Xuân và Gia Định.
(1) Q.30, t. 40a.
(2) Quan bí thư này người Ngọc Đống, Thanh Hoá, một tháng 6 lần vào cung để giảng sử sách cho vua Quang Trung.
(3) Tây Sơn thuật lược, Sđd, tr. 161.
(4) Q. 80, t. 42b.
Trong nhật ký về Giáo hội Bắc Kỳ, có ghi lại việc sau: “khi vua Quang Trung đánh giặc Thanh xong, ông trở về Phú Xuân vào ngày 2 tháng 3 năm 1789. Quang Trung định thực hiện một chuyến đi vào Nam sau đó. Mục đích của chuyến đi này là gì? Có phải muốn đánh ông Hoàng muốn cướp ngôi vua Nam Kỳ của ngài không? Chúng tôi chưa biết rõ điều đó, mặc dù có nhiều tin đồn truyền đi về việc đó từ lâu nay” (1).
Trong một bức thư ngày 23 tháng 7 năm 1790, Sérard viết: Chúng tôi mới hay tin bốn chiếc tàu của lũ giặc Trung Hoa bị bắt giữ. Bọn này đã đầu hàng quân phiến loạn Nam Hà của chúng ta và được quân này cấp môn bài. Chúng dẫn 4 thuyền về kinh đô (Phú Xuân) có lẽ Tiếm vương (Quang Trung) dùng làm chiến thuyền. Vì ông này định đánh nhau với vua Nam hà ở Dou Nai (2).
Đến ngày 1791 , giáo sĩ Nunsius Orta trong một bức thư đề ngày 20 tháng 5, có viết: “vua chính thống Nam Hà ở Dou Nai gần Cao Miên có gửi một hoàng tử sang châu Âu.Theo dư luận thì ông đủ sức chống lại quân lực của Tây Sơn để chiếm lại vương quốc ông. Nhưng thanh thế của ông thì ngày càng gia tăng”(3).
Năm 1792, vua Quang Trung cử một đoàn ngoại giao sang Trung Quốc xin cầu hôn với công cháu nhà Thanh và xin đòi đất Lưỡng Quảng đóng đô, nhằm thu hút sự bận tâm chính trị của nhà Thanh vào trận ngoại giao mới mẻ, táo bạo, chủ động của Quang Trung.
Lúc này, vua Thanh lại lo đối phó với các cuộc khởi nghĩa của nông dân Thiên địa hội và những cuộc đánh phá ven biển của các hải tặc Trung Quốc mà Quang Trung đã liên kết làm nhà Thanh không còn hơi sức đâu để lo nghĩ về một cuộc phục thù bằng võ lực, để Quang Trung rảnh tay triển khai lực lượng đánh Nguyễn Ánh ở Gia Định.
Theo sử sách nước ta, của Trung Quốc và các giáo sĩ đương thời ghi lại cho biết, vua Quang Trung đã có kế hoạch đánh Gia Định với một lực lượng quân chủ lực huy động đến 30 vạn dự án của chiến dịch như sau:
1 - Quy Nhơn, Nguyễn Nhạc tích cực chuẩn bị lực lượng, đóng thêm thuyền chiến phối hợp với quân “Tàu ô” đánh thẳng vào Biên Hoà, Gia Định.
2- Bộ binh từ Phú Xuân theo đường thượng đạo qua Lào, xuống Chân Lạp, phối hợp với quân Chân Lạp, từ phía Tây đánh thẳng vào Sài Gòn và chặn đường biên giới Chân Lạp không cho địch tháo lui.
3- Thuỷ quân từ Phú Xuân thẳng vào Côn Lôn, Hà Tiên, đánh ngược lên Sài Gòn, chặn mọi ngả đường không cho quân Nguyễn Ánh trốn thoát ra các hải đảo hoặc trốn chạy sang Xiêm.
Để chu đáo trong việc chuẩn bị hành quân và cũng để yên lòng dân hai phủ Quảng Ngãi, Quy Nhơn, ngày 28 tháng 8 năm 1792 (tức ngày 10 tháng 7 năm Quang Trung thứ 5), vua Quang Trung có lệnh truyền cho quan lại và quân dân hai phủ có đoạn như sau:
“Bây giờ theo lệnh của Hoàng đại huynh, Trẫm sẽ thân chinh cầm quân theo hai đường thuỷ bộ vào dẹp giặc, Trẫm sẽ đập tan bọn cựu Nguyễn dễ dàng như đập tan một cành củi khô, một thanh gỗ mục. Còn nhân dân hai phủ, các ngươi đừng lo âu đừng sợ giặc, các ngươi hãy để mắt nhìn, để tai nghe xem Trẫm làm gì. Các ngươi sẽ thấy rằng, Trẫm chỉ đánh một trận là Bình Khang, Nha Trang, như mảnh xương tàn của các thây vua Gia Định. Cũng như Phú Yên đã từng là trung tâm chiên trường và suốt từ dải Bình Thuận vào tới Chân Lạp sẽ túc khắc được thu phục. Như thế để ai nấy đều hiểu rằng Trẫm và Hoàng đại huynh là hai anh em ruột, là cùng chung một dòng máu, Trẫm không bao giờ quên điều đó”.
Tháng 9 năm 1792, thời điểm thắng lợi của cuộc đấu tranh ngoại giao do phái đoàn Vũ Văn Dũng đang có mặt tại cung điện nhà Thanh ở Bắc Kinh và cũng vào lúc Quang Trung ở Phú Xuân, Nguyễn Nhạc ở Quy Nhơn đang ráo riết chuẩn bị triển khai kế hoạch đánh tập đoàn Nguyễn Ánh và bọn can thiệp Pháp ở Gia Định.
Bài hịch của Quang Trung truyền đi, được binh sĩ và nhân dân nô nức chờ đợi. Nhưng chưa đầy 20 ngày sau, ngày 16 tháng 9 năm 1792, sau một cơn bạo bệnh, Quang Trung đã qua đời. Đây là một tổn thất lớn cho sự nghiệp Tây Sơn và cả dân tộc, không gì bù đắp nổi.
Nếu việc đánh Gia Định được triển khai đúng như kế hoạch của vua Quang Trung đã đề ra, chắc tình thế đất nước từ đó và cả sau này có thể lạc quan hơn.
Nhưng Quang Trung đã qua đời! Như một ngôi sao sáng, vụt tắt. Sự nghiệp đánh giặc phải chịu lỡ làng, một hoài bão đấu tranh thống nhất và xây dựng đất nước giàu mạnh phải chịu dở dang. Rồi còn chịu mang tiếng vì có lỗi lầm là đã chọn người kế tục không xứng đáng.
Nhưng hoài bão về đánh giặc, dựng nước của vua Quang Trung còn nóng hổi sinh khí cũng như thực tiễn và kinh nghiệm của nó đối với thời đại chúng ta.
( Bài viết từ nguồn sách Những khám phá về hoàng đế Quang
Trung
Tác giả: PGS, TS Sử học Đỗ BangNhà xuất bản: Văn hoá thông tin, trích đăng trên vnmilitaryhistory)
Thời nào cũng có anh hùng hảo hán. Hoàng đế Quang Trung mất rồi, nhưng vẫn còn Quang Trung hôm nay rất sung sức dùng mồm đánh giặc Tàu. Dù sao cũng còn hơn là không, hoan hô QT.
Trả lờiXóaThắng nói sai rồi,QT chưa bao giờ đánh giặc bằng mồm, mà đánh thật sự bằng máu của mình, và nếu cần vẫn đánh tiếp, đánh cả những thằng nói bậy nữa.
XóaTrong lịch sử cận đại, mỗi một cuộc chiến tranh sẽ kéo theo sự sụp đổ của 1 đế quốc.
Trả lờiXóa"kẻ gieo gió sẽ gặt bão", lịch sử bao giờ cũng lặp lại, một tên đế quốc nào đó bây giờ gây chiến tranh thì tên đế quốc đó sẽ sụp đổ.
CB nói sai rồi. TQ không phải là đế quốc, mà là một đồng chí bạn láng giềng thân thiện với VN. làm sao mà đồng chí chết được.
Trả lờiXóaHôm nay thương TQ quá, mới sáng ra đã nổ bom chết dân , mỗi tội nơi nổ ở tận Tân Cương chứ không phải Thiên An Môn, phí quá.
Tất cả đều thay đổi theo thời gian, không có cái gì là mãi mãi.
XóaĐế quốc là những nước tưởng mình là vĩ đại nên tính chuyện đi xâm lược và thôn tính dân tộc khác, còn tôi không nói tên một nước nào cả.
Cuộc đấu tranh của những người Ngô Duy Nhĩ chống Hán hóa mới chỉ là bắt đầu, người Ngô Duy Nhĩ không bao giờ chịu cam tâm làm công dân hạng 2 hay 3, 4 gì ở đất nước đó đâu.