Phó thủ tướng 'từng học bên chuồng trâu'
Tối 27/8, đến dự buổi tuyên dương thủ khoa đầu vào và học sinh đạt giải cao kỳ thi Olympic Quốc tế, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ về thời đi học của mình, đó là những ngày "phải học đèn dầu, bên chuồng trâu".
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ về thời đi học của mình. Ảnh: Hoàng Thùy. |
Từng giữ chức Bộ trưởng GD&ĐT, đề ra nhiều chính sách cải cách nền giáo dục Việt Nam, hiện là Phó thủ tướng phụ trách mảng giáo dục nên GS Nguyễn Thiện Nhân luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến thế hệ trẻ.
Tham dự chương trình tuyên dương thủ khoa, ông chia sẻ, cách đây 41 năm ông là học sinh của khóa đầu tiên thi đại học. Lúc đỗ, ông cũng vui sướng và ước mơ học xong có thể làm được điều gì đó cho đất nước hết chiến tranh, được đoàn tụ cùng cha mẹ (lúc này đang chiến đấu ở chiến trường miền Nam).
"Ngày ấy chúng tôi phải học ở những vùng quê, dưới mái lá và bằng đèn dầu. Vì học trong nhà ánh đèn sẽ khiến mọi người không ngủ được nên chúng tôi học cạnh chuồng trâu", Phó thủ tướng kể và tâm sự, thế hệ trẻ hiện nay đã có điều kiện học tập tốt hơn, Chính phủ cũng quan tâm nhiều hơn thông qua việc xây dựng ký túc xá sinh viên. Bộ Giáo dục đã hoạch định kế hoạch 10 năm nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên học trong và ngoài nước.
Phó thủ tướng bày tỏ hy vọng những tân thủ khoa sẽ cố gắng học tập, rèn luyện để góp sức xây dựng đất nước.
Trong buổi tuyên dương, có 37 học sinh được vinh danh trong đó 30 học sinh là thủ khoa đầu vào các khối trong kỳ thi tuyển sinh đại học 2011 và 7 học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi Olympic quốc tế.
Các gương mặt thủ khoa xuất sắc tham dự chương trình có Hoàng Xuân Tuấn Anh (Thủ khoa Học viện Quân Y và Á khoa ĐH Y Hà Nội), Phùng Thị Phương Thúy (Thủ khoa khối C Học viện Báo chí Tuyên truyền, là thí sinh có điểm Sử cao nhất cả nước) và hai học sinh đạt huy chương vàng thi Olympic là Nguyễn Huy Hoàng (Vật lý) và Nguyễn Vương Linh (Tin học).
Mỗi thủ khoa được nhận bằng khen của Trung ương Hội sinh viên Việt Nam, bằng chứng nhận thủ khoa Việt Nam, biểu trưng Thủ khoa cùng phần thưởng trị giá 5 triệu đồng. Các học sinh đạt giải Olympic quốc tế được nhận bằng khen và tiền thưởng theo quy định của Bộ.
Hoàng Thùy
Đứa nào mà chả thích học bên chuồng trâu ? hồi ấy không phải đi chiến đấu, mà được học bên nhà xí thì tôi cũng duyệt.
Trả lờiXóaOài, bài này nhạy cảm, bạn mình mà :-)
Trả lờiXóa"Ngày ấy chúng tôi phải học ở những vùng quê, dưới mái lá và bằng đèn dầu. Vì học trong nhà ánh đèn sẽ khiến mọi người không ngủ được nên chúng tôi học cạnh chuồng trâu"
Trả lờiXóaCái "sẽ khiến mọi người không ngủ được" mới quan trọng đấy, hóa ra mấy tay Trỗi còn lại lười học, chỉ ham ngủ, anh nào chăm mới ra chuồng trâu học thêm ( khổ, tớ còn bắt đom đóm để học trong chăn cơ, biết thế cũng lấy đèn dầu học có khi lên đến TBT)Có chí thì nên ở chỗ ấy chứ còn đâu? hèn gì chẳng thằng nào lên được.. Bộ trưởng, chứ nói gì đến thủ tướng.HEHEHE! mà thôi, đùa vậy chứ TN nó nói để làm gương cho các cháu, giáo dục thế hệ chẻ mà.
Nhầm tất. Làm quan hay kẻ gian đều do số phận mà nên, đố thằng nào học hành chăm chỉ mà cam kết lên LĐ đấy.ngược lại làm than thổ phỉ, lâm tặc nhiều tiền rồi quay về làm gì cũng được nhé, không tin cứ nhìn XH vừa qua thì biết.
Trả lờiXóaThôi thôi xin các bọ. Khu vực này miễn đánh bom.
Trả lờiXóaHồi đó tôi ngu quá ! Lại mang đèn dầu ra học ở chuông bò nên chỉ làm đến chức : Phó thường dân.
Trả lờiXóaEm mà gặp sinh viên em sẽ kể như thế.
Bác Bachai sắm cái bình cứu hoả cho chắc.
Sắm hẳn một cái xe cứu hỏa Nhật bổn cho nó chắc!!!
Trả lờiXóaỞ đây chỉ có TK5 đeo đai cảm tử của bọn hồi giáo, ai có ý định dùng bom thì mang cất tủ theo ý anh BC nhé!:))
Nếu nhận xét một cách khách quan thì hồi đó, trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì anh em mình vẫn luôn luôn được quan tâm hơn nhiều về mọi mặt so với những học sinh khác cùng lứa tuổi.
Trả lờiXóaMình còn nhớ năm thứ nhất Đại học Quân Y, Thiện Nhân, Bắc Hải và TP cùng học chung một lớp (C65A). Mùa đông năm 1970, chúng mình đi làm ruộng ở Khê Tang (Thanh Trì - Hà Nội) rất vất vả. Chúng mình phải kéo bừa thay trâu. Mình nhớ như in bạn Thiện Nhân bị té lên té xuống khi kéo bừa thay trâu. Nhiều bạn lớp 65A còn nhớ lắm! Thành quả của việc trồng lúa này hết sức khiêm tốn: chỉ vài bao tải lúa! Nhưng, chính trị viên Nguyễn Hải Đồng của chúng mình đã động viên cả lớp khi sinh hoạt đại đội: "Chúng ta thất mùa lúa nhưng thu về được cái rất quý là quan điểm lao động!" Ôi! Câu nói sao mà dễ thương quá! Một câu nói chân thật của anh bộ đội cụ Hồ, không hề giả dối.
Trả lờiXóaChào TP lâu rồi k gặp. Mình nhớ đội trâu Khê Tang lắm.
Trả lờiXóaSáu năm sau trở lại HVQY, mình lại được tham gia tiếp vào việc đổ nhiều công sức của các cán bộ giảng toàn trường, cùng với xăng dầu của đội xe lên trang trại ở Hòa Bình, để đến mùa thu hoạch vài xe khoai sắn cùng lời giải thích của chính ủy rằng chủ yếu là để các anh chị trí thức được rèn luyện trong lao động chân tay thôi.
Mà sao hồi 1970 bờ xôi ruộng mật ngay Thanh Trì mà nông dân lại bỏ không cày cấy nhỉ?
Bên ba sàm có lời góp thế này "Nhiều bạn hay liên tưởng quá, có phải ai ngồi học cạnh chuồng trâu cũng trở thành PTT.Ông NTN lên nhanh do nhiều yếu tố trong đó có lý lịch gia đình.Thời ông Nhân học phổ thông ở ngoài Bắc thì đã có chế độ ưu đãi khác với học sinh thường rồi.Cái khó khăn của ông Nhân làm sao so với cái khó khăn về vật chất và tinh thần của đa số những người cùng trang lứa."
Trả lờiXóaBắc Hải! Đất Khê Tang bỏ trống vì có quá nhiều chuột bọ, không làm ruộng được. Nông dân thứ thiệt mà còn chê, huống chi chúng ta là những nông dân "Cày đường nhựa".
Trả lờiXóaTiện đây, mình xin tiết lộ đôi điều về bạn Thiện Nhân. Ba của bạn Thiện Nhân trước kia là đảng viên Đảng xã hội (đảng của trí thức), rất thân với Giáo Sư Hiệu trưởng trường ĐHQY Đỗ Xuân Hợp. Giáo sư Đỗ Xuân Hợp là thành viên của Ban chấp hành Đảng xã hội. Trong nhà tù đế quốc, Ba của bạn Thiện Nhân đã giác ngộ lí tưởng Cộng sản và gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam, là trụ cột của Quân Y miền trong thời kì chống Mĩ. Phải công nhận rằng, bạn Thiện Nhân có tư duy toán học, học rất giỏi. Có lẽ vì thấy ngành Y không phù hợp với Thiện Nhân nên tố chức đã cho bạn đi học ở Đông Đức từ năm thứ 2. Mình rất tiếc tại sao thư kí của Nguyên thủ Quốc gia lại không soạn trước diễn văn cho Nguyên thủ, lại để xảy ra nhiều điều đáng tiếc như chúng ta đã thấy trên hệ thống truyền thông. Vấn đề này chúng ta nên khiêm tốn học tập Ngài Clinton khi sang thăm Việt Nam.
Năm 1979 học viên ĐHKTQS cũng kéo nhau lên Sơn Dương đốt nương trồng sắn. HV được ô tô nhà trường đưa đến một nông trường gần thị trấn, sau đó HV đị bộ độ 3 tiếng đồng hồ nữa vào một thung lũng ( Lũng Mây )rừng nguyên sinh để lao động. Dọc đường đi đất hoang rất nhiều không hiểu sao các bố bắt HV vào tận rừng sâu ? HV phát rừng đốt rẫy đến đâu thì có đội cưa xẻ của nhà trường bám theo đến đó. Hoá ra trông sắn không phải là chính nên kết quả là 17đ/kg sắn cũng không vấn đề gì ( Đây là các giáo viên nói thế, chứ HV bọn em đâu biết kết quả ). Ngày đó lao động như bọn em trên đó được sự quan tâm của cả thủ trưởng Bộ, có bác cục trưởng tài chính lên thăm, xem chỗ ăn ở của học viên, rồi qua thăm đội cưa xẻ. Em chỉ không biết đâu là trong điểm của việc thăm viếng đó.
Trả lờiXóaEm cũng lau cá, sang bên cưa xẻ xin được một tấm lát bằng hai mặt ghế về Vĩnh Yên đổi lấy thuốc lá hút dần. Riêng em thì thắng to
Hồi ông Nhân đốt đèn dầu học bên chuồng trâu, cũng là hồi tôi không được đốt một ngọn đèn nào (Tất nhiên còn một ngọn đèn trong tim), vì nếu có ánh áng, máy bay mỹ nó cho lên giời luôn, trong khi phải lọ mọ kìm búa sửa chữa xe tăng, xích trong đêm (tức là phải làm mò trong bóng tối) Nghĩ về việc đốt đèn bên chuồng trâu cùng thời sao mà thấy thèm quá.
Trả lờiXóaXin lỗi vì viết thiếu: Vì nếu có ánh sáng, thiếu chữ S. Đây là sự thật.
Trả lờiXóaThưa các bác ! Em thiển nghĩ làm quan lớn trước hết phải có chí ( chí hướng ), sau đó mới là trí tuệ . Bác NTN có cả 2 thứ đó . Ngày nay muốn leo cao , cao mãi còn phải có cơ hội và phải được đàn anh cấp trên nâng đỡ ! Bạn Trỗi chúng ta ối anh có cơ hội nhưng không biết tận dụng hoặc không màng . Còn đàn anh cấp trên thì người ta quan tâm đến con cháu họ hàng người ta , chứ lính Trỗi dù gia đình có danh giá mấy cũng không là đối tượng tạo nguồn vào TW ( Bố mẹ khuất núi hết rồi , ai thèm quan tâm ) , giỏi lắm chỉ làm đến cấp cục , vụ , viện là về vườn... nên chả anh nào làm to đến cỡ uỷ viên BCT . Buồn thay ! Em nói không sai : con Tổng BT cũng có , con Thủ tướng cũng có , con đại tướng , thượng tướng... đầy , ấy vậy mà có anh nào có chân trong Ban lãnh đạo cao nhất nước đâu ? Vì thế bác NTN làm đến chức PTT là của hiếm của Trỗi ta , em thấy mừng vui ! - Em K7 .
Trả lờiXóa@Em K7:
Trả lờiXóa". Ngày nay muốn leo cao , cao mãi còn phải có cơ hội và phải được đàn anh cấp trên nâng đỡ !"
Như thế vẫn chưa đủ và điều quan trọng nhất phải có đủ $để mua.
Oài!!! hôm nay tôi được một anh "bồ Trỗi" cho cái thông tin quan trọng, không dính dáng gì đến cái chuống trâu, có lẽ do mấy thằng nhà báo quen thói nói phét dụng chuyện cho TN, nịnh quá hóa thành dở, dù có thật chăng nữa cũng không nên cho cái từ "chuồng trâu" thô kệch gắn vào đó với bạn, mình mà có quyền lực chắc thằng bồi bút này ra bã!!!
Trả lờiXóaVõ Dũng chắc đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nạn nhân "chuồng trâu". Nói đến $ ở đây có vẻ hơi oan, hehe!